Nghiên cứu xác định giống lúa chất lượng, ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp phục vụ sản xuất vùng đồng bằng sông hồng

Sau gần 30 năm đổi mới, một trong những thành tựu lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam là sự phát triển của ngành lúa gạo. Từ một nước thiếu lương thực trong thập niên bảy mươi và nửa đầu thập niên tám mươi của thế kỷ trước, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo vào năm 1989, chỉ bốn năm sau khi đổi mới và sau đó đến nay liên tiếp giữ vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Sự phát triển của ngành lúa gạo đã đóng góp to lớn cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xoá đói giảm nghèo. Chúng ta không những có đủ lương thực tiêu dùng trong nước mà còn dư một lượng lớn để phục vụ xuất khẩu. “Phạm Thị Thanh Bình, Viện - Kinh tế và Chính trị Thế giới, Phát triển nông nghiệp Việt Nam, Thành tựu và hạn chế. 2017” Góp phần vào thành tích to lớn trên trước hết phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các giống lúa mới cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chủ trương chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp. Mặc dù đã đạt được thành tựu to lớn nhưng ngành lúa gạo Việt Nam trong quá trình phát triển đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Giá trị gia tăng của ngành lúa gạo giảm dần do sản xuất và kinh doanh hiệu quả thấp, thu nhập của nông dân trồng lúa giảm sút và không tương xứng với các tác nhân khác tham gia kinh doanh lúa gạo

pdf196 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu xác định giống lúa chất lượng, ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp phục vụ sản xuất vùng đồng bằng sông hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------  ---------- TRẦN THANH NHẠN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG LÚA CHẤT LƢỢNG, NGẮN NGÀY VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH PHÙ HỢP PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------  ---------- TRẦN THANH NHẠN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG LÚA CHẤT LƢỢNG, NGẮN NGÀY VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH PHÙ HỢP PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 62.62.01.10 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Hoàng Tuyết Minh 2. TS. Nguyễn Nhƣ Hải HÀ NỘI, NĂM 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Tác giả luận án Trần Thanh Nhạn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo, các tập thể, cá nhân cùng bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới GS.TS. Hoàng Tuyết Minh và TS. Nguyễn Như Hải, là những người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, Ban đào tạo Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến lãnh đạo và các công chức, viên chức thuộc Trạm Khảo nghiệm giống cây trồng Văn Lâm, Hưng Yên - Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia; Trung tâm Chuyển giao khoa học công nghệ và Khuyến nông - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam; các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên và có nhiều ý kiến đóng góp cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận án. Sau cùng là gia đình đã luôn động viên khích lệ, tạo điều kiện về thời gian, công sức và kinh tế để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Tác giả luận án Trần Thanh Nhạn iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng viii Danh mục các hình xi Danh mục chữ viết tắt xii MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 4 1.5. Đóng góp mới của luận án 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu và đất trồng lúa vùng Đồng bằng sông Hồng 5 1.2. Các yếu tố hạn chế đến năng suất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng 6 1.3. Cơ sở khoa học về nghiên cứu, tuyển chọn giống lúa chất lượng, ngắn ngày 6 iv 1.3.1. Nguồn gốc phân loại cây lúa 6 1.3.2. Đặc điểm nông sinh học của cây lúa 7 1.3.3. Yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa 10 1.3.4. Quan hệ giữa năng suất lúa và các yếu tố liên quan 13 1.3.5. Các chỉ tiêu về chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng 15 1.3.6. Đánh giá hiện trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam 21 1.3.7. Định hướng mục tiêu cho ngành hàng lúa gạo chất lượng 24 1.3.8. Phương hướng chọn tạo giống lúa 26 1.3.9. