Nghiên cứu sự kháng thuốc của nhóm vi khuẩn aeromonasspp, vibrio spp trong môi trờng ao nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở Cần Thơ và vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh và Bến Tre

Đề tài nhằm nghiêncứusự kháng thuốccủa vi khuẩn Aeromonas spp, Vibrio spp trong môi trường ao nuôi cá tra(Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ởCần Thơ, và vùngnướclợtỉnh Trà Vinh,Bến Tre. Vi khuẩn Aeromonas spp trong môi trường (nước, bùn) được phânlập trên môi trường GSP-Agar và Vibriospp trên môi trường TCBS. Kết quả kháng sinh đồ cho thấyCần Thơ có nhiều vi khuẩn Aeromonas spp kháng thuốchơntỉnh Trà Vinh vàBến Tre: 3/9 chủng khángvới SM, TE, SXT; 2/9 chủng khángvớiDO, không có chủng vi khuẩn nào khángvới CHL, đồng thời Aeromonasspp đa kháng chiếm 3/9 chủng. Trong đó 1 chủng kháng với SXT-DO-TE-SM, 1 chủng khángvới SXT-DO-TE và 1 chủng khángvới SXT- SM.Tỉnh Trà Vinh có 2/9 chủng đa kháng thuốc (một chủng kháng CHL-SM,một chủng kháng SXT-TE), vi khuẩn Aeromonas spp khángvới CHL, SXT, DO, TE có cùngsốlượng 1/9 chủng, 3/9 chủng khángvới SM. Bến Tre có sốlượng vi khuẩnkháng, đa kháng thuốc tương đươngvới tỉnh Trà Vinh: 2/8 chủng đa kháng (1chủng kháng DO-TE, 1 chủng kháng SXT-SM), vi khuẩn kháng thuốc SXT, DO, TE có cùngsốlượng: 1/8 chủng, 5/8 chủng khángvới SM và không có chủng nào khángvới CHL. Riêng các chủng Vibrio spp tại Trà Vinh,Bến Tre có 9/11 chủng khángvới SM và không có chủng nào khángvới CHL, SXT, DO, AM, TE. Kết quảnồng độ ức chếtối thiểu (MIC)của các chủng vi khuẩn khảo sát khá cao. Đốivới SM có giá trị: 16-64 mg/ml, CHL là 1-32 mg/ml, OXT: 0,125- 64 mg/ml. Riêng chủng Vibrio spp VBT0930vớinồng độ thuốc OXT là: 0,125 mg/ml rất thấp so vớicác chủng Aeromonasspp (32-64 mg/ml).

pdf48 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu sự kháng thuốc của nhóm vi khuẩn aeromonasspp, vibrio spp trong môi trờng ao nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở Cần Thơ và vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh và Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BỘ MÔN SINH HỌC VÀ BỆNH HỌC THỦY SẢN HỒ NGỌC THI NGHIÊN CỨU SỰ KHÁNG THUỐC CỦA NHÓM VI KHUẨN Aeromonas spp, Vibrio spp TRONG MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) THÂM CANH Ở CẦN THƠ VÀVÙNG NƯỚC LỢ TỈNH TRÀ VINH VÀ BẾN TRE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THUỶ SẢN 2009 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version i LỜI CẢM TẠ Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành gởi đến Cô Từ Thanh Dung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Thầy cô Khoa Thuỷ Sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập cũng như hoàn thành tốt luận văn. Anh, chị lớp Bệnh Học Thuỷ Sản khoá 30 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi làm việc ở phòng thí nghiệm. Tập thể lớp Bệnh Học Thuỷ sản khóa 31 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài . PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version ii TÓM TẮT Đề tài nhằm nghiên cứu sự kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas spp, Vibrio spp trong môi trường ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở Cần Thơ, và vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh, Bến Tre. Vi khuẩn Aeromonas spp trong môi trường (nước, bùn) được phân lập trên môi trường GSP-Agar và Vibrio spp trên môi trường TCBS. