Nghiên cứu được thựchiệnnhằm đánh giá hiệu quả sử dụng hai
loại chế phẩm sinh học lên môi trường, tỷ lệ sống của ấutrùng tôm Càng
Xanh(Macrobrachium rosenbergii)ương theo qui trình nước trong.
Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức:(1)không sử dụng chế
phẩm sinh hoc; (2)sử dụng chế phẩm sinh học A; (3) sử dụng chế phẩm
sinh học B; (4)kếthợp 2 loại chế phẩm trên. Theo dõi cácyếu tố môi
trường, các chỉ số ấu trùng, phân tíchvi khuẩntrong môi trườngnướcvà
đánh giá tỷ lệ sống ởgiai đoạntôm bột10 ngàytuổi. Kết quả cho thấy khi
kết hợp hai loại chế phẩm sinh học cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ sống
trung bình là 75,3%. Sử dụngchế phẩm sinh học góp phần làm giảm mật
độ vi khuẩn Vibriovà làm tăng mật độ vi khuẩn tổng số. Các yếu tốmôi
trường ổn định và tốt hơn, ấu trùng phát triển nhanh vàtỷ lệ sống cao hơn
ở các nghiệm thức sử dụng chế phẩm sinh học so với nghiệm thức không
sử dụng chế phẩm sinh học. Sử dụngchế phẩm sinh học trên đã góp phần
tích cực trong quản lý môi trương bể ương cũng như hiệu quả trong sản
xuất giốngtôm Càng Xanhvà qui trình có thể ứng dụng trong thực tế.
43 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) qui trình nước trong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
BỘ MÔN KỸ THUẬT NUÔI HẢI SẢN
CÙ VĂN THÀNH
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC
TRONG ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii) QUI TRÌNH NƯỚC TRONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
BỘ MÔN KỸ THUẬT NUÔI HẢI SẢN
CÙ VĂN THÀNH
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC
TRONG ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii) QUI TRÌNH NƯỚC TRONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Giáo viên hướng dẫn:
Ts. TRẦN NGỌC HẢI
PGs.Ts. NGUYỄN THANH PHƯƠNG
2009
3
XÁC NHẬN CỦA CBHD
Hội đồng bảo vệ luận văn ngày 22/05/2009. Thành viên hội đồng gồm
Thầy Ts. Trần Ngọc Hải, Thầy Ts. Nguyễn Văn Hòa và Cô Ts. Ngô Thị Thu
Thảo. Bài viết đã qua chỉnh sửa.
Chữ ký của CBHD
Chữ ký của sinh SV thực hiện
…………………………
……………………………..
4
LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng
dẫn Ts. Trần Ngọc Hải đã định hướng, nhắc nhở và cho những lời khuyên quý
báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chuyển lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGs.Ts. Nguyễn Thanh
Phương, cô Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, anh Châu Tài Tảo và chị Cao Mỹ
Án đã giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài.
Cảm ơn toàn thể các Thầy cô trong Khoa Thủy sản – Trường đại học
Cần Thơ, Thầy Ts. Vũ Ngọc Út cố vấn học tập và toàn thể các bạn lớp Nuôi
trồng thủy sản K31 đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Nhân đây tác giả cũng xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Đăng Khoa
và anh Trần Ngọc Tuấn lớp Bệnh học thủy sản K28 đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn tất cả những người thân đã giúp đỡ trong những lúc khó
khăn để được thành công như ngày hôm nay!
Cù Văn Thành
5
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng hai
loại chế phẩm sinh học lên môi trường, tỷ lệ sống của ấu trùng tôm Càng
Xanh (Macrobrachium rosenbergii) ương theo qui trình nước trong.
Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức: (1) không sử dụng chế
phẩm sinh hoc; (2) sử dụng chế phẩm sinh học A; (3) sử dụng chế phẩm
sinh học B; (4) kết hợp 2 loại chế phẩm trên. Theo dõi các yếu tố môi
trường, các chỉ số ấu trùng, phân tích vi khuẩn trong môi trường nước và
đánh giá tỷ lệ sống ở giai đoạn tôm bột 10 ngày tuổi. Kết quả cho thấy khi
kết hợp hai loại chế phẩm sinh học cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ sống
trung bình là 75,3%. Sử dụng chế phẩm sinh học góp phần làm giảm mật
độ vi khuẩn Vibrio và làm tăng mật độ vi khuẩn tổng số. Các yếu tố môi
trường ổn định và tốt hơn, ấu trùng phát triển nhanh và tỷ lệ sống cao hơn
ở các nghiệm thức sử dụng chế phẩm sinh học so với nghiệm thức không
sử dụng chế phẩm sinh học. Sử dụng chế phẩm sinh học trên đã góp phần
tích cực trong quản lý môi trương bể ương cũng như hiệu quả trong sản
xuất giống tôm Càng Xanh và qui trình có thể ứng dụng trong thực tế.
6
MỤC LỤC
LỜI CẨM TẠ ....................................................................................................i
TÓM TẮT .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG..............................................................................v
DANH SÁCH CÁC HÌNH..............................................................................vi
CHƯƠNG 1.....................................................................................................10
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................10
1.1 Giới thiệu ...............................................................................................10
1.2 Mục tiêu của đề tài................................................................................10
1.3 Nội dung nghiên cứu.............................................................................11
CHƯƠNG 2.....................................................................................................12
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..............................................................................12
2.1 Đặt điểm sinh học của tôm Càng Xanh ..............................................12
2.1.1 Vị trí phân loại .................................................................................12
2.1.2 Phân bố.............................................................................................12
2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh ...........................................................12
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng và yêu cầu môi trường sống .........................12
2.1.5 Tính ăn của tôm ...............................................................................13
2.1.6 Đặc điểm sinh sản ............................................................................13
2.2 Tình hình sản xuất giống tôm Càng Xanh trên thế giới và trong
nước..............................................................................................................14
2.3 Một số vấn đề liên quan đến ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy
sản ................................................................................................................15
CHƯƠNG 3.....................................................................................................17
VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................17
3.1 Địa điểm – thời gian..............................................................................17
3.1.1 Địa điểm...........................................................................................17
3.1.2 Thời gian ..........................................................................................17
3.2 Vật liệu và dụng cụ ...............................................................................17
3.3 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................18
3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm.........................................................................18
3.3.2 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................18
3.3.3 Chăm sóc – cho ăn ...........................................................................19
3.3.4 Theo dõi các yếu tố môi trường .......................................................21
3.3.5 Thu và phân tích mẫu vi khuẩn........................................................21
3.4 Phương pháp xử lý số liệu....................................................................21
7
CHƯƠNG 4.....................................................................................................22
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ............................................................................22
4.1 Các yếu tố môi trường..........................................................................22
4.1.1 Nhiệt độ............................................................................................22
4.1.2 pH.....................................................................................................23
4.1.3 Đạm tổng số (TAN) .........................................................................23
4.1.4 Nitric (NO2
-).....................................................................................24
4.2 Kết quả phân tích vi sinh .....................................................................25
4.3 Các chỉ tiêu theo dõi ấu trùng và tôm bột ..........................................27
4.3.1 Chỉ số biến thái (LSI).......................................................................27
4.3.2 Chiều dài ấu trùng và tôm bột..........................................................28
