Liên kết là hoạt động cần thiết, tất yếu nhằm phát huy vai trò, đảm bảo khả năng phát triển và tính hiệu quả của các đơn vị sản xuất, quản lý trong kinh tế thị trường. Quan hệ liên kết về bản chất là quan hệ phối hợp, hợp tác giữa các chủ thể (doanh nghiệp, cơ quan quản lý, ngành, địa phương) nhằm thỏa mãn nhu cầu các bên liên kết. Quan hệ liên kết có thể được tổ chức với các cấp độ khác nhau, song phương, đa phương.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ nền kinh tế chỉ huy, các quan hệ kinh tế chủ yếu là quan hệ dọc giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước. và hợp tác xã. Trong nền kinh tế hiện đại, với những áp lực thị trường, đòi hỏi phải có những mối liên kết mới được hình thành theo yêu cầu khách quan và với vai trò của liên kết tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong thực tế, quá trình hình thành quan hệ liên kết đã làm xuất hiện liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, công nghiệp, nông nghiệp Trong bối cảnh hiện nay cho thấy, địa phương nào, ngành nào tổ chức tốt quan hệ liên kết thì các doanh nghiệp, các ngành, địa phương đó sẽ có cơ hội phát triển với tốc độ cao, bền vững, đó là các mô hình liên kết đã đem đến sự thành công trong sản xuất nông nghiệp như: Hiệp hội mía đường Lam Sơn, mô hình tiêu thụ nông sản hàng hóa qua hợp đồng ở tỉnh An Giang, công ty sữa Vinamilk Chính vì vậy, vấn đề mở rộng quan hệ liên kết trở thành vấn đề thời sự, chiến lược thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, quản lý ở các ngành, các cấp.
147 trang |
Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 3347 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng mô hình “liên kết bốn nhà” vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ HỮU PHƯỚC
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG MÔ HÌNH “LIÊN KẾT BỐN NHÀ” VÀO THỰC TIỄN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 62 31 01 50
LUẬN ÁN TIẾN SĨ: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Đình Thiên
2. TSKH. Trần Trọng Khuê
HÀ NỘI, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án đều được trích dẫn nguồn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
VÕ HỮU PHƯỚC
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ……………………………… 1
Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………... 1
Tổng quan tài liệu ……………………………………………………… 3
Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………… .. 11
Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu…………………………. 12
Nội dung nghiên cứu ………………………………………………….. 12
Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………… 12
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ QUAN HỆ LIÊN KẾT BỐN NHÀ ………………………………………… 16
2.1. Những vấn lý luận đề chung …………………………………………… 16
2.1.1. Các khái niệm …………………………………………………………. 17
2.1.2. Bản chất của quan hệ liên kết “bốn nhà”………………………………. 23
2.1.3. Vai trò của “các nhà” trong liên kết……………………………………. 24
2.1.4. Nhóm chỉ tiểu phản ánh liên kết “bốn nhà”………………..................... 33
2.1.5. Kinh nghiệm ở Việt Nam và thế giới về các mô hình liên kết…………. 35
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ………………………………. 55
3.1. Những yếu tố hình thành liên kết trong sản xuất nông nghiệp
tỉnh Trà Vinh 55
3.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh …….. .56
3.2.1. Thực trạng nhu cầu liên kết phát sinh trong tổ chức sản xuất nông
nghiệp tỉnh Trà Vinh ………………………………………………….. 57
3.2.2. Quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm trồng trọt có qua
chế biến phát sinh các nhu cầu liên kết ………………………………… 58
3.2.3. Quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm trồng trọt không qua
chế biến phát sinh các nhu cầu liên kết ……………………………….. 59
3.2.4. Quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm chăn nuôi phát sinh
các nhu cầu liên kết ………………………………………………. …. .61
3.2.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy trình trên đã phát sinh các
nhu cầu liên kết……………………………………………………… 62
3.3. Thực trạng các nội dung liên kết “bốn nhà” thực hiện trong sản xuất
nông nghiệp tỉnh Trà Vinh …………………………………………… 65
3.4. Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với liên kết
“bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh……………….. 69
3.4.1. Đánh giá thực trạng nhu cầu liên kết trong sản xuất nông nghiệp
