NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỀN BÓNG CAO TAY CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM TDTT NGÀNH BÓNG CHUYỀN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Môn bóng chuyền được nhiều người, nhiều giới yêu thích và luyện tập, song để đạt được trình độ kỹ thuật cao không phải là điều đơn giản. Nhằm xác định và lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật bóng chuyền là vấn đề cần thiết. Chính vì vậy, khi giảng dạy người giáo viên phải luôn tìm ra biện pháp, sáng tạo và xây dựng các bài tập cho phù hợp. Qua thực tiễn công tác giảng dạy và huấn luyện, chương trình đào tạo sinh viên Sư phạm TD TT chuyên ngành bóng chuyền của trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT). Chúng tôi nhận thấy mặt bằng kỹ thuật của sinh viên còn yếu, đặc biệt là kỹ thuật chuyền bóng cao tay, đây là một kỹ thuật rất quan trọng của môn bóng chuyền.

pdf9 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4173 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỀN BÓNG CAO TAY CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM TDTT NGÀNH BÓNG CHUYỀN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỀN BÓNG CAO TAY CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM TDTT NGÀNH BÓNG CHUYỀN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Nguyễn Thanh Liêm Tóm tắt: Nghiên cứu lựa chọn những bài tập có hiệu quả để nâng cao kỹ thuật bóng chuyền nói chung và kỹ thuật bóng chuyền cao tay nói riêng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành sư phạm thể dục thể thao (TDTT) Trường Đại học Cần Thơ. TỪ KHÓA: Bài tập chuyền bóng; Sinh viên Cần Thơ Abstract: This study selected effective exercises in order to improve volleyball techniques in general high-handed techniques in particular. Research result was expected to contribute in enhancing training quality of the physical education program at Can Tho University. KEYWORDS: Apply:volleyball exercises; student: Can Tho. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn bóng chuyền được nhiều người, nhiều giới yêu thích và luyện tập, song để đạt được trình độ kỹ thuật cao không phải là điều đơn giản. Nhằm xác định và lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật bóng chuyền là vấn đề cần thiết. Chính vì vậy, khi giảng dạy người giáo viên phải luôn tìm ra biện pháp, sáng tạo và xây dựng các bài tập cho phù hợp. Qua thực tiễn công tác giảng dạy và huấn luyện, chương trình đào tạo sinh viên Sư phạm TDTT chuyên ngành bóng chuyền của trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT). Chúng tôi nhận thấy mặt bằng kỹ thuật của sinh viên còn yếu, đặc biệt là kỹ thuật chuyền bóng cao tay, đây là một kỹ thuật rất quan trọng của môn bóng chuyền. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền nói chung và chuyền cao tay nói riêng cho sinh viên Sư phạm TDTT chuyên ngành bóng chuyền của trường ĐHCT rất được quan tâm. Thực tế cho thấy, những bài tập chuyên môn đã và đang được áp dụng trong giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho sinh viên sư phạm TDTT chuyên ngành bóng chuyền của trường ĐHCT không đạt hiệu quả cao. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng cao tay 2 cho sinh viên Sư phạm TDTT chuyên ngành bóng chuyền trường Đại học Cần Thơ”. Để giải quyết các nhiệm vụ trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, quan sát sư phạm, phỏng vấn, thực nghiệm sư phạm, kiểm tra sư phạm, toán học thống kê. Đề tài được tiến hành từ tháng 09/2009 đến tháng 06/2011 trên đối tượng là 30 sinh viên năm 02 ngành sư phạm thể dục thể thao chuyên ngành bóng chuyền trường Đại học Cần Thơ. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng chúng tôi tiến hành giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau: 2.1. Thực trạng kỹ thuật chuyền bóng cao tay của sinh viên chuyên ngành bóng chuyền trƣờng ĐHCT và các bài tập đang đƣợc áp dụng. - Thực trạng về chương trình giảng dạy môn học bóng chuyền: Chương trình đào tạo chuyên sâu bóng chuyền với tổng số 480 tiết (trong đó 405 tiết thực hành và 75 tiết lý thuyết) là học phần bắt buộc với các phần lý thuyết, thực hành và phương pháp. Thời gian trên lớp, giáo viên chủ yếu là giảng kỹ thuật mới, sửa sai chung và riêng Thực tế cho thấy , khi thực hiện kỹ thuật còn rất nhiều hạn chế gây khó khăn cho việc tập luyện các bài tập liên hoàn phòng thủ - chuyền hai – tấn công và việc thực hiện chiến thuật - Thực trạng công tác giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền trường Đại học Cần Thơ Qua khảo sát thực tiết công tác dạy – huấn luyện môn bóng chuyền ở trường Đại học Cần Thơ cho thấy: các giáo viên tuy đã xác định được tầm quan trọng của kỹ thuật chuyền bóng nhưng chưa dành thời gian thích đáng cho phát triển kỹ thuật này, mà chỉ tập trung vào giảng dạy – huấn luyện đại trà. Tổng số giờ tập luyện cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền trường Đại học Cần Thơ là 405 tiết chia thành 6 học kỳ trong đó nội dung thực hành là: 135/405 tiết đối với năm thứ hai. Việc phát triển khả năng chuyền bóng cho sinh viên là rất cần thiết và không thể thiếu, là tiền đề thực hiện các bài tập phối hợp và thuận lợi khi áp dụng các chiến thuật trong tập luyện và thi đấu. 3 - Xây dựng thang điểm đánh giá kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho sinh viên chuyên ngành bóng chuyền trường ĐHCT Hiện nay ta chưa có thang điểm đánh giá cụ thể hiệu quả kỹ thuật mà dựa vào nhận định của huấn luyện viên, giáo viên. Để thuận lợi cho việc đánh giá chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn đánh giá đang áp dụng cho sinh viên chuyên ngành bóng chuyền tại Học việ thể thao Quảng Châu – Trung Quốc tiêu chuẩn như sau: Cách thực hiện: Vẽ 3 đường tròn đồng tâm với bán kính lần lượt là 60cm, 80cm và 100cm bóng được chuyền vào tương ứng với “Tốt”, “Khá” và “TB” bóng chuyền ra ngoài đánh giá “Kém”. Khoảng cách người chuyền đến tâm của đường tròn là 7m, chiều cao tối thiểu của bóng ở đỉnh cao nhất là 3m. - Bước 1: So kết quả lập test của hiệu quả chuyền bóng để xác định điểm đạt được của mỗi lần thực hiện. - Bước 2: Tính tổng điểm đạt được của từng sinh viên sau đó đối chiếu với kết quả tổng với điểm tổng hợp đánh giá hiệu quả chuyền bóng của sinh viên. - Đánh giá thực trạng các bài tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay đang được áp dụng. Để đánh giá thực trạng mức độ nhận thức về tầm quan trọng và việc tiến hành luyện tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các thầy cô giáo, các HLV bóng chuyền Số phiếu phát ra là 23 phiếu, thu về 21 phiếu. (Bảng 1) 4 Bảng 1. Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến khả năng chuyền bóng STT Nguyên nhân Ý kiến đánh giá (21 phiếu) Đồng ý Tỷ lệ % 1 Thể lực chung yếu, phản xạ chậm 8 38.10 2 Chưa nắm vững kỹ thuật cơ bản 10 47.62 3 Động tác di chuyển phối hợp chuyền bóng yếu 17 80.95 4 Khả năng phán đoán bóng đến chưa chính xác 18 85.71 5 Góc độ, hình tay đón đỡ bóng không hợp lý 17 80.95 6 Phối hợp về cảm giác dùng sức đỡ bóng kém 12 57.14 7 Kỹ thuật động tác chưa hoàn thiện 19 90.48 8 Yếu tố tâm lý không ổn định 9 42.86 9 Cảm giác không gian, xác định điểm rơi kém 14 66.67 Như vậy qua thực tiễn cho thấy các bài tập đang áp dụng chỉ tạo nên những nguyên lý cơ bản của kỹ thuật chuyền bóng, chưa tập trung và sự linh hoạt, khả năng phán đoán, khả năng chính xác, cảm giác tiếp xúc bóng. Đây cũng có thể là nguyên nhân làm hạn chế khả năng chuyền bóng của sinh viên chuyên sâu bóng chuyền trường Đại học Cần Thơ. 2.2. Lựa chọn các bài tập chuyên môn hiệu quả trong hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền trƣờng Đại học Cần Thơ - Xác định một số bài tập ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay. Chúng tôi phỏng vấn kết hợp trao đổi trưc tiếp với các giáo viên, huấn luyện viên bóng chuyền để lấy ý kiến đánh giá lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng cao tay. Số phiếu phát ra: 30 phiếu; thu về: 30 phiếu (Bảng 2) Bảng 2 : Kết quả phỏng vấn các bài tập đánh giá kỹ thuật chuyền bóng cao tay của sinh viên chóng chuyền năm thứ 2 trƣờng DDHCT (n=30) Số TT TÊN BÀI TẬP MỨC ĐỘ SỬ DỤNG Đồng ý % Không % 1 22 73.33 8 26.67 5 2 Phối hợp dùng sức chuyền bóng 19 63.33 11 36.67 3 Khả năng điều chỉnh bóng 24 80.00 6 20.00 4 Phán đoán - Di chuyển chuyền bóng 25 83.33 5 16.67 5 Chuyền thay đổi hướng 21 70.00 9 30.00 6 Chuyền bóng song song với lưới 12 40.00 18 60.00 7 Chuyền kết hợp với động tác khác 8 26.67 22 73.33 8 Chạy 30m xuất phát cao 12 40.00 18 60.00 9 Khả năng dùng sức và chuyền chính xác 27 90.00 3 10.00 10 Đối chuyền chéo nhau hoặc qua lưới 18 60.00 12 40.00 11 Chạy 1500m xuất phát cao 12 40.00 18 60.00 12 Chạy cây thông 19 63.33 11 36.67 13 Chạy 9-3-6-3-9 19 63.33 11 36.67 14 Nhảy dây phối hợp nhanh 14 46.67 16 53.33 15 Tư thế - Hình tay chuyền bóng 22 73.33 8 26.67 16 Quan sát hình ảnh, băng hình kỹ thuật 22 73.33 8 26.67 17 Tự chuyền bóng nhiều lần 13 43.33 17 56.67 Từ những kết quả phỏng vấn ở bảng 2, cho thấy có 7 bài tập được lựa chọn cho đối tượng nghiên cứu được 70% người đồng ý trở lên là: 1. Tại chỗ chuyền bóng vào tường, 2. Khả năng điều chỉnh bóng, 3. Phán đoán – Di chuyển chuyền bóng, 4. Chuyền thay đổi hướng, 5. Khả năng dùng sức và chuyền chính xác, 6. Tư thế - Hình tay chuyền bóng, 7. Quan sát hình ảnh, băng hình kỹ thuật. Đánh giá bài tập cho nhóm thực nghiệm Chúng tôi kiểm tra giai đoạn đầu, thông qua số liệu thu được xử lý, đánh giá trình độ khả năng của từng nhóm sinh viên với trình độ tương đương nhau. Nhóm A: là nhóm thực nghiệm gồm 15 sinh viên áp dụng bài tập được lựa chọn tiến hành giảng dạy. Nhóm B: là nhóm đối chứng gồm 15 sinh viên học tập theo chương trình giảng dạy truyền thống. Hình thức kiểm tra: Để có hiệu quả trong các bài tập đã lựa chọn trong quá tình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên trên 2 nhóm có trình độ về chuyên môn tương đương nhau: - Mỗi sinh viên thực hiện 10 lần chuyền bóng cao tay bằng 2 tay sau đầu theo thang điểm quy định: Tốt, khá, trung bình và kém. 6 So sánh kết quả bảng 3 ta thấy: - Chuyền bóng cao tay bằng 2 tay trước mặt: ttính = 0.95< tbảng = 1,96 - Chuyền bóng cao tay bằng 2 tay sau đầu: ttính = 0.32< tbảng = 1,96 Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P = 5% Như vậy qua nội dung kiểm tra kết quả thu được ttính < tbảng sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P = 5%. Vậy thành tích ban đầu của hai nhóm tương đương nhau. Đánh giá tiến trình thực nghiêm. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm các bài tập ứng dụng cho 15 sinh viên, và thu thập số liệu như sau: - Lần 2: là kết quả sau 2 tuần tập luyện của cả 2 nhóm. - Lần 3: là kết quả sau 30 giáo án thực nghiệm của cả 2 nhóm. Cách thực hiện: cho mỗi sinh viên thực hiện 10 lần chuyền bóng cao tay bằng 2 tay trước mặt và sau đầu như kiểm tra lần 1 theo thang điểm quy định: Tốt, khá, trung bình và kém (Bảng 3) Bảng 3. Kết quả kiểm tra ban đầu của 2 nhóm (n=30) Thông số thống kê nội dung kiểm tra Nhóm thực nghiệm A (n=15) Nhóm đối chứng B (n=15) 𝜹 ttính tbảng Chuyền trước mặt Lần 1 1.40 1.67 0.77 0.95 1.96 Chuyền sau đầu Lần 1 1.33 1.27 0.51 0.32 1.96 So sánh kết quả bảng 3 ta thấy:  Chuyền bóng cao tay bằng 2 tay trước mặt ttính = 0.95< tbảng = 1,96  Chuyền bóng cao tay bằng 2 tay sau đầu: ttính = 0.32< tbảng = 1,96 Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P = 5% Như vậy qua nội dung kiểm tra kết quả thu được ttính < tbảng sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P = 5%. Vậy thành tích ban đầu của 2 nhóm tương đương nhau. Đánh giá tiến trình thực nghiệm Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm các bài tập ứng dụng cho 15 sinh viên, và thu thập số liệu như sau: 7 - Lần 2: là kết quả sau 2 tuần tập luyện của cả 2 nhóm. - Lần 3: là kết quả sau 30 giáo án thực nghiệm cả 2 nhóm. Cách thực hiện: cho mỗi sinh viên thực hiện 10 lần chuyền bóng cao tay bằng 2 tay trước mặt và sau đầu như kiểm tra lần 1 theo thang điểm qui định: Tốt, khá, trung bình và kém (Bảng 4) Bảng 4: Kết quả kiểm tra sau 30 giáo án thực nghiệm của nhóm (n=30) Thông số thống kê nội dung kiểm tra Nhóm thực nghiệm A (n=15) Nhóm đối chứng B (n=15) 𝜹 ttính tbảng Chuyền trước mặt Lần 1 1.40 1.67 0.77 0.95 1.96 Lần 2 2.00 1.80 0.55 1.00 1.96 Lần 3 5.33 3.53 1.06 4.67 1.96 Chuyền sau đầu Lần 1 1.33 1.27 0.51 0.32 1.96 Lần 2 1.93 1.80 0.50 0.70 1.96 Lần 3 4.47 3.13 0.69 5.30 1.96 - So sánh kết quả lần 2 với lần 1 từ bảng 4 ta thấy rằng: + Chuyền bóng cao tay bằng 2 tay trước mặt: ttính = 1.00 < tbảng = 1,96 + Chuyền bóng cao tay bằng 2 tay sau đầu: ttính = 0.72 < tbảng = 1,96 Như vậy qua nội dung kiểm tra kết quả lần 2 thu được ttính < tbảng sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P = 5%. Ta thấy ttính lần 2 > tbảng lần 1, vậy thành tích có sự thay đổi so với nhóm đối chứng nhưng chưa đáng kể. Tính sự tăng trường ta thấy có sự tăng trưởng rõ rệt: + Chuyền bóng cao tay trước mặt tăng 11.74% + Chuyền bóng cao tay sau đầu tăng 9.09% - So sánh kết quả lần 3 với lần 1 từ bảng 4 ta thấy rằng: 8 Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm các bài tập ứng dụng cho 15 sinh viên. Kết quả thực nghiệm sau 30 giáo án giảng dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra lần 3 lấy số liệu và đánh giá kết quả của bài tập ứng dụng thực hiện trong 10 quả. Sau khi xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả sau thực nghiệm bài tập ứng dụng. + So