4.4 Tỷ lệ sống ...............................................................................................29
CHƯƠNG 5.....................................................................................................31
KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT ................................................................................31
5.1 Kết luận .................................................................................................31
5.2 Đề xuất ...................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................32
PHỤ LỤC ........................................................................................................34
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Năm nước dẫn đầu về sản lượng tôm nước ngọt năm 2001.................... 5
Bảng 3.1: Cách bố trí thí nghiệm ........................................................................... 10
8
Bảng 3.2: Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng tôm....................................... 11
Bảng 3.3: Kích cỡ thức ăn cho các giai đoạn ấu trùng...................................................... 11
Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ (oC) trong thí nghiệm ............................................. 13
Bảng 4.2: Yếu tố pH trong thí nghiệm ................................................................... 14
Bảng 4.3: Hàm lượng đạm tổng số ( TAN) và Nitrite trong thí nghiệm................ 15
Bảng 4.4: Mật độ vi khuẩn trong môi trường nước ương ...................................... 16
Bảng 4.5: Chỉ số ấu trùng (LSI) ............................................................................. 19
Bảng 4.6: Chiều dài ấu trùng (mm)........................................................................ 19
Bảng 4.7: Chiều dài tôm bột (mm)......................................................................... 20
Bảng 4.8: Kết quả ương ấu trùng TCX .................................................................. 20
9
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Vòng đời tôm Càng Xanh .......................................................................... ..3
Hình 3.1: Mô hình trại sản xuất giống tôm Càng Xanh ............................................. ..8
Hình 3.2: Hệ thống bể bố trí thí nghiệm .................................................................... ..10
Hình 3.3: Cho ấu trùng ăn thức ăn chế biến............................................................... ..11
Hình 4.1: Vi khuẩn tổng cộng trong môi trương nước ương (NT1: không sử
dụng phẩm sinh học, NT2: sử dụng A, NT3: sử dụng A kết hợp với B và
NT4: sử dụng B)......................................................................................................... 17
Hình 4.2: Vi khuẩn Vibrio trong môi trường nước ương (NT1: không sử dụng
chế phẩm sinh học, NT2: sử dụng A, NT3: sử dụng A kết hợp với B và NT4
sử dụng B) .................................................................................................................. 18
Hinh 4.4: Tỷ lệ sống của ấu trùng đến giai đoạn PL10.............................................. 21
10
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng nuôi thủy sản lớn nhất cả
nước. Trong chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng, thì nhiều đối
tượng được xem là quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Hiện nay, khi nghề
nuôi tôm biển không còn thuận lợi như trước thì tôm Càng Xanh (TCX) là đối
tượng nuôi rất có triển vọng, phù hợp với chủ trương về chuyển dịch cơ cấu
trong sản xuất nông nghiệp của Chính phủ năm 2000. Trong những năm qua,
diện tích nuôi tôm TCX ở ĐBSCL tăng lên rất nhanh khoảng 5.000 ha, tăng
gấp 10 lần so với 5 năm trước (1/2008- TTXVN). Nhưng vấn đề đặt ra vẫn là
con giống. Việc sản xuất con giống chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng cũng
như về chất lượng và giá quá cao đang gây trở ngại lớn cho nghề nuôi (Lê
Xuân Sinh, 2007). Việc chủ động quản lý môi trường bể ương và áp dụng các
giải pháp kỹ thuật đồng bộ là nhân tố quyết định đến thành công. Thời gian
qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu sản xuất giống TCX nhưng vẫn còn
một số hạn chế. Nên việc tiếp tục nghiên cứu và cải tiến các qui trình là cần
thiết.
Hiện nay, qui trình được áp dụng phổ biến nhất trong sản xuất giống
TCX là nước xanh cải tiến với nhiều ưu điểm, song việc quản lý môi trường
bằng tảo lại gặp khó khăn, không chủ động và khó ứng dụng trong thực tế. Để
chủ động hơn trong quản lý môi trường bể ương, việc sử dụng vi sinh và yuca
là có cơ sở. Ứng dụng vi sinh trong quản lý môi trường bể ương là một hướng
mới và đã đạt những thành công bước đầu như nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Phương (2007), Đặng Thị Hoàng Oanh (2000), Trần Thị Cẩm Hồng
(2008),…Để tiếp tục nghiên cứu và được sự đồng ý của các thầy cô trong
Khoa Thủy sản - Trường đại học Cần Thơ, đề tài: “Nghiên cứu sử dụng chế
phẩm sinh học trong ương ấu trùng tôm Càng Xanh (Macrobrachium
rosenbergii) qui trình nước trong” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học A và chế phẩm sinh học
B trong quản lý môi trường bể ương. Nhằm góp phần từng bước tìm ra qui
trình ương ấu trùng TCX hiệu quả, dễ áp dụng trong thực tế.
11
1.3 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học A và B lên
môi trường, phát triển, tỷ lệ sống của ấu trùng TCX trong hệ thống ương nước
trong.
12
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặt điểm sinh học của tôm Càng
Xanh
2.1.1 Vị trí phân loại
Ngành: Arthropoda.
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Palaemonidae.
Giống: Macrobrachium.
