Kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt cho tới nay, hơn một thập niên đã trôi qua. Thế giới với nhiều thay đổi lớn mà điển hình là một trật tự mới đang đ¬ược hình thành thay thế cho trật tự hai cực tr¬ước đây. Với trật tự mới này, các nư¬ớc vừa đấu tranh để tồn tại vừa hợp tác với nhau. Do đó, để có đư¬ợc một vị trí vững chắc trên tr¬ường quốc tế, mỗi quốc gia đều có một phư¬ơng hư¬ớng, đường lối chính sách riêng của mình. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt nh¬ư vậy, bằng cách điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước, Nhật Bản cũng là một trong nhiều nước đang từng bước tìm kiếm vị trí phù hợp với tiềm năng kinh tế của mình.
Như¬ chúng ta đã biết, khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nư¬ớc bại trận và phải chịu sự chiếm đóng của lực lượng quân Đồng minh. Dưới sự áp đặt của Mỹ, Nhật Bản đã trở thành một nước phi quân sự trong sự ràng buộc của điều 9 bản Hiến pháp hoà bình 1946. Và cũng trong thời gian này, Nhật Bản đã lựa chọn theo đuổi một chính sách ngoại giao phụ thuộc vào Mỹ, tập trung phát triển kinh tế để khôi phục lại vị trí của mình.
Khi thế giới bư¬ớc vào thời kỳ chiến tranh lạnh, nhằm xây dựng cho mình một đồng minh chống chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á- Thái Bình D¬ương, Mỹ đã biến Nhật trở thành một căn cứ quân sự và một đồng minh chiến lược của mình. Ng¬ược lại, nhờ có Hiệp ¬ước an ninh Mỹ- Nhật, Nhật Bản có điều kiện để phát triển kinh tế và kết quả là Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy vậy, trên chính trư¬ờng thế giới, Nhật Bản vẫn không có ảnh hư¬ởng lớn, chỉ đ¬ược coi nh¬ư là "một bộ phận của Mỹ" với tư¬ thế tuy là "ng¬ười khổng lồ về kinh tế như¬ng lại là một chú lùn về chính trị".
72 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3768 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhật Bản trong quan hệ với các nưước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt cho tới nay, hơn một thập niên đã trôi qua. Thế giới với nhiều thay đổi lớn mà điển hình là một trật tự mới đang được hình thành thay thế cho trật tự hai cực trước đây. Với trật tự mới này, các nước vừa đấu tranh để tồn tại vừa hợp tác với nhau. Do đó, để có được một vị trí vững chắc trên trường quốc tế, mỗi quốc gia đều có một phương hướng, đường lối chính sách riêng của mình. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt như vậy, bằng cách điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước, Nhật Bản cũng là một trong nhiều nước đang từng bước tìm kiếm vị trí phù hợp với tiềm năng kinh tế của mình.
Như chúng ta đã biết, khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và phải chịu sự chiếm đóng của lực lượng quân Đồng minh. Dưới sự áp đặt của Mỹ, Nhật Bản đã trở thành một nước phi quân sự trong sự ràng buộc của điều 9 bản Hiến pháp hoà bình 1946. Và cũng trong thời gian này, Nhật Bản đã lựa chọn theo đuổi một chính sách ngoại giao phụ thuộc vào Mỹ, tập trung phát triển kinh tế để khôi phục lại vị trí của mình.
Khi thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, nhằm xây dựng cho mình một đồng minh chống chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Mỹ đã biến Nhật trở thành một căn cứ quân sự và một đồng minh chiến lược của mình. Ngược lại, nhờ có Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật, Nhật Bản có điều kiện để phát triển kinh tế và kết quả là Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy vậy, trên chính trường thế giới, Nhật Bản vẫn không có ảnh hưởng lớn, chỉ được coi như là "một bộ phận của Mỹ" với tư thế tuy là "người khổng lồ về kinh tế nhưng lại là một chú lùn về chính trị".
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, tình hình thế giới cũng như khu vực đã có nhiều thay đổi, tạo cơ hội cho Nhật Bản có thể vươn lên trở thành một trong nhiều cực hình thành nên trật tự thế giới mới. Nhật Bản vẫn coi mối quan hệ với Mỹ là nền tảng trong chính sách đối ngoại của mình nhưng tỏ ra độc lập hơn, đồng thời tích cực tăng cường quan hệ với các nước châu Á với mục đích muốn trở thành một cường quốc trên thế giới thì trước hết phải trở thành một cường quốc ở khu vực.
