Những đặc điểm của môi trường kinh doanh Việt Nam trong nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho việc ứng dụng tổ chức sự kiện

Trong điều kiện kinh doanh ngày nay, khi sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú, người tiêu dùng luôn đối diện với quá nhiều sự lựa chọn khác nhau. Họ đó gặp khú khăn trong việc phân biệt và đánh giá sản phẩm. Các doanh nghiệp luụn tỡm cỏch tạo một hỡnh ảnh, phong cỏch riờng cho sản phẩm của mỡnh nhằm đem lại hỡnh ảnh đẹp dễ đi sâu vào tâm trí khách hàng, nói cách khác họ tỡm cỏch đưa thương hiệu vào nhận thức của khách hàng. Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo thương hiệu của mỡnh bằng nhiều cỏch : thụng qua quảng cỏo, - Public Relation – PR hoặc cỏc hỡnh thức truyền thụng khỏc. với mục tiờu chung là làm thế nào để đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Trong số những hỡnh thức thường được sử dụng trong truyền thông hiện nay, quảng cáo đang dần trở nên tràn lan và gần như bóo hũa thỡ PR là phương pháp mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và chú ý. PR cú ảnh hưởng tích cực trong việc quảng bá hỡnh ảnh thương hiệu với các chương trỡnh hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm có được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những hoạt động của doanh nghiệp. Một trong những công cụ hữu hiệu của PR là event - tổ chức sự kiện - một công cụ đang được rất nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng để quảng bá cho thương hiệu của mỡnh. Những lợi ớch mà tổ chức sự kiện mang lại là khụng thể phủ nhận. Bờn cạnh nú là một cỏch để quảng bá sản phẩm, thương hiệu thỡ đó cũng là cách rất hiệu quả để doanh nghiệp tiếp cận gần hơn đối với khách hàng , nhất là đối với khách hàng mục tiờu. Tổ chức sự kiện là một hoạt động cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhưng việc nghiên cứu và sử dụng nó như một công cụ PR hữu hiệu thỡ vẫn cũn ở giai đoạn đầu. Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam càng nhận thức rừ ràng hơn về tầm quan trọng của tổ chức sự kiện. Điều đó giúp doanh nghiệp có một cái nhỡn mới mẻ hơn về hoạt động này. Tổ chứ sự kiện không chỉ đơn thuần là một hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hỡnh ảnh hoạt động của doanh nghiệp mà hiện nay nú cũn là một nghề thời thượng đang được giới trẻ ưa thích và quan tâm tới nó.

doc30 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4981 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những đặc điểm của môi trường kinh doanh Việt Nam trong nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho việc ứng dụng tổ chức sự kiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Trong điều kiện kinh doanh ngày nay, khi sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú, người tiêu dùng luôn đối diện với quá nhiều sự lựa chọn khác nhau. Họ đã gặp khó khăn trong việc phân biệt và đánh giá sản phẩm. Các doanh nghiệp luôn tìm cách tạo một hình ảnh, phong cách riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại hình ảnh đẹp dễ đi sâu vào tâm trí khách hàng, nói cách khác họ tìm cách đưa thương hiệu vào nhận thức của khách hàng. Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo thương hiệu của mình bằng nhiều cách : thông qua quảng cáo, - Public Relation – PR hoặc các hình thức truyền thông khác... với mục tiêu chung là làm thế nào để đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Trong số những hình thức thường được sử dụng trong truyền thông hiện nay, quảng cáo đang dần trở nên tràn lan và gần như bão hòa thì PR là phương pháp mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và chú ý. PR có ảnh hưởng tích cực trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm có được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những hoạt động của doanh nghiệp. Một trong những công