Loài: Macrobrachium rosenbergii.
2.1.2 Phân bố
Trong tự nhiên, TCX phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới,
tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, Trung
Quốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam, TCX phân bố tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh Nam
Bộ đặc biệt là vùng ĐBSCL. Tùy từng thủy vực với đặc điểm môi trường khác
nhau và tùy mùa vụ khác nhau mà TCX xuất hiện với kích cở, giai đoạn thành
thục và mức độ phong phú khác nhau.
2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh
Vòng đời của TCX có 4 giai
đoạn bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu
trùng và tôm trưởng thành. TCX trưởng
thành sống chủ yếu ở nước ngọt. Khi
thành thục tôm bắt cặp, đẻ trứng và
trứng dính vào các chân bụng của tôm
mẹ. Tôm mẹ ôm trứng di cư ra vùng cửa sông nước
lợ (6-18 ppt) để nở. Ấu trùng nở ra sống phù du và trải qua 11 lần biến thái để
trở thành hậu ấu trùng lúc này tôm có xu hướng tiến vào vùng nước ngọt như:
sông, rạch, ruộng, ao, hồ… Ở đó, chúng sinh sống và lớn lên.
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng và yêu cầu môi trường sống
2.1.4.1 Đặc điểm sinh trưởng
Trong quá trình lớn lên, tôm trải qua nhiều lần lột xác. Chu kỳ lột xác
của tôm trải qua 4 giai đoạn (tiền lột xác, lột xác, hậu lột xác và giữa chu kỳ
lột xác) và phụ thuộc vào kích cỡ, thức ăn, nhiệt độ, giới tính và môi trường.
Sự tăng trưởng của tôm phu thuộc nhiều vào giai đoạn, giới tính, điều
Hình 2.1: Vòng đời tôm Càng Xanh
13
kiện ương nuôi. Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn và tôm đực
lớn nhanh hơn tôm cái.
2.1.4.2 Yêu cầu môi trường sống
- pH: thích hợp 7,0-8,5
- Độ mặn: giai đoạn ấu trùng cần độ mặn 6-16 ppt. Các giai đoạn tôm lớn
cần độ mặn dưới 6 ppt, tôm tăng trưởng nhanh ở độ mặn 2-5 ppt
- Oxy hoà tan: tốt nhất trên 3 ppm
- Độ cứng: 50-150 ppm
- Các loại khí độc: dưới 0,01 ppm, không có càng tốt
2.1.5 Tính ăn của tôm
2.1.5.1 Tính ăn
TCX ăn tạp thiên về động vật như nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ,
giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo mùn bả hữu
cơ…
2.1.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng
- Nhu cầu chất đạm: tôm giống nhu cầu chất đạm khoảng 27-35% và
tôm bố mẹ cần khoảng 40-45%.
- Nhu cầu chất béo: hàm lượng lipid thích hợp cho tôm khoảng 6-7,5%.
- Nhu cầu chất bột đường: thức ăn có hàm lượng chất bột đường đến 40%
vẫn cho kết quả tốt.
- Nhu cầu Vitamin và khoáng: vitamin C khoảng 200-500 mg/kg thức
ăn. Các chất khoáng cần thiết như Canxi, phosphorus…
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên tôm thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm
nhưng tập trung vào những mùa chính tùy từng nơi. Ở ĐBSCL có hai mùa tôm
sinh sản chính là khoảng tháng 4-6 và tháng 8-10 hàng năm. Tuy nhiên, tuổi
thành thục và kích cỡ thành thục của tôm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
như môi trường và thức ăn.
TCX trưởng thành sống ở nước ngọt, chúng thành thực, giao vĩ và đẻ
trứng ở đó, nhưng khi ôm trứng vào ấp trứng chúng có xu thế bơi ra vùng
nước lợ từ 6-18 ppt.
Khi buồng trứng đạt giai đoạn IV, tôm cái lột xác tiền giao vĩ. Quá trình
lột xác tiền giao vĩ của tôm cái sẽ tiết ra hormon có tác dụng kích thích tôm
đực tìm đến. Sự hiện diện của tôm đực còn giúp bảo vệ tôm cái mới lột khỏi bị
các tôm cái khác tấn công.
Quá trình giao vĩ xảy ra vào ban đêm, trong vòng 20-35 phút. Sau khi
giao vĩ tôm đực nằm cạch tôm cái khoảng 5-10 phút. Tôm cái ở trong tình
trạng chuẩn bị để đẻ. Sau khi giao vĩ 25 giờ tôm cái bắt đầu đẻ trứng. Trong
14
quá trình đẻ trứng, trứng được thụ tinh khi đi ngang túi chứa tinh. Trứng sẽ lần
lượt dính từng chùm vào các lông tơ của các đôi chân bụng. Thời gian đẻ
trứng khoảng 10-60 phút và thường 15-25 phút. Trong quá trình ấp trứng tôm
cái thường dùng chân bụng quạt nước để tạo dòng chảy, làm thoáng khí cho
trứng. Tùy theo nhiệt độ ấp mà thời gian ấp trứng có thể từ 15-23 ngày.
Tùy vào kích cỡ và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và số lần
tham gia sinh sản của chúng mà sức sinh sản của tôm có thể thay đổi trung
bình dao động trong khoảng 500-1000 trứng/g trọng lượng tôm mẹ.
2.2 Tình hình sản xuất giống tôm
Càng Xanh trên thế giới và trong
nước
TCX là đối tượng nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới với
nhiều hình thức nuôi khác nhau. Tuy nhiên, hình thức nuôi thâm canh khá phổ
biến năng suất trung bình từ 900-4.500 kg/ha/năm (New,1995).`
Bảng 2.1: Năm nước dẫn đầu về sản lượng tôm nước ngọt năm 2001.
Stt Quốc gia Sản lượng (tấn) Ghi chú
1 Trung Quốc 128.338
2 Việt Nam 28.000 Chủ yếu là tôm Càng Xanh
3 Ấn Độ 24.230
4 Thái Lan 12.067
5 Bangladesh 7.000
(Fao,2003)
Lịch sử nghề nuôi được bắt đầu từ năm 1962 khi Ling lần đầu tiên
thành công trong ương nuôi và mô tả các giai đoạn phát triển của ấu trùng. Từ
đó, tình hình sản xuất giống TCX phát triển và đã có 4 qui trình được áp dụng
rộng rãi: nước trong hở do Ling (1969) và Aquacop (1977) đề xuất; nước
trong kín được Sandifer (1977), Menasveta (1980) và Singholka (1982) nghiên
cứu thành công; nước xanh bắt đầu nghiên cứu bởi Fujimura (1966); nước
xanh cải tiến được Ang đề xuất từ năm 1986.
Nuôi TCX là nghề truyền thống ở Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL.
Việc nghiên cứu sản xuất giống đã bắt đầu từ những năm đầu thập niên 80 với
qui trình nước trong hở và tuần hoàn (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc
Hải, 2004). Trại sản xuất giống đầu tiên tại Vũng Tàu do Tổ chức Nông lương
Quốc tế (FAO) đầu tư xây dựng nhưng chưa hoàn thành. Năm 1987, chính phủ
Úc thông qua Ủy ban Quốc tế sông Mê-kông đã tài trợ khôi phục và hoàn
thành trại tôm Vũng Tàu (Trần Thị Cẩm Hồng, 2008). Các nghiên cứu sản
15
xuất giống TCX ở ĐBSCL được thực hiện chủ yếu ở Trường đại học Cần Thơ,
Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II qua việc ứng dụng và cải tiến các qui
trình nước trong kín, nước trong hở và nước xanh. Qui trình nước trong hở đã
mang lại hiệu quả đáng kể và được ứng dụng khá phổ biến ở Vũng Tàu, Bến
Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, Trà Vinh với việc một số trại giống được thành lập
(Nguyễn Việt Thắng, 1993). Do bước đầu nghiên cứu qui trình chưa ổn nên
một một số trại ngưng hoạt động chỉ có trại Vũng Tàu (thuộc Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản II) và trại Long Mỹ (thuộc tỉnh Cần Thơ) là duy trì hoạt
động nhưng chưa hết công xuất. Tuy nhiên, sản xuất giống TCX nhân tạo đã
phát triển mạn