Câu chuyện về thương hiệu di động nổi tiếng số 1 thế giới bắt đầu từ năm1865, khi kỹ sư mỏ Fredrik Idestam - cha đẻ của Nokia cho xây dựng Nhà máy sản xuất bột gỗ, giấy công nghiệp Nokia trên bờ song Tammerkoski tại Tampere thuộc miền Tây Nam Phần Lan. Đến năm 1868, Idestam cho xây nhà máy thứ hai ở thị trấn có tên Nokia để khai thác tiềm năng thủy điện từ con sông nơi đây. Chính tên gọi của thị trấn nhỏ này là ý tưởng để về sau, Idestam đổi tên nhà máy thành công ty Nokia – công ty sản xuất giấy và năng lượng thủy điện.
Tiếp đó là sự ra đời của nhà máy sản phẩm cao su Phần Lan (sản xuất ủng cao su, lốp, các sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác) vào năm 1898 nhằm khai thác nguồn lợi thủy điện của dòng sông bên bờ thị trấn Nokia.
Cao su, hoá chất các loại là những ngành công nghiệp mũi nhọn cơ bản vào thời bấy giờ. Vào đầu thế kỷ 20 diễn ra một sự thay đổi lớn lao nữa là sự phát triển, mở rộng của công nghiệp điện và điều này đã dẫn đến sự ra đời của nhà máy sản phẩm cáp Phần Lan (cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại) vào năm 1912. Ngay từ đầu những năm 60, nhà máy này đã thành lập một phòng nghiên cứu công nghệ bán dẫn. Đây là điểm khởi phát của Nokia trong cuộc hành trình vào thị trường viễn thông.
Năm 1967, tập đoàn Nokia được thành lập từ sự sáp nhập của ba công ty Phần Lan: Nokia Company(nhà máy sản xuất bột gỗ làm giấy), Finnish Rubber Works Ltd., (nhà máy sản phẩm cao su Phần Lan) và Finnish Cable works (nhà máy sản phẩm cáp Phần Lan)
Nokia có trụ sở chính đặt tại Espoo, ngoại ô thủ đô Helsinki, Phần Lan. Các nhà máy sản xuất chính nằm ở Phần Lan, Đức, Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Brazil…Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Nokia đặt tại Phần Lan, Đức, Trung Quốc và Mỹ với hơn một 100 ngàn nhân viên tại 120 quốc gia.
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2850 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nokia thay đổi cơ cấu-Chiến lược mới vì ngôi vị số một, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Tổng quan về Nokia
Lịch sử hình thành
Câu chuyện về thương hiệu di động nổi tiếng số 1 thế giới bắt đầu từ năm1865, khi kỹ sư mỏ Fredrik Idestam - cha đẻ của Nokia cho xây dựng Nhà máy sản xuất bột gỗ, giấy công nghiệp Nokia trên bờ song Tammerkoski tại Tampere thuộc miền Tây Nam Phần Lan. Đến năm 1868, Idestam cho xây nhà máy thứ hai ở thị trấn có tên Nokia để khai thác tiềm năng thủy điện từ con sông nơi đây. Chính tên gọi của thị trấn nhỏ này là ý tưởng để về sau, Idestam đổi tên nhà máy thành công ty Nokia – công ty sản xuất giấy và năng lượng thủy điện.
Tiếp đó là sự ra đời của nhà máy sản phẩm cao su Phần Lan (sản xuất ủng cao su, lốp, các sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác) vào năm 1898 nhằm khai thác nguồn lợi thủy điện của dòng sông bên bờ thị trấn Nokia.
Cao su, hoá chất các loại là những ngành công nghiệp mũi nhọn cơ bản vào thời bấy giờ. Vào đầu thế kỷ 20 diễn ra một sự thay đổi lớn lao nữa là sự phát triển, mở rộng của công nghiệp điện và điều này đã dẫn đến sự ra đời của nhà máy sản phẩm cáp Phần Lan (cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại) vào năm 1912. Ngay từ đầu những năm 60, nhà máy này đã thành lập một phòng nghiên cứu công nghệ bán dẫn. Đây là điểm khởi phát của Nokia trong cuộc hành trình vào thị trường viễn thông.