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng Japonica 28 1.3.10. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng Indica 31 1.3.11. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa chất lượng ở Việt Nam 34 1.3.12. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa chất lượng vùng ĐBSH 37 1.3.13. Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lúa 37 1.3.14. Nghiên cứu về phân bón cho cây lúa 40 1.3.15. Nghiên cứu về thời vụ gieo, cấy đối với cây lúa 48 1.4. Nhận xét rút ra từ tổng quan 50 CHƢƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52 2.1. Vật liệu nghiên cứu 52 2.1.1. Đánh giá giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống lúa được tuyển chọn 53 2.1.2. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 53 2.2. Nội dung nghiên cứu 53 2.2.1. Nội dung 1: Nghiên cứu xác định giống lúa mới ngắn ngày, chất lượng, triển vọng cho vùng Đồng bằng sông Hồng 53 2.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu khả năng thích ứng của các giống lúa mới được xác định tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 54 v 2.2.3. Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh của các giống lúa được xác định tại vùng Đồng bằng sông Hồng 54 2.2.4. Nội dung 4: Xây dựng mô hình thâm canh và đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa được tuyển chọn trên đất phù sa sông Hồng 54 2.3. Phương pháp nghiên cứu 54 2.3.1. Nghiên cứu xác định giống lúa mới ngắn ngày, chất lượng, triển vọng cho vùng Đồng bằng sông Hồng 54 2.3.2. Đánh giá khả năng thích ứng của các giống lúa mới triển vọng tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 56 2.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống lúa đã được tuyển chọn trên đất phù sa vùng Đồng bằng sông Hồng 58 2.3.4. Xây dựng mô hình thâm canh, đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa triển vọng tại vùng đồng bằng sông Hồng 59 2.4. Phương pháp đánh giá 60 2.4.1. Đánh giá thời kỳ sinh trưởng và phát triển cuả các giống lúa tham gia thí nghiệm 60 2.4.2. Đánh giá độ ổn định năng suất của các giống lúa được tuyển chọn 61 2.4.3. Đánh giá hàm lượng chất khô, chỉ số diện tích lá và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tham gia thí nghiệm 62 2.4.4. Phương pháp đánh giá mùi thơm ở lúa 63 2.4.5. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại 63 2.4.6. Đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng gạo, cơm 66 2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu 66 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 67 3.1. Kết quả nghiên cứu xác định giống lúa mới ngắn ngày, chất lượng cho vùng Đồng bằng sông Hồng 67 vi 3.1.1. Kết quả đánh giá đặc điểm nông học, khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm 67 3.1.2. Kết quả đánh giá phản ứng của các giống với một số sâu bệnh chính và khả năng chống chịu điều kiện bất thuận của ngoại cảnh 71 3.1.3. Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm 73 3.1.4. Kết quả đánh giá chất lượng gạo của các giống lúa tham gia thí nghiệm 76 3.2. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng của 2 giống lúa ĐS3 và BH 9 từ vụ Xuân 2014 đến vụ Xuân 2015 83 3.2.1. Kết quả đánh giá đặc điểm nông học, khả năng sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống lúa ĐS3 và BH9 83 3.2.2. Kết quả đánh giá chỉ số diện tích lá và hàm lượng chất khô của 2 giống BH 9 và ĐS3 ở vụ Xuân 2015 84 3.2.3. Kết quả đánh giá độ thuần đồng ruộng và các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống ĐS3 và BH 9 86 3.2.4. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa ĐS3 và BH9 87 3.2.5. Kết quả đánh giá năng suất của giống BH9 và ĐS3 tại các điểm 89 3.2.6. Kết quả đánh giá chỉ tiêu chất lượng gạo của 2 giống lúa BH9 và ĐS3 91 3.2.7. Kết quả đánh giá chất lượng cơm của giống ĐS3 và BH9 92 3.2.8. Kết quả đánh giá độ ổn định năng suất của 2 giống lúa ĐS3 và Bắc hương 9 qua 2 năm 2014 và 2015 93 3.3. Đánh giá khả năng thích ứng của 2 giống lúa BH9 và ĐS3 trên diện rộng trong điều kiện sản xuất tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 99 vii 3.3.1. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng của giống lúa ĐS3 trong vụ Mùa năm 2014 99 3.3.2. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng của giống lúa BH 9 102 3.4. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh của 2 giống lúa ĐS3 và BH9 triển vọng trên đất phù sa sông Hồng 104 3.4.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ cấy đến một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống lúa ĐS3 và Bắc hương 9 104 3.4.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy và phân bón đến tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa ĐS3 và BH9 106 3.4.3. Ảnh hưởng của các mức bón đạm và mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa ĐS3 và Bắc hương 9 108 3.5. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh, đánh giá hiệu quả kinh tế của 2 giống lúa triển vọng BH9 và ĐS3 114 3.5.1. Kết quả xây dựng mô hình và đánh giá hiệu quả kinh tế của giống ĐS3 114 3.5.2. Kết quả xây dựng mô hình và đánh giá hiệu quả kinh tế của giống BH9 117 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 118 1. Kết luận 118 2. Đề nghị 119 Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án 120 Tài liệu tham khảo 121 Phụ lục 137 viii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Danh sách các giống lúa nghiên cứu nhóm Indica 52 2.2. Danh sách các giống lúa mới nhóm Japonica 53 3.1. Đặc điểm hình thái các giống lúa thí nghiệm thuộc nhóm Indica 67 3.2. Một số đặc điểm hình thái các giống lúa thí nghiệm thuộc nhóm Japonica 68 3.3. Một số đặc điểm nông sinh học và khả năng sinh trưởng phát triển của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2013 69 3.4. Một số đặc điểm nông sinh học và khả năng sinh trưởng phát triển của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 70 3.5. Tình hình nhiễm sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm nhóm Indica (điểm) 72 3.6. Tình hình sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm nhóm Japonica vụ Xuân và vụ Mùa 2013 (điểm) 73 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân và vụ Mùa 2013 74 3.8 a. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng gạo của các giốnglúa Indica tham gia thí nghiệm 77 3.8b. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa Japonica tham gia thí nghiệm 78 3.9a. Các chỉ tiêu chọn lọc với nhóm giống Indica 79 3.9b. Các chỉ tiêu chọn lọc với nhóm giống Japonica 80 3.10. Mục tiêu và hệ số chọn lọc đối với các giống lúa Indica và Japonica 80 3.11. So sánh giá trị chọn lọc với giá trị thực tế của giống BH 9 và ĐS3 82 3.12. Một số đặc điểm nông sinh học của giống lúa BH 9 và ĐS3 83 ix 3.13. Kết quả đánh giá diện tích lá của giống BH9 và ĐS3 85 3.14. Đánh giá khả năng tích lũy chất khô của giống BH 9 và ĐS3 85 3.15. Độ thuần đồng ruộng và các yếu tố cấu thành năng suất của giống ĐS3 và BH9 năm 2014-2015 87 3.16. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của 2 giống ĐS3 và BH9 tại các điểm năm 2014-2015 (điểm) 88 3.17. Phản ứng của giống lúa BH9 đối với rầy nâu 89 3.18. Phản ứng của giống lúa BH9 đối với bệnh đạo ôn 89 3.19. Phản ứng của giống lúa BH9 đối với bệnh bạc lá 89 3.20. Năng suất của 2 giống ĐS3 và BH9 tại các điểm (tấn/ha) 90 3.21. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của giống ĐS3 và BH9 91 3.22. Chất lượng cơm của 2 giống ĐS3 và BH9 vụ Xuân 2014 92 3.23. Độ ổn định năng suất của các giống tại vùng ĐBSH trong vụ Xuân 2014 94 3.24. Độ ổn định năng suất của các giống tại vùng ĐBSH trong vụ Mùa năm 2014 96 3.25. Độ ổn định năng suất của các giống tại vùng ĐBSH trong vụ Xuân 2015 97 3.26. Độ ổn định năng suất của các giống tại vùng ĐBSH trong vụ Xuân 2014 và Xuân 2015 98 3.27. 100 3.28. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống ĐS3 100 3.29. Mức độ chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận của giống lúa ĐS3 (điểm) 101 3.30. Một số đặc điểm nông học của giống ĐS3 101 3.31. Độ thuần đồng ruộng và yếu tố cấu thành năng suất của giống ĐS3 101 3.32. Mức độ nhiễm sâu bệnh của giống lúa ĐS3 (điểm) 102 x 3.33. Các yếu tố cấu thành năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống BH9 tại các điểm 103 3.34. Năng suất của giống BH9 tại các điểm 104 3.35. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng và chiều cao cây của giống lúa ĐS3 105 3.36. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng và chiều cao cây của giống lúa BH9 105 3.37. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống ĐS3 106 3.38. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống BH9 (điểm) 107 3.39. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ĐS3 108 3.40. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến năng suất thực thu của giống lúa ĐS3 (tấn/ha) 110 3.41. Ảnh hưởng của mật độ và nền phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống BH9 (tấn/ha) 111 3.42. Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức đạm bón đến năng suất thực thu của giống lúa BH9 (tấn/ha) 113 3.43. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình giống ĐS3 so với giống Khang dân 18 tại Hưng Yên trong vụ Xuân 2016 115 3.44. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình giống ĐS3 so với giống Nhị ưu 838 tại Vĩnh Phúc, vụ Xuân 2016 116 3.45. Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống BH9 tại Vụ Bản-Nam Định, vụ Mùa 2016 117 xi DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Gge biplot của 5 giống tại 3 địa điểm vụ Xuân 2014 94 3.2. Gge biplot của 5 giống tại 3 địa điểm vụ Mùa 2014 96 3.3. Gge biplot của 5 giống tại 3 địa điểm vụ Xuân 2015 97 3.4 Gge biplot của 5 giống tại 3 địa điểm vụ Xuân 2014 và 2015 98 xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa BĐKH Biến đổi khí hậu BPKT Biện pháp kỹ thuật BVTV Bảo vệ thực vật ĐBSH ĐBSCL Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng song Cửu Long ĐC Đối chứng CT Công thức Cs Cs (cộng tác viên) FAO Food and Agricultural Organization (Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc) HQKT Hiệu quả kinh tế IRRI International Rice Research Institute (Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế) TBKT Tiến bộ kỹ thuật UNDP United Nationns Development Programme (Chương trình phát triển của Liên hợp quốc) VCK NAR LAI MAS MAB NSLT NSTT NST TGST BH9 VFA ICM 3G3T QTL Vật chất khô Hiệu suất quang hợp thuần Hệ số diện tích lá Marker Assisted Selection Marker Assisted Backrossing Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu Nhiễm sắc thể Thời gian sinh trưởng Giống Bắc hương 9 Hiệp hội Lương thực Việt Nam Quản lý cây trồng tổng hợp 3 giảm 3 tăng trên cây lúa Tính trạng chống chịu khô hạn trên cây lúa 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Sau gần 30 năm đổi mới, một trong những thành tựu lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam là sự phát triển của ngành lúa gạo. Từ một nước thiếu lương thực trong thập niên bảy mươi và nửa đầu thập niên tám mươi của thế kỷ trước, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo vào năm 1989, chỉ bốn năm sau khi đổi mới và sau đó đến nay liên tiếp giữ vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Sự phát triển của ngành lúa gạo đã đóng góp to lớn cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xoá đói giảm nghèo. Chúng ta không những có đủ lương thực tiêu dùng trong nước mà còn dư một lượng lớn để phục vụ xuất khẩu. “Phạm Thị Thanh Bình, Viện - Kinh tế và Chính trị Thế giới, Phát triển nông nghiệp Việt Nam, Thành tựu và hạn chế. 2017” Góp phần vào thành tích to lớn trên trước hết phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các giống lúa mới cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chủ trương chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp. Mặc dù đã đạt được thành tựu to lớn nhưng ngành lúa gạo Việt Nam trong quá trình phát triển đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Giá trị gia tăng của ngành lúa gạo giảm dần do sản xuất và kinh doanh hiệu quả thấp, thu nhập của nông dân trồng lúa giảm sút và không tương xứng với các tác nhân khác tham gia kinh doanh lúa gạo. Vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích tự nhiên là 2,06 triệu ha và gần 20 triệu dân, diện tích lúa gieo cấy hàng năm khoảng hơn 1 triệu ha, chiếm 88% diện tích