Nhà nước và cách mạng xã hội

Vấn đề nguồn gốc và bản chất của nhà nước luôn là một vấn đề hết sức phức tạp trong xã hội có các giai cấp đối kháng và đây cũng chính là vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh. Vậy nguồn gốc ra đời nhà nước là từ đâu? Bản chất nhà nước là gì? Trong lịch sử triết học có nhiều lí giải khác nhau về vấn đề này trên cơ sở điều kiện lịch sử lúc đó. Nhưng hầu hết những học thuyết trước đây về nguyên nhân đều mang tính duy tâm, thần bí, tôn giáo. • Chủ nghĩa duy tâm đã cho rằng: nhà nước là do lực lượng siêu nhiên hoặc do lý chí và đạo đức tối thượng sinh ra để duy trì trật tự ở trần gian.Từ đó mà xã hội nảy sinh quan điểm vua là “thiên tử” nên có quyền lực tối cao với xã hội. • Hê-ghen lại cho rằng nhà nước chính là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối sinh ra.Do vậy cũng như ý niệm tuyệt đối, nhà nước cũng có quá trình phát triển,vận động và tồn tại vĩnh viễn mà đỉnh cao nhất là nhà nước phổ. • Một quan điểm nữa cũng mang tính thần thánh là quan điểm của chủ nghĩa Tômat mới : nhà nước có nguồn gốc thiêng liêng từ chúa,do vậy nhà nước có thần tính .Từ cách lí giải đó họ cho rằng nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mọi thành viên trong xã hội,và vì thế nhà nước cũng có tính giai cấp. • Một số nhà xã hội học lại tìm cách gắn nhà nước với tâm lí con người.Theo họ những nhóm ý chí mạnh sẽ giữ vai trò thống trị, nắm quyền lực, xây dựng bộ máy nhà nước để cai trị các nhóm ý chí yếu. Trước Mác có quan điểm cho rằng nhà nước xuất hiện như là một kết quả của sự phát triển gia đình. Quyền lực nhà nước chính là sự chuyển hóa quyền lực của người cha-gia trưởng.Vì vậy nhà nước không mang tính giai cấp.

doc24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5777 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhà nước và cách mạng xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Chúng ta vẫn thường nhắc đến từ “ nhà nước ”trong ngôn ngữ hàng ngày hay khi đề cập đến những vấn đề về kinh tế - chính trị - xã hội,nhưng hiểu biết về nhà nước và sự tồn tại của nó trong lịch sử đối với chúng ta còn rất khiêm tốn.Vì vậy, để làm rõ những vấn đề đó chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nhà nước và cách mạng xã hội. Trong quá trình thực hiện tiểu luận này, do những hạn chế về năng lực cũng như tài liệu, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, rất mong được sự giúp đỡ của thay để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nhà nước và cách mạng xã hội 1. Nhà nước. 1.1.Nguồn gốc và bản chất nhà nước: 1.1.1.Quan diểm về nhà nước của những học thuyết trước Mác: Vấn đề nguồn gốc và bản chất của nhà nước luôn là một vấn đề hết sức phức tạp trong xã hội có các giai cấp đối kháng và đây cũng chính là vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh. Vậy nguồn gốc ra đời nhà nước là từ đâu? Bản chất nhà nước là gì? Trong lịch sử triết học có nhiều lí giải khác nhau về vấn đề này trên cơ sở điều kiện lịch sử lúc đó. Nhưng hầu hết những học thuyết trước đây về nguyên nhân đều mang tính duy tâm, thần bí, tôn giáo. Chủ nghĩa duy tâm đã cho rằng: nhà nước là do lực lượng siêu nhiên hoặc do lý chí và đạo đức tối thượng sinh ra để duy trì trật tự ở trần gian.Từ đó mà xã hội nảy sinh quan điểm vua là “thiên tử” nên có quyền lực tối cao với xã hội. Hê-ghen lại cho rằng nhà nước chính là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối sinh ra.Do vậy cũng như ý niệm tuyệt đối, nhà nước cũng có quá trình phát triển,vận động và tồn tại vĩnh viễn mà đỉnh cao nhất là nhà nước phổ. Một quan điểm nữa cũng mang tính thần thánh là quan điểm của chủ nghĩa Tômat mới : nhà nước có nguồn gốc thiêng liêng