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy Cần Thơ có nhiều vi khuẩn Aeromonas spp kháng thuốc hơn tỉnh Trà Vinh và Bến Tre: 3/9 chủng kháng với SM, TE, SXT; 2/9 chủng kháng với DO, không có chủng vi khuẩn nào kháng với CHL, đồng thời Aeromonas spp đa kháng chiếm 3/9 chủng. Trong đó 1 chủng kháng với SXT-DO-TE-SM, 1 chủng kháng với SXT-DO-TE và 1 chủng kháng với SXT- SM. Tỉnh Trà Vinh có 2/9 chủng đa kháng thuốc (một chủng kháng CHL-SM, một chủng kháng SXT-TE), vi khuẩn Aeromonas spp kháng với CHL, SXT, DO, TE có cùng số lượng 1/9 chủng, 3/9 chủng kháng với SM. Bến Tre có số lượng vi khuẩn kháng, đa kháng thuốc tương đương với tỉnh Trà Vinh: 2/8 chủng đa kháng (1chủng kháng DO-TE, 1 chủng kháng SXT-SM), vi khuẩn kháng thuốc SXT, DO, TE có cùng số lượng: 1/8 chủng, 5/8 chủng kháng với SM và không có chủng nào kháng với CHL. Riêng các chủng Vibrio spp tại Trà Vinh, Bến Tre có 9/11 chủng kháng với SM và không có chủng nào kháng với CHL, SXT, DO, AM, TE. Kết quả nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các chủng vi khuẩn khảo sát khá cao. Đối với SM có giá trị: 16-64 mg/ml, CHL là 1-32 mg/ml, OXT: 0,125- 64 mg/ml. Riêng chủng Vibrio spp VBT0930 với nồng độ thuốc OXT là: 0,125 mg/ml rất thấp so với các chủng Aeromonas spp (32-64 mg/ml). PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version iii MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 2.1 Thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản............................................. 3 2.2 Những nhóm thuốc kháng sinh đã được sử dụng phổ biến ....................... 4 2.2.1 Nhóm sulfamid .................................................................................... 4 2.2.2 Nhóm b-lactamin .................................................................................. 5 2.2.3 Nhóm tetracyclin ................................................................................. 5 2.2.4 Nhóm phenicol .................................................................................... 5 2.2.5 Nhóm aminosid .................................................................................... 6 2.2.6 Nhóm trimethoprim ............................................................................. 6 2.3 Vi khuẩn Aeromonas spp và Vibrio spp ................................................... 6 2.4 Nghiên cứu về mật độ vi khuẩn tổng cộng trong môi trường nước ........... 9 2.5 Nghiên cứu về sự kháng thuốc của các vi khuẩn trong nuôi thuỷ sản ....... 9 2.6. Các thí nghiệm xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ...................... 13 PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 15 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 15 3.2 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 15 3.2.1 Dụng cụ ............................................................................................... 15 3.2.2 Môi trường, hoá chất và vật liệu nghiên cứu ........................................ 15 3.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 16 3.3.1 Địa điểm thu mẫu ................................................................................. 16 3.3.2 Số mẫu ................................................................................................. 16 3.3.3 Phương pháp thu mẫu .......................................................................... 16 3.3.4 Phương pháp phân lập vi khuẩn ........................................................... 16 3.3.5 Phương pháp định danh vi khuẩn ......................................................... 17 3.3.6 Phương pháp lập kháng sinh đồ .......................................................... 17 3.3.7 Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ....................... 18 PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 20 4.1 Kết quả thu mẫu, phân lập và định danh vi khuẩn ................................... 