Với vị trí nằm ở khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản đã và đang điều chỉnh chính sách của mình trong quan hệ với các nước láng giềng thuộc khu vực. Tuy nhiên, Nhật Bản gặp không ít khó khăn bởi tại khu vực này vẫn còn dấu ấn của thời kỳ chiến tranh lạnh mà đến tận thời điểm ngày nay vẫn chưa giải quyết được như tình trạng chia cắt Nam Bắc Triều Tiên, các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản với Nga. Bên cạnh đó, một Trung Quốc đang lớn mạnh về cả kinh tế, chính trị và quân sự thực sự trở thành một mối lo ngại, một thách thức đối với vai trò nước lớn của Nhật Bản.
Vậy Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách của mình đối với các nước trong khu vực Đông Bắc Á như thế nào trong bối cảnh như thế? Quan hệ giữa Nhật Bản và các nước đó đã thay đổi như thế nào so với thời kỳ chiến tranh lạnh và trong thế kỷ XXI những mối quan hệ đó sẽ phát triển theo xu hướng thế nào? Với một sự hứng thú khi tìm hiểu về quan hệ quốc tế giữa các nước, về đường lối chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, bằng kiến thức có được trong bốn năm học tập tại chuyên ngành Nhật Bản khoa Đông Phương học, tôi đã quyết định viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài: "Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh".
Bài khoá luận gồm có ba chương:
Chương 1: Nhìn lại quan hệ của Nhật Bản với các nước khu vực Đông Bắc Á trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nội dung của chương này là đánh giá lại một vài nét về tình hình Nhật Bản cũng như quan hệ của Nhật Bản với các nước ở khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho tới khi chiến tranh lạnh kết thúc.
Chương 2: Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Chương này đề cập tới sự thay đổi trong đường lối đối ngoại của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc dưới tác động của bối cảnh thế giới và khu vực.
Chương 3: Triển vọng trong quan hệ của Nhật Bản với các nước khu vực Đông Bắc Á trong thế kỷ XXI.
Bằng những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, bài khoá luận này nhằm đưa ra cho người đọc một cái nhìn khái quát nhất về quan hệ của Nhật Bản với các nước khu vực Đông Bắc Á (bao gồm Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Mông Cổ) để có thể thấy được Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách của mình như thế nào trong bối cảnh mới với mục tiêu trở thành một cực tạo nên trật tự thế giới mới và là nước đóng vai trò dẫn đầu trong khu vực.
Các tài liệu tham khảo sử dụng trong bài khoá luận này chủ yếu đều là những bài viết đăng ở các tạp chí Nghiên cứu quốc tế, tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Tin tham khảo đặc biệt... từ năm 1995 cho đến năm 2002, và một số sách của các tác giả như TS. Nguyễn Duy Dũng, TS. Nguyễn Thanh Hiền, TS. Ngô Xuân Bình…
Trong quá trình thực hiện bài khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của PGS. Nguyễn Quốc Hùng, chủ nhiệm bộ môn Nhật Bản, khoa Đông Phương học cũng như rất nhiều thầy cô giáo ở Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Hùng và các thầy cô đã giúp tôi hoàn thành luận văn của mình.
Với sự hiểu biết và khả năng phân tích, đánh giá còn hạn chế, bài khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sẽ nhận được nhiều đóng góp, ý kiến chỉ bảo của thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.
Chương 1: Nhìn lại quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á
trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 - 1989)
1. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là một nước bại trận, phải chịu những thiệt hại to lớn về người và của cải vật chất (3 triệu người chết, bị thương và mất tích; 2.250.000 nhà cửa, 34% máy móc và trang thiết bị công nghiệp bị phá huỷ...). [6,24]. Do bị bại trận và đầu hàng vô điều kiện, Nhật Bản phải chịu sự chiếm đóng của lực lượng đồng minh từ tháng 9/1945 cho đến tháng 4/1952. Đây là lần đầu tiên quân đội nước ngoài đến chiếm đóng Nhật Bản, nhưng chính quyền chiếm đóng không trực tiếp thống trị mà thực thi chính sách cai trị gián tiếp qua bộ máy chính quyền Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản vẫn có những quyền lực cần thiết để thực hiện những chính sách quan trọng do quân đội chiếm đóng đề ra.