Trà Vinh ………………………………………………………………... 69
3.4.2. Nhận thức về quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn
tỉnh Trà Vinh …………………………………………………………… 70
3.5. Phân tích vai trò, mức độ, cơ chết liên kết lợi ích của “bốn nhà”
trong phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ………………………….. 80
3.5.1. Những yếu tố hình thành nhu cầu liên kết “bốn nhà” trong sản xuất
nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ……………………………………………... 80
3.5.2. Hiệu quả liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh
Trà Vinh ………………………………………………………………… 83
3.6. Tác động của liên kết “bốn nhà” đến sự phát triển nông nghiệp
tỉnh Trà Vinh …………………………………………………………… 86
3.7. Liên kết “bốn nhà” ở tỉnh Trà Vinh, thuận lợi, thách thức
và cơ hội………………………………………………………………… 89
3.7.1. Sự cần thiết của liên kết “bốn nhà” ở tỉnh Trà Vinh …………………… 89
3.7.2. Liên kết “bốn nhà” ở Trà Vinh còn bộc lộ những hạn chế …………….. 90
3.7.3. Một số vấn đề cần thực hiện trong liên kết “bốn nhà” ở tỉnh Trà Vinh… 96
3.8. Cơ sở đề xuất giải pháp và mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh …………………………. ...……………… 99
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ……………………………… 106
4.1. Định dạng mô hình trong phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Trà Vinh……………………………………………… 106
4.2. Mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh
Trà Vinh theo xu hướng phát triển bền vững ………………………. 108
4.2.1. Mô hình liên kết thông qua hợp đồng kinh tế………………………… 108
4.2.2. Mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản theo
hướng bền vững ……………………………………………………… 109
4.2.3. Tạo lập, phát triển hoạt động liên kết “bốn nhà” trong sản xuất
nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh ……………………………… .. 118
4.3. Đề xuất giải pháp thực hiện các mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh …………………………………………. 119
4.3.1. Phát huy vai trò nhà nước trong quản lý quan hệ liên kết “bốn nhà”
nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ………………………………… 119
4.3.2. Phát huy vai trò Doanh nghiệp trong quan hệ liên kết “bốn nhà” nhằm
phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh………………………….. 122
4.3.3. Tác động của sự liên kết “bốn nhà” đối với phát triển doanh nghiệp…. 126
4.3.4. Giải pháp tăng cường năng lực cho Nhà nông, Nhà khoa học và
Doanh nghiệp …………………………………………………………. 132
4.3.5. Đổi mới phương thức hợp đồng và tăng cường hiệu lực thực hiện
hợp đồng tiêu thụ nông sản theo đúng các quy định của pháp luật......... 133
KẾT LUẬN ………………………………………………………………… 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ………………………………………………… 137
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTX Hợp tác xã
KHKT Khoa học kĩ thuật
TACN Thức ăn chăn nuôi
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên kết là hoạt động cần thiết, tất yếu nhằm phát huy vai trò, đảm bảo khả năng phát triển và tính hiệu quả của các đơn vị sản xuất, quản lý trong kinh tế thị trường. Quan hệ liên kết về bản chất là quan hệ phối hợp, hợp tác giữa các chủ thể (doanh nghiệp, cơ quan quản lý, ngành, địa phương) nhằm thỏa mãn nhu cầu các bên liên kết. Quan hệ liên kết có thể được tổ chức với các cấp độ khác nhau, song phương, đa phương.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ nền kinh tế chỉ huy, các quan hệ kinh tế chủ yếu là quan hệ dọc giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước. và hợp tác xã. Trong nền kinh tế hiện đại, với những áp lực thị trường, đòi hỏi phải có những mối liên kết mới được hình thành theo yêu cầu khách quan và với vai trò của liên kết tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong thực tế, quá trình hình thành quan hệ liên kết đã làm xuất hiện liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, công nghiệp, nông nghiệp… Trong bối cảnh hiện nay cho thấy, địa phương nào, ngành nào tổ chức tốt quan hệ liên kết thì các doanh nghiệp, các ngành, địa phương đó sẽ có cơ hội phát triển với tốc độ cao, bền vững, đó là các mô hình liên kết đã đem đến sự thành công trong sản xuất nông nghiệp như: Hiệp hội mía đường Lam Sơn, mô hình tiêu thụ nông sản hàng hóa qua hợp đồng ở tỉnh An Giang, công ty sữa Vinamilk…Chính vì vậy, vấn đề mở rộng quan hệ liên kết trở thành vấn đề thời sự, chiến lược thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, quản lý ở các ngành, các cấp.