Năm 1967, tập đoàn Nokia được thành lập từ sự sáp nhập của ba công ty Phần Lan: Nokia Company(nhà máy sản xuất bột gỗ làm giấy), Finnish Rubber Works Ltd., (nhà máy sản phẩm cao su Phần Lan) và Finnish Cable works (nhà máy sản phẩm cáp Phần Lan)
Nokia có trụ sở chính đặt tại Espoo, ngoại ô thủ đô Helsinki, Phần Lan. Các nhà máy sản xuất chính nằm ở Phần Lan, Đức, Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Brazil…Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Nokia đặt tại Phần Lan, Đức, Trung Quốc và Mỹ với hơn một 100 ngàn nhân viên tại 120 quốc gia.
Quá trình phát triển
Cuộc hành trình vào thị trường viễn thông không dây
Tiền thân là một công ty sản xuất bột gỗ và ủng cao su, trong những năm 1960, Nokia bắt đầu thâm nhập vào thị trường viễn thông.
Năm 1963, điện thoại vô tuyến đã được Nokia phát triển, sau đó là mô-đem dữ liệu vào năm 1965, rất lâu trước khi những phương tiện trên được thị trường đại chúng biết đến.
Vào đầu thập niên 70, khi mà hầu hết các trao đổi điên thoại đều sử dụng bộ chuyển mạch cơ điện analog thì Nokia bắt đầu phát triển bộ chuyển kĩ thuật số (Nokia DX 200) và đạt được nhiều thành công.Nokia DX 200 được trang bị ngôn ngữ máy tính cao cấp và bộ xử lý Intel đã trở thành nền tảng để Nokia phát triển cơ sở hạ tầng mạng điện thoại như hiện nay.
Cũng vào thời điểm này, luật pháp cho phép các công ty viễn thông lập các mạng di động chung cho điện thoại lắp đặt trên ô tô. Và kết quả là mạng điện thoại di động Bắc Âu (NMT) ra đời. NMT là mạng di động đa quốc gia đầu tiên trên thế giới, mở ra nền tảng cho sự phát triển nhanh chóng cho ngành công nghiệp di động sau đó.
Năm 1984, Nokia bắt đầu sản xuất ra chiếc điện thoại cầm tay đầu tiên - Mobira Talkman tuy nhiên với trọng lượng gần… 5kg. Có lẽ, với trọng lượng như vậy thì người ta cũng khó lòng có thể coi đây là một chiếc điện thoại cầm tay được. Mãi đến năm 1987, Nokia mới cho ra đời chiếc điện thoại di động đúng nghĩa là Mobira Cityman 900 (chỉ nặng 800g), sử dụng trên mạng NMT – 900 và đạt sự tăng trưởng mạnh mẽ tỷ lệ nghịch với kích thước của điện thoại ngày càng thu nhỏ. Kể từ đây, Nokia bắt đầu đi sâu vào khai thác thị trường điện thoại di động để trở thành một trong những nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới.
Vào cuối những năm 80, một tiêu chuẩn chung cho mạng điện thoại di động được áp dụng đó là mạng GSM. Những thay đổi kinh ngạc về công nghệ cũng như là những thay đổi trong môi trường chính trị đã tạo điều kiện cho sự ra đời của mạng không dây toàn cầu. Công nghệ trong thời điểm này là công nghệ tiêu chuẩn kỹ thuật số, GMS, có thể truyền dữ liệu đồng thời với âm thanh chất lượng cao.
Năm 1991, Nokia đồng ý cung cấp mạng GSM cho 9 quốc gia châu Âu và tạo một bước đột phá khi quyết định từ bỏ những hoạt động không phải là chủ lực của tập đoàn và tập trung vào thị trường viễn thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số vào năm 1992. Đến năm 1997, hệ thống mạng GSM của hãng đã lên tới 59 quốc gia.