Những năm cuối thập kỷ 40, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng được phục hồi. Cũng trong khoảng thời gian này, sự lớn mạnh của Liên Xô, của phong trào cách mạng thế giới và ở châu Á với sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là những trở ngại lớn đối với tham vọng làm bá chủ toàn cầu của Mỹ. Trong tình thế đó, Mỹ chủ trương nhanh chóng biến Nhật Bản thành bức tường ngăn chặn sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Á.
Với chiến lược này, từ năm 1946, Mỹ bắt đầu viện trợ lương thực và các nguyên liệu phục vụ sản xuất cho Nhật. Để giúp Nhật giảm bớt khó khăn về tài chính, Mỹ vừa tăng cường viện trợ tái thiết cho Nhật, vừa hỗ trợ Nhật Bản giữ vững tỷ giá hối đoái giữa đồng yên và đồng đôla Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi để Nhật Bản tham gia tích cực vào hệ thống kinh tế tài chính của thế giới tư bản chủ nghĩa. Nhờ đó, đến năm 1951, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được mức sản xuất trước chiến tranh và bước vào thời kỳ tăng trưởng.
Với sự bảo trợ của Mỹ và với nỗ lực thuyết phục các nước trong phe đồng minh, Hiệp ước hoà bình San Francisco được ký kết vào tháng 9/1951 với những nội dung cơ bản sau:
- Trong chính sách đối ngoại của mình, Nhật Bản chủ trương hoà bình với hầu hết các nước sau chiến tranh, trừ Liên Xô (cũ) và Trung Quốc.
- Cũng trong dịp này, Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được ký kết. Hiệp ước qui định Nhật Bản thoả thuận cho Mỹ được quyền thiết lập những căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản nhằm bảo đảm an ninh cho Nhật Bản. Theo Hiệp ước này, Nhật Bản cung cấp khoảng 130 cơ sở và căn cứ trên toàn lãnh thổ cho Mỹ.
Sau khi Hiệp ước được ký kết, đến tháng 4/1952, việc chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Mỹ đã chính thức chấm dứt. Và đây cũng là mốc quan trọng đánh dấu việc Nhật Bản tiến hành các quan hệ ngoại giao trên trường quốc tế. Cũng từ năm 1952, Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng “thần kỳ” về kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội kéo dài đến năm 1973.
Mặc dù đã giành được sự kiểm soát về ngoại giao nhưng ở giai đoạn này không thể nói Nhật Bản đã hoàn toàn độc lập trong chính sách đối ngoại của mình. Nhật Bản vẫn theo đuổi chính sách tiếp tục phát triển quan hệ với Mỹ trên cơ sở Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Lúc đầu Hiệp ước này chỉ có giá trị trong 10 năm, nhưng đến ngày 19/1/1960, một Hiệp ước bổ sung và thay thế Hiệp ước cũ đã được ký kết. Không dừng lại đó, đến năm 1970, hai bên lại ký kết kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước này.
Từ năm 1952 đến đầu những năm 70 là giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế mạnh mẽ của Nhật Bản. Cũng từ đây, Nhật Bản muốn hướng tới một chính sách đối ngoại đa dạng hơn và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Vì vậy, cho đến khi chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản đã đề ra những đường lối, kế hoạch cụ thể với ba lĩnh vực chủ yếu được nhấn mạnh trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở thời kỳ này là kinh tế, quân sự và ngoại giao với các khu vực và các quốc gia.
Về kinh tế, Nhật Bản tiếp tục duy trì chính sách ngoai giao về kinh tế với các khu vực trên thế giới với phương châm tìm cách xâm nhập, mở rộng thị trường. Đặc biệt với các nước châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản tìm cách nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác vì đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động mà tiêu biểu là các nước và lãnh thổ có nền công nghiệp mới NIEs. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước châu Á- Thái Bình Dương ngày càng trở nên gần gũi và phát triển theo thời gian bởi mối quan hệ này không chỉ dựa trên các yếu tố kinh tế, chính trị, địa lý, mà còn cả trong lĩnh vực văn hoá và lịch sử.
