Nếu phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại thì Ấn Độ và Trung Quốc là những trung tâm văn hóa triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy. Lịch sử triết học cổ đại, trung đại trải dài theo sự hình thành và phát triển của các đế chế, triều đại phong kiến dưới dạng những tư tưởng, trường phái triết học. Nét đặc thù của triết học Trung Quốc cổ, trung đại là hầu hết các học thuyết có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước. Nổi bật lên trong số 103 học phái triết học đó có Nho gia, đây là một trong các học phái có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc. Nho học ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm, trong suốt thời gian tồn tại, Nho học đã có ảnh hưởng ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nét cơ bản về Nho học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Nếu phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại thì Ấn Độ và Trung Quốc là những trung tâm văn hóa triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy. Lịch sử triết học cổ đại, trung đại trải dài theo sự hình thành và phát triển của các đế chế, triều đại phong kiến dưới dạng những tư tưởng, trường phái triết học. Nét đặc thù của triết học Trung Quốc cổ, trung đại là hầu hết các học thuyết có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước. Nổi bật lên trong số 103 học phái triết học đó có Nho gia, đây là một trong các học phái có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc. Nho học ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm, trong suốt thời gian tồn tại, Nho học đã có ảnh hưởng ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
Nội dung
Những nét cơ bản về Nho học.
Nho giáo được ra đời ở thời Xuân Thu do Khổng Tử sáng lập.( Khổng Tử sinh năm 551 và mất năm 479 trước Công nguyên ở nước Lỗ, trung tâm văn hoá của nền văn minh Trung Hoa cổ đại. Ông là người rất ham học, sớm nổi tiếng uyên bác, thông hiểu văn hiến lễ nhạc nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu, tức là các vương triều cổ đại Trung Hoa. Vừa ngoài năm mươi tuổi, lúc bấy giờ ông đang tạm thời giữ chức tướng quốc nước Lỗ, ông đã bỏ quan cùng với học trò đi chu du các nước và để đến hơn hai chục năm trời chuyên tâm vào việc sưu tầm văn hoá và dạy học trò. Khổng Tử đã sưu tầm, chỉnh lý, lựa chọn dân ca và tụng ca nghi lễ các nước mà soạn thành Kinh Thi; sưu tầm các tư liệu lịch sử, huấn lệnh các tiên vương mà soạn thành Kinh Thư; sưu tầm tổ chức, chế độ, phong tục, nghi lễ các nước mà soạn thành Kinh Lễ; soạn Kinh Nhạc (đã thất truyền từ lâu). Khổng Tử là người có công giải thích Kinh Dịch và chỉnh lý bộ sử nước Lỗ viết thành Kinh Xuân Thu. Đó là những cống hiến vĩ đại không chỉ cho Trung Quốc mà cho cả văn hoá nhân loại. Năm bộ sách: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu, gọi chung là Ngũ kinh do Khổng Tử để lại là kinh điển của Nho giáo.)
Sau khi ông mất, tư tưởng của ông đã được các thế hệ học trò (Mạnh Tử ,Đổng Trọng Thư) kế thừa. Đến thế kỷ II TCN, Nho giáo mới được giai cấp phong kiến sử dụng vào việc trị quốc. Ở Trung Quốc, Nho giáo đã tồn tại trong suốt thời phong kiến và là công cụ giúp các triều vua cai trị đất nước.
Tư tưởng về vũ trụ và giới tự nhiên.
Ông cho rằng: Trời đất được xem là giới tự nhiên, có sự vận hành theo quy luật. Trí thông minh của con người đối lập với mê tín của quỷ thần.
Ông cho rằng “ Trời đất có nói gì đâu, bốn mùa vẫn thay đổi, vẫn sinh sôi”, “ Sống chết có mệnh, giàu sang tại trời”.
Khuyên con người “kính quỷ thần nhưng nên xa lánh”, coi việc cầu xin quỷ thần là “siểm nịnh” vô ích.
Học thuyết chính trị - xã hội.
Để thực hiện lý tưởng chính trị của mình, ông xây dựng nên học thuyết về Nhân – Lễ – Chính danh. Theo ông “ Nhân” là nội dung, “Lễ” là hình thức của “Nhân” và “Chính danh” là con đường để đạt được điều nhân.
Quan niệm về “ Nhân”
Theo Khổng Tử “Nhân” là thương người, “ điều gì mà mình không muốn thì cũng đừng áp dụng cho người khác” ( Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân).