cây lương thực của vùng và chiếm khoảng 14% diện tích gieo trồng lúa của cả nước. Tuy đất không rộng nhưng đây là vùng sản xuất lúa có trình độ thâm canh cao. Sản xuất lúa ở ĐBSH hướng đến thị trường nội địa, bao gồm thị trường lớn là thủ đô Hà Nội và các đô thị trong vùng, với xu thế tiêu dùng gạo 2 chất lượng cao gia tăng. Vì vậy, vùng ĐBSH sẽ chuyển hướng mạnh sang sản xuất lúa chất lượng cao và quy hoạch các vùng sản xuất lúa đặc sản địa phương, lúa nếp, lúa Japonica. Tuy nhiên vùng này còn thiếu bộ giống lúa chất lượng cao, có giá trị hàng hóa, số lượng giống chất lượng cao phát triển rộng rãi trong sản xuất còn ít. Một số giống lúa chất lượng là giống chủ lực trong sản xuất nhưng bị nhiễm nặng sâu bệnh hại, nhiều vụ gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Một giải pháp quan trọng góp phần tái cấu trúc ngành lúa gạo nước ta nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là nghiên cứu đưa vào sản xuất các giống lúa chất lượng và có giá trị hàng hóa cao trên thị trường lúa gạo thế giới và trong nước. (Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Đồng_bằng_sông_Hồng). Ðể nâng cao chất lượng lúa gạo thì khâu cơ bản là nghiên cứu chọn tạo, cải tiến giống để có những giống lúa có chất lượng giá trị hàng hóa cao hơn, kết hợp với việc xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp phát huy được tiềm năng của giống; thực tế chứng minh rằng đây là con đường nhanh và tiết kiệm để nâng cao chất lượng lúa gạo. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu xác định giống lúa chất lượng, ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp phục vụ sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu Xác định được giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao, chống chịu được với sâu bệnh và điều kiện bất thuận vùng Đồng bằng sông Hồng. Đề xuất quy trình kỹ thuật thâm canh các giống lúa được xác định nhằm phục vụ sản xuất lúa chất lượng vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH). 1.2.2. Yêu cầu Tuyển chọn được giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 130-135 ngày trong vụ Xuân, 105-110 ngày trong vụ Mùa, năng suất đạt từ 6,0-7,0 tấn/ha 3 trong vụ Xuân và 5,5-6,0 tấn/ha trong vụ Mùa, chất lượng cơm ngon, hàm lượng Amylose thấp (dưới 20%), nhiệt độ hóa hồ ở mức trung bình, giống sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh hại, có tính thích nghi và độ ổn định cao, phù hợp với sản xuất lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Các kết quả thu được của Luận án cung cấp thêm những dẫn liệu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu chọn tạo, tuyển chọn giống lúa ngắn ngày chất lượng cho vùng Đồng bằng sông Hồng. - Bổ sung một số biện pháp kỹ thuật canh tác để tăng hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao cho vùng Đồng bằng sông Hồng. - Cung cấp nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa ngắn ngày, chất lượng. - Kết quả của Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chọn tạo và sản xuất lúa. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đã tuyển chọn được 1 giống lúa Japonica (ĐS3) và 1 giống lúa Indica (BH9), có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh trưởng phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao bổ sung vào cơ cấu giống lúa chất lượng, góp phần tăng thêm hiệu quả sản xuất lúa cho vùng Đồng bằng sông Hồng. - Khuyến cáo cho người sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Hồng thực hiện theo quy trình kỹ thuật canh tác giống lúa mới chất lượng, ngắn ngày đạt hiệu quả cao 1.4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất lượng được chọn tạo và nhập nội từ các nguồn trong và ngoài nước. 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Về giống lúa: Nghiên cứu về đặc điểm nông học, tiềm năng năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu, bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận; khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái vùng Đồng bằng sông Hồng của 16 giống lúa làm vật liệu nghiên cứu. 1.4.2.2. Về Kỹ thuật canh tác: - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác (mật
Luận văn liên quan