Về quân sự, theo Hiến pháp hoà bình, Nhật Bản cố gắng xây dựng một lực lượng phòng vệ có hiệu quả, không đe doạ tới an ninh của các nước khác. Ngay từ năm 1986, Nhật Bản đã kiên quyết duy trì ba nguyên tắc phi hạt nhân: “không tàng trữ vũ khí hạt nhân, không sản xuất vũ khí hạt nhân, không cho phép đưa vũ khí hạt nhân vào Nhật Bản”. Nhật Bản theo đuổi một chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hoà bình và an ninh thế giới, thông qua vai trò ngoại giao để tăng cường môi trường an ninh của mình. Nhật Bản luôn duy trì liên minh vững chắc và tin cậy với Mỹ trên cơ sở Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật để tăng cường khả năng phòng vệ vì hoà bình, an ninh của Nhật Bản và của cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Về chính sách ngoại giao với các khu vực và các quốc gia, trong quan hệ với các nước châu Á, Nhật Bản luôn theo đuổi lập trường củng cố mối quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ngay trong thập niên 70, Nhật Bản đã cố gắng tăng cường quan hệ với Trung Quốc thông qua một loạt hiệp ước về kinh tế như hiệp ước về vận tải biển và hàng không năm 1974, hiệp ước về thương mại và đánh cá năm 1975 và đến tháng 8/1978, Nhật Bản ký hiệp ước hoà bình và hữu nghị với Trung Quốc. Có thể nói một trang mới đã mở ra trong quan hệ Trung - Nhật.
Nhật Bản coi trọng mối liên hệ chặt chẽ với Hàn Quốc vốn có từ lâu và tìm cách hạn chế mâu thuẫn từ những vấn đề của lịch sử. Với Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nhật Bản tiến tới bình thường hoá quan hệ trong hiện tại và tương lai. Trong những thập niên 80 - 90, vấn đề này luôn là mục tiêu hướng tới của các chính phủ Nhật Bản. Các cuộc thăm viếng của những người đứng đầu chính phủ Nhật Bản ở vùng này là biểu hiện rõ rệt nhất của chủ trương đó.
Nhật Bản cũng chú trọng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam Á, đặc biệt với ASEAN.
Với các nước phương Tây, Nhật Bản luôn thắt chặt quan hệ với Mỹ thông qua những thoả thuận an ninh và chủ trương “mâu thuẫn kinh tế không làm tổn hại đến sức mạnh quan hệ hai nước”. Thực tế là trong những năm 80 và đầu những năm 90 đã xảy ra những bất đồng về kinh tế, thậm chí là “những cuộc chiến tranh thương mại” đã bùng nổ giữa Mỹ và Nhật Bản nhưng hai nước vẫn hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết những vấn đề tồn tại. Mối quan hệ này tiếp tục được phát triển trên cơ sở hợp tác hai bên trong các vấn đề chiến lược tương lai.
Với các nước Tây Âu, Nhật Bản thực hiện nguyên tắc bảo đảm sự cân bằng quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản - Tây Âu - Mỹ để duy trì và tăng cường sức mạnh của Nhật Bản. Qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ Nhật Bản với Tây Âu mà chủ yếu với Cộng đồng Châu Âu (EC) trước đây và Liên minh Châu Âu (EU) ngày nay.
Nhìn chung, có thể nói nội dung cơ bản xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 cho đến khi chiến tranh lạnh kết thúc là dựa trên nguyên tắc mềm dẻo, chấp nhận sự an phận về vị thế an ninh, chính trị, ngoại giao phụ thuộc vào Mỹ để tập trung tất cả cho việc phục hồi và phát triển nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á trong thời kỳ chiến tranh lạnh
Năm 1952, Nhật Bản bước ra khỏi thời kỳ bị chiếm đóng song các hoạt động ngoại giao của Nhật bản trên vũ đài quốc tế vẫn còn rất hạn chế. Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật chỉ là một biểu hiện của sự phụ thuộc đa dạng và chặt chẽ vào Mỹ. Thời điểm này Nhật không tham gia bất kỳ tổ chức quốc tế nào, Nhật không ký Hiệp ước hoà bình và không có quan hệ ngoại giao với cả Liên Xô và Trung Quốc. Nhật tách rời khỏi các nước châu Á láng giềng của mình khi việc sửa chữa những lỗi lầm thời kỳ chiến tranh với họ vẫn chưa được thực hiện. Quan hệ phụ thuộc vào Mỹ là đặc điểm nổi bật nhất trong hoạt động đối ngoại của Nhật Bản trong suốt thời kỳ này.
