Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà nhân văn chân chính, nhà văn hóