Ngôn ngữ Việt Nam - Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính

Thi ca từ lâu đã trở thành đối tƣợng đƣợc quan tâm của giới nghiên cứu ngôn ngữ học, trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam. Trên phân ngành phong cách học, các nhà Việt ngữ học luôn dành một khoảng đất cần thiết và tƣơng đối rộng rãi để bàn về phần phong cách chức năng của văn bản nghệ thuật, trong đó không thể không nói đến tầm quan trọng và những đặc điểm tiêu biểu của ngôn ngữ văn học nói chung và ngôn ngữ thơ nói riêng. Cùng với những thành tựu của lí luận ngôn ngữ, hƣớng nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ học – văn học càng đƣợc đẩy mạnh và thu đƣợc nhiều thành tựu. Nhìn lại nền thơ ca Việt Nam thế kỷ XX, phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) là một trong những thành tựu rực rỡ trong tiến trình văn học sử nƣớc nhà với sự góp mặt của nhiều tên tuổi, mà Nguyễn Bính chính là một trong những đại diện tiêu biểu nhất, đƣợc mệnh danh là thi sĩ chân quê với số lƣợng các ấn phẩm xuất bản trƣớc 1945 nhiều nhất so với tất cả những thi sĩ đƣơng thời. Thơ Nguyễn Bính đƣợc đông đảo tầng lớp quần chúng nhân dân yêu mến, thuộc lòng và đƣợc truyền tụng một cách rộng rãi trên khắp các vùng miền của đất nƣớc. Cùng với thời gian, thơ Nguyễn Bính vẫn ngày càng khẳng định đƣợc giá trị bền vững của mình trong lòng độc giả, thậm chí có phần vƣợt cả Xuân Diệu, ngƣời vẫn đƣợc xem là hoảng từ của thời kỳ Thơ Mới. Ý thức về vị trí của thi tài Nguyễn Bính trong nền thi ca Việt Nam hiện đại, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945) với mong muốn chỉ ra một cách hệ thống những đặc điểm ngôn ngữ thi ca, thấy đƣợc những sáng tạo, đóng góp và cống hiến nghệ thuật của ông, đồng thời cũng chỉ ra đƣợc một phong cách không thể trộn lẫn trong mối tƣơng quan với những thi sĩ sáng tác theo khuynh hƣớng lãng mạn thời kỳ trƣớc 1945. Công trình cũng sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi: Tại sao thơ Nguyễn Bính lại đƣợc nhiều ngƣời yêu thích, say mê và thuộc lòng đến nhƣ vậy.

pdf158 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngôn ngữ Việt Nam - Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KHOA NGÔN NGỮ HỌC ĐỖ ANH VŨ NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN BÍNH (Dựa trên cứ liệu trƣớc 1945) Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM Mã số: 9 22 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. MAI NGỌC CHỪ HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ một công trình nào. Tác giả luận án Đỗ Anh Vũ MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................................................. 2 2.1. Mục đích ................................................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ ................................................................................................................. 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu của luận án ................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2 3.2. Phạm vi tƣ liệu ........................................................................................................ 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ............................................................................ 3 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ......................................................................... 3 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án......................................................................... 4 6.1. Ý nghĩa lí luận ......................................................................................................... 4 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1 ........................................................................................................................... 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ............................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khái niệm “thơ” và ngôn ngữ thơ ...................... 5 1.1.1. Khái niệm “Thơ” ................................................................................................. 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ thơ ..................................................................... 