Sau cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949 và nhất là sau khi bùng nổ chiến tranh Triều Tiên năm 1950, chính sách của Mỹ đã nhanh chóng mang tính chất chống cộng. Mỹ đã thúc giục Nhật Bản ký Hiệp ước San Francisco mà không có sự tham gia của Liên Xô, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Trong những năm 50, chính sách đối ngoại của Nhật với châu Á theo đúng chiến lược của Mỹ là phong toả phe xã hội chủ nghĩa. Nhật không quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Chính sách phong toả của Mỹ đã cản trở sự phát triển các quan hệ kinh tế của Nhật Bản với Trung Quốc, song Nhật Bản được hưởng những nguồn lợi đáng kể từ chính sách của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Đông Dương mà Nhật Bản đã thu được lợi nhuận rất lớn. Tháng giêng năm 1960, Thủ tướng Nhật Bản đã ký Hiệp định an ninh sửa đổi với Mỹ. Việc gia hạn Hiệp ước an ninh với Mỹ cho phép Nhật Bản duy trì sự bảo hộ của Mỹ trong điều kiện thuận lợi để bảo vệ chính quyền của mình.
Quan hệ đồng minh trung thành của Nhật với Mỹ bắt đầu có những vết rạn nứt, điển hình là "cú sốc Nixon" lần thứ nhất. Năm 1971, Henry Kissinger bí mật sang Bắc Kinh trong khi Mỹ vẫn còn yêu cầu Nhật Bản ủng hộ quyết định của mình từ năm 1961 về vấn đề cản trở Trung Quốc gia nhập Liên hợp quốc (LHQ). Đến khi Tổng thống Mỹ Nixon sang thăm Trung Quốc năm 1972 thì Nhật Bản chỉ được biết tin này trước đó vài tiếng. Sự kiện hoà giải Trung - Mỹ làm cho người Nhật nghĩ rằng tình hình chiến tranh lạnh của khu vực châu Á sẽ thay đổi một cách căn bản và vấn đề hàng đầu đối với Nhật Bản lúc này là làm thế nào kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của khu vực do sự kiện đó đang và sẽ gây ra. Với mục đích đổi mới chính sách châu Á, chính phủ Nhật Bản bắt đầu một số hoạt động ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa châu Á. Và ngay sau đó, vào tháng 9/1972, Thủ tướng Tanaka tới Bắc Kinh và hai chính phủ Trung - Nhật đã có Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Từ đó, Nhật Bản coi châu Á có tầm quan trọng hơn trong chính sách đối ngoại của mình. Tư tưởng chủ đạo đằng sau những chính sách mới về châu Á này là Nhật Bản cần đóng góp vào việc tạo lập một thế cân bằng mới và làm tăng thêm sự ổn định ở châu Á. Ngoài ra, Nhật cũng muốn bảo đảm và mở rộng những thành quả kinh tế ở khu vực cho nên muốn Đông Á và Đông Nam Á càng ổn định càng tốt. Những sự kiện xảy ra từ cuối năm 1978 đến năm 1979 (Việt Nam đưa quân vào Campuchia, xung đột biên giới Việt - Trung, Liên Xô đưa quân vào Apganixtan...) làm cho quan hệ Nhật - Việt trở nên lạnh nhạt, quan hệ Nhật - Xô bị đông cứng còn quan hệ Nhật - Trung thì được cải thiện. Cho đến tháng 8/1978, Nhật đã ký được Hiệp ước hoà bình với Trung Quốc.