Trong phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và ổn định thị trường, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, tạo vị thế và nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản trong bối cảnh hội nhập, nâng cao thu nhập, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 80/2002/QĐ-TTG về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Trong quá trình triển khai quyết định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ngân hàng Nhà nước, Hội nông dân Việt Nam…đã tổ chức ký chương trình liên kết “bốn nhà” (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân) trong sản xuất – chế biến – tiêu thụ. Mặc dù, đã đạt được một số kết quả nhưng trong thực tế qua tổng kết và đánh giá của các cơ quan chuyên môn, sau hơn 10 năm thực hiện, sự liên kết vẫn rất lỏng lẻo; hiệu quả còn thấp.
Tỉnh Trà Vinh là tỉnh nông nghiệp và về lâu dài, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vai trò này được thể hiện trước hết ở mức sản lượng, thu nhập, việc làm được tạo ra từ sản xuất khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, ở khả năng phát huy lợi thế so sánh để tạo ra thế ổn định trong phát triển. Do vậy, nền kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh phải có sự liên kết chặt chẽ giữa “các nhà” trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự liên kết trong sản xuất nông nghiệp chưa chặt chẽ, làm cho việc sản xuất nông nghiệp gặp bất ổn về giá, sản lượng. Bên cạnh đó, với sự phát triển công nghiệp của tỉnh sẽ làm cho khoảng cách về kinh tế - xã hội vùng thành thị và vùng nông thôn càng thêm lớn. Để giảm sự chênh lệch vai trò của “bốn nhà” là rất lớn, sự phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp nông thôn giữ vai trò quan trọng trong nội dung phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh. Vai trò này thể hiện ở mức sản lượng, thu nhập, việc làm tạo ra từ sản xuất ngành, ở khả năng phát huy lợi thế so sánh để phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn.
Phát triển nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh chỉ dừng lại ở sản xuất với quy mô nhỏ, chưa có sự liên kết hỗ trợ của các chủ thể, hoặc là sự liên kết trong sản xuất nông nghiệp rất lỏng lẻo. Mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh như: tổ hợp tác, hợp tác xã chưa đủ khả năng tự chủ sản xuất kinh doanh, khả năng tự tích lũy, mở rộng đầu tư nhằm đảm bảo tồn tại, phát triển theo yêu cầu. Ở tỉnh Trà Vinh, tình trạng vi phạm trong liên kết là vấn đề thường xuyên xảy ra làm cho các mối quan hệ càng thêm lỏng lẻo. Một số nông dân chưa gạt bỏ được tư tưởng hám lợi trước mắt; còn doanh nghiệp chưa tôn trọng các hợp đồng đã ký hay chưa thực hiện đầy đủ các cam kết, việc thiếu cơ chế rõ ràng khiến vai trò của nhà khoa học chưa được đề cao. Những hạn chế và yếu kém của sự liên kết trong nông nghiệp có thể làm giảm năng lực sản xuất, cạnh tranh, khả năng thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, việc tìm mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết đối với tỉnh hiện nay nói riêng và trong phát triển toàn ngành nói chung. Hình thức liên kết “bốn nhà” không chỉ làm tăng năng lực, vai trò, hiệu quả sản xuất của các nhà, điều kiện, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, mà sâu xa hơn, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trên đây là những vấn đề nghiên cứu mang tính bức thiết, chiến lược cho quá trình phát triển mô hình liên kết trong nông nghiệp và vấn đề này cần phải thực hiện nhanh, trước yêu cầu của đổi mới và sâu rộng như hiện nay ngành nông nghiệp chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó, mô hình liên kết bốn nhà là một mô hình cần phải có và được nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển chung, tôi lựa chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” VÀO THỰC TIỄN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH TRÀ VINH để làm luận án nghiên cứu sinh.