8 1.1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Nguyễn Bính ............................................. 14 1.2. Cơ sở lí thuyết ........................................................................................................... 16 1.2.2. Vần thơ (Thi vận) ............................................................................................... 17 1.2.5. Tín hiệu thẩm mỹ ................................................................................................ 21 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC THƠ NGUYỄN BÍNH ...................................... 25 2.1. Đặc điểm vần thơ Nguyễn Bính ................................................................................ 25 2.1.1. Mức độ hòa âm trong vần thơ thất ngôn của Nguyễn Bính ............................... 25 2.1.2. Phân bố vần khổ thơ thất ngôn của Nguyễn Bính ............................................. 29 2.1.3. Những bài thơ thất ngôn trƣờng thiên của Nguyễn Bính ................................... 31 2.1.4. Mức độ hòa âm trong vần thơ lục bát của Nguyễn Bính ................................... 33 2.1.5. Phân bố vần trong thơ lục bát của Nguyễn Bính ............................................... 35 2.1.6. Những bài lục bát dùng vần chính tuyệt đối ...................................................... 36 2.2. Nhịp điệu trong thơ Nguyễn Bính ............................................................................ 38 2.2.1. Nhịp điệu trong thơ lục bát ................................................................................ 38 2.2.2. Nhịp điệu trong thơ thất ngôn ............................................................................ 41 2.3. Cấu trúc nhan đề tác phẩm ........................................................................................ 43 2.4. Nghệ thuật biểu hiện dấu câu .................................................................................... 46 2.4.1. Dấu ba chấm trong thơ Nguyễn Bính ................................................................ 46 2.5. Một số biện pháp tu từ cú pháp trong thơ Nguyễn Bính .......................................... 53 2.5.1. Biện pháp tu từ điệp ngữ .................................................................................... 53 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA THƠ NGUYỄN BÍNH ...................................... 71 3.1. Các yếu tố ngôn ngữ chỉ không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính ................ 71 3.1.1. Vai trò của không gian trong nhan đề tác phẩm ............................................... 71 3.1.2. Những không gian chung ................................................................................... 72 3.1.3. Những không gian nông thôn ............................................................................. 76 3.1.4. Không gian thành thị ......................................................................................... 79 3.1.5. Không gian phiêu bạt ......................................................................................... 82 3.1.6. Những không gian gắn với địa danh .................................................................. 83 3.1.7. Những không gian tượng trưng – ước lệ ........................................................... 87 3.2. Các yếu tố ngôn ngữ chỉ thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính .................... 88 3.2.1. Thời gian của ngày ............................................................................................ 88 3.2.2 Thời gian của năm .............................................................................................. 97 3.2.3. Các biểu hiện khác của thời gian .................................................................... 101 3.3. Một số tín hiệu thẩm mỹ đặc sắc trong thơ Nguyễn Bính ...................................... 106 3.3.1. Tín hiệu thẩm mĩ “vườn” ................................................................................. 106 3.3.2. Tín hiệu thẩm mỹ “bướm” ............................................................................... 109 3.3.3. Tín hiệu thẩm mỹ “rượu” ................................................................................ 114 3.4. Các yếu tố ngôn ngữ chỉ con ngƣời trong thơ Nguyễn Bính .................................. 