Vào năm 2000, chính chức năng cơ bản của tổ hợp cầm tay đã thay đổi nhanh chóng. Dĩ nhiên, nó vẫn có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ điện thoại truyền thống song sự bùng nổ về dữ liệu đã chuyển dịch các dịch vụ viễn thông truyền thống sang cuộc cách mạng truyền thông di động, ngay cả trước khi có cạnh tranh công nghệ thế hệ thứ 3. Lấy ví dụ, dịch vụ gửi tin nhắn (SMS) là đặc tính nhắn tin kiểu văn bản của điện thoại tế bào số GSM (Hệ thống truyền thông di động toàn cầu) được sử dụng khắp châu Âu. Dù có những khả năng giới hạn, SMS vẫn là một lĩnh vực kinh doanh đầy ấn tượng và là hiện tượng xã hội ở châu Âu, đặc biệt ở Phần Lan nơi giới trẻ nhanh chóng sử dụng dịch vụ này. Sonera, tiền thân của Telecom Finland và đối thủ cạnh tranh Radiolinja đã cung cấp dịch vụ nhắn tin nhóm để tin nhắn được gửi tới nhiều người sử dụng, kiểu như một loại phòng chat di động. Qua thiết bị Zed của Sonera, “cổng vào di động” của nhà khai thác, người sử dụng có thể truy nhập vào các trang Web cá nhân và cấu hình cho dịch vụ qua điện thoại. Những dịch vụ này bao gồm thông tin chi tiết, danh sách nhắn tin nhóm, các kiểu chuông cá nhân và các kiểu bưu thiếp với phong cách riêng có thể gửi tới điện thoại cá nhân hoặc tới điện thoại của bè bạn.
Vào năm 1999, Sonera cộng tác với Nokia để phát triển giao thức ứng dụng không dây (WAP) đầu tiên - dựa trên dịch vụ gửi ảnh qua môi trường không dây. Hai công ty này cùng phát triển việc truyền và nhận hình ảnh số với điện thoại WAP. Ngoài ra, Sonera còn đưa ra các dịch vụ theo yêu cầu hoặc thực hiện mua bán qua điện thoại di động. Ví dụ, đồ uống nhẹ, một đoạn nhạc hoặc là dịch vụ rửa xe có thể được mua bán, yêu cầu từ máy bán hàng thông qua việc sử dụng điện thoại di động và chi phí sẽ được tính vào hóa đơn của điện thoại di động. Trong khi đó ngân hàng Phần Lan - Thuỵ Điển là Merita-Nordbanken trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên làm việc với Sonera để khám phá ra những cơ hội kinh doanh tài chính mới sản sinh từ Internet di động.
Sử dụng thiết bị tổ hợp cầm tay với nhiều mục đích, sự tăng trưởng ngoạn mục của SMS, phòng chat di động và cổng vào di động, thương mại di động và mua bán bằng di động, ngân hàng di động, WAP và những ứng dụng dựa trên WAP, những cải tiến ngoạn mục khác giờ đây đã là điều có ý nghĩa trên toàn thế giới. Hầu hết, có thể nói là tất cả, đều có khả năng tập trung Nokia. Cái mà người Phần Lan nắm được đầu tiên vào cuối những năm 1990 sau đó cũng đã thâm nhập các thị trường khác. Cùng với các nước Bắc Âu khác, Phần Lan được biết đến về kinh doanh di động nhiều hơn so với các đại gia công nghiệp truyền thống ở Mỹ hay Nhật Bản.