Ông cho rằng phẩm chất chất phác, tình cảm chân thực là điều kiện để trau dồi đức “Nhân”; những người thích trau truốt, hình thức, khéo nói là ít đức “Nhân”.
Tuy nhiên, do hạn chế của lập trường giai cấp, học thuyết “Nhân” của Khổng Tử có nội dung giai cấp rõ ràng. Ông cho rằng chỉ có người quân tử ( tức giai cấp thống trị ) mới có thể có được đức “Nhân”.
Quan niệm về “Lễ”
Thời đại Khổng Tử là thời đại mà theo ông “ Lễ nhạc hư hỏng ”, cần phải khôi phục lại “Lễ”. Ông cho rằng, do vua không giữ đúng đạo vua, tôi không làm đúng đạo tôi, cha không giữ đúng đạo cha, con không làm đúng đạo con cho nên thiên hạ “ vô đạo ” và “ thiên hạ đại loạn”.
Về tổ chức xã hội: “Lễ” là nghi lễ, quy phạm, trật tự tôn ti. Lễ là kỷ cương, phép nước, trật tự xã hội quy định hành vi của con người.
Về đạo đức: “Lễ” là lẽ phải mà mọi người phải tuân theo.
Với “Lễ” của nhà Chu, một mặt bảo thủ giữ lại những hình thức cũ, một mặt ông đưa vào những nội dung mới cho phù hợp với tình hình mới. Ông kịch liệt phản đối sự đấu tranh, dù là của quần chúng nghèo khổ vùng lên hay giữa giai cấp thống trị với nhau.
F Lễ được coi là phương tiện để đạt được đức “Nhân”, là biện pháp thực thi đường lối đức trị, duy trì trật tự xã hội.
Thuyết “Chính danh”.
Thời đại Khổng Tử là thời kỳ mà ông gọi là “ danh và thực oán trách nhau”, tức là danh và thực không phù hợp với nhau. Trước tình hình đó Khổng Tử cho rằng phải “Chính danh” cho vua ra vua, tôi ra tôi…"Chính danh” là điều căn bản của việc làm chính trị, đưa xã hội “loạn” trở lại “trị”.
Nội dung: mọi người hãy làm đúng với danh phận của mình.
Làm thế nào để thực hện “Chính danh” ?:
Mỗi người tự giác lấy danh phận của mình, không lạm quyền, mượn quyền.
Nếu không tự giác trở về danh phận, Khổng Tử chủ trương Thiên tử có thể dùng vũ lực.
F Khổng Tử đã không nhận ra được cội nguồn của sự “ danh thực oán trách nhau ” nên ông đã chủ trương một cách duy tâm. Ông cho rằng kiến trúc thượng tầng lung lay không phải là do sự biến đổi từ cơ sở, mà là do “danh không chính”, “ngôn không thuận”. Và ông đã làm lộn ngược theo quan niệm duy tâm đó.
Quan điểm đạo đức
Nội dung quan điểm đạo đức của Khổng Tử bao gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trong đó quan trọng nhất là “nhân”, gốc của nhân là “hiếu lễ”. Lễ không chỉ là biểu hiện của “nhân”, lễ còn điều chỉnh đức nhân cho đúng mực.
Con đường tu thân, lập nghiệp: thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Nho gia nêu lên 5 mối quan hệ cơ bản trong xã hội đó là: Vua – tôi, vợ - chồng, cha-con, anh – em, bạn – bè.
Khổng Tử đưa ra quan điểm đức trị, đó là làm cho dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và dân được học hành. Ông còn đưa ra tư tưởng về thế giới đại đồng, thiên hạ của chung, yêu thương nhân ái.
Quan điểm về giáo dục
Ông là người sáng lập chế độ giáo dục tư thục đầu tiên ở Trung Quốc. Mục đích giáo dục: uốn nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài.
Phương châm giáo dục: học lễ trước, học văn sau; học đi đôi với hành; coi trọng phương pháp giảng dạy; giáo dục không phân biệt giới tính, tuổi tác.
F Có thể thấy học thuyết của Khổng Tử mang ý nghĩa tích cực là xây dựng một xã hội tốt đẹp nhưng lại bắt nguồn từ ý thức xã hội mà không bắt nguồn từ tồn tại xã hội, bên canh đó Khổng Tử còn tuyệt đối hóa mối quan hệ vua – tôi: vua bắt tôi chết tôi phải chết, hay tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nho học của Khổng Tử thiên về đạo đức xã hội, ít chú trọng tới khoa học tự nhiên, vì vậy trong các triều đại phong kiến trong các kỳ thi tuyển hiền tài phục vụ đất nước chủ yếu là thi văn. Do vậy việc dùng hiền tài giúp nước vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Quá trình du nhập Nho học vào Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản của Nho học nói trên, nội dung sau sẽ làm rõ những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế của Nho giáo đối với Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại.
