Những hạn chế của pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta

Gia đình Việt Nam từ ngàn xưa vẫn được coi là nền tảng của xã hội, trong các bộ luật đầu tiên của ta như bộ luật Hồng Đức đời nhà Lê, bộ luật Gia Long đời nhà Nguyễn đã có nhiều điều khoản qui định về các quan hệ trong gia đình, quan hệ giữa vợ chồng với nhau, quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Gia đình cũng đặt ra những quan hệ về tài sản, đặc biệt là quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Quan hệ đó gồm một số nguyên tắc qui định quyền hạn của hai vợ chồng trên các tài sản chung, sự đóng góp tiền bạc của hai vợ chồng trong thời gian hôn nhân. Sự quy định về quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của gia đình, tránh những tranh chấp có thể xảy ra làm tổn thương đến hoà khí và sự đoàn kết trong gia đình. Quan hệ sở hữu này tồn tại ở hai hình thức: sở hữu tài sản chung và sở hữu tài sản riêng. Trong chế độ sở hữu tài sản chung, một phần hoặc toàn thể tài sản của hai vợ chồng hợp thành một khối chung, khối tài sản này bao gồm mọi tài sản hiện hữu và tương lai của hai vợ chồng có trước và trong thời gian hôn nhân. Trong chế độ này, vợ và chồng có thể qui định quyền hạn của mỗi người trong việc quản lý khối tài sản. Họ có thể thoả thuận với nhau người chồng một mình quản lý hoặc hai vợ chồng đều có quyền quản lý chung. Hình thức thứ hai là sở hữu tài sản riêng. Đó là chế độ đơn giản nhất vì mỗi vợ chồng vẫn giữ nguyên quyền sở hữu đối với tài sản của mình, họ chỉ phải cùng nhau đóng góp vào các chi tiêu chung của gia đình. Quan hệ vợ chồng dù ở thời kỳ nào, từ phong kiến, thực dân đến XHCN vẫn là các quan hệ nền tảng của xã hội. Nó được điều chỉnh bởi các qui phạm pháp luật do Nhà nước công nhận, đặt ra và đảm bảo bằng sức mạnh của Nhà nước. Mà trong quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt, không một gia đình nào lại không có yếu tố tài sản. Dù nghèo hay giầu quan hệ tài sản cũng góp phần chi phối quan hệ vợ chồng, vì vậy quan hệ tài sản giữa vợ chồng là quan hệ không thể thiếu được trong sự điều chỉnh của pháp luật. Nhìn chung, qua các thời kì lịch sử, hai hình thức này đã được qui định và điều chỉnh trong các bộ luật. Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn, nó được chính thức công nhận trong điều luật.

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2314 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những hạn chế của pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM Lời mở đầu. Gia đình Việt Nam từ ngàn xưa vẫn được coi là nền tảng của xã hội, trong các bộ luật đầu tiên của ta như bộ luật Hồng Đức đời nhà Lê, bộ luật Gia Long đời nhà Nguyễn đã có nhiều điều khoản qui định về các quan hệ trong gia đình, quan hệ giữa vợ chồng với nhau, quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Gia đình cũng đặt ra những quan hệ về tài sản, đặc biệt là quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Quan hệ đó gồm một số nguyên tắc qui định quyền hạn của hai vợ chồng trên các tài sản chung, sự đóng góp tiền bạc của hai vợ chồng trong thời gian hôn nhân. Sự quy định về quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của gia đình, tránh những tranh chấp có thể xảy ra làm tổn thương đến hoà khí và sự đoàn kết trong gia đình. Quan hệ sở hữu này tồn tại ở hai hình thức: sở hữu tài sản chung và sở hữu tài sản riêng. Trong chế độ sở hữu tài sản chung, một phần hoặc toàn thể tài sản của hai vợ chồng hợp thành một khối chung, khối tài sản này bao gồm mọi tài sản hiện hữu và tương lai của hai vợ chồng có trước và trong thời gian hôn nhân. Trong chế độ này, vợ và chồng có thể qui định quyền hạn của mỗi người trong việc quản lý khối tài sản. Họ có thể thoả thuận với nhau người chồng một mình quản lý hoặc hai vợ chồng đều có quyền quản lý chung. Hình thức thứ hai là sở hữu tài sản riêng. Đó là chế độ đơn giản nhất vì mỗi vợ chồng vẫn giữ nguyên quyền sở hữu đối với tài sản của mình, họ chỉ phải cùng nhau đóng góp vào các chi tiêu chung của gia đình. Quan hệ vợ chồng dù ở thời kỳ nào, từ phong kiến, thực dân đến XHCN vẫn là các quan hệ nền tảng của xã hội. Nó được điều chỉnh bởi các qui phạm pháp luật do Nhà nước công nhận, đặt ra và đảm bảo bằng sức mạnh của Nhà nước. Mà trong quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt, không một gia đình nào lại không có yếu tố tài sản. Dù nghèo hay giầu quan hệ tài sản cũng góp phần chi phối quan hệ vợ chồng, vì vậy quan hệ tài sản giữa vợ chồng là quan hệ không thể thiếu được trong sự điều chỉnh của pháp luật. Nhìn chung, qua các thời kì lịch sử, hai hình thức này đã được qui định và điều chỉnh trong các bộ luật. Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn, nó được chính thức công nhận trong điều luật. Trong bài viết này, em xin phép viết về quan hệ tài sản giữa vợ chồng, song đây là quan hệ có phạm vi rộng: gồm quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế, quan hệ cấp dưỡng, vì thời gian có hạn em chỉ đề cập đến quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồng. Rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô. 2.1. Vướng mắc về vấn đề thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 2.3. Vướng mắc trong vấn đề tạm ngừng cấp dưỡng KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG. Khái niệm quan hệ tài sản của vợ chồng. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một loại quan hệ đặc biệt ràng buộc hai người, vốn đã gắn bó với nhau do hiệu lực của hôn nhân, nghĩa là có đăng ký kết hôn, liên quan đến tài sản, nói chung là đến các lợi ích vật chất có giá trị tiền tệ. Trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, sự tồn tại của quan hệ tài sản giữa vợ và chồng lệ thuộc vào sự tồn tại của quan hệ hôn nhân. Quan hệ tài sản của vợ chồng không tồn tại giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng bị thủ tiêu, trong trường hợp hai người chung sống với nhau có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân bị hủy theo một bản án hoặc quyết định của Toà án. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng chấm dứt, trong trường hợp hai người chung sống với nhau có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân chấm dứt do ly hôn hoặc do có một người chết. Trong pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam, quan hệ tài sản của vợ chồng bao gồm chế độ tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau, quyền thừa kế tài sản của nhau. Chế độ tài sản của vợ chồng thường được xây dựng trong các hệ thống luật theo một trong hai mô hình tiêu biểu: - Mô hình quan hệ tài sản chung: Với mô hình này, vợ và chồng cùng tham gia vào việc tạo lập, duy trì và phát triển một khối tài sản mà họ có quyền sở hữu chung. Trong thời kỳ hôn nhân, sở hữu chung mang tính hợp nhất: phần quyền của vợ chồng đối với tài sản chung không được xác định; sau khi hôn nhân chấm dứt, sở hữu chung mang tính chất theo phần và việc thanh toán tài sản chung được thực hiện dựa vào công sức đóng góp của mỗi người vào việc duy trì và phát triển khối tài sản đó. Mô hình quan hệ tài sản chung được xây dựng dựa trên tư tưởng chủ đạo theo đó hôn nhân có tác dụng ràng buộc vợ và chồng vào nhiều bổn phận đối với nhau cũng như đối với gia đình - Mô hình quan hệ tài sản riêng: Với mô hình này, vợ, chồng bảo tồn sự độc lập của mỗi người trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản. Không có khối tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có hai khối tài sản riêng, của vợ và của chồng. Mô hình quan hệ tài sản riêng được xây dựng bằng những ý tưởng phát triển từ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do cá nhân của vợ và của chồng trong khung cảnh của gia đình. Tính cần thiết của các quy định điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng. Sở dĩ nhà làm luật phải dự liệu về chế độ tài sản của vợ, chồng (trong đó có quyền sở hữu của vợ chồng) vì những lý do sau: Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, việc duy trì và phát triển đời sống gia đình đã thúc đẩy vợ chồng tham gia rộng rãi vào các gia dịch dân sự vào thương mại, đã làm phát sinh nhiều nghĩa vụ tài sản mà vợ chồng là người có nghĩ vụ như là tất yếu khác quan. Thực tế này đã cho thấy sự cần thiết của các quy định của pháp luật về nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng. Nó thể hiện ở những nội dung sau: Thứ nhất, chế định nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng giúp thực tế hóa quyền sở hữu của vợ chồng. Chế định này quy định các vấn đề tài sản trong gia đình được giải quyết như thế nào, vì mục đích gì, khi nghĩa vụ về tài sản pháp sinh trong gia đình thì được bảo đảm bằng những tài sản nào…. Chế định nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng giúp vợ chồng thực hiện các quyền sở hữu của mình trong các quan hệ tài sản một cách cụ thể. Thứ hai chế định nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng tạo cơ sở pháp lý phân định rõ ràng trách nhiệm của các bên vợ chồng trong quan lý, sử dụng và định đoạt tài sản trong gia đình. Đồng thời nó tạo điều kiện để vợ chồng chủ động tham gia vào các giao dịch dân sự và thương mại, bảo đẩm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình cũng như của cá nhân vợ hoặc chồng. Qua đó bảo đảm được lợi ích của cộng đồng và xã hội. Thứ ba chế đinh nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng cũng tạo cơ sở pháp lý trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng, giúp người có quyền xác định được nghĩa vụ mà vợ chồng phải thực hiện được bảo đảm bằng tài sản chung hay tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng. Tức là bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền khi vợ chồng là người có nghĩa vụ. Trước hết, do tính cộng đồng hợp nhất của quan hệ hôn nhân, nên để bảo đảm những nhu cầu thiết yếu của gia đình, thỏa mãn các nhu cầu về vật chất, tinh thần của vợ chồng và để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; chăm sóc, nuôi dưỡng các con…. Thì cần phải có tài sản, tiền bạc của vợ chồng. Vì thế, bên cạnh đời sống tình cảm, sự yêu thương gắn bó giữa vợ và chồng không thể không nói đến vấn đề tài sản của vợ và chồng. Mặt khác, cũng để bảo đảm đời sống chung của gia đình, đáp ứng các nhu cầu về vật chất, tinh thần của vợ chồng, chăm sóc, giáo dục con cái thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng không thể chỉ bó hẹp trong quan hệ gia đình mà cần thiết phải có sự trao đổi, quan hệ giao dịch với người khác. Có thể nói, chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng thường xuyên, hàng ngày. Do đó, nếu nhà làm luật không dự liệu “cách xử sự” theo quy định chung thì khó lòng kiểm soát, định hướng trong việc điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng. Pháp luật cần phải định rõ khi sử dụng tài sản, tiền bạc của vợ chồng, nhằm đáp ứng nhu cầu chung của gia đình thì trường hợp nào giao dịch đó cần phải có sự đồng ý, thỏa thuận của vợ chồng, trường hợp nào được coi là sự thỏa thuận mặc nhiên của cả hai vợ chồng khi chỉ một bên vợ chồng trực tiếp sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ chồng để kí kết hợp đồng với người khác. Thứ hai, pháp luật có sự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng thì vợ, chồng mới biết được để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình liên quan đến tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Ví dụ các căn cứ, nguồn gốc, phạm vi các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của vợ chồng; theo đó vợ, chồng thực hiện quyền sở hữu đối với từng loại tài sản theo luật định nhằm đảm bảo lợi ích chung của gia đình, hoặc nhu cầu của bản thân vợ, chồng. Thứ ba việc vợ, chồng sử dụng, định đoạt tài sản của mình nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình …luôn có liên quan đến quyền lợi của người khác khi họ kí kết các hợp đồng liên quan tới tài sản của vợ chồng. Theo luật định, người thứ ba tham gia giao dịch cần phải biết rằng trường hợp nào hợp đồng đó được bảo đảm thực hiện từ tài sản chung của vợ chồng hoặc bằng tài sản riêng của vợ chồng nhằm bảo đảm các quyền lợi chính đáng cho mình. Thứ tư, việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng với nhau và với người khác. Ví dụ, giải quyết về những món nợ mà vợ chồng vay chung vì lợi ích chung của gia đình hoặc mỗi bên vợ, chồng vay riêng để sử dụng vào mục đích riêng. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng quy kết theo trách nhiệm (nghĩa vụ) chung của vợ chồng hay nghĩa vụ riêng của vợ chồng phải thanh toán món nợ đó. Theo từng trường hợp chia tài sản chung khi có yêu cầu của vợ, chồng; Tòa án áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng, bảo đảm quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ chồng cũng như quyền lợi chính đáng của những người có lợi ích liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG CHƯA PHÙ HỢP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA. Kể từ ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực thi hành cho đến nay, những quy định của Luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng là cơ sở pháp lý để vợ chồng thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung, tài sản riêng; là cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau và với những người khác. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đã ban hành một số văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu những quy định điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000, thực tiễn áp dụng luật trong những năm qua cho thấy việc quy định những vấn đề về quan hệ tài sản của vợ chồng mà luật điều chỉnh hiện nay là chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế hiện nay ở nước ta. Những vướng mắc này thể hiện ở một số vấn đề chính đó là xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; xác định tài sản chung của vợ chồng như thế nào là có giá trị lớn; bảo đảm có sự thỏa thuận, bàn bạc của cả hai vợ chồng khi định đoạt tài sản đó (thể hiện theo ý chí của vợ chồng hoặc bằng văn bản khác); vấn đề phân biệt các loại nghĩa vụ chung hoặc nghĩa vụ riêng của vợ chồng trong các trường hợp đồng vay nợ để từ đó quy trách nhiệm (nghĩa vụ) thanh toán món nợ đó từ tài sản chung của vợ chồng hay từ tài sản riêng của vợ chồng; về các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng chưa được sự dự liệu của cụ thể, thống nhất… Về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng: Đối với các hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng, trong luật cần phải được dự liệu cụ thể để thống nhất áp dụng. Cho đến nay vẫn có hai quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất xét dưới góc độ luật dân sự cho rằng chỉ chủ sở hữu tài sản mới có quyền thu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó. Vì vậy phải coi hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ chồng. Tuy nhiên trong lĩnh vực HN&GĐ, do tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân, vợ chồng cùng chung sức, chung ý chị tạo dựng tài sản chung nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình. Một trong những đặc điểm của căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng trực tiếp tạo ra mà chỉ cần một bên vợ chồng tạo ra được trong thời kỳ hôn nhân (k1 điều 27); điều này cũng đã được thể hiện qua các quy định điều chỉnh vấn đề này của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay. Vả lại, tài sản riêng của vợ chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng (k4 điều 33). Luật pháp của một số nước đều quy định toàn bộ tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, kể cả hoa lợi, lợi tức đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Vì thế, luật HN&GĐ cần phải có quy định dự liệu cụ thể trường hợp này qua việc quy định các hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng (trừ trường hợp ngoại lệ tài điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2010). Theo quy định tại khoản 3 điều 28 Luật HN&GĐ thì việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn… phải có sự bàn bạc, thỏa thuận của vợ chồng. Mặc dù tại khoản 3 điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2010 đã quy định tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng được xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, quy định này chưa phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội. Pháp luật cần dự liệu theo hướng tài sản chung của vợ chồng “có giá trị lớn” là những tài sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu (nhà ở, quyền sử dụng đất, ô tô, xe máy…). Đối với những tài sản mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì nên xem xét vào điều kiện tài chính, kinh tế cụ thể của gia đình hay vợ chồng đó. Theo quy định tại điều 25, thì vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Quy định này nhằm buộc vợ, chồng phải cùng chịu trách nhiệm chung đối với những giao dịch dân sự hợp pháp do một bên thực hiện vì nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Trường hợp này, theo luật định là đã có sự thỏa thuận “mặc nhiên” của cả hai vợ chồng vì lợi ích chung của gia đình. Tuy nhiên, pháp luật cần dự liệu thêm như thế nào và trong trường hợp nào thì các giao dịch dân sự hợp pháp do một bên vợ, chồng thực hiện với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình buộc vợ chồng cùng chịu trách nhiệm liên đới ? Vậy hiểu như thế nào là nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Luật HN&GĐ cũng quy định các trường hợp chia tài sản chung của vợ, chồng, tuy nhiên, các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng lại không được luật dự liệu, trừ trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi li hôn (điều 95). Điều này đã dẫn tới những cách hiểu không thống nhất khi áp dụng luật trong từng trường hợp cụ thể. Trước đây, theo quy định tại điều 17 Luật HN&GĐ 1986 thì khi một bên vợ, chồng chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng “thì chia đôi”, phần tài sản của người chết được thừa kế được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế; hoặc theo quy định tại điều 18 luật này; khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên có yêu cầu và có lý do chính đáng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại điều 42 (tức là các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi li hôn cũng được áp dụng trong trường hợp này). Mặc dù điều 29, 30, 31 Luật HN&GĐ năm 2000 không dự liệu về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng, nhưng theo quy định của pháp luật từ trước đến nay, trong các trường hợp cần phải chia tài sản chung của vợ chồng thì nguyên tắc chia đôi tài sản luôn được áp dụng trước tiên. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, trong đó “kỉ phần” của mỗi bên là bằng nhau. Do vậy, cần phải bổ sung vào quy định tại điều 29, 30, 31 về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng là chia đôi tài sản chung. Trong trường hợp này là chia “bình quân”, áp dụng cho tất cả các cặp vợ chồng trong thực tiễn, không phải căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo dựng tài sản chung. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (điều 29) cần dự liệu thế nào là “có lí do chính đáng khác” của vợ, chồng để chia tài sản chung khi hôn nhân còn đang tồn tại. Mặc dù khoản 2 điều 29 Luật HN&GĐ 2000 và điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2010 đã dự liệu việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản sẽ không được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 29 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trước tiên do vợ chồng tự thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Quy định như vậy khó đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người khác, của Nhà nước trong việc “sai áp” tài sản của vợ chồng để bảo đảm các nghĩa vụ tài sản của vợ chồng. Ví dụ, vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung từ năm 2001 với mục đích nhằm tẩu tán, hoặc trốn tránh nghĩa vụ tài sản những mãi đến năm nay mới phát hiện và kiểm tra mục đích, lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; hoặc có trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản, nhưng đến nay không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ nữa; hoặc có trường hợp sau khi vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà nay quan hệ hôn nhân đã chấm dứt do vợ, chồng chết, hay đã ly hôn. Vấn đề phân biết các loại nghĩa vụ chung hoặc nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng cũng cần được quy định cụ thể. Mặc dù tại các điều 25, khoản 2 điều 28, khoản 3 điều 95 cũng đã có các quy định liên quan đến nghĩa vụ tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, những quy định này mới chỉ đề cập đến các nguyên tắc chung, rất khó áp dụng trong thực tiễn. Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp phát của vợ chồng, của những người có quyền lợi liên quan, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để tòa án giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng, trong đó có nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng, Luật HN&GĐ cần dự liệu cụ thể theo hướng tài sản chung của vợ chồng cần được bảo đảm thanh toán các khoản nợ sau: Nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình Nợ liên quan dến việc tạo lập, quản lý sử dụng, định đoạt tài sản chung. Các món nợ liên quan đến tài sản riêng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình. Nợ phát sinh có liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng cùng thực hiện. Nợ chung theo thỏa thuận của vợ chồng. Ngoài ra, các khoản nợ do vợ, chồng vay nhằm đảm bảo các nhu cầu riêng, không xuất phát từ lợi ích chung của gia đình hoặc vợ, chồng thỏa thuận là nợ riêng của một bên thì vợ chồng có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng. Thực tiễn đời sống vợ chồng khi thực hiện quyền sở hữu nhằm đảm bảo lợi ích của cá nhân vợ, chồng có thể dẫn tới những trường hợp có sự trộn lẫn hoặc ẩn chứa các loại tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng. Khi có tranh chấp, cần phải xác định được phần tài sản hcung, tài sản riêng của vợ, chồng để chia chính xác, hợp lý, bảo đảm quyền lợi chính đáng về tài sản của hai bên. Ví dụ, tài sản chung của vợ chồng đã được quản lý, tu sửa bằng phần tài sản riêng của vợ, chồng; hoặc tài sản riêng của vợ, chồng đã được bảo quản, tu sửa bằng tài sản chung của vợ chồng làm tăng giá trị của tài sản lên nhiều lần so với giá trị ban đầu. Luật HN&GĐ cần sự liệu các trường hợp trên đây nhằm xác định rõ các loại tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng khi có tranh chấp. Một vấn đề quan trọng là tài sản mà vợ, chồng làm ra sau khi chia tài sản chung như tiền lương, tiền công lao đ
Luận văn liên quan