Giáo dục Tiểu học (GDTH) là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục
quốc gia. GDTH hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng khác,
góp phần hình thành nhân cách và trách nhiệm công dân [13, Điều 27]. Mục tiêu
trên đã định hướng cho nội dung dạy học ở tiểu học trang bị cho học sinh có
những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng
cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ
gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Trong nhiều năm qua, GDTH
luôn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy – học để đáp ứng được yêu
cầu của xã hội. Trong đó, “phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phải phù hợp với đặc điểm của
từng độ tuổi, từng môn học; phải bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh” [13, Điều 28]
118 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 8829 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học – Thực trạng và giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Vân Anh
NHỮNG LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP
Ở HỌC SINH TIỂU HỌC –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
KHẮC PHỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Vân Anh
NHỮNG LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP
Ở HỌC SINH TIỂU HỌC –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
KHẮC PHỤC
Chuyên ngành : Giáo dục học (Tiểu học)
Mã số : 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THỊ ÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học –
Thực trạng và giải pháp khắc phục” do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ
Thị Ân – Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh. Số liệu của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Người cam đoan
Nguyễn Thị Vân Anh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và triển khai viết luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Ân - người đã dành rất nhiều thời
gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám Hiệu, các giảng viên khoa
Giáo dục Tiểu học, Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu thầy cô đã truyền đạt chính là hành trang quý báu cho tôi trên suốt
chặng đường học tập, nghiên cứu và dạy học sau này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên trường Tiểu
học Lương Thế Vinh, Q1 đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực
nghiệm tại trường.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa .....................................................................................................................
Lời cam đoan .....................................................................................................................
Lời cảm ơn .........................................................................................................................
Mục lục ..............................................................................................................................
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................................
Danh mục bảng biểu ..........................................................................................................
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ .............................................................................................
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 7
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................... 7
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................ 7
8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 9
1.1. Cơ sở tâm lí học .................................................................................................... 9
1.1.1. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học ................................. 9
1.1.2. Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học ..................................... 10
1.1.3. Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học ................................... 11
1.1.4. Tâm lí học ảnh hưởng đến việc học viết chữ của trẻ Tiểu học ........................... 11
1.2. Cơ sở ngữ âm học ............................................................................................... 13
1.2.1. Âm thanh ngôn ngữ ............................................................................................ 13
1.2.2. Chữ viết tiếng Việt ............................................................................................. 14
1.2.3. Mối quan hệ âm và chữ ...................................................................................... 15
1.3. Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 18
CHƯƠNG 2. CHÍNH TẢ. LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP Ở HS TIỂU HỌC ........ 19
2.1. Chính tả, nội dung của phân môn chính tả ở tiểu học. Các hình thức chính tả và
dạy học chính tả. ............................................................................................................ 19
2.1.1. Chính tả và phân môn chính tả ở tiểu học ........................................................ 19
2.1.2. Các hình thức dạy học chính tả ........................................................................ 21
2.2. Thực trạng lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học ..................................... 25
2.3. Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 38
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP
Ở HỌC SINH LỚP 3 ..................................................................................................... 40