Những đổi mới và phát triển
Từ thập niên 90, Nokia đã tập trung vào những thiết kế mang tính cấp cao và đổi mới công nghệ để trở thành công ty hàng đầu thế giới về những thiết bị liên lạc bằng di động
Từ khi cho ra đời loại điện thoại di động nhỏ cầm tay đầu tiên vào năm 1987, Nokia đã trở thành một nhà tiên phong về công nghệ. Điện thoại Nokia là sản phẩm đầu tiên có những đặc tính như: nhắn tin, kết nối với dịch vụ thông tin trên Internet và bao gồm cả quay phim đa chức năng. Ngày nay, Nokia đang dẫn đầu về sự thay đổi trong thế hệ thứ ba của chức năng điện thoại di động, điều này đã được chứng minh bằng dòng sêri Nokia máy tính truyền thông đạt hiệu quả cao, đem đến các dịch vụ di động bao gồm: internet, âm nhạc di động, và cả quay phim hình ảnh, email và game.Điện thoại Nokia dòng Eseries cũng được mong chờ xuất hiện trên thị trường vào năm 2006, với những giải pháp được tận dụng như email di động dành cho doanh nhân.Nokia cũng dẫn đầu trên thị trường về lĩnh vực âm nhạc di động- điện thoại di động Nokia đầu tiên với chức năng bao gốm máy MP3 được cho ra mắt vào năm 2002.Từ đó, chức năng âm nhạc đã trở thành thứ cố định trong dòng điện thoại Nokia - dẫn đầu là điện thoại N91, với khả năng chứa 3000 bài hát.Trong năm 2005, Nokia đã bán được hơn 45 triệu điện thoại di động có gắn máy nghe nhạc kĩ thuật số đa chức năng,điều này làm cho Nokia trở thành nhà sản xuất lớn nhất toàn cầu về thiết bị nghe nhạc kĩ thuật số.Thiết kế cũng là lĩnh vực quan trọng của thương hiệu Nokia.Cách đây gần một thập niên,hầu hết màu sắc của điện thoại di động là màu đen.Sau đó, Nokia đã giới thiệu các nắp di động có màu sắc đa dạng và lập tức điện thoại di động trở thành một sản phẩm thời trang.Tiếng tăm của Nokia về thiết kế biểu tượng được biểu hiện với hai bộ sưu tập thời trang (Fashion Collections) – bộ sưu tập được thiết kế để làm đẹp cho khuynh hướng sàn diễn thời trang hiện nay.Thành công lâu dài của Nokia không bởi vì do sản phẩm của mình – bên cạnh đó, chiến lược marketing thực tiễn, đổi mới và mang tính tương tác cũng đóng vai trò quan trọng và Nokia tiếp tục trao đổi với người tiêu dùng của mình với một cách đầy xúc cảm - sử dụng hoạt động tài trợ để mang lại giá trị cho khách hàng, và tạo ra sự khát khao cho thương hiệu của mình.Nokia là một trong những thương hiệu công nghệ đầu tiên tham gia vào nghành công nghiệp thời trang. Nokia đã tài trợ cho tuần lễ thời trang Luân Đôn từ năm 1999 đến 2004 và cộng tác với các nhà thiết kế thời trang như: Kenzo, Louis Vuitton và Donatella Versace.Trong lĩnh vực âm nhạc, Nokia là thương hiệu đầu tiên bắt đầu tài trợ cho các tài năng mới và các sự kiện trực tiếp vào năm 1997 và tiếp tục hoạt động này trong năm 2006, với năm thứ ba tham gia vào lễ hội “The Isle of Wight” (Tạm dịch:”Đảo của những linh hồn” ) và năm thứ hai với tuần lễ Carling: lễ hội Reading và Leeds, nơi mà chương trình”Rock Up and Play” mang cho những nhạc sĩ trẻ có có cơ hội để thể hiện tài năng của họ và trình diễn trên sân khấu cùng với những tên tuổi lớn.Năm 2006, hãng Nokia tại Anh đã cộng tác với công ty tổ chức âm nhạc hàng đầu thế giới, Live Nation, cho ra mắt một dịch vụ âm nhạc mobile trực tiếp độc quyền, đó là Tickettrush, một chương trình mang lại cho các fan âm nhạc cơ hội mua vé những chương trình âm nhạc và lễ hội ưa thích của họ - đó là những show cháy vé. Năm 2006 cũng là năm mà Nokia tài trợ cho chương trình năm thứ ba “X-Factor của ITV – một chương trình đặt ra thử thách cho các nhân tố âm nhạc với những gíam khảo nổi tiếng như Simon Cowell, Sharon Osbourne và Louis Walsh.Nokia cũng phát triển lĩnh vực làm phim với cuộc thi làm những đoạn phim ngắn trên điện thoại Nokia,cuộc thi này đã thực hiện được bốn năm.Từ khi ra đời,cuộc thi này đã tạo ra trào lưu mới cho các nhà làm phim - chỉ kể một câu chuyện trong 15 giây – và đã tạo ra một vị trí cho Nokia trong thị trường tài trợ phim đông đảo.