20 4.2 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ ............................................................... 22 4.2.1 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas spp ở Cần Thơ .......... 22 4.2.2 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas spp ở Trà Vinh .......... 24 4.2.3 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas spp ở Bến Tre ........... 26 4.2.4 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Vibrio spp ở Trà Vinh và Bến Tre ............................................................................................................... 27 4.3 Kết quả nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh lên vi khuẩn ..... 29 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................ 32 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version iv 5.1 Kết luận ................................................................................................. 32 5.2 Đề xuất .................................................................................................. 32 PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 34 PHỤ LỤC .................................................................................................... 37 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version v DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1 : Tính đa kháng thuốc vi khuẩn Aeromonas spp ở Cần Thơ ....... 23 Bảng 4.2: Tính đa kháng thuốc vi khuẩn Aeromonas spp ở Trà Vinh ........ 26 Bảng 4.3 : Tính đa kháng thuốc vi khuẩn Aeromonas spp ở Bến Tre ........ 27 Bảng 4.4 : Giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ..................................... 30 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version vi DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Các con đường trao đổi sự kháng thuốc của vi khuẩn giữa động vật và con người…………………………………………………………………..4 Hình 4.1: Đĩa phân lập Aeromonas spp màu vàng (mũi tên) trên môi trường GSP (a) , cấy Aeromonas spp trên môi trường GSP (b)……………………...21 Hình 4.2: Hình đĩa kháng sinh đồ chủng Aeromonas spp ở Cần Thơ………..22 Hình 4.3: Biểu đồ đặc tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas spp tại Cần Thơ…………………………………………………………………………...23 Hình 4.4: Biểu đồ đặc tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas spp tại Trà Vinh…………………………………………………………………………..25 Hình 4.5: Biểu đồ đặc tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas spp tại Bến Tre……………………………………………………………………………27 Hình 4.6: Biểu đồ đặc tính kháng thuốc của vi khuẩn Vibrio spp tại Trà Vinh, Bến Tre………………………………………………………………………28 Hình 4.7: Kết quả MIC của chủng Aeromonas spp ACT097 ……………….30 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long AM: ampicillin CHL: chloramphenicol DO: doxycyclin FT: nitrofurantion NA: nalidixic NFXC: norfloxcin OXLA: oxolinic acid OXT: oxytetracyclin SM: streptomycin SMX: sulfamethoxazol SXT: trimethoprim + sulfamethoxazol TE: tetracyclin TMP: trimethoprim R: kháng I: trung bình nhạy S: nhạy PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 1 PHẦN I GIỚI THIỆU Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với ngành nuôi trồng thủy sản phát triển rất nhanh chóng góp phần tích cực vào việc nâng cao nguồn thu nhập của cộng đồng và tăng kim ngạch xuất khẩu ( Vùng đã cung cấp hơn 80% tổng sản phẩm thủy sản của cả nước. Trong đó cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một sản phẩm rất quan trọng ở khu vực nước ngọt. Năm 2007, tổng sản lượng cá tra, ba sa của toàn vùng 1,2 triệu tấn, theo dự đoán của ngành thủy