Câu hỏi: Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân được hiểu như thế nào? liên hệ với thực tế địa phương, ngành nơi anh (chị) công tác.
Trả lời:
Nguyên tắc này được quy định tại các Điều 2, 6, 7, 11, 53 của HP năm 1992, thể hiện sâu đậm tính nhân dân của NN Cộng hoà XHCN VN. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này không những đảm bảo cho NN ta luôn luôn là NN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà còn là một biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí trong BMNN.
Nội dung của nguyên tắc
Thứ nhất, nhân dân tổ chức nên BMNN trước hết thông qua chế độ bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín để lựa chọn những người có đủ đức, tài vào các cơ quan quyền lực NN. Sau đó các cơ quan quyền lực nhà nước bầu thành lập các cơ quan chấp hành của mình và những người lãnh đạo các cơ quan đó. Cử tri có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và có thể bãi miễn các đại biểu đó khi họ không còn xứng đáng với cử tri nữa.
Thứ hai, nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia QLNN.
+ Dưới hình thức trực tiếp, nhân dân bỏ phiếu thành lập các cơ quan quyền lực NN;
+ Thảo luận các chính sách, PL của NN và những vấn đề chung nhất của cả nước và địa phương;
+ Bỏ phiếu quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia (biểu quyết toàn dân- trưng cầu dân ý);
+ Kiến nghị với CQNN;
+ Làm việc trong các CQNN;
+ Kiểm tra , giám sát sự hoạt động của các CQNN;
+ Quản lý một số công việc mà chính quyền giao cho, v. v
Ngoài ra nhân dân còn tham gia QLNN thông qua những tổ chức mà mình là thành viên( các tổ chức chính trị- xã hội, các hội quần chúng ).
Thứ ba, quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ( Điều 2 HP năm 1992). Bản chất của quyền lực NN là thống nhất. Tuy nhiên, để thực hiện quyền lực NN thống nhất ấy, mỗi giai cấp thống trị NN đều có cách thức tổ chức BMNN riêng, sao cho nó phhù hợp với ý chí và bảo vệ được lợi ích cuả mình.
2 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7471 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi: Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân được hiểu như thế nào? liên hệ với thực tế địa phương, ngành nơi anh (chị) công tác.
Trả lời:
Nguyên tắc này được quy định tại các Điều 2, 6, 7, 11, 53 của HP năm 1992, thể hiện sâu đậm tính nhân dân của NN Cộng hoà XHCN VN. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này không những đảm bảo cho NN ta luôn luôn là NN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà còn là một biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí trong BMNN.
Nội dung của nguyên tắc
Thứ nhất, nhân dân tổ chức nên BMNN trước hết thông qua chế độ bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín để lựa chọn những người có đủ đức, tài vào các cơ quan quyền lực NN. Sau đó các cơ quan quyền lực nhà nước bầu thành lập các cơ quan chấp hành của mình và những người lãnh đạo các cơ quan đó. Cử tri có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và có thể bãi miễn các đại biểu đó khi họ không còn xứng đáng với cử tri nữa.
Thứ hai, nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia QLNN.
+ Dưới hình thức trực tiếp, nhân dân bỏ phiếu thành lập các cơ quan quyền lực NN;
+ Thảo luận các chính sách, PL của NN và những vấn đề chung nhất của cả nước và địa phương;
+ Bỏ phiếu quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia (biểu quyết toàn dân- trưng cầu dân ý);
+ Kiến nghị với CQNN;
+ Làm việc trong các CQNN;
+ Kiểm tra , giám sát sự hoạt động của các CQNN;
+ Quản lý một số công việc mà chính quyền giao cho, v. v…
Ngoài ra nhân dân còn tham gia QLNN thông qua những tổ chức mà mình là thành viên( các tổ chức chính trị- xã hội, các hội quần chúng…).
Thứ ba, quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ( Điều 2 HP năm 1992). Bản chất của quyền lực NN là thống nhất. Tuy nhiên, để thực hiện quyền lực NN thống nhất ấy, mỗi giai cấp thống trị NN đều có cách thức tổ chức BMNN riêng, sao cho nó phhù hợp với ý chí và bảo vệ được lợi ích cuả mình.
Ở nước ta, tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức"( Điều 2 HP năm 1992), bởi thế cho nên BMNN cần được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc cơ bản, có tính chất bao trùm là: "phân công và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp" nhằm " bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sỗng ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân"( Điều 3 HP năm 1992).
Một trong những điểm quan trọng ở đây là vừa cần "phân công" vừa phải "phối hợp". Phân công để giữa các CQNN không có sự trùng lặp, lẫn lộn, chức năng, nhiệm vụ, nhưng khi thực hiện chức năng nhiệm vụ đó lại cần có sự phối, kết hợp với nhau nhằm đảm bảo tính tập trung, thống nhất, tính nhịp nhàng và đồng bộ trong hoạt động của BMNN để đạt được mục tiêu chung.
Liên hệ thực tiễn