3.1. Một số giải pháp khắc phục lỗi chính tả ............................................................ 41
3.1.1. Phương pháp ngữ âm (phonics method) .......................................................... 41
3.1.2. Phương pháp thần kinh - ngôn ngữ học ........................................................... 48
3.1.3. Học viết đúng chính tả bằng hiểu nghĩa từ ...................................................... 60
3.1.4. Chính tả mẹo luật ............................................................................................. 60
3.2. Thử nghiệm ........................................................................................................ 60
3.2.1. Mục đích, đối tượng, phạm vi, thời gian thử nghiệm ....................................... 59
3.2.2. Điều kiện tiến hành thử nghiệm ....................................................................... 59
3.2.3. Nguyên tắc, phương pháp thử nghiệm ............................................................. 61
3.2.4. Nội dung thử nghiệm ........................................................................................ 61
3.2.5. Nội dung thử nghiệm, các tiêu chí và thang đánh giá ..................................... 62
3.2.6. Tiến hành thử nghiệm ....................................................................................... 63
3.3. Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 76
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 79
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGD Bộ giáo dục
GDTH Giáo dục Tiểu học
GV Giáo viên
HS Học sinh
Q.1 Quận 1
NBK Nguyễn Bỉnh Khiêm
NVX Nguyễn Viết Xuân
NTH Nguyễn Thái Học
LTV Lương Thế Vinh
TBT Trần Bình Trọng
THĐ Trần Hưng Đạo
NTN Nhóm thực nghiệm
NĐC Nhóm đối chứng
SGK Sách giáo khoa
NXB GD Nhà xuất bản Giáo Dục
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
VD Ví dụ
N.T.A Nguyễn Tuấn Anh
T.G.B Tăng Gia Bảo
N.Đ.H.H Nguyễn Đặng Hoàng Hải
N.L.H Nguyễn Lê Hoàng
T.T.S Thái Thanh Sơn
P.L.T.H Phan Lâm Thanh Hải
C.C.H Cao Chí Hào
Đ.H.T Đoàn Hồ Thanh
N.H.S Nguyễn Hoàng Siêu
Đ.H.Y Đặng Hải Yến
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1 Bảng âm vị tiếng Việt và chữ viết thể hiện 17
Bảng 2.1 Đối tượng và phạm vi khảo sát 26
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát các lỗi về âm đầu ở học sinh 27
Bảng 2.3 Kết quả khảo sát các lỗi về phần vần ở học sinh 28
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát các lỗi về thanh điệu và âm cuối ở học sinh 31
Bảng 2.5 Đối tượng và phạm vi khảo sát 34
Bảng 2.6 Các lỗi chính tả HS sai nhiều 35
Bảng 2.7 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc lỗi chính tả ở HS 36
Bảng 2.8 Những biện pháp khắc phục lỗi chính tả 40
Bảng 3.1
So sánh khả năng chính tả của HS ở 2 nhóm thử nghiệm
(thể hiện tỉ lệ %)
66
Bảng 3.2
Bảng thống kê tỉ lệ lỗi chính tả của đối tượng nghiên cứu
trước khi thử nghiệm (tỉ lệ %)
71
Bảng 3.3
Bảng thống kê tỉ lệ lỗi chính tả của đối tượng nghiên cứu
sau khi thử nghiệm (tỉ lệ %)
73
Bảng 3.4
Bảng so sánh tỉ lệ lỗi sai giữa NTN và NĐC sau khi thử
nghiệm (tỉ lệ %)
75
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1 Biểu đồ thể hiện mức độ học sinh mắc lỗi chính tả ở các âm đầu 28
Biểu đồ 2 Biểu đồ thể hiện mức độ học sinh mắc lỗi chính tả ở phần vần 30
Biểu đồ 3 Biểu đồ so sánh mức độ mắc lỗi ở thanh điệu của học sinh 32
Biểu đồ 4 Biểu đồ thể hiện mức độ học sinh mắc lỗi chính tả ở âm cuối 33
Biểu đồ 5 Biểu đồ thể hiện nguyên nhân mắc lỗi chính tả ở học sinh 37
Biểu đồ 6 Biểu đồ thể hiện một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả ở HS 41
Biểu đồ 7 So sánh khả năng chính tả của hs ở nđc và ntn 66
Biểu đồ 8 Tỉ lệ lỗi chính tả sai của hs khi đo đầu vào thử nghiệm 72
Biểu đồ 9 Tỉ lệ lỗi chính tả sai của hs sau khi thử nghiệm 74
Biểu đồ 10
So sánh mức độ giảm tỉ lệ lỗi sai giữa NTN và NĐC sau khi
thực nghiệm
76
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học (GDTH) là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục
quốc gia. GDTH hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng khác,
góp phần hình thành nhân cách và trách nhiệm công dân [13, Điều 27]. Mục tiêu
trên đã định hướng cho nội dung dạy học ở tiểu học trang bị cho học sinh có
những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng
cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ
gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Trong nhiều năm qua, GDTH
luôn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy – học để đáp ứng được yêu
cầu của xã hội. Trong đó, “phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phải phù hợp với đặc điểm của
từng độ tuổi, từng môn học; phải bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh” [13, Điều 28].
Một trong những mũi nhọn về dạy học ở tiểu học là dạy tiếng mẹ đẻ. Trong
đó có phân môn chính tả. Phân môn chính tả dạy cho học sinh kết nối được âm
và chữ, nắm được qui tắc chính tả tiếng Việt để viết đúng. Qua đó cũng là phát
triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho các em trên phương diện chữ viết vào hoạt
động giao tiếp, giúp các em luôn có ý thức viết đúng tiếng Việt chuẩn mực,
tiếng Việt văn hoá. Trong khi phân môn học vần chỉ được phân bố ở lớp 1 thì
phân môn chính tả được phân bố xuyên suốt ở các khối lớp với hình thức cao
dần lên. Chính vì thế việc rèn luyện viết đúng chính tả luôn được đặt ra ở bất cứ
khối lớp nào trong bậc Tiểu học. Song, hiện nay, tình trạng học sinh viết sai
chính tả khá phổ biến khiến nhà trường, phụ huynh và các nhà Việt ngữ học
không khỏi lo lắng. Vấn đề rèn luyện viết đúng chính tả luôn được quan tâm
2
càng trở nên cấp thiết. Nó không chỉ đặt ra ở bậc Tiểu học mà đặt ra ở tất cả các
cấp học.
Nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều công trình khoa học đã hướng tới vấn đề
này. Cũng từ mối quan tâm trăn trở ấy, chúng tôi thực hiện đề tài Những lỗi
chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học – Thực trạng và giải pháp khắc phục
một mặt vừa để tiếp tục điều tra thực trạng lỗi chính tả của học sinh tiểu học trên
một địa bàn cụ thể, mặt khác thử đưa ra các biện pháp khắc phục.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là khảo sát các lỗi chính tả thường mắc
của học sinh, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp thông qua thử
nghiệm cho học sinh khối lớp 3.
- Để hoàn thành được mục tiêu trên nhiệm vụ mà đề tài xác định là:
+ Khảo sát trên bài Tập làm văn, bài Chính tả của học sinh để chỉ ra các lỗi,
thống kê những lỗi thường gặp, xác định nguyên nhân cụ thể.
+ Đưa ra các giải pháp, xây dựng các dạng bài tập để khắc phục lỗi, thử
nghiệm và đưa ra kiến nghị.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc dạy Tiếng việt cho HS nói chung và chính tả cho học sinh Tiểu học
nói riêng, cũng như Việc tìm hiểu những lỗi chính tả phổ biến mà học sinh
thường mắc để từ đó đưa ra hướng khắc phục luôn được các nhà Việt ngữ học,
những người làm công tác giáo dục quan tâm.
3.1. Những nghiên cứu về chữ viết và chính tả tiếng Việt
Ở Mỹ, công trình nghiên cứu của tác giả Chiung, Wi-vun Taiffalo
Efficiencies for Different Orthographies: A Comparative study of Han
Characters and Vietnamese Romanization (2003) đã so sánh giữa chữ Hán và
3
chữ Quốc ngữ. Tác giả nêu những đặc điểm cũng như khó khăn và thuận lợi của
chữ Quốc ngữ trong dạy học chính tả hiện nay. Nghiên cứu của Pinnell, Gay S
& Fountas, Irene Word Matters: Teaching Phonics and Spelling in the
Reading/Writing Classroom (1998), lại chỉ ra tầm quan trọng của hệ thống âm
vị đối với học đọc, học viết.
Vấn đề này nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà nghiên cứu trong
nước. Đoàn Thiện Thuật, trong cuốn Ngữ âm Tiếng Việt hiện đại (1977) đã đề
cập khá kỹ về mối quan hệ giữa âm và chữ, về sự ra đời của chữ quốc ngữ, đưa
ra những nhận xét về hệ thống chữ viết hiện hành cả hai mặt được và chưa được.
Ông cũng đề cập đến vấn đề bàn luận về việc cải tiến chữ quốc ngữ. Cao Xuân
Hạo, trong cuốn Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa (1998)
đã chỉ ra những nhược điểm của chữ quốc ngữ. Theo ông, “nhược điểm của chữ
quốc ngữ không phải là ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm vị họa mà
chính là ở chỗ nó có tính chất thuần túy ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước
nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương” (trang 189) vì ngôn ngữ
không phải chỉ là âm thanh: nó còn có nghĩa nữa. Cũng trong cuốn sách này, tác
giả còn đề cập đến cách viết và cách đọc các tên riêng nước ngoài trên văn bản
tiếng Việt. Trong Âm tiết và loại hình ngôn ngữ (1991), Nguyễn Quang Hồng
đã chỉ ra âm tiết là đơn vị cơ bản cuả tiếng Việt. Tác giả cho rằng âm tiết tiếng
Việt chỉ gồm có hai yếu tố cấu thành, là khuôn thanh và khuôn vần, kết hợp
nhau theo thế lưỡng phân. Khuôn thanh có thể vắng mặt, nhưng khuôn vần luôn
luôn có mặt. Khuôn thanh và khuôn vần lại có thanh điệu là yếu tố siêu đoạn
tính thực hiện chức năng khu biệt các hình tiết. Nhìn chung, các tác giả đều quan
tâm đến việc nghiên cứu, mô tả, phân tích hệ thống ngữ âm tiếng Việt cả hệ
thống ngữ âm chuẩn và hệ thống ngữ âm của các phương ngữ; mô tả hệ thống
chữ viết tiếng Việt, mặt tích cực cũng như mặt hạn chế của nó đối với việc học
đọc học viết của trẻ em Những nghiên cứu trên đều đóng vai trò làm nền tảng
4
về mặt lí luận cho việc dạy học các phân môn Tiếng Việt nói chung và phân
môn chính tả nói riêng ở trường tiểu học.