từ chúa,do vậy nhà nước có thần tính .Từ cách lí giải đó họ cho rằng nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mọi thành viên trong xã hội,và vì thế nhà nước cũng có tính giai cấp. Một số nhà xã hội học lại tìm cách gắn nhà nước với tâm lí con người.Theo họ những nhóm ý chí mạnh sẽ giữ vai trò thống trị, nắm quyền lực, xây dựng bộ máy nhà nước để cai trị các nhóm ý chí yếu. Trước Mác có quan điểm cho rằng nhà nước xuất hiện như là một kết quả của sự phát triển gia đình. Quyền lực nhà nước chính là sự chuyển hóa quyền lực của người cha-gia trưởng.Vì vậy nhà nước không mang tính giai cấp. Đến thời cận đại xuất hiện những quan điểm mới, tiêu biểu là Hôp-xơ(1588-1671), Lốc-cơ(1632-1704), Rút-xô(1712-1778). Trong đó Hốp-xơ cho rằng nhà nước như là sản phẩm của một khế ước xã hội và khế ước ở đây là sự thỏa thuận của mọi người trên cơ sở ý chí chung nhằm mục đích chống lại sụ thống trị chuyên chế. Từ đó tạo ra một trật tự xã hội mới mà ở đó các quyền tự nhiên của con người được coi trọng. Quan điểm này đã được Rut- xô tiếp tục phát triển. Trên cơ sở phân chia các giai đoạn của quá trình phát triển lịch sử,ông cho rằng nhà nước là kết quả của sự phát triển xã hội từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái công dân, gắn liền với chế độ sở hữu tư nhân. Ông coi sự xuất hiện chế độ tư hữu dã làm biến dạng các quan hệ tự nhiên của con người, đẩy xã hội vào tình trạng bất công, áp bức. Trong quan điểm này nhà nước trên cơ sở khế ước xã hội do nhân dân lập ra để bảo vệ quyền bình đẳng của họ. Như vậy theo Rut- xô nhà nước là sản phẩm của ý chí chung của nhân dân, do họ kiểm soát. Nhà nước cũng không phải là một bộ máy quyền lực tách rời nhân dân, đàn áp nhân dân. Nhà nước là người dược nhân dân ủy quyền điều hành xã hội. Mọi hoạt động của nhà nước phải phù hợp với nhân dân. Điểm tiến bộ trong quan điểm của các lí thuyết gia tư sản là ở chỗ nó hướng đến việc chống lại nhà nước phong kiến hà khắc. Tuy nhiên các quan điểm này vẫn bị hạn chế, chưa tìm ra được nguồn gốc và bản chất của nhà nước. Do vậy vấn đề nhà nước vẫn là điều bí ẩn. 1.1.2.Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc và bản chất nhà nước: a) Nguồn gốc: Vậy để giải quyết vấn đề này một cách khoa học chúng ta cần phải nhìn về mặt lịch sử, bởi bất kì hiện tượng xã hội nào đều phải gắn bó với lịch sử để từ đó ta có thể xem hiện nay nó phát triển như thế nào. Lịch sử xã hội đã trải qua 4 kiểu nhà nước: chủ nô, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ba hình thức nhà nước ban đầu đều có điểm chung dựa trên quan hệ sở hữa tư nhân. Nhà nước chủ nô: giai cấp chủ nô là người sở hữu ruộng đất,của cải dư thừa. Còn những người nô lệ thì không có gì cả, bị bóc lột thậm tệ. Nhà nước phong kiến: 3 giai cấp cơ bản là địa chủ, chủ nô và nông nô. Sự khác biệt ỏ đây là quan hệ về mặt sở hữu, con người không còn bị coi là vật sở hữu. Nhà nước tư bản chủ nghĩa: cách mạng khoa học kĩ thuât thế kỉ 18-19 đã khiến cho xã hội có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là sự ra đời của 2 giai cấp mới là tư sản và vô sản. Nhà nước cộng sản chủ nghĩa: là nhà nước tiến bộ nhất trong lịch sử , là nơi mà không có chế độ người bóc lột người, mọi của của cải là của chung dựa trên chế độ công hữu. Trên cơ sở phép biện chứng duy vật lịch sử, lí luận khoa học về nhà nước mà chủ nghĩa Mác-Lênin đưa ra đã trả lời 2 câu hỏi quan trọng ở trên về nguồn gốc và bản chất nhà nước. Theo đó nhà nước không phải là kết quả của sự phát triển gia đình cũng không phải là một thế lực mang bản chất thần tính được áp đặt từ bên ngoài vào xã hội. Nhà nước không đồng thời xuất hiện cùng với lịch sử ra đời của xã hội loài người và không là một hiện tượng tồn tại vĩnh viễn. Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Khi những điều kiện kinh tế-xã hội cho sự tồn tại của nhà nước không còn thì nó cũng sẽ tự tiêu vong. Đến đây, ta lại tự đặt ra một câu hỏi là tại sao không có nhà nước khi không có giai cấp và tại sao lại có nhà nước khi giai cấp xuất hiện? Khi xã hội chưa có giai cấp và trước áp lực của tự nhiên và trình còn quá hạn chế của con người, do vậy mà họ phải lao động trong những điều kiện năng suất lao động thấp, bình đẳng cao, khó khăn lắ họ mới tìm được những tư liệu sản xuất thô sơ để phục vụ cho đời sống hàng ngày. Có nghĩa là họ chưa thể có của cải dư thừa dẫn đến không thể có những nhóm người thống trị được. Điều nay có nghĩa là chế độ công hữu nguyên thủy là một tất yếu, quan hệ kinh tế bình đẳng, không tồn tại giai cấp. Do vậy mà nhà nước chưa xuất hiện. Cho đến cuối thời kì xã hội nguyên thủy do có sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến việc hình thành chế độ tư hữu và sự phân hóa xã hội thành những nhóm người có lợi ích khác nhau; trong đó có một nhóm người chuyên việc sản xuất dẫn đến việc tạo ra được dư thừa của cải(giai cấp nô lệ) và bị nhóm người khác chiếm đoạt (giai cấp chủ nô). Nguyên nhân này dẫn đến các cuộc đấu tranh, xung đột liên tục xảy ra thì giai cấp chủ nô phải được củng cố để bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của mình về kinh tế, họ đã lập ra một bộ máy sử dụng bạo lực để trấn áp, tiêu diệt giai cấp đối lập. Cùng với thời gian bộ máy ấy được củng cố, hoàn thiện và trở thành nhà nước.Ở đây nhà nước như là một lực lượng đứng trên toàn xã hội và ngày càng trở nên xa lạ với xã hội, có thể làm dịu bớt những xung đột để không dẫn đến kết quả những giai cấp nuốt nhau, nuốt cả xã hội mà đẻ mọi thứ nằm trong trật tự. Như vậy, nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự ra đời của nhà nước là từ kinh tế, nguồn gốc trực tiếp về kinh tế xã hội là chế độ tư hữu và mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Sự ra đời của nhà nước là hệ quả của sự phát triển lực lượng sản xuất đạt tới trình độ có chế độ tư hữu nhưng không phải để điều hòa mâu thuẫn giai cấp mà là để làm dịu nó. Lênin đã chỉ rõ:”nếu có thể điều hòa được giai cấp thì nhà nước không thể xuất hiện và không thể đứng vững được”. Trên cơ sở phân tích những tư tưởng của Ăngghen về vai trò lịch sử và ý nghĩa của nhà nước, Lênin đã đưa ra kết luận về nguồn gốc xã hội trực tiếp dẫn đến sự ra đời và tồn tại của nhà nước: nhà nướclà sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện và ngược lại sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được. b) Bản chất: Phê phán, bác bỏ những quan điểm xuyên tạc học thuyết Mác về nguồn gốc và bản chất nhà nước của những phần tử trong Quốc tế 2 mà đại biểu là E.Bectanh, C.Cauxki khi họ cố tình cho rằng vai trò của nhà nước chỉ là một cơ quan “điều hòa giai cấp” và trong cuộc đấu tranh chống lại những luận điệu của các học giả tư sản về nhà nước “trong đó họ tự biện hộ sự thống trị của các giai cấp bóc lộ, xóa nhòa tính chất giai cấp của nhà nước tư sản” tán dương nhà nước đế quốc hiện đại, miêu tả nó như một nhà nước siêu giai cấp, phủ nhận vai trò phản động của nó trong đời sống xã hội .Cũng ở tác phẩm “ nhà nước cách mạng”, Lênin khẳng định bản chất giai cấp của nhà nước với tinh thần của Mác như sau “Theo Mác nhà nướclà một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của giai cấp này đối với một giai cấp khác; đó là sự kiến lập ra một trật tự”,trật tự này hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức kia bằng bằng cách làm dịu xung đột giai cấp. Theo Lênin, trong các xã hội có đối kháng giai cấp, bất