119 3.5. Các yếu tố ngôn ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bính ................................ 123 3.5.1. Các yếu tố chỉ thực vật .................................................................................... 123 3.5.2. Các yếu tố chỉ động vật .................................................................................... 125 3.6. Từ ngữ điển tích điển cố trong thơ Nguyễn Bính ................................................... 127 3.6.1.Tổng quan về từ ngữ điển tích điển cố trong thơ Nguyễn Bính ........................ 127 3.6.2. Phân loại và miêu tả từ ngữ điển tích điển cố trong thơ Nguyễn Bính ............ 131 3.6.3. Giá trị của việc sử dụng từ ngữ điển tích điển cố trong thơ Nguyễn Bính ...... 138 3.7. Tiểu kết ................................................................................................................... 141 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................................. 152 DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 2.1: Số lƣợng các thể thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 2. Bảng 2.2: Phân loại thể thất ngôn trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 3. Bảng 2.3: : Số lƣợng các loại vần trong thể thất ngôn của thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 4. Bảng 2.4: Bảng phân bố thanh điệu trong bài thơ Cô hái mơ 5. Bảng 2.5: Bảng phân bố thanh điệu trong bài thơ Gái xuân 6. Bảng 2.6: Tổng kết phân bố vần thơ thất ngôn Nguyễn Bính trƣớc 1945 7. Bảng 2.7: Tổng kết các loại vần trong thơ lục bát Nguyễn Bính trƣớc 1945 8. Bảng 2.8: Khảo sát các loại vần trong một số bài ca dao theo thể lục bát 9. Bảng 2.9: Tổng kết những nhịp ngắt phá cách trong thơ lục bát Nguyễn Bính trƣớc 1945 10. Bảng 2.10: Tổng kết những nhịp ngắt mang tính phá cách trong thơ thất ngôn Nguyễn Bính trƣớc 1945 11. Bảng 2.11: Bảng 2.10: Tổng kết những nhịp ngắt mang tính phá cách trong thơ thất ngôn Nguyễn Bính trƣớc 1945 12. Bảng 2.12: Dung lƣợng nhan đề thi phẩm Nguyễn Bính trƣớc 1945 13. Bảng 2.13: Vị trí dấu ba chấm trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 14. Bảng 2.14: Các loại câu hỏi trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 15. Bảng 2.15: Các loại điệp ngữ trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 16. Bảng 2.16: Tần số sử dụng hƣ từ trong các câu thơ 17. Bảng 2.17: So sánh tƣơng quan chuyển loại thực từ - hƣ từ 18. Bảng 2.18: So sánh tình hình sử dụng hƣ từ trong thơ Nguyễn Bính và Huy Cận trƣớc 1945 19. Bảng 3.1: Những không gian chung trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 20. Bảng 3.2: Các đơn vị không gian nông thôn mang tính chất văn hóa truyền thống trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 21. Bảng 3.3: Những không gian nông thôn cụ thể trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 22. Bảng 3.4: Không gian phiêu bạt trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 22. Bảng 3.5: Các địa danh cụ thể trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 24. Bảng 3.6: Địa danh điển tích trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 25. Bảng 3.7: Không gian ƣớc lệ trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 26. Bảng 3.8: Thời gian ban ngày trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 27. Bảng 3.9: Biểu hiện của thời gian buổi chiều trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 28. Bảng 3.10: Biểu hiện của thời gian “đêm” trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 29. Bảng 3.11: Biểu tƣợng của thời gian ban đêm trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 30. Bảng 3.12: Bốn mùa trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 31. Bảng 3.13: Bốn mùa trong thơ Nguyễn Bính căn cứ qua nhan đề tác phẩm 32. Bảng 3.14: Các tín hiệu từ vựng đặc trƣng chỉ mùa thu trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 33. Bảng 3.15: Thế giới nghệ thuật Nguyễn Bính qua ba tín hiếu thẩm mỹ đặc sắc 34. Bảng 3.16: Các yếu tố ngôn ngữ chỉ ngƣời trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 35. Bảng 3.17: Các định danh chỉ nhân vật nữ trong thơ Xuân Diệu trƣớc 1945 36. Bảng 3.18: Các yếu tố ngôn ngữ chỉ thực vật trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 37. Bảng 3.19: Các yếu tố ngôn ngữ chỉ động vật trong thơ Nguyễn Bính trƣớc 1945 38. Bảng 