sản: sản lượng quy hoạch cho đến năm 2010 là 1,5 triệu tấn. Riêng tỉnh Bến Tre tính đến nay có khoảng 600 ha nuôi cá tra, basa ( Tổng diện tích đất được sử dụng để nuôi trồng thủy sản Trà Vinh khoảng 29.187 ha ( Với nổ lực tăng nhanh sản lượng thuỷ sản và kim ngạch xuất khẩu, các nước đang phát triển rất chú trọng tới nuôi trồng thuỷ sản. Ðể đạt được sản lượng và lợi nhuận cao nhất, nhiều ngư dân hiện đang áp dụng các phương thức nuôi thâm canh và tăng cường mở rộng diện tích.Tuy nhiên, khi nghề nuôi được thâm canh hóa nhất là nuôi với mật độ cao thì vấn đề dịch bệnh xảy ra thường xuyên hơn và thiệt hại cũng nhiều hơn. Nghề nuôi thủy sản cũng đang phải đương đầu với tình trạng bệnh thường xuyên xuất hiện và ngày càng nghiêm trọng do môi trường ô nhiểm và sự lây lan mầm bệnh. Nhất là bệnh do vi khuẩn đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản lượng tôm cá. Thông thường, người ta sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh. Do việc sử dụng không đúng cách nên đã gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi trồng thuỷ sản có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây độc, biến đổi hệ vi khuẩn ở người tiêu dùng (www.nhanong.net). Thực trạng cho thấy, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thủy sản không chỉ phổ biến ở ĐBSCL nói riêng, Việt Nam nói chung mà còn diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Đây là vấn đề đáng quan tâm và đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu (Phuong et al., 2005; Le et al., 2005; Sarter et al., 2006; Dung et al., 2008). Do nhu cầu của thị trường, nhu cầu cải thiện đời sống, chuyển đổi đối tượng nuôi của các vùng nhằm hạn chế những rủi ro dịch bệnh cho đối tượng nuôi của người dân. Hiện tại cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã được PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 2 nuôi khá phổ biến ở các vùng nước lợ. Song song với những việc làm này thì việc sử dụng thuốc kháng sinh của người dân là vấn rất quan trọng cần được quan tâm. Việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách sẽ tạo ra nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc, tạo nên một mối nguy hiểm tiềm tàng. Theo Kruse (1994) và Prescott et al., (2000) các gen kháng thuốc từ vi khuẩn liên quan đến động vật nuôi sẽ được truyền sang vi khuẩn liên quan đến người qua chuỗi thức ăn hoặc qua tiếp xúc trực tiếp (được thể hiện qua hình 2.1) và tác động đến khả năng kháng thuốc của các chủng vi khuẩn ở người . Xuất phát từ những vấn đề trên cho thấy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự kháng thuốc của nhóm vi khuẩn Aeromonas spp, vibrio spp trong môi trường ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở Cần Thơ và vùng nước lợ tỉnh Trà vinh, Bến Tre” là rất cần thiết. Mục tiêu Đánh giá, sự kháng thuốc của hai nhóm vi khuẩn Aeromonas spp và Vibrio spp trong môi trường ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở Cần Thơ và vùng nước lợ Trà Vinh, Bến Tre. Từ đó có cách nhìn sâu hơn về thuốc kháng sinh nhằm có biện pháp kiểm soát việc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, thuỷ sản một cách triệt để hơn, và góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nội Dung Thu mẫu, phân lập, định danh đến giống 2 loại vi khuẩn Aeromonas spp, Vibrio spp trong môi trường nuôi cá tra (nước và bùn) thâm canh ở Cần Thơ, Trà Vinh, Bến Tre. Lập kháng sinh đồ hai loại vi khuẩn Aeromonas spp và Vibrio spp. Xác định giá trị MIC bằng phương pháp pha loãng. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản Trong nuôi trồng thuỷ sản việc sử dụng kháng sinh rất có hiệu quả trong các trường hợp trị bệnh nhiễm khuẩn, giúp động vật thuỷ sản phục hồi lại chức năng sinh lý bình thường, nâng cao tỷ lệ sống, nếu việc dùng đúng bệnh, đúng liều, đúng thời gian. Nhưng khi sử dụng kháng sinh quá mức, tuỳ tiện, thiếu hiểu biết sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng: gây ra hiện tượng vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc, ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi, tác động đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Tuy vậy, việc dùng thuốc, đặc biệt là lạm dụng thuốc đang phổ biến rộng trong ngành nuôi thuỷ sản ở Việt Nam và các nước trong khu vực. Điều này có thể sẽ mang lại nhiều hậu quả nặng nề và ngày càng nghiêm trọng khi những người nông dân tham gia nuôi trồng thuỷ sản có hiểu biết rất ít về hiệu quả và tác dụng phụ của từng loại thuốc mà họ đang dùng. Trong thuỷ sản, tuy việc dùng thuốc kháng sinh để phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn cho vật nuôi bằng phương pháp cho ăn nhưng cũng đã thải vào môi trường nuôi một lượng kháng sinh không nhỏ do không được vật nuôi hấp thụ hoặc kháng sinh đã được vật nuôi hấp thụ và đào thải ra môi trường. Lượng kháng sinh này sẽ theo nguồn nước lan toả ra môi trường xung quanh, một phần nhỏ sẽ hoà tan trong nước, nhưng một phần lớn lại lắng động cùng với các chất trầm tích gây tác động đến môi trường sinh thái và đe doạ sức khoẻ con người. Theo Rosenthal (1989) đã thông báo rằng, để sản xuất 120.000 tấn cá hồi, người ta phải dùng 1800 kg kháng sinh, trong đó ước tính cơ thể cá chỉ hấp thụ tối đa khoảng 20-30% số thuốc, còn lại 70-80% số thuốc đã dùng được đào thải ra môi trường. Cravedi (1987) đã xác định được rằng, chỉ có khoảng 7-9% khối lượng kháng sinh oxytetracycline đã dùng được cá hấp thu, còn lại 90% sẽ đào thải ra môi trường. Trong khi đó kháng sinh oxytetracycline được dùng phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản ở khắp thế giới, chủ yếu bằng phương pháp trộn thuốc vào thức ăn. Hanse (1992) đã thông báo: dư lượng kháng sinh trong chất trầm tích có thể giảm 40-50% mật độ vi khuẩn ở nền đáy, và giảm tới 90% hàm lượng phosphate trong chất trầm tích (trích dẫn bởi Đỗ Thị Hoà và ctv, 2004). Theo Prescott et al., (2000) tính kháng thuốc của vi khuẩn trên vật nuôi có thể truyền sang vi khuẩn liên quan với con người bằng nhiều con đường khác nhau. Những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm các vi khuẩn kháng thuốc cao là: công nhân lò mổ, người chế biến thức ăn và đặc biệt là người nông dân PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 4 trực tiếp cho vật nuôi ăn thuốc kháng sinh thì có khả năng nhiễm vi khuẩn kháng thuốc nhiều hơn những người bình thường. Khả năng truyền tính kháng thuốc có thể được thực hiện thông qua chuỗi thức ăn hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Hình 2.1: Các con đường trao đổi sự kháng thuốc của vi khuẩn giữa động vật và con người (Prescott et al., 2000) Tóm lại: dùng thuốc kháng sinh là sử dụng con dao hai lưỡi. Nếu biết rõ tính chất, tác dụng, dùng đúng bệnh, đúng liều, đúng cách, nó giúp con người trị được nhiều bệnh nguy hiểm. Sử dụng bừa bãi sẽ gây những hậu quả trầm trọng: tăng tác dụng phụ, tăng độc tính, gây chủng vi khuẩn lờn thuốc làm cho việc chữa trị về sau gặp khó khăn, dễ bị bội nhiễm, đôi khi dẫn tới tử vong.Trị liệu bằng kháng sinh được coi như sự trợ giúp nhất thời khi khả năng chống bệnh suy giảm, vì thế ta nên tăng cường các biện pháp phòng bệnh hơn là phải trị bệnh (Bùi Kim Tùng và ctv, 2001). 