. Là nhà tiên phong trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, hiện nay Nokia đã khẳng định vị trí “đại gia” của mình. Nokia đang dẫn đầu về doanh số bán, doanh thu và lợi nhuận. Năm 2006 và 2007, thương hiệu Nokia liên tục được xếp hạng Nhất tại Châu Á do Synovate bình chọn, đồng thời năm 2007, Nokia cũng giữ vị trí số 1 tại Châu Âu do European Brand Institute bình chọn. Hơn thế nữa, trong bảng xếp hạng thương hiệu toàn cầu, Nokia đã từ vị trí thứ 6 vượt lên chiếm giữ vị trí thứ 5 cũng trong năm 2007. Có mặt trên khắp các châu lục, Nokia chiếm trung bình hơn 35% thị phần điện thoại di động trên toàn thế giới và con số này vẫn luôn duy trì ổn định trong những năm gần đây.Theo thống kê của Nokia hiện nay :
Hơn 800 triệu người sử dụng thiết bị Nokia mỗi ngày.
Là nhà cung cấp cho 58 mạng lưới WCDMA.
Nokia cho doanh nghiệp sẵn sàng phục vụ các nghiệp vụ kinh doanh trên toàn cầu.
Cứ mỗi giây có 10 điện thoại mang thương hiệu Nokia ra đời.
Tiên phong trong việc khai thác và sử dụng những công nghệ mới (sản xuất thiết bị di động Wifi đầu tiên; kênh truyền hình di động đầu tiên; máy thu phát sóng cầm tay với cơ chế kép, sóng 3 băng tần đầu tiên).
Nokia có sự khởi đầu thuận lợi tại những thị trường đang tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty này còn có khoản vốn là 9,5 tỷ USD tiền mặt và không hề có nợ nần. Do đó, Nokia có thể đầu tư những khoản lớn hơn rất nhiều so với các đối thủ khác trong việc phát triển các sản phẩm mới và chiếm lĩnh các thị trường mới. Anssi Vanjoki, Giám đốc phụ trách bộ phận thiết bị đa phương tiện của Nokia nói: “Chúng tôi muốn được công bố về khách hàng thứ hàng tỉ của mình, do đó, chúng tôi buộc phải làm mọi thứ theo cách đúng đắn.”
Cấu trúc tổ chức - Các bộ phận kinh doanh của Nokia.
Từ tháng 1 năm 2004, Nokia đã sắp xếp lại cấu trúc tổ chức toàn cầu nhằm tập trung vào tính hội tụ, các thị trường di động mới và đang tăng trưởng. Để phục vụ các lãnh vực kinh doanh mới trong thời đại di động trong khi vẫn củng cố được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông thoại di động, Nokia đã có 4 bộ phận kinh doanh để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của mỗi lĩnh vực.
Mobile Phones cung cấp nhiều sản phẩm điện thoại di động có tính cạnh tranh cao trên toàn cầu cho các phân khúc khách hàng lớn và phát triển điện thoại di động cho tất cả các chuẩn chính và các phân khúc khách hàng tại hơn 130 quốc gia. Bộ phận này chịu trách nhiệm kinh doanh điện thoại di động chính, chủ yếu dựa trên các công nghệ WCDMA, GSM, CDMA và TDMA. Mobile Phones tập trung cung cấp những sản phẩm điện thoại giàu tính năng cho tất cả các phân khúc trên thị trường toàn cầu.
Multimedia cung cấp đa truyền thông di động cho khách hàng qua các thiết bị di động và ứng dụng tiên tiến. Các sản phẩm có tính năng và chức năng như hình ảnh, trò chơi, âm nhạc, truyền thông và một loạt các nội dung hấp dẫn khác cũng như các phụ kiện di động và giải pháp sáng tạo.