1.2.Tổng quan tài liệu
Trong phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn vai trò của các nhà đã được các nhà kinh tế đúc kết các kinh nghiệm sau:
Phát huy vai trò và sức mạnh tổng hợp của “các nhà” là tận dụng có hiệu quả nhất tiềm năng, lợi thế so sánh về sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tăng cường sự liên kết, hỗ trợ nhau giữa các nhà kinh doanh, hướng vào mục tiêu, đối tượng chung là phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp nông thôn.
Vai trò nhà nước là thực hiện nguyên tắc quản lý vĩ mô về kinh tế: tập trung, vận dụng có hiệu quả các quy luật khách quan, kết hợp hài hòa lợi ích các tập thể, cá nhân, tạo điều kiện và có cơ chế rõ ràng cho “các nhà” khác hoạt động.
Nông hộ và sự cần thiết phải liên kết
Nông hộ và các hình thức liên kết của nông hộ trong hợp tác sản xuất kinh doanh là những vấn đề không mới trong phát triển nông nghiệp nông thôn và đã có rất nhiều báo cáo, tài liệu nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm về vấn đề này.
Nông hộ và liên kết giữa các nông hộ đã được nhắc đến trong rất nhiều tài liệu cơ bản về kinh tế học sản xuất và kinh tế hộ nông dân.
Ellis Frank (1993) định nghĩa nông hộ nhỏ (peasant farm household) với các tính chất cơ bản là chủ yếu sống bằng nông nghiệp, sử dụng lao động gia đình để sản xuất trên mảnh đất của mình, tham gia không hoàn toàn vào thị trường đầu vào và đầu ra. Định nghĩa này cho phép phân biệt nông hộ nhỏ với các nông trại gia đình mang tính chất doanh nghiệp (family farm enterprises) ở các nước phát triển và những nông dân sản xuất nông sản hàng hóa trong bối cảnh có đầy đủ thị trường đầu vào và đầu ra.
Việc phân biệt giữa nông hộ nhỏ và nông trại doanh nghiệp còn được phân tích nhiều trên khía cạnh lợi thế nhờ quy mô. Đây là một khái niệm rút ra từ lý thuyết kinh tế tân cổ điển. Về lý thuyết, nông hộ nhỏ khó có thể tồn tại vì giá thành sản xuất cao, kém cạnh tranh so với nông trại có quy mô lớn. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế học cho rằng vấn đề này không tồn tại hoặc có ảnh hưởng rất nhỏ vì nhiều lý do (Boussard 1987, Brossier et al. 1997) vì không thể có sự tập trung vốn cao độ trong nông nghiệp cũng như thực trạng tồn tại song song của cả nông trại lớn lẫn nhỏ, kể cả ngay ở các nước phát triển phương Tây. Hơn nữa, giá đất nông nghiệp cao và tư hữu đất đai là lực cản đối với tích tụ ruộng đất và tính kinh tế nhờ quy mô. Trong khi đó, các nhà kinh tế học khác lại cho rằng nó tồn tại ở một mức độ nào đó (Ellis, 1993), và các nguồn lực không chia nhỏ được đóng vai trò chủ yếu.