sánh kết quả trên ta thấy: - Chuyền bóng cao tay bằng 2 tay trước mặt: ttính = 4,67 < tbảng = 1,96 - Chuyền bóng cao tay bằng 2 tay sau đầu: ttính = 5,30 < tbảng = 1,96 Hay nói cách khác sau khi áp dụng các bài tập đã lựa chọn cho nhóm thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với nhóm đối chứng. Tính độ tăng trưởng ta thấy có sự tăng trưởng rõ rệt: + Chuyền bóng cao tay trước mặt tăng 41%. + Chuyền bóng cao tay sau đầu tăng 37.48% Thông qua kết quả ở bảng 5 chúng tôi tính hiệu quả chung về giá trị trung bình của 2 nội dung nhóm A và B (Bảng 5). Bảng 5: So sánh kết quả sau thực nghiệm (giữa các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng n=30) Nhóm Chuyền bóng cao tay bằng 2 tay trƣớc mặt Chuyền bóng cao tay bằng 2 tay sau đầu Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Sự tăng trƣởng Trƣớc thực nghiệm Sau thực nghiệm Sự tăng trƣởng A (n=15) 1.40 5.33 3.07 1.33 4.47 3.14 B (n=15) 1.67 3.53 1.86 1.27 3.13 1.96 Chênh lệch giữa 2 nhóm 0,27 (không đáng kể) 1.80 0.14 (không đáng kể) 1.34 Qua xử lý số liệu bằng phương pháp toán học thống kê cho thấy rằng: - Kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, đảm bảo tính khách quan bởi lẽ cả 2 nhóm đều chịu sự tác động điều kiện tập luyện như nhau. 9 - Việc đánh giá về thành tích và so sánh mức độ giữa 2 nhóm, ta thấy nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng là do đã dựa vào giảng dạy các bài tập và các kỹ thuật chuyền bóng cao tay hợp lý và có hiệu quả. 3. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, cho phép đi đến kết luận sau: Vấn đề giảng dạy – huấn luyện phát triển khả năng chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền trường Đại học Cần Thơ, hiện nay chưa được các giáo viên, các nhà sư phạm quan tâm một cách đúng mức. Việc phân bổ thời gian giảng dạy các nội dung kỹ - chiến thuật, tố chất thể lực chung – chuyên môn, phát triển kỹ thuật truyền bóng chưa đồng đều, việc sử dụng các bài tập huấn luyện phát triển kỹ thuật chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu còn ít, dẫn đến kết quả học tập, tập luyện môn bóng chuyền của sinh viên chưa được tốt. Quá trình nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã lựa chọn được 7 bài tập, phát triển khả năng chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền trường Đại học Cần Thơ, bao gồm: + Nhóm bài tập về phát triển kỹ thuật (3 bài) + Nhóm bài tập bổ trợ (4 bài) Quá trình thực nghiệm sư phạm trên 1 học kỳ, đề tài đã xác định được hiệu quả rõ rệt của hệ thống các bài tập đã lựa chọn trong việc phát triển khả năng chuyền bóng. Kết quả cho thấy, sau 30 giáo án tập luyện các thông số kỹ thuật có sự tăng tiến rõ nét: + Chuyền bóng cao tay bằng 2 tay trước mặt là : 41% + Chuyền bóng cao tay bằng 2 tay sau đầu là: 37.48%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983) – Lý luận và Phương pháp huấn luyện thể thao, Nxb. TDTT TP HCM. 2. PGS. TS Trần Đức Dũng, ThS Tạ Hữu Hiếu, CN Nguyễn Đức Văn (2007) – Tuyển tập các bài toán thống kê – đo lường. 3. TS. D. HARRE (1996) – Học thuyết huấn luyện. 4. Bùi Huy Quang, Nguyễn Danh Thái - Ứng dụng một số test để đánh giá trình độ tố chất thể lực cho VĐV bóng bàn trẻ - Bản tin KHKT TDTT – số 5+6 năm 1995. 5. Hyrosi Toyoda (1980) – Lý thuyết huấn uyện bóng chuyền của Nhật, Bản tin KHKT TDTT, chuyên đề bóng chuyền.
Luận văn liên quan