Nguyên nhân sự du nhập Nho học ở Việt Nam
Nguyên nhân của sự du nhập Nho học vào Việt Nam trước hết xuất phát từ bản thân của Nho học. Với tư cách là một tư tưởng chính trị xã hội nó có quá trình phát triển sớm và đã có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội Trung Quốc từ thời cổ đại. Chính sự phát triển mạnh mẽ đó mà nhu cầu mở rộng truyền bá học thuyết của nó là điều tất yếu. Hơn nữa Nho học còn được các chính quyền phong kiến Phương Bắc sử dụng như một công cụ đắc lực nhằm bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến và quyền lợi của giai cấp thống trị trong quá trình xâm lược nước ta.
Thứ hai sự du nhập của Nho giáo vào nước ta còn là nhu cầu của xã hội Việt Nam bấy giờ:
+ Nhu cầu thống nhất tư tưởng:
Ở thời kì hình thành văn hóa bản địa, xã hội Việt Nam chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các hương ước phát sinh từ các điều kiện cụ thể của đời sống nông nghiệp địa phương. Từ thế kỷ VII-III TCN, các nhà nước Văn Lang – Âu Lạc hình thành và phát triển song nhìn chung nền tảng tư tưởng xã hội thống nhất vẫn ở trạng thái cổ sơ, nghĩa là thời bấy giờ Việt Nam chỉ có minh triết chứ hoàn toàn chưa có hệ tư tưởng xã hội chính thống và hoàn hảo.
Năm 111 TCN, nhà Tây Hán biến Bắc Bộ Việt Nam thành quận Giao Chỉ chính thức từ đây, người Việt Nam đã bắt đầu tiếp xúc với Nho giáo. Quan lại Trung Hoa dùng Nho học làm hệ tư tưởng xã hội chính nhằm phục vụ mục đích cai trị và đồng hóa.
Năm 938, Việt Nam tái độc lập. Các tập đoàn phong kiến Việt Nam là Lý, Trần, Lê thay nhau xây dựng văn hóa Đại Việt. Nếu như ở giai đoạn Bắc thuộc Nho học du nhập vào Việt Nam qua quá trình cưỡng bức thì ở giai đoạn Đại Việt sau đó, người Việt Nam lại tự nguyện du nhập Nho học là vì Việt Nam cần một hệ tư tưởng chính trị - xã hội thống nhất, hiệu quả.
Tóm lại, nhu cầu có một hệ tư tưởng xã hội chính thống là một nhu cầu có thực ở Việt Nam. Điều này cũng đã từng xảy ra ở tuyệt đại các xã hội truyền thống ở Đông Nam Á cổ đại. Chính vì thế, việc Nho học du nhập vào Việt Nam phần nào đáp ứng được nhu cầu ấy.
+ Nhu cầu tổ chức và vận hành nhà nước:
Giống như nhu cầu thống nhất tư tưởng xã hội, giới thống trị phong kiến Việt Nam đứng trước các thử thách lớn là: xây dựng Nhà nước theo mô hình nào?, cơ cấu hệ thống và phương pháp vận hành ra sao?. Nhờ vào Tống Nho, Trung Hoa rộng lớn đã có thể tổ chức và vận hành Nhà nước khá hiệu quả. Đây là điểm cơ bản để giới thống trị Việt Nam tự nguyện tiếp nhận Tống Nho làm công cụ thống nhất quốc gia, xây dựng và vận hành nhà nước.
+ Nhu cầu đào tạo nhân tài và chấn hưng giáo dục:
Với tư cách là một học thuyết xã hội chuyên đào tạo người tài, Nho gia hướng đến một nền giáo dục chính thống với các ưu điểm nổi trội sau:
Phương pháp đối thoại giữa thầy và trò nhằm nâng cao khả năng sáng
tạo và tư duy độc lập của trò.
Phương pháp thực tế, nhờ vậy tránh được tình trạng học không đi đôi với hành
Phương pháp đề cao khả năng tự cách tân, tìm tòi tri thức và khả năng làm việc độc lập của người học.