2.2 Những nhóm thuốc kháng sinh đã được sử dụng phổ biến 2.2.1 Nhóm sulfamid Còn được gọi là sulfonamid. Theo Bùi Kim Tùng, 2001 chất căn bản của sulfamid là sulfanilamid hay para-aminosulfamid. Suldamid có tác dụng kìm khuẩn. Hoạt phổ rất rộng gồm các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Với cấu trúc tương tự, sulfamid thế vào vị trí của acid para aminobenzoic CON NGƯỜI Bệnh viện, thành phố, nông thôn Động vật MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN (cá và giáp xác) ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN Cừu, Ngựa, Heo, Gia Cầm, Bò Sông, suối Lò mổ Thịt Người tiêu thụ Tiếp xúc trực Chế biến Phế Nguồn nước, chất thải nông trại Nước uống HỆ THỰC VẬT Rau Cây ăn quả Nước uống Nước thải Biể Bơi lội Thức ăn gia xúc Biển MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN (cá và giáp xác) Lò ổ iế c tr c tiếp uồn ti t Vật nuôi trong phẩm Nguồn nước , chất thải của nông trại nhà PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 5 (APAB) là một tiền chất của acid folic mà vi khuẩn cần được cung cấp để tổng hợp các chất purin, pyrimidin, thymin, làm ức chế sự tổng hợp purin, thymin làm cho sự phân bào và tổng hợp protein khó thực hiện được (Bùi Kim Tùng, 2001). Một số vi khuẩn chủng kháng thuốc là do không sử dụng APAB, hoặc tự thích ứng để không cần sử dụng APAB nữa. Ngoài ra sự nhiểm plasmid cũng dẩn đến tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn. Trong nuôi trồng thuỷ sản hiện nay thường dùng sulfamethoxazole,…và ở dạng kết hợp với trimethoprim để trị các bệnh như: đỏ mỏ, viêm ruột, xuất huyết, đốm đỏ, trắng đuôi do vi khuẩn Vibrio gây ra trên cá (Lê Thị Kiêm Liên và Nguyễn Thị Như Ngọc, 2006; Đỗ Thị Hoà và ctv, 2004). 2.2.2 Nhóm b-lactamin (penicillins và cephalosporins) Penicillin là thuốc kháng sinh được phát hiện đầu tiên, mở đầu cho kỷ nguyên kháng sinh quang trọng. Năm 1928, Fleming phát hiện ra penicillin từ Penicillium notatum. Nhưng mãi đến năm 1943 mới được sản xuất công nghiệp (Bùi Kim Tùng và ctv, 2001). Theo Bùi Thị Tho (2003) các penicillin đều có chung một nhân hoá học cơ bản là: 6- amino penicillanic acid. Nhóm kháng sinh này có tác dụng ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Ampicillin thuộc nhóm penicillin tổng hợp là loại thuốc hạn chế sử dụng trong thuỷ sản. Thuốc có phổ kháng sinh rộng, chúng tác dụng cả với vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), cả những chủng tụ cầu, liên cầu đã kháng lại penicillin, cả với Pseudomonas. (Bùi Thị Tho, 2003). 2.2.3 Nhóm tetracyclin Nhóm này có phổ kháng khuẩn rộng tác dụng lên vi khuẩn Gram âm, Gram dương, nguyên sinh động vật, là kháng sinh kìm khuẩn phổ rộng, ở nồng độ thấp có khả năng ức chế vi khuẩn nhưng ở nồng độ cao có tác dụng diệt khuẩn (Trần Thị Thu Hằng, 2006). Oxytetracyclin (kháng sinh thế hệ I), doxycyclin (kháng sinh thế hệ II) thường được dùng phổ biến trong nuôi thuỷ sản. Các kháng sinh này thường dùng để trị bệnh đường ruột, bệnh nhiễm khuẩn máu, xuất huyết của các loài cá nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trắm cỏ (Đỗ Thị Hoà và ctv, 2004). Theo Lê Thị Kim Liên và ctv (2006) các kháng sinh này dùng điều trị đỏ mỏ, đỏ kỳ, trắng da, lở loét, chướng hơi ngửa bụng trên cá, bệnh trầy da của ếch, bệnh phồng cổ của baba. 2.2.4 Nhóm phenicol PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 6 Theo Bùi Kim Tùng và ctv (2001) có tác dụng ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách ngăn cản bước chuyển đổi axid amin giữa ARN vận chuyển và ribosom 50S. Chloramphenicol thường có tác dụng kiềm khuẩn nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao. Vi khuẩn lờn thuốc là do tiết ra acety transferaz làm chloramphenicol mất
Luận văn liên quan