Từ giữa thập kỷ 60, sức mạnh kinh tế của Nhật Bản không ngừng được khẳng định. Nhật Bản đã trở thành bạn hàng số một ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà trước đây vị trí này thuộc về các nước phương Tây như Mỹ ở Nam Triều Tiên và Đài Loan, hay Anh ở Ôxtrâylia. Xuất khẩu của Nhật Bản vào Đông Nam Á tăng từ 1,8 tỷ đôla (1964) lên 4,9 tỷ (1970) và mang lại cho Nhật Bản khoản lợi nhuận 2 triệu đôla vào năm đó. [23,79]
Chính phủ Nhật Bản gặp nhiều khó khăn nhất là trường hợp thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc. Mặc dù Mỹ khuyến khích hai nước sớm ký kết hiệp định bình thường hoá quan hệ ngoại giao nhưng các cuộc đàm phán giữa hai bên từ năm 1951 không đem lại kết quả gì. Giữa hai nước còn có nhiều vấn đề tồn tại trong đó có vấn đề lãnh hải, vấn đề bồi thường tài sản, vấn đề địa vị pháp lý của người Triều Tiên đang sống trên đất Nhật. Năm 1961, Hàn Quốc xảy ra cuộc đảo chính do quân đội tổ chức. Chính quyền Lý Sung Man giữ chính sách thù Nhật trước đây đã được thay thế bằng chính quyền mới do Park Chung Hee đứng đầu. Chính quyền mới này muốn bình thường hoá quan hệ với Nhật Bản để đẩy mạnh quan hệ kinh tế. Mặc dù nhiều người dân hai nước phản đối những thoả thuận của hai chính phủ, một số hiệp định giữa hai quốc gia vẫn được ký kết vào tháng 6/1965 và trao đổi công hàm vào tháng 12/1965. Như vậy, sau 14 năm gián đoạn Nhật Bản và Hàn Quốc mới bình thường hoá quan hệ với nhau.
Với Liên Xô là nước không ký Hiệp ước San Francisco nên Nhật Bản không có quan hệ ngoại giao và không ký Hiệp ước hoà bình. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho hai nước những vấn đề lịch sử chưa giải quyết được. Bốn hòn đảo thuộc quần đảo Kurin mà Liên Xô chiếm đóng chỉ cách Hokkaido vài kilômét. Song do tác động của bối cảnh quốc tế ở châu Á từ giữa thập kỷ 50 (kết thúc chiến tranh Triều Tiên, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với hiệp nghị ở Giơnevơ...) cũng như do nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi nước, ngày 16/10/1956 Liên Xô và Nhật Bản đã cho ra Tuyên bố chung và từ đó quan hệ kinh tế - thương mại Nhật - Xô đã phát triển theo hướng đi lên cho đến giữa thập kỷ 70.
Từ giữa những năm 60 trở đi, Nhật Bản đã trở thành một trong những nước tư bản phát triển và trở thành cường quốc về kinh tế. Do kinh tế phát triển, Nhật Bản đã bắt đầu đóng vai trò tích cực hơn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 1961, chính phủ Nhật Bản thành lập Quỹ hợp tác kinh tế đối ngoại để quản lý ODA về viện trợ kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại. Năm 1964, Nhật Bản tham gia Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD. Tháng 12/1965, Ngân hàng phát triển châu Á được thành lập và Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất của Ngân hàng này.
Thập kỷ 70 với nhiều biến cố đã đánh dấu sự đổi hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Nhật Bản đã nhận thức được tính dễ bị tổn thương của mình. Cú sốc dầu mỏ chỉ ra mối nguy hiểm của sự phụ thuộc kinh tế của Nhật đối với môi trường quốc tế. Tình thế như vậy buộc Nhật Bản phải điều chỉnh 3 vấn đề đối ngoại lớn của mình sao cho tự chủ hơn. Đó là quan hệ với hai nước cộng sản láng giềng lớn, lập trường đối với Trung Đông trong việc giải quyết những mâu thuẫn liên quan đến cung ứng năng lượng cho Nhật Bản và vị thế của Nhật Bản ở khu vực Châu Á là nơi luôn bị đe doạ bằng sự bất ổn định song cũng được đánh dấu bằng việc xuất hiện các nền kinh tế mới phát triển. Phong cách ngoại giao mới của Nhật Bản thời gian này là thực hiện một chính sách ngoại giao đa phương.
Dù khôn khéo và tỏ ra tự chủ