Chính ở tính năng đào tạo người quân tử, Nho giáo đáp ứng nhu cầu cung cấp nhân sĩ, thân sĩ góp phần tham gia quản lý nhà nước và chấn hưng giáo dục nước nhà.
+ Nhu cầu bổ sung dòng văn hóa cổ điển (văn hóa bác học):
Văn hóa Việt Nam là văn hóa dân gian và đã trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm hình thành, phát huy, đi sâu vào cội rễ tâm thức từng người dân Việt Nam. Song xét ở khía cạnh tri thức xã hội và phát triển, chỉ văn hóa dân gian thôi là chưa đủ để một nền văn hóa đứng vững, làm nền tảng tư tưởng – văn hóa – xã hội để đất nước đi lên. Và vì thế, sự có mặt của Nho học ở Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu này. Nho học, cùng với Phật giáo và Đạo giáo, góp phần hình thành và phát triển dòng văn hóa cổ điển Việt Nam, mà trong đó Nho giáo đóng vai trò chủ đạo.
Sự du nhập Nho học vào Việt Nam
Nho học du nhập vào xã hội nước ta từ thời Bắc thuộc, gắn liền với sự xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc. Hẳn là thời Tây Hán, tư tưởng Nho giáo đã được truyền vào nước ta, nhưng đến thời Đông Hán về sau mới có tài liệu lịch sử cụ thể nói về vấn đề này.
Khi Nho học vào nước ta thì đầu tiên là Hán Nho, và chủ yếu thông qua quan lại và Nho sĩ Trung Quốc. Như vậy, dưới góc nhìn của văn hoá tư tưởng sự du nhâp truyền bá Nho gia vào Việt Nam là một hiện tượng tự nhiên. Bởi lẽ, Nho học với tư cách là một hệ tư tưởng có vị thế bình đẳng như mọi hệ tư tưởng tín ngưỡng, tôn giáo khác. Khi đã khẳng định vị thế của mình trên vũ đài chính trị cả Trung Quốc, thì Nho giáo cũng đã tuân theo quy luật vận hành tự thân của nó đó là truyền bá ra ngoài.
Các giai đoạn phát triển của Nho học ở Việt Nam:
Thời Bắc thuộc
Các quan lại Trung Quốc như Tích Quang, Nhâm Duyên và Sỹ Nhiếp đã có công truyền bá Nho học vào Việt Nam với các hoạt động như mở trường học nhằm đào tạo cho chính quyền chính trị một lớp quan lại hạ cấp, tiến hành chính sách đồng hoá nhân dân ta theo phong tục, lễ giáo phong kiến Trung Quốc.
Nho học với tư tưởng Tam cương, Ngũ thường, tư tưởng thiên mệnh hết sức khắc nghiệt đã được nhà Hán sử dụng như một công cụ chủ yếu để thống trị và nô dịch nhân dân ta, biến văn hoá ta phụ thuộc và là một bộ phận của văn hoá Hán. Do đó, ngay từ đầu nhân dân ta đã căm ghét xa lánh Nho học. Chống Nho học, chống Hán hoá đã trở thành một bộ phận, một mục tiêu của sự nghiệp đấu tranh chống quân xâm lược phương Bắc của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc.
Như vậy có thể thấy, suốt giai đoạn Bắc thuộc, Nho học tuy đã được du nhập vào nhưng chưa có chỗ đứng trong xã hội, nó bắt rễ chậm chạp hơn so với Phật giáo và Đạo giáo. Nho giáo chỉ được nhân dân ta tiếp nhận một cách dè dặt.
Nho giáo dưới thời Ngô-Đinh-Tiền Lê
Sự thể hiện của Nho giáo thời kì này là hết sức mờ nhạt trong xã hội cũng như trong triều đình. Tầng lớp trí thức của xã hội không phải là các Nho sĩ mà là các vị Cao tăng. Như vậy, Nho học giai đoạn này chưa có điều kiện để phát triển và chưa có một vai trò nhất định đối với tiến trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam.
Nho giáo dưới thời Lý-Trần-Hồ
Thời Lý-Trần có thể coi là thời kỳ bước đầu phát triển của Nho học ở Việt Nam, và cho đến đây Nho gia mới bắt đầu có ảnh hưởng lớn trong xã hội. Sự phát triển của Nho học thời kỳ này được biểu hiện ở các mặt sau đây:
Chế độ giáo dục và thi cử:
Sự phát triển của Nho học thời Lý-Trần được thể hiện rõ nét ở mặt giáo dục và thi cử. Kể từ khi Nho học truyền vào nước ta, việc học tập ngày càng phổ biến trong dân gian, nhưng cho đến trước thập niên 70 của TK XI ở nước ta vẫn chưa có tổ chức thi cử.