kì nhà nước cũng là một tổ chức chính trị mang tính chất giai cấp, là một bộ máy đặc biệt phục vụ cho giai cấp này đàn áp giai cấp khác. Nhưng cần hiểu rằng, nhà nước là công cụ quyền lực của một giai cấp và chỉ một giai cấp mà thôi, không có cái gọi là nhà nước của nhiều giai cấp. Cũng không phải bất cứ giai cấp nào cũng nắm được quyền lực nhà nước. Trong xã hội, giai cấp nào giữ địa vị thống trị về kinh tế là giai cấp có thế lực nhất và nó cũng chính là giai cấp thiết lập và sử dụng bộ máy nhà nước. Điều này thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, trong đó cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định, mà cơ sở hạ tầng vầ kiến trúc thượng tầng được biểu hiện thông qua 2 mặt của đời sống xã hội là kinh tế và chính trị. Cơ sở hạ tầng vì vậy giai cấp có thế mạnh về kinh tế sẽ trở thành giai cấp thống trị về chính trị là tất yếu. Nhờ có nhà nước mà giai cấp này có thêm phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức.Về vấn đề này Ăngghen cho rằng “Vì cơ sở hạ tầng xuất hiện sự cần thiết phải kiềm chế sự đối lập giữa các giai cấp, vì nhà nước đồng thời cũng xuất hiện chính bằng những cuộc xung đột giữa các giai cấp ấy, cho nên theo quy luật chung, nó là nhà nước của giai cấp mạnh nhất giữ địa vị thống trị về kinh tế, do đó cũng thống trị cả về mặt chính trị. Như vậy bản chất của nhà nước là ở chỗ nó là công cụ để giai cấp thống trị bảo vệ sở hữu và địa vị thống trị của mình trong xã hội, đồng thời để trấn áp giai cấp bị trị. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, giai cấp nào nắm được quyền lực nhà nước thì nhà nước mang bản chất của giai cấp đó. Bản chất của nhà nước chủ nô là nhà nước mang tên giai cấp chủ nô, của nhà nước phong kiến là địa chủ phong kiến, còn bản chất của nhà nước tư bản chủ nghĩa là nhà nước của giai cấp tư sản. Tuy nhiên trong lịch sử phát triển của nhà nước cũng xuất hiện những hiện tượng phá cách không tuân theo đúng quy luật. Đó là hiện tượng nhà nước của 2 giai cấp, nó giữ được một mức độ độc lập nào đó giữa 2 giai cấp đối địch khi cuộc đấu tranh của chúng đạt đến một mức độ cân bằng nhất định. Ăngghen gọi đây là “…trường hợp ngoại lệ tức là những thời kì mà giai cấp đang đấu tranh đã đạt đến một sự cân bằng lực lượng khiến cho chính quyền nhà nước tạm thời có được một sự độc lập nào đó đối với cả 2 giai cấp, tựa hồ như một bên trung gian đứng giữa các giai cấp...Chế độ quân chủ chuyên chế vào thế kỉ 17-18,chế độ Bônapacto của Đế chế thứ nhất và thứ hai ở Pháp, chế độ Bixmac ở Đức, là như thế “ Trong xã hội có giai cấp, nhà nước không chỉ là người đại diện cho giai cấp thống trị bảo vệ lợi ích cho mình mà ở mức độ nhất định còn đại diện cho lợi ích chung của toàn xã hội. Nói cách khác,bên cạnh tính giai cấp thể hiện mặt bản chất của nhà nước thì tính xã hội cũng là một mặt thể hiện bản chất của nhà nước. Đây là hai mặt của một vấn đề, chúng vận động ngược chiều nhau, nếu một mặt thể hiện rõ thì mặt kia lại mờ nhạt nhưng chúng lại gắn bó mật thiết với nhau bởi nếu nhà nước chỉ là nhà nước của giai cấp thống trị thì xã hội sẽ không thể tồn tại được, bởi bất kì xã hội nào cũng có lợi ích chung cần duy trì. Tính xã hội của nhà nước được biểu hiện ở những nhiệm vụ sau đây: duy trì trật tự công cộng, xét xử tranh chấp giữa các thành viên trong xã hội, quản lí kinh tế, văn hóa... sao cho phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Giai cấp nắm quyền lực nhà nước nhân danh xã hội điều chỉnh và quản lí xã hội trong việc quyết định công việc chung, điều tiết các lĩnh vực đời sống xã hội, thực hiện lợi ích xã hội. Trên cơ sở đó giai cấp thống trị mới duy trì được địa vị của mình đối với các giai cấp khác