3.20: Các yếu tố ngôn ngữ chỉ động vật trong thơ Đoàn Văn Cừ trƣớc 1945 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thi ca từ lâu đã trở thành đối tƣợng đƣợc quan tâm của giới nghiên cứu ngôn ngữ học, trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam. Trên phân ngành phong cách học, các nhà Việt ngữ học luôn dành một khoảng đất cần thiết và tƣơng đối rộng rãi để bàn về phần phong cách chức năng của văn bản nghệ thuật, trong đó không thể không nói đến tầm quan trọng và những đặc điểm tiêu biểu của ngôn ngữ văn học nói chung và ngôn ngữ thơ nói riêng. Cùng với những thành tựu của lí luận ngôn ngữ, hƣớng nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ học – văn học càng đƣợc đẩy mạnh và thu đƣợc nhiều thành tựu. Nhìn lại nền thơ ca Việt Nam thế kỷ XX, phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) là một trong những thành tựu rực rỡ trong tiến trình văn học sử nƣớc nhà với sự góp mặt của nhiều tên tuổi, mà Nguyễn Bính chính là một trong những đại diện tiêu biểu nhất, đƣợc mệnh danh là thi sĩ chân quê với số lƣợng các ấn phẩm xuất bản trƣớc 1945 nhiều nhất so với tất cả những thi sĩ đƣơng thời. Thơ Nguyễn Bính đƣợc đông đảo tầng lớp quần chúng nhân dân yêu mến, thuộc lòng và đƣợc truyền tụng một cách rộng rãi trên khắp các vùng miền của đất nƣớc. Cùng với thời gian, thơ Nguyễn Bính vẫn ngày càng khẳng định đƣợc giá trị bền vững của mình trong lòng độc giả, thậm chí có phần vƣợt cả Xuân Diệu, ngƣời vẫn đƣợc xem là hoảng từ của thời kỳ Thơ Mới. Ý thức về vị trí của thi tài Nguyễn Bính trong nền thi ca Việt Nam hiện đại, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945) với mong muốn chỉ ra một cách hệ thống những đặc điểm ngôn ngữ thi ca, thấy đƣợc những sáng tạo, đóng góp và cống hiến nghệ thuật của ông, đồng thời cũng chỉ ra đƣợc một phong cách không thể trộn lẫn trong mối tƣơng quan với những thi sĩ sáng tác theo khuynh hƣớng lãng mạn thời kỳ trƣớc 1945. Công trình cũng sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi: Tại sao thơ Nguyễn Bính lại đƣợc nhiều ngƣời yêu thích, say mê và thuộc lòng đến nhƣ vậy. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ phong cách thơ Nguyễn Bính từ góc độ ngôn ngữ học, thấy đƣợc một bức tranh toàn cảnh về ba bình diện: đặc điểm ngữ âm, đặc điểm ngữ pháp cũng nhƣ đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa của thơ Nguyễn Bính. Các bình diện trên cũng đồng thời thể hiện những giá trị nội dung tƣ tƣởng và giá trị nghệ thuật ở các tác phẩm của ông, cho chúng ta thấy những đóng góp và những cống hiến, sáng tạo của Nguyễn Bính. 2.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là qua 272 bài thơ sáng tác trong giai đoạn trƣớc 1945 của Nguyễn Bính, đi vào thống kê, miêu tả, phân tích các đặc điểm ngôn ngữ học tiêu biểu thuộc cả ba bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ngữ nghĩa để thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh về thế giới thơ Nguyễn Bính, thấy đƣợc phong cách riêng của thi sĩ chân quê cùng những đóng góp nghệ thuật, những sáng tạo cống hiến của ông. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính, bao gồm toàn bộ các đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng ngữ nghĩa trong toàn bộ các sáng tác ở dạng bài thơ (không tính thể loại truyện thơ) của Nguyễn Bính, đƣợc viết trong thời kỳ trƣớc 1945. 3.2. Phạm vi tƣ liệu Phạm vi nghiên cứu của luận án là những bài thơ viết trƣớc 1945 của Nguyễn Bính, đƣợc xác lập qua việc căn cứ vào bộ sách Nguyễn Bính toàn tập (NXB Văn học, Hà Nội, 2008). Các thi phẩm đƣợc sáng tác trƣớc 1945 nằm trong 7 tập thơ trƣớc cách mạng cùng một số bài thơ lẻ khác nằm ngoài các tập trên. Danh sách 7 tập thơ cùng số lƣợng cụ thể mỗi bài trong tập nhƣ sau: Lỡ bƣớc sang ngang (Lê Cƣờng, Hà Nội, 1940): 34 bài Tâm hồn tôi (Lê Cƣờng, Hà Nội, 1940): 39 bài Hƣơng cố nhân (Asiatia, 1941): 31 bài 3 Một nghìn cửa sổ (1941): 43 bài Mƣời hai bến nƣớc (Mộng Hàm, 1942): 14 bài Ngƣời con gái ở lầu hoa (Hƣơng Sơn, 1942): 25 bài Mây Tần ( Huơng Sơn, 1942): 28 bài Cùng với 61 bài thơ lẻ đã in báo nằm ngoài các tập kể trên, sau khi trừ đi những bài thơ dịch (5 bài), tổng số các thi phẩm mà Nguyễn Bính sáng tác trƣớc 1945 nằm ở con số 272 bài. Đây sẽ là đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu trọng tâm của luận án, mong muốn chỉ ra đƣợc những đặc điểm về ngôn ngữ học, cụ thể là: tu từ học, phong cách học, thi pháp học của thơ Nguyễn Bính từ nguồn cứ liệu nói trên. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Phƣơng pháp chủ đạo đƣợc chúng tôi là phƣơng pháp miêu tả ngôn ngữ học. Luận án đi vào miêu tả các đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính trên tất cả các bình diện ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng ngữ nghĩa. Việc miêu tả đƣợc tiến hành chi tiết và kỹ lƣỡng, từ hình thức bên ngoài (định lƣợng hóa) cho đến các giá trị đƣợc biểu đạt (định tính hóa) bởi nội dung tƣ tƣởng tác phẩm. Tuy vậy, ở mỗi khu vực ngữ âm/ngữ pháp/từ vựng ngữ nghĩa, chúng tôi sẽ chỉ chọn và phân tích những nội dung mang tính điển hình và đặc sắc nhất, phản ánh đƣợc những đóng góp, sáng tạo cũng nhƣ nét riêng biệt về phong cách của Nguyễn Bính. Các phƣơng pháp và thủ pháp liên ngành khác đƣợc chúng tôi sử dụng là phân tích diễn ngôn, phân tích tu từ học, thống kê, so sánh và phân tích thể loại. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính từ góc nhìn ngôn ngữ học, bao quát cả hai mặt hình thức và ngữ nghĩa với các đặc điểm nổi bật về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng ngữ nghĩa trong hệ thống thi phẩm sáng tác trƣớc Cách mạng của thi sĩ chân quê. Những kết quả của luận án sẽ góp phần khẳng định về một phong cách riêng không thể trộn lẫn của Nguyễn Bính, đồng thời mở ra một hƣớng tiếp cận mới về ngôn ngữ tác giả, phong cách văn bản nghệ thuật nói chung và phong cách nhà văn nói riêng. 4 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận Luận án tiếp cận di sản thi ca của một tác gia tiêu biểu giai đoạn trƣớc 1945 từ góc nhìn phong cách học và ngôn ngữ văn chƣơng. Những vấn đề liên ngành đƣợc đặt ra một cách thú vị bởi những giao thoa giữa ngôn ngữ học - văn học – từ vựng học – thi pháp học – ngữ âm học – ngữ pháp học – phong cách học. Khẳng định vai trò và sự nghiệp văn học của Nguyễn Bính trong giai đoạn thơ ca lãng mạn 1930 – 1945, luận án cũng sẽ tiếp tục gợi mở cho những nghiên cứu theo mô típ phong cách ngôn ngữ những tác gia tiêu biểu trong nền thơ Việt Nam hiện đại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có những đóng góp mới vào việc nghiên cứu ngôn ngữ văn học ở Việt Nam, đặc biệt là ở góc độ ngôn ngữ thơ với lối tiếp cận ngôn ngữ học, gắn với việc nghiên cứu cấu trúc của ngôn ngữ thơ, đặt trong mối tƣơng quan với các phân ngành khác. Luận án cũng đóng góp vào việc tìm kiếm và đổi mới cách dạy môn Văn ở nhà trƣờng phổ thông cũng nhƣ đại học và sau đại học, trƣớc hết qua một trƣờng hợp cụ thể Nguyễn Bính. Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có thể đƣợc sử dụng trong việc giảng dạy và biên soạn các giáo trình về ngôn ngữ thơ nói riêng và ngôn ngữ nghệ thuật nói chung. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bảng, Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lí thuyết Chƣơng 2: Đặc điểm hình thức thơ Nguyễn Bính Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa thơ Nguyễn Bính 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khái niệm “thơ” và ngôn ngữ thơ 1.1.1. Khái niệm “Thơ” Văn học nói chung, thơ nói riêng, là ngƣời bạn đồng hành từ bao đời nay của nhân loại. Đã có vô vàn những quan điểm, định nghĩa về thơ đứng từ nhiều góc độ khác nhau. Nhà thơ quan niệm khác, nhà phê bình văn học quan niệm khác, nhà ngôn ngữ học quan niệm khác. Trƣớc khi đi đến một định nghĩa về thơ để tiện cho làm việc, chúng ta cùng điểm lại những ý kiến, quan điểm nổi tiếng về thơ. Ở phƣơng Tây, từ thời cổ đại, Aristot trong cuốn Nghệ thuật thi ca đã quan niệm thơ nhƣ là một sự mô phỏng, nhƣng phải là mô phỏng trong sáng tạo. Ở phƣơng Đông, nhà thơ Bạch Cƣ Dị đời Đƣờng có lẽ là một trong những ngƣời sớm nhất đƣa ra quan điểm riêng về thơ: “Cái gọi là thơ thì không gì cảm hóa nhân tâm bằng tình cảm. Không thể bắt đầu bằng cái gì khác ngoài ngôn ngữ. Không gì thân thiết bằng âm thanh. Không gì sâu sắc bằng nghĩa lý. Gốc của thơ là tình cảm. Lá của thơ là ngôn ngữ. Hoa của thơ là âm thanh. Quả của thơ là nghĩa lý”. [dẫn theo Nguyễn Thị Phƣơng Thùy,13-14, 47]. Ở Việt Nam, thời hiện đại, mỗi nhà thơ gần nhƣ có một quan điểm riêng về thơ. Tố Hữu thì nói: “Thơ là cảm hứng. Cảm hứng thì nên ghi lại”. Ông phát biểu thêm trong một số lần khác: “Thơ b
Luận văn liên quan