+ Dưới thời Lý có các sự kiện: vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu, làm tượng thờ Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối, mở khoa thi đầu tiên vào năm 1075 để lựa chọn nhân tài, mở Quốc Tử Giám (1076), bắt đầu chế độ học và thi cử tuyển chọn nhân tài theo tư tưởng của Nho học.
+ Đến thời Trần, cùng với việc củng cố tư tưởng Nho học, vương triều này đã tạo ra quy củ cho việc học hành. Nhà Trần lập Quốc Học Viện vào năm 1252 để cho con em quý tộc, quan lại, nho sỹ vào học, và giảng dạy Tứ Thư, Ngũ Kinh. Đặt ra chức học quan để chăm lo việc học hành, thể lệ thi cử, học vị được chính quy hoá.
+ Quán triệt tư tưởng triết học của Nho học. Đó là các thuyết mệnh trời, thuyết “thiên nhân cảm ứng” của Nho gia. Bản thân việc nhà Lý thay nhà Lê được tuyên truyền là làm theo mệnh trời. Thời kỳ này còn thực hiện các quan điểm đạo đức của Nho gia, đó là đề cao chữ “trung” chữ “hiếu” và “nhân nghĩa”. Tuy nhiên dưới thời Lý-Trần là thời kỳ phát triển bước đầu của Nho học, vì vậy việc thực hiện đạo đức và các quy chế của Nho gia chưa được chặt chẽ.
FTóm lại, đây là thời kỳ Nho học mới bắt đầu có ảnh hưởng trong xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ mà Phật giáo rất được tôn sùng, do đó trên thực tế trong thời gian này, Nho học chỉ lưu hành trong tầng lớp cầm quyền, ở triều đình và các lộ phủ, còn trong dân gian Phật giáo vẫn là phổ biến và có ảnh hưởng sâu đậm so với Nho học.
+ Vào cuối thời Trần sang thời Hồ, với những việc làm của Hồ Quý Ly đã góp phần làm cho Nho học được định hướng cả bề sâu lẫn bề rộng. Tuy nhiên nhà Hồ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau đó nước ta đã bị quân Minh xâm lăng, đồng thời nhà Minh đã đưa Tống Nho vào Việt Nam.
Nho giáo thời Lê sơ.
+ Đến thời Lê sơ với những điều kiện thuận lợi khách quan tác động đã làm cho Nho học phát triển hơn so với thời Lý-Trần. Nhà Lê đã chủ động đưa Nho học thành quốc giáo. Nho giáo đã giành vị trí thống trị và trở thành thiết chế xã hội, hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến. Chính quyền phong kiến lấy Nho giáo làm mẫu mực cho việc trị dân, làm “khuôn vàng thước ngọc” cho việc xây dựng các thiết chế xã hội.
+ Nho học rất được chú trọng. Khoa cử thúc đẩy, hình thành tầng lớp Nho sĩ đông đảo. Kinh đô có Quốc Tử Giám, Thái Học Viện. Đời Lê Thánh Tông đã ấn đinh thi cử quy củ và tổ chức 12 khoa thi hội. Một số danh Nho tiêu biểu ở thời Lê như: Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông, Lê Văn Linh, Bùi Cầm Hồ, Nguyễn Trực,…
Nho học dưới thời Hậu Lê (1428-1788)
+ Đây là một thời kỳ diễn ra nhiều biến động to lớn trên tất các mặt đời sống xã
hội, những bước thăng trầm của chế độ phong kiến Việt Nam và của cả Nho học
Nho giáo dưới triều Nguyễn
+ Đầu thời Nguyễn, Nho học được đề cao hơn trước. Các vua đầu triều Nguyễn đều nhận thức được vai trò quan trọng của Nho học trong việc củng cố chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế, nên đã lấy Nho học làm quốc giáo.
+ Nhà nước đã cố gắng hết mức tăng cường và củng cố Nho học như: chấn chỉnh chế độ giáo dục, tổ chức phát triển giáo dục Nho học, mở rộng các khoa thi cử nhân, hệ thống trường học được thành lập đến tận phủ huyện.
+ Ngoài ra còn truyền bá, công bố rộng rãi, nêu cao trung hiếu, lễ nghĩa theo quan niệm Nho học. Đồng thời, còn hạn chế Phật giáo, Đạo giáo và độc tôn Nho học.