3.2. Những nghiên cứu về phương pháp dạy chính tả
Chính tả và phương pháp dạy chính tả cho học sinh lâu nay rất được quan
tâm. Có thể kể tới các nghiên cứu của:
- Lê Phương Nga – Nguyễn Trí với Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu
Học, NXB Đại Quốc gia Hà Nội, (1999);
- Hoàng Thị Châu với Phương ngữ học Tiếng Việt, Hà Nội: Đại học Quốc
gia Hà Nội (2004);
- Hoàng Thị Tuyết với Lý luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, phần 2, NXB
Thời đại (2012).
Các tác giả nêu ra các nguyên tắc và phương pháp dạy học chính tả dựa vào
chương trình khung của Bộ GD-ĐT, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Các nghiên cứu còn đề cập tới các loại hình chính tả và quy trình dạy học cụ thể
cho phân môn chính tả. Trong cuốn “Lý luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học,
phần 2”, tác giả Hoàng Thị Tuyết (2012) nhấn mạnh sự ảnh hưởng của cách
thiết kế quy trình dạy học chính tả cố định và rập khuôn [9, tr.195]. Các tài liệu
trên là nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho việc dạy học chính tả. Người dạy có
thể tìm thấy cách thức dạy học phân môn chính tả cho học sinh tiểu học. Song vì
chỉ là một trong nhiều nội dung về phương pháp dạy học tiếng nên các tác giả
không đi sâu, bàn cụ thể, chi tiết cho mỗi hình thức chính tả, với từng đối tượng
học sinh tùy theo khối lớp.
Những tác giả sau lại bàn đến vấn đề cụ thể hơn là dạy chính tả theo vùng
phương ngữ, chữa lỗi chính tả Phan Ngọc có cuốn Chữa lỗi chính tả cho học
sinh (1982); Andreas. C & Andreas. S có Heart of the Mind (1989); Hoàng Văn
Chung – Đỗ Xuân Thảo có cuốn Dạy học chính tả ở Tiểu học (2000); Võ Xuân
5
Hào có Dạy học chính tả cho học sinh Tiểu học theo vùng phương ngữ (2009);
Trương Thị Thu Vân (2010) Trong Chữa lỗi chính tả cho học sinh, Phan
Ngọc sau khi đưa ra sáu nguyên tắc để dạy chính tả, ông chỉ ra các mẹo chính tả
như mẹo phân biệt viết dấu thanh điệu, mẹo phân biệt các cặp phụ âm đầu, mẹo
phân biệt các vần khó. Cũng trong cuốn này, tác giả xây dựng một số dạng bài
tập để rẻn viết đúng chính tả cho học sinh (chủ yếu cho học sinh tiểu học).
Trong cuốn Dạy học chính tả theo đặc điểm phương ngữ, Trương Thị Thu Vân
(2010) ngoài việc đưa ra phương pháp dạy học chính tả trên cơ sở ngữ âm học
còn đề cập đến phương pháp “thần kinh ngôn ngữ học”. Tác giả cũng hướng dẫn
xây dựng hệ thống bài tập sửa lỗi chính tả cho HS. Nghiên cứu này rất sát với
thực tiễn. Song tác giả mới chỉ dừng ở việc hướng dẫn xây dựng các dạng bài
tập chứ chưa xây dựng một hệ thống bài tập cụ thể cho người dạy tham khảo.
3.3. Những nghiên cứu về lỗi chính tả
Tình trạng học sinh viết sai chính tả khá phổ biến trong một thời gian dài
khiến những người làm công tác trên lãnh vực giáo dục không thể không lo lắng.
Đây cũng được xem là tâm điểm cho nhiều nghiên cứu. Một loạt giáo trình
Tiếng Việt thực hành được phát hành. Trong cuốn Tiếng Việt thực hành, tác giả
Bùi Minh Toán (1998) đã đề cập đến việc luyện chữa lỗi chính tả thường gặp.
Nguyễn Thị Ly Kha cũng bàn đến Khả năng phân tích âm vị - tự vị của học sinh
tiểu học và bài tập chính tả âm - vần, Những khó khăn trong học tập ngôn ngữ
và toán của HS tiểu học, (2007), tr.157-165. Còn Vũ Thị Ân, Bùi Tất Tươm,
Trương Thị Thu Vân có đề tài Kĩ năng sử dụng tiếng Việt của sinh viên ngành
giáo dục tiểu học – thực trạng và giải pháp, 2002. Trần Quốc Duy, Alain
Content, Nguyễn Thị Ly Kha, Nguyễn Thị Hồng Phượng, Huỳnh Mai Trang,
Hoàng Thị Vân thì xây dựng Bộ trắc nghiệm đánh giá khả năng ngôn ngữ và
khả năng tính toán của trẻ từ 6 đến 9 tuổi, Những khó khăn trong học tập ngôn
ngữ và toán của HS tiểu học (2007), tr.30-48. Trần Quốc Duy & Alegria Jesus,
6
Cơ chế phát triển