trong xã hội. 1.1.3.Một số quan điểm về nhà nước trong thời đại ngày nay: Nhà nước tư bản nhân dân: do hiện nay công dân và người dân có cổ phần trong các công ty, tập đoàn tức là có giá trị thặng dư, tạo điều kiện cho toàn dân là nhà tư bản. Do vậy mà nó không mang bản chất giai cấp. Còn một quan điểm khác: nhà nước là nhà nước kỷ thị chung xuất phát từ quan điểm thời đại ngày nay là thời đại của những tri thức và tri thức trở thành lực lượng lao động trực tiếp. Hai quan điểm trên đều không đúng.Bởi sự chênh lệch cổ phần,cổ phiếu giữa các nhà tư bản và công nhân là rất lớn.Do vậy quyền quyết định công việc của công ty,tập đoàn vẫn lầ của giai cấp tư sản.Vậy là khoảng cách giàu nghèo không mất đi mà ngày càng cao. Còn ở quan điểm thứ hai:quyền quyết định áp dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất vẫn thuộc về giai cấp tư sản tức là địa vị của giai cấp tư sản trong hệ thóng sản xuất vẫn không thay đổi hay giai cấp tư sản vẫn là giai cấp thống trị. Như vậy những quan điểm trên đều không đúng vì phần lớn tư liệu sản xuất trong xã hội đều thuộc quyền nắm giữ của giai cấp tư sản nên về cơ bản bản chất nhà nước tư bản vẫn không thay đổi mà nó chỉ thay đổi một chút về tính xã hội. 1.1.4.Một số nét về vấn đề nguồn gốc và bản chất nhà nước ở Việt Nam: Trải qua 3 giai đoạn phùng nguyên(thuộc sơ kỳ đồng thau cách đây 4000 năm),đồng đậu(thuộc trung kỳ đồng thau cách đây 3500 năm) và Gômun(thuộc hậu kỳ đồng thau cáh đây 3000 năm) công cụ sản xuất bằng đồng đã thay thế cho công cụ bằng đá và chính điều này đã làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động tạo ra sản phẩm dư thừa nhiều. Một số người thu vén, từ đó tạo ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội dẫn đến mâu thuẫn nảy sinh cùng với sự xuất hiện bạo lực của xã hội. Đó là những tiền đề có tính quy luật cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang-tổ chức nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có kinh đô đặt tại Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ và có lãnh thổ bao gồm miền Bắc và ba tỉnh : Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Cùng với sự phân hoá xã hội do tác động trực tiếp của nhu cầu phải đoàn kết để trị thuỷ làm thuỷ lợi và chống xâm lấn mà một nhà nước đầu tiên ở nước ta có phàn sớm hơn quy luật. Đó là bỏ qua hình thái nhà nước chủ nô tiến lên nhà nước phong kiến luôn. Đến thế kỷ 2 TCN, các dân tộc này bị các tập đoàn phương Bắc cai trị hơn 1000 năm, đã nhiều cuộc khởi nghĩa xảy ra nhưng cũng chỉ giành và giữ được đất nước trong khoảng thời gian ngắn. Mãi đến năm 938 sau trận thắng ở sông Bạch Đằng dân tộc ta mới xây dựng nhà nước độc lập trên cơ sở học tập mô hình thể chế chính trị, xã hội, chữ viết và văn hoá của người Trung Quốc. Tiếp sau nhà nước phong kiến, nước ta lại bước qua nhà nước tư bản tiến lên nhà nước Việt Nam cộng hoà vào ngày 2-9-1945 sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập. Bây giờ là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Nhà nước ta là nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân trong đó lợi ích của giai cấp công nhân gắn lion với lợi ích của xã hội, của mọi giai cấp. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Với vai trò là thể chế trung tâm trong hệ thống chính trị biểu hiện tập trung quyền lực của nhân dân và là công hữu hiệu để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình, nhà nước ta có những điều kiện sau: Là người đại diện chính thức của mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội. Sử dụng công cụ pháp luật, hệ thống lực lượng vũ trang và bộ máy cưỡng chế để quản lý và duy trì trật tự xã hội mà không tổ chức nào có được. Đặc biệt nhà nước là chủ sở hữu lớn nhất các tư liệu sản xuất chủ yếu quan trọng của đất nước. Với tư cách này nhà nước có sức mạnh vật chất để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo điều kiện cho sự vận hành của bộ máy nhà nước và bảo đảm cho các tổ choc xã hội hoạt động. Do đó ở nước ta, muốn bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động chúng ta cần phải bảo vệ nhà nước vô sản, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản- người đại diện chân chính cho lợi ích của nhân dân Việt Nam. 1.2.Đặc trưng cơ bản của nhà nước. Về đặc trưng cơ bản của nhà nước được Ph. Ăngghen nhận định, bất kỳ nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản sau đây: Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. Có một hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. Hình thành hệ thống thuế khoá để nuôi bộ máy nhà nước. Khi phân biệt sự khác nhau và đặc trưng của nhà nước đối với các tổ chức quản lý xã hội trong chế độ thị tộc, V.I.Lênin đã nêu một số đoạn trích của Ph. Ăngghen như sau: “…So với tổ chức huyết tộc trước kia (thị tộc hay bộ tộc) thì đặc trưng thứ nhất của nhà nước là ở chỗ nó phân chia thần dân trong quốc gia theo sự phân chia lãnh thổ”. “…Đặc trưng thứ hai là sự thiết lập một quyền lực xã hội, quyền lực này không còn trực tiếp là dân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa. Quyền lực xã hội đó là cần thiết vì từ khi có sự phân chia xã hội thành giai cấp thì không thể có tổ chức vũ trang tự động của dân cư được nữa…Quyền lực xã hội đó tồn tại ở mọi quốc gia. Nó không phải chỉ gồm những người được vũ trang mà còn gồm cả những vật phụ them nữa, như nhà tù và đủ loại cơ quan cưỡng bức mà cơ cấu của xã hội thị tộc (bộ tộc) chưa hề biết đến…” Nói về đặc trưng thứ ba là thu thuế, một chế độ thuế má cưỡng bức thu từ dân để nuôi bộ máy cai trị. Ph. Ăngghen viết: “ Nắm được quyền lực công cộng và quyền thu thuế, bọn quan lại với tư cách là những cơ quan của xã hội, được đặt lên trên xã hội…” Nói cách khác về cơ bản mọi nhà nước đều sống nhờ sự chu cấp của nhân dân bằng chủ động, cưỡng bức hay tự nguyện hoặc phối hợp cả hai. 1.3.Chức năng của Nhà Nước. Chức năng của Nhà Nước là phương tiện hoạt động chủ yếu của Nhà Nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra cho Nhà Nước. Chức năng cơ bản của Nhà Nước có thể phân chia dựa trên 2 góc độ: Dựa vào quyền lực chính trị của Nhà Nước: Chức năng thống trị chính trị : do Nhà Nước được ra đời mang bản chất của giai cấp thống trị nên nó cũng chính là công cụ chuyên chính của một giai cấp để bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó đối với toàn xã hội. Đây là chức năng cơ bản nhất và được ưu tiên số một bởi chỉ bằng sự thống trị của mình Nhà Nước mới có thể duy trì được địa vị và bảo vệ được quyền lợi cho mình. Chức năng xã hội: Nhà Nước thực hiện việc quản lý, chăm lo cho sự tồn tại, sự vận động và phát triển của toàn xã hội. Bởi xã hội có ổn định, phồn thịnh và công bằng thì nền chính trị mới được đảm bảo và sự thống trị chính trị mới được giữ vững, kéo dài. Dựa vào phạm vi hoạt động : Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu trong nội bộ đất nước như đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trấn áp những phần tử chống đối, bảo vệ chế độ chính trị-xã hội, xây dựng và phát triển đất nước… Chức năng này thường được pháp luật hoá và mang tính chất bắt buộc thực hiện dưới sự giám sát quản lý của Nhà Nước. Đồng thời công cụ để thực hiện chức năng đối nội còn bao gồm cả bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hoá, giáo dục… Chức năng đối ngoại: thể hiện những mặt hoạt động của Nhà Nước trong quan hệ với các Nhà Nước trên thế giới và các dân t