Thảo luận về sự phân hóa sở hữu nguồn lực sản xuất, lợi thế và bất lợi của các nông trại nhỏ và lớn, Dhondyal (1990) cho rằng các nông trại nhỏ có ít lợi thế hơn so với nông trại lớn. Nguyên nhân chủ yếu do: i) Những nông hộ nhỏ khó có sự kết hợp đúng về đất đai, lao động, vốn và quản lý để đạt được tối đa hóa lợi nhuận; ii) Mục tiêu sử dụng lao động một cách kinh tế bị hạn chế; iii) Chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm cao; iv) Mục tiêu cải thiện quy trình canh tác bị giới hạn; v) Khả năng đa dạng hóa sản xuất bị hạn chế. Tuy nhiên, các nông trại nhỏ có thể đạt được các lợi thế này bằng cách hình thành các tổ chức hiệp hội hợp tác.
Sự liên kết của các nông trại nhỏ dưới nhiều hình thức khác nhau là một nhân tố quan trọng để giúp họ có được những lợi thế mà họ không thể có được nếu đứng riêng lẻ. Trong một xã hội mở với nền kinh tế thị trường, sự liên kết này lại càng hết sức cần thiết để giúp nông dân gắn kết với các yếu tố thị trường. Bằng cách liên kết với nhau, các nhóm nông dân có thể mua vật tư đầu vào với khối lượng lớn có giá rẻ hơn, bán nông sản với khối lượng lớn với giá cao hơn, chi phí giao dịch thấp hơn, cải thiện tính cạnh tranh và quyền điều đình trả giá (bargaining power). Sự liên kết cũng giúp nông dân tăng khả năng đàm phán với các thị trường đầu vào như ngân hàng, tổ chức tín dụng; các nhà cung cấp vật tư đầu vào và nhà thu mua nông sản. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng tiếp cận thị trường của nông dân.
Mối liên kết ngang như vậy (horizontal linkages) không chỉ cần thiết đối với nông dân mà còn đối với tất cả các dạng hình của người sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tất cả các ngành nghề trong một xã hội hiện đại và thị trường hóa tối đa như hiện nay. Đặc biệt khi các hoạt động sản xuất của nông dân được chuyên nghiệp hóa trong một chuỗi giá trị (value chain) của một ngành hàng cụ thể (commodity chain), quan hệ liên kết dọc thường được thể hiện dưới hình thức sản xuất theo hợp đồng (contract farming). Trong trường hợp này, kinh nghiệm thế giới cho thấy việc kết hợp giữa sản xuất theo hợp đồng và tổ chức hợp tác của nông dân có thể tăng cường khả năng tiếp cận các cơ hội thị trường mới và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư thâm canh của các nông hộ nhỏ. Sự hợp tác giữa nông dân thường hoạt động tốt nhất khi nhóm nông dân được kết nối với thị trường đầu vào và đầu ra thông qua hợp đồng (Jonathan Coulter và cộng sự., 1977). Đồng thời, sự hợp tác này cũng có xu hướng thành công với các nhóm nông dân nhỏ, dính kết với nhau, liên kết một cách phụ thuộc lẫn nhau (linkage-dependent) trong quan hệ với ngành kinh doanh nông sản (agri-business). Từ đó, các chính sách công và các sáng kiến phát triển khuyến khích liên kết giữa nông dân và ngành kinh doanh nông sản nên bao gồm cả những hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho các liên kết thị trường giữa các nông dân nhỏ.