Networks tiếp tục cung cấp hạ tầng mạng, công nghệ hàng đầu và các dịch vụ liên quan dựa trên các chuẩn không dây chính cho các nhà điều hành di động và các nhà cung cấp dịch vụ. Tập trung vào các công nghệ GSM, bộ phận Networks hướng đến vị trí hàng đầu trong lĩnh vực mạng GSM, EDGE và WCDMA. Các mạng của chúng tôi được lắp đặt ở tất cả các thị trường chính trên toàn cầu theo những tiêu chuẩn này. Networks cũng là bộ phận cung cấp hàng đầu việc truy cập băng thông rộng và các mạng TETRA cho những người sử dụng chuyện nghiệp trong lĩnh vực an toàn và bảo mật.
Enterprise Solutions cung cấp hàng loạt các thiết bị đầu cuối và giải pháp kết nối di động không dây dựa trên cấu trúc di động cuối-cuối chuyên dành cho doanh nghiệp và các tổ chức trên toàn cầu giúp cải tiến hoạt động thông qua tính di động mở rộng. Các giải pháp cuối-cuối bao gồm từ các thiết bị di động tối ưu hóa cho doanh nghiệp trên front end đến một danh sách nhiều cổng gateway tối ưu hóa doanh nghiệp di động bao gồm: internet và email không dây, di động ứng dụng, bảo vệ tin nhắn, các mạng cá nhân ảo, bức tường lửa và bảo vệ chống xâm nhập.
Phần 2: Nokia cải tổ bộ máy lãnh đạo – chiến lược mới vì ngôi vị số 1
2.1. Nokia thay CEO
Từ năm 2009 trở lại đây, thương hiệu Nokia gắn liền với sự trì trệ và bảo thủ cả trong tính năng lẫn thiết kế. Không một chiến lược mới mà vẫn tập trung quanh quẩn các dòng sản phẩm cũ đã khiến điện thoại Nokia dần mất điểm trong mắt người dùng.
Một trong những sáng kiến hàng đầu của CEO Kallasvuo là thúc đẩy mảng kinh doanh Internet lợi nhuận cao, nhằm bù đắp cho sự sa sút của tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực phần cứng có thể nói đã thất bại trên nhiều phương diện. Trong 4 năm nắm giữ vị trí lãnh đạo này, ông Olli-Pekka Kallasvuo đã thất bại trong việc ngăn chặn sự suy giảm lợi nhuận và thị phần thị trường khiến giá cổ phiếu của Nokia liên tục sụt giảm.
Cùng với đó, doanh thu của công ty mạng Nokia Siemens Networks, một liên doanh giữa Nokia và tập đoàn Siemens AG của Đức, tiếp tục chứng kiến sự xuống dốc của doanh thu.
Đang chiếm vị trí số một trên thị trường di động thế giới, Nokia vẫn đang phải đối mặt với sự sụt giảm thị phần đáng kể trong cuộc cạnh tranh với các nhà sản xuất khác. Mặc dù vẫn giữ ngôi vị hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới về doanh thu, với thị phần 33%, Nokia tỏ ra khá “lề mề” trong việc phát hiện những xu hướng mới như điện thoại vỏ sò trước đây hay điện thoại màn hình cảm ứng hiện nay. Tính đến ngày 9/9/2010, thị phần của Nokia đã giảm 60% kể từ khi Apple giới thiệu iPhone vào tháng 6/2007, giá trị thị trường của Nokia bị mất đi 48 tỷ Euro (61 tỷ USD). Thị phần smartphone của Nokia, bộ phận phát triển nhanh nhất của ngành này, cũng đã thu hẹp lại
Kallasvuo đảm trách chức vụ CEO của Nokia từ năm 2006 - một năm trước khi Apple tung ra thị trường chiếc điện thoại iPhone đầu tiên và “xân lấn” mảnh đất màu mỡ vốn từ trước đến nay thuộc về Nokia. Hãng sản xuất đến từ Phần Lan đã để lỡ nhiều lần cơ hội vượt mặt Apple. Mặc dù vẫn giữ ngôi vị hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới về doanh thu, với thị phần 33%, Nokia tỏ ra khá “lề mề” trong việc phát hiện những xu hướng mới như điện thoại vỏ sò trước đây hay điện thoại màn hình cảm ứng hiện nay.