cụ hữu hiệu của PR là event - tổ chức sự kiện - một công cụ đang được rất nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng để quảng bá cho thương hiệu của mình. Những lợi ích mà tổ chức sự kiện mang lại là không thể phủ nhận. Bên cạnh nó là một cách để quảng bá sản phẩm, thương hiệu thì đó cũng là cách rất hiệu quả để doanh nghiệp tiếp cận gần hơn đối với khách hàng , nhất là đối với khách hàng mục tiêu. Tổ chức sự kiện là một hoạt động cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhưng việc nghiên cứu và sử dụng nó như một công cụ PR hữu hiệu thì vẫn còn ở giai đoạn đầu. Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam càng nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của tổ chức sự kiện. Điều đó giúp doanh nghiệp có một cái nhìn mới mẻ hơn về hoạt động này. Tổ chứ sự kiện không chỉ đơn thuần là một hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hình ảnh hoạt động của doanh nghiệp mà hiện nay nó còn là một nghề thời thượng đang được giới trẻ ưa thích và quan tâm tới nó. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu với hai mục tiêu chính : Phân tích vai trò, tầm quan trọng của tổ chức sự kiện đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Xây dựng một quy trình tổ chức sự kiện phù hợp với tình hình của các doanh nghiệp Việt Nam thời kì hậu WTO. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu : Hướng tới những mục tiêu trên thì nhiệm vụ của cuộc nghiên cứu đặt ra : Tìm hiểu về tổ chức sự kiện và vai trò của tổ chức sự kiện trong hoạt động kinh doanh nói chung. Những thách thức đặt ra đối với những người tổ chức sự kiện. Những đặc điểm của môi trường kinh doanh Việt Nam trong nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho việc ứng dụng tổ chức sự kiện. Đưa ra một quy trình tổ chức sự kiện theo dạng quy chuẩn, phân tích tính phù hợp của nó đối với các doanh nghiệp Việt Nam thời kì hậu WTO. 4. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu: Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu những đối tượng chính là: Lý thuyết về tổ chức sự kiện, vai trò và vị trí của tổ chức sự kiện trong xây dựng và quảng bá thương hiệu. Để minh họa cho lý thuyết này, những tài liệu, bài báo và những doanh nghiệp đã và đang sử dụng công cụ này trong hoạt động kinh doanh. Để có được những thông tin xác thực, chúng tôi cũng sẽ hướng nỗ lực của mình tới những người làm công việc tổ chức sự kiện, các doanh nghịêp sử dụng tổ chức sự kiện như một công cụ PR hiệu quả Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: bằng điều tra phỏng vấn, quan sát và điều tra. Bên cạnh đó để tìm hiểu ý nghĩa của những tài liệu và thông tin thu thập được, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp phân tích tổng hợp: Mục đích để chứng minhcác luận điểm mà đề tài đưa ra một cách thuyết phục hơn. Phương pháp hệ thống tư duy: Trên cơ sở phân tích thông tin thống kê số liệu, thông tin về doanh nghiệp, khách hàng người tiêu dùng, đặc điểm của tổ chức sự kiện, chúng tôi xây dựng lên những luận điểm cơ bản của nội dung đề tài. Phương pháp so sánh đối chiếu: Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu các thông tin đã thu thập được về các doanh nghiệp để rút ra những kết luận xác đáng trong nội dung nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay. Về không gian giới hạn trong các doanh nghiệp, người tiêu dùng Việt Nam. 5. Dự báo nội dung báo cáo nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung báo cáo nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 3 nội dung chủ yếu sau: Tổ chức sự kiện - Một công cụ PR trong truyền thông Marketing. Tổ chức sự kiện ở Việt Nam. Một số đề xuất nhằm tối đa hoá hiệu quả của công việc sử dụng tổ chức sự kiện tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. PHẦN NỘI DUNG 1. Tổ chức sự kiện - Một công cụ PR trong