Tuy dưới triều Nguyễn Nho học vẫn ở điạ vị độc tôn, nhưng đã bất lực, suy yếu. Hình thái Nho học ấy cũng đã hoàn toàn bất lực khi thực dân Pháp đặt ách thống trị đối với nước ta.
Ảnh hưởng của Nho học đời sống văn hóa Việt Nam.
Ảnh hưởng tích cực
1.1 Nho giáo với chủ trương Tam cương, Ngũ thường đã bổ sung vào truyền thống văn hóa nông thôn Việt Nam vốn tồn tại và vận hành bằng các hương ước với tầm bao phủ hẹp bằng tầm nhìn tư tưởng rộng lớn hơn của Nho giáo.
1.2 Thời kì chưa tiếp xúc văn hóa Hán, tổ tiên Việt Nam từng có các tổ chức nhà nước sơ khai như Văn Lang, Âu Lạc cổ. Nho học vào Việt Nam cùng với hệ thống tổ chức quản lý kiểu Trung Hoa ít nhiều đã bổ sung tính hoàn thiện của mô hình nhà nước phong kiến tiến bộ và hiệu quả. Bỏ qua thời kì Bắc thuộc, nhà nước Đại Việt từ thế kỷ X về sau đã xây dựng bộ máy nhà nước và quản lý hoàn toàn mô phỏng theo cung cách Trung Hoa, trong đó có chỉnh đổi cho phù hợp với tình hình của đất nước. Tính từ thời Lý, Trần sang thời Lê, cùng với mức độ tăng dần của tầm ảnh hưởng của Nho giáo thì bộ máy nhà nước cũng dần hoàn thiện:
Thời nhà Lý chỉ có hai bộ là: bộ Hình và bộ Lại, đến thời Trần là bốn Bộ gồm: bộ Hình, bộ Lại, bộ Binh, bộ Hộ. Sang thời Lê đã tăng lên sáu bộ: bộ Lại, bộ Lễ, bộ Hộ, bộ Binh, bộ Công, bộ Hình.
Chức năng của từng bộ cũng hoàn thiện dần. Với cách tổ chức ấy, nước Đại Việt thời Lê thế kỉ XV-XVI được cho là một trong những nhà nước hoàn hỉnh, có hệ thống nhất ở Đông Nam Á.
1.3. Nền giáo dục Nho học phát triển rất mạnh mẽ, nhất là dưới triều Lê Thánh Tông, nền giáo dục ấy cùng với chế độ thi cử đã đào tạo ra một đội ngũ trí thức đông đảo chưa từng thấy trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Lịch sử Nho học Việt Nam cũng có nhiều nhà nho nổi danh với các công trình và thành tựu nghiên cứu Nho học. Trong số ấy phải kê đến Lê Quý Đôn (1726-1783), Ngô Thì Nhậm (1746-1803), Nguyễn Huy Oánh (1713-1798), Nguyễn Du (1765 - 1820).
1.4. Dưới sự ảnh hưởng của Nho học, văn học thành văn cũng ra đời sớm. Đến thế kỷ XV, với Nguyễn Trãi, ta đã có thể nói là có nền văn học cổ điển của dân tộc. Những bộ sử như Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần, Ngô Sĩ Liên đời Lê đã để lại cho đời sau hiểu biết hàng chục thế kỷ. Đó là những thành tích rực rỡ về văn hoá, nếu không có sự truyền bá rộng rãi của Nho học thì không thể có sớm như vậy.
1.5 Đức Nhân, Nghĩa của Nho giáo đã làm cho con người có sự đối xử nhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau. Đức lễ, với hệ thống các qui định chặt chẽ đã giúp con người có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép. Xét theo phương diện pháp luật thì Lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, ngày nay chúng ta có thể kế thừa. Nho giáo quan niệm trong nước cần phải có pháp Lễ (luật pháp) thì nước mới nghiêm; trong gia đình phải có gia pháp thì mới có trên có dưới. Điều này đã tạo cho con người nếp sống trên kính dưới nhường. Tư tưởng “Chính danh” giúp cho con người xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từ đó suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội.
1.6 Nét đặc sắc của Nho học là chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân, đặc biệt là chú ý đến đạo đức người cầm quyền. G.S. Vũ Khiêu đã nhận xét: Ở đây Nho giáo đã nhận thức được một thực tế là những người tron