Theo Đặng Kim Sơn (2006) thì phát triển kinh tế hộ sau khi tạo ra kết quả tốt về công bằng xã hội và phát huy nội lực của người sản xuất nhỏ, nay lại đứng trước vòng lẩn quẩn của sản xuất nhỏ trước nền kinh tế hàng hóa lớn. Tác giả cũng cho rằng cơ hội phát triển trang trại sản xuất lớn đang trôi qua và cần nhiều quyết sách của Nhà nước (nhưng có lẽ chưa được thực hiện). Như vậy, để nông thôn có thể vươn lên, chỉ có con đường phát triển các hình thức kinh tế hợp tác mới để tăng khả năng thương lượng, khả năng cạnh tranh, khả năng tự vệ trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của toàn cầu hóa và công nghiệp hóa phải thu hút các hộ tiểu nông không thể trở thành trang trại và doanh nghiệp nông thôn vào kinh tế hợp tác. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định kinh tế hộ là chủ đạo trong phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình hiện nay và trong nhiều năm sắp tới.
Đặc biệt, việc tăng cường sản xuất hàng hóa, hội nhập với nền kinh tế thế giới lại đặt ra nhiều thách thức mới cho kinh tế hộ và các hình thức liên kết trong sản xuất – kinh doanh trong nông nghiệp. Trên thực tế, từ nhiều năm nay, việc xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam ở một số ngành hàng nhất định vẫn gặp khó khăn vì thiếu vùng nguyên liệu đủ lớn và ổn định. Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu hợp tác đang là lực cản rất lớn của ngành kinh doanh nông sản điển hình là ngành rau quả. Mặc dù được đánh giá là một ngành có tiềm năng xuất khẩu to lớn và có tính cạnh tranh, nhưng việc có được nguồn hàng ổn định, đồng nhất về tiêu chuẩn, chất lượng và có khối lượng hàng hóa đủ lớn không hề dễ dàng chút nào. Lý do cơ bản là nông hộ vẫn chưa liên kết với nhau để sản xuất hàng hóa có hiệu quả lâu dài. Nói chung, việc hội nhập kinh tế thế giới đặt ra yêu cầu phát triển mạnh ngành kinh doanh nông sản, hình thành các quan hệ liên kết dọc trong chuỗi giá trị của ngành hàng và đồng thời lại yêu cầu tăng cường liên kết ngang để nâng cao sức mạnh, vị trí của ngành hàng, bảo đảm sản xuất đủ quy mô kinh doanh, sự đồng nhất về tiêu chuẩn, chất lượng và có tính ổn định.
Theo Nguyễn Từ (2007), khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa sản xuất từ nông thôn còn thấp, chỉ trừ một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều và một số mặt hàng thủy sản. Các mặt hàng nông sản như thịt heo, mía, bông, rau quả thì giá thành và giá bán trong nước đều cao hơn nhiều nước trên thế giới và khu vực, mà nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất nông nghiệp Việt Nam phần lớn do các nông hộ qui mô nhỏ đảm trách với 13 triệu hộ dân sản xuất nông nghiệp trên 70 triệu thửa ruộng manh mún, chất lượng nông sản còn thấp, nhất là vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm còn kém. Mặt khác năng lực của các chủ thể kinh doanh nông nghiệp còn yếu, thiếu liên kết hỗ trợ lẫn nhau. Theo thông cáo báo chí của Ngân hàng phát triển Châu Á (2005) do tập quán sản xuất nhỏ nên nông dân thường gặp khó khăn trong việc tự tổ chức và liên kết với nhau để cùng sản xuất theo hợp đồng, do đó vai trò của các hiệp hội ngành nghề và liên minh hợp tác xã (HTX) là vô cùng quan trọng.
Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO từ tháng 11 năm 2006, thì việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP và thương hiệu hàng hóa thường được đặt ra mà thông thường để đạt sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trong điều kiện sản xuất nông nghiệp Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún thì nhất thiết phải hình thành các tổ chức liên kết để xây dựng thương hiệu hàng hóa cũng như chứng nhận tiêu chuẩn hàng hóa. Mặt khác, khi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với nông dân, nếu ký kết từng hộ nông dân thì chi phí giao dịch sẽ cao, nhất