truyền thông marketing 1.1. Truyền thông trong marketing 1.1.1. Bản chất của hoạt động truyền thông trong marketing Hoạt động Marketing hiện đại rất quan tâm đến các chiến lược xúc tiến hỗn hợp. Đây là một trong 4 nhóm công cụ chủ yếu của Marketing – mix mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của các hoạt động xúc tiến chính là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua. Vì vậy, có thể gọi đây là các hoạt động truyền thông Marketing. Những doanh nghiệp kinh doanh hiện đại thường tổ chức điều hành một hệ thống xúc tiến hỗn hợp phức tạp. Một số dạng chủ yếu thường được các công ty sử dụng trong các chiến lược xúc tiến hỗn hợp là: - Quảng cáo: bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao về những ý tưởng, hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể phải thanh toán các chi phí. - Xúc tiến bán (khuyến mại): là những biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để khuyến khích việc mua sản phẩm hay dịch vụ. - Tuyên truyền (quan hệ công chúng): là việc kích thích một cách gián tiếp làm tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ hay tăng uy tín của một đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra những tin tức có ý nghĩa thương mại về chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm và miễn phí. - Bán hàng cá nhân: là sự giới thiệu bằng miệng về hàng hóa và dịch vụ của người bán hàng qua cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán hàng. - Marketing trực tiếp: là việc sử dụng một hoặc nhiều công cụ truyền thông marketing để ảnh hưởng đến quyết định mua trực tiếp của khách hàng và tạo nên các giao dịch kinh doanh ở mọi địa điểm. Trong mỗi loại trên lại bao gồm một tập hợp các công cụ chuyên biệt để thực hiện truyền thông Marketing thích hợp trong những thị trường cụ thể đối với những hàng hóa cụ thể, ví dụ như quảng cáo đặc biệt, chiến dịch quảng cáo, triển lãm, hội chợ,catalog, pano áp phích, quà tặng, phiếu dự xổ số v.v... Để thực hiện được hoạt động xúc tiến khuyếch trương một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ bản chất của truyền thông Marketing và những phương thức thực hiện hoạt động truyền thông như thế nào. 1.1.2. Vai trò của truyền thông marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam Nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường, có một sản phẩm tốt thôi chưa đủ, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu của mình thành một thương hiệu được khách hàng ưa chuộng. Để đạt được điều này doanh nghiệp cần phải truyền thông tới thị trường để khách hàng biết những tính năng, ứng dụng, tính ưu việt và lợi ích của sản phẩm mình. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xây dựng mối quan hệ với khách hàng và duy trì củng cố mối quan hệ này. Vì những yêu cầu trên doanh nghiệp cần có một chiến lược truyền thông marketing. Có nhiều hình thức truyền thông marketing khác nhau. Doanh nghiệp có thể truyền thông trực tiếp, mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ bán hàng, hoặc thông qua trung tâm dịch vụ điện thoại, hoặc một cách gián tiếp sử dụng quảng cáo , hoạt động thúc đẩy thương mại, truyền thông điện tử, hoặc là các vật dụng trưng bày tại điểm bán hàng. Yếu tố chọn công cụ truyền thông marketing nên dựa trên nguyên tắc phương tiện nào giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả kinh tế nhất, cụ thể là phương tiện nào đạt hiệu quả cao nhất trên cùng một khoảng chi phí bỏ ra. Trên thực tế doanh nghiệp có nhiều phương thức đa dạng trong việc truyền thông với khách hàng, nhưng vẫn có thể phân biệt thành hai loại chính: Truyền thông phi cá thể, chẳng hạn quảng cáo, vật dụng trưng bày tại điểm bán hàng, thúc đẩy bán hàng truyền thông điện tử và quan hệ cộng đồng. Truyền thông cá thể (trực tiếp mặt đối mặt), cụ thể là hoạt động gặp mặt trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng như bán trực tiếp hoặc trung tâm dịch vụ điện thoại. Cho nên có thể nói có khá nhiều hình thức truyền thông để doanh nghiệp lựa chọn. Họ có thể sử dụng đơn độc một loại hoặc sử dụng một tập hợp nhiều kỹ thuật cùng một lúc, nếu cần thiết để đạt được hiệu quả tối đa trong ngân sách hạn hẹp. Quảng cáo là một phương thức phổ biến về truyền thông phi cá thể, sử dụng những phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, truyền thanh, bảng quảng cáo, tờ poster… Tuy nhiên vẫn có nhiều vấn đề cần phải xem xét cẩn thận trước khi đưa ra quyết định chi tiêu cho quảng cáo. Chẳng hạn có nhiều người cho rằng quảng cáo là lãng phí, chi phí tiêu dùng vào phương tiện truyền thông có thể mang lại hiệu quả hơn nếu dùng vào việc bán hàng tiếp xúc cá nhân. Do vậy vấn đề là làm thế nào để xây dựng được một chiến lược truyền thông hỗn hợp thích hợp. Mục tiêu truyền thông marketing bao gồm các mục tiêu sau : - Mục tiêu xây dựng sự nhận biết biết (awareness building): Làm cho khách hàng tiềm năng biết được sự có mặt của bạn và sản phẩm mà bạn cung cấp, mục đích nhằm khi có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, ngay lập tức khách hàng nhớ đến sản phẩm thương hiệu của bạn. - Mục tiêu đưa tin (informational): Báo cho thị trường, khách hàng biết về sản phẩm mới, giới thiệu một sản phẩm mới vào thị trường; thông báo về việc thay đổi giá; giới thiệu mô tả về các dịch vụ sãn sàng phục vụ; uốn nắn những nhận thức sai lệch; xây dựng một hình ảnh đặc biệt. - Mục tiêu thuyết phục (persuasive): Thay đổi nhận thức về tính chất của sản phẩm; điều chỉnh thái độ, hành vi của khách hàng; kích thích nhu cầu (thuyết phục khách hàng mua ngay); thuyết phục khách hàng tiềm năng tiếp nhận thêm thông tin; cung cấp thông tin theo yêu cầu. - Mục tiêu nhắc nhở (remiding): Nhắc nhở khách hàng rằng trong tương lai họ có thể cần đến sản phẩm dịch vụ của chúng ta; nhắc khách hàng sản phẩm được bán ở chỗ nào; duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ ở mức độ cao nhất; nằm trong nhóm sản phẩm/dịch vụ được cân nhắc xem xét. - Mục tiêu xây dựng thương hiệu (brand building): Trong những loại hình truyền thông này, thương hiệu hiện diện một cách rất rõ ràng và những gì mà người ta muốn nói lên thông qua thương hiệu cũng được thể hiện một cách rất rõ ràng. - Mục tiêu làm thay đổi nhận thức (change perception): Những loại hình truyền thông này có nhiệm vụ làm thay đổi nhận thức về doanh nghiệp từ thế này sang thế khác. Nếu thành công bạn có thể nói: khi tôi nghĩ về thương hiệu A tôi nghĩ ngay đến B. Họ truyền đi những thông điệp mạnh mẽ và những khẳng định về định vị. - Mục tiêu bán hàng (sell a product): Tất cả những hoạt động truyền thông cuối cũng rồi cũng dẫn tới mục tiêu là bán được sản phẩm/dịch vụ. - Mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh (comparing competition): Được dùng rộng rãi trong quảng cáo xe, quảng cáo máy tính… bất kì sản phẩm nào mà khách hàng dễ bị tác động bởi các điểm nổi bật của sản phẩm. Cần cẩn thận với loại hình truyền thông này vì dễ bị kiện vì lừa dối khách hàng. Chiến lược truyền thông là một phần của chiến lược thị trường. Một chiến lược truyền thông cụ thể tạo ra một định hướng cần thiết cho mọi hoạt động truyền thông, nó giúp doanh nghiệp chuyển thông điệp của mình tới khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả qua đó tạo ra một vị trí vững chắc trong suy nghĩ, nhận thức của khách hàng. Chiến lược truyền thông bao gồm các yếu tố sau đây: - Đối tượng mục tiêu: Rõ ràng là bạn phải xác định rõ đối tượng khách hàng sẽ nhận các thông điệp truyền thông của bạn là ai. Bạn cũng cần phân định rõ ràng giữa khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Bởi vì giữa hai đối tượng này bạn sẽ có thể gửi đi những thông điệp khác nhau. Ngoài ra bạn cũng