Thị trường liên tục kỳ vọng những điều mới mẻ từ Nokia, một tập đoàn từng dẫn đầu về năng lực sáng tạo trong lĩnh vực điện thoại di động, nhưng điều này đã không xảy ra kể từ khi ông Kallasvuo lên nắm chức CEO vào năm 2006. Vị CEO này đã không thể giải quyết những vấn đề mà Nokia phải đương đầu ở thị trường Bắc Mỹ, nơi được xem là thị trường chông gai nhất của hãng, dù đã cam kết đưa mục tiêu này vào ưu tiên hàng đầu.
Nokia dự báo, thị trường điện thoại di động toàn cầu sẽ tăng trưởng 10% trong năm nay. Tuy nhiên, doanh số của hãng gần như vẫn đi ngang. Cùng với đó, doanh thu của công ty mạng Nokia Siemens Networks, một liên doanh giữa Nokia và tập đoàn Siemens AG của Đức, tiếp tục chứng kiến sự xuống dốc của doanh thu.
Tháng 5/2010, một tháng sau khi Nokia công bố doanh thu sụt giảm trong quý I, hãng đã bắt đầu cải tổ bộ máy quản lý, thay thế những lãnh đạo chủ chốt và mở thêm một bộ phận chuyên trách sản xuất smartphone. Mới đây, Nokia cũng tuyên bố sẽ trình làng một dòng smartphone mới vào cuối năm nay.
Đến giữa tháng 6, Nokia lại tiếp tục hạ mức dự đoán doanh thu với lý do “môi trường cạnh tranh khốc liệt, đặt biệt là trên thị trường điện thoại cao cấp”
Giới phân tích cho rằng Nokia nên “tân trang” lại hệ điều hành của mình và kêu gọi sự hỗ trợ của các nhà phát triển phần mềm để cạnh tranh với iPhone và các điện thoại Android.
Nokia dự kiến sẽ tung ra phiên bản mới của hệ điều hành Symbian trong quý II này. Và mới đây, Nokia lại quyết định lựa chọn hệ điều hành của Intel có tên là MeeGo để “tăng lực” cho smartphone của mình.
Hiện tại Nokia đang chiếm giữ 40% thị phần trên thị trường di động, chiếm ưu thế nhất là tại thị trường châu Âu và các nước đang phát triển. Mặt hàng mà Nokia bán chạy nhất là các mẫu điện thoại giá rẻ.
Trước tình hình đó, tháng 9/2010, Nokia đã mời Stephen Elop, Giám đốc kinh doanh của tập toàn Microsoft về làm CEO
Ông Kallasvuo sẽ rời ghế CEO của Nokia, đồng thời sẽ thôi giữ vị trí trong Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, ông Kallasvuo sẽ tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của Nokia Siemens Networks, một công ty con của Nokia.
Nhiệm vụ đầu tiên của ông Elop tại Nokia là sẽ phát triển một đối thủ xứng tầm đối với chiếc iPhone đình đám của Appe, điều mà ông Kallasvuo đã không thể làm được mặc dù đã mất nhiều năm nỗ lực. Nhiều chuyên gia phân tích cảm thấy Nokia đang cố bắt kịp thành công của iPhone và đổ lỗi cho sự yếu kém của hãng trong lĩnh vực smartphone khiến Nokia mất đi 70% (khoảng 90 tỷ USD) giá trị thị trường của Nokia trong 3 năm qua.
Việc lựa chọn một giám đốc điều hành phần mềm của Nokia cho thấy tầm nhìn đối với thị trường điện thoại di động. Apple đã có công biến điện thoại di động giống như một chiếc máy tính cầm tay, có thể chạy 1.000 ứng dụng phần mềm cho tất cả mọi thứ từ chơi game video, xem phim, ghi âm thời gian biểu cho đến việc tìm một nơi để dùng bữa.
Giới đầu tư đã hoan nghênh quyết định thay CEO của Nokia, giúp giá cổ phiếu của tập đoàn này tăng 2% lên mức 9,94 USD tại Sở giao dịch chứng khoán New York.
Ông Elop đầu quân cho hãng phần mềm Micro