cần xem xét yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa một nhóm khách hàng này với một nhóm khách hàng khác. Sự khác nhau có thể được phân định bởi nhu cầu, tuổi tác, địa lý, thu nhập, tâm lý hoặc lối sống. Cần lưu ý là số lượng người mà bạn cố truyền thông đến càng lớn thì thông điệp của bạn càng thiếu cụ thể thiếu thuyết phục. - Thông điệp định vị: Bằng cách định vị bạn chọn cho mình một vị trí trong trí óc khách hàng. Hiện nay khách hàng như bị quá tải do họ là đích ngắm của nhiều thông điệp khác nhau. Giữa một rừng thông điệp truyền thông như vậy, một định vị tốt giúp bạn tìm được một con đường đi vào nhận thức suy nghĩ của khách hàng và lưu lại đó lâu dài. - Mục tiêu truyền thông: Mục tiêu truyền thông là cái mà bạn muốn đạt được qua một chương trình truyền thông. Mục tiêu truyền thông có thể là xây dựng một hình ảnh một giá trị thương hiệu; gia tăng nhận biết của khách hàng về một loại sản phẩm, một dịch vụ; thông báo về một chương trình khuyến mại; giới thiệu một sản phẩm mới cùng những lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng; uốn nắn những nhận thức lệch lạc về một thương hiệu một công ty… Xác định mục tiêu truyền thông cụ thể, giúp bạn có cơ sở để đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông. - Chiến lược tiếp cận và thông điệp cần truyền đi: Chỉ bằng sự hiểu biết của mình về khách hàng và thị trường bạn mới có thể xây dựng cho mình một chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả. Bạn cũng cần xác đinh thông điệp của mình muốn truyền đến khách hàng là gì, thông điệp đó phản ánh nỗ lực của bạn trong việc chiếm lấy một vị trí trong tâm trí khách hàng mà bạn đã định vị. Thông điệp đó có thể truyền đến khách hàng bằng một phương tiện truyền thông đơn lẻ hoặc một tập hợp của nhiều phương tiện truyền thông khác nhau tuỳ vào từng đặc điểm khách hàng, thị trường và tuỳ vào khả năng của bạn. - Truyền thông và hiệu quả kinh doanh: Muốn hay không truyền thông phải mang lại hiệu quả kinh doanh và do vậy cần phải được đo lường. Người ta đo lường hiệu quả truyền thông bằng cách so sánh hiệu quả đạt được với mục tiêu truyền thông ngay từ đầu. Ngoài ra người ta còn so sánh chi phí bỏ ra giữa những phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được một đơn vị đo lường cụ thể. - Theo đuổi: Một sản phẩm hoàn toàn mới đáp ứng một nhu cầu cần thiết của khách hàng thường dễ đi vào lòng người hơn là một sản phẩm không có gì khác biệt so với những sản phẩm cùng loại khác và cùng tham gia trên một thị trường. Xây dựng một thương hiệu đòi hỏi sự kiên trì và một chiến lược truyền thông lâu dài. 1.1.3. PR- Một công cụ hiệu quả của truyền thông marketing Có nhiều cách để xây dựng thương hiệu, mỗi cách đều có tác dụng riêng của nó, quan hệ công chúng – PR – là một biện pháp có hiệu quả để xây dựng thương hiệu. PR là một hệ thống các nguyên tắc và hoạt động có liên hệ một cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh, một ấn tượng, một quan niệm, nhận định hoặc một sự tin tưởng nào đó. Ở nước ta hiện nay, những năm gần đây đã có nhiều doanh nghiệp sử dụng PR như một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu. PR là một quá trình thông tin hai chiều. Doanh nghiệp (chủ thể của hoạt động PR) không chỉ đơn thuần đưa ra các thông tin về hàng hóa dịch vụ, về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp tới những nhóm khách hàng đã định trước mà phải lắng nghe những thông tin phản hồi từ phía các đối tượng được truyền tin. Thông qua đó chủ thể PR hiểu được tâm lý, những mong muốn và nhận định của đối tượng về hàng hóa và dịch vụ để từ đó điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp cho từng đối tượng và từng hoàn cảnh cụ thể. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp và lắng nghe những ý kiến từ người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. PR thường dùng các phương tiện trung gian (như các bài viết trên báo chí, các phóng sự truyền hình, truyền thanh, các chương trình tài trợ, các hoạt động từ thiện…), cho nên mọi hoạt động đến với các nhóm đối tượng tiêu dùng dễ dàng được chấp nhận hơn, ít thể hiện tính thương mại hơn. Người tiêu dùng khi tiếp nhận thông tin về hàng hoá và dịch vụ thường thấy thoải mái và dễ tin hơn, ít bị cảm giác hội chứng quảng cáo, nhất là khi những người viết bài, những người tham luận là những nhà khoa học, những nhà chuyên môn hay những người nổi tiếng. Điều này sẽ mang đến những cơ hội rất tốt để tạo dựng một ấn tượng, một sự tin tưởng của người tiêu dùng với hàng hóa mang thương hiệu được tuyên truyền. Hoạt động PR truyền tải một lượng thông tin nhiều hơn so với các phương tiện tuyên truyền và quảng bá khác. Người tiêu dùng có cơ hội nhận được một lượng thông tin nhiều và kỹ hơn về những hoạt động của doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó người tiêu dùng có thể hình dung về hướng phát triển cũng như quan điểm của doanh nghiệp trong việc quan tâm tới lợi ích của người tiêu dùng, về những ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Hoạt động PR thương mang đến những lợi ích cụ thể cho đối tượng. Các doanh nghiệp mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích đích thực (như các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các khoản đóng góp từ thiện) qua đó nó rất gắn bó với người tiêu dùng và tạo cho người tiêu dùng một sự gần gũi và thân thiện đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn chương trình “P/S bảo vệ nụ cười” của kem đánh răng P/S đã khám và chữa răng miễn phí cho rất nhiều người ở các vùng khác nhau. Vì thế mà thương hiệu này được người tiêu dùng yêu mến, tin tưởng lựa chọn. PR thường có chi phí thấp hơn so với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, trong khi hiệu quả của thông tin lại không thấp hơn do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng. Tuy nhiên hoạt động PR cũng có những hạn chế nhất định: Thông tin không đến được với một số lượng lớn các đối tượng trong một thời gian ngắn do hoạt động PR chỉ tập chung được ở một nhóm đối tượng trong một khu vực định trước. Thông điệp đưa ra thường không gây được ấn tượng mạnh và khó ghi nhớ hơn so với quảng cáo. Trong một số trường hợp sẽ khó kiểm soát nội dung thông điệp do phải truyền tải qua bên thứ ba. Hoạt động PR luôn gắn liền với một nhóm đối tượng cụ thể và gắn liền với hoạt động tuyên truyền, quảng cáo. Xuất phát từ đó, để tiến hành hoạt động PR nhằm quảng bá cho thương hiệu, doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược cụ thể cho hoạt động này. Chiến lược PR không thể tách rời khỏi chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp. Nó cần phải nhắm tới nhóm đối tượng khách hàng cụ thể và cần tập trung vào một chủ thể nhất định. Chủ đề được hướng tới có thể là một sản phẩm, một thương hiệu hàng hóa cụ thể, một quốc gia/thương hiệu quốc gia. Cần lưu ý rằng, tập khách hàng của doanh nghiệp khác với tập khách hàng của sản phẩm hàng hoá. Mục đích tuyên truyền cho doanh nghiệp khác với mục đích tuyên truyền cho sản phẩm; sự quan tâm của khách hàng đến doanh nghiệp khác với sự quan tâm của họ đến sản phẩm, hàng hóa. Vì thế chủ đề và nội dung tuyên truyền cần gắn với tính chất, đặc điểm và những lợi thế ưu việt của sản phẩm sẽ tuyên truyền; mục tiêu hoạt động của công ty; đối tượng khách hàng của doanh nghiệp và sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh; các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật của nhớm đối tượng trong một địa bàn nhất định; các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của công ty. Những hoạt động cơ bản của PR trong phát triển thương hiệu: - Quan hệ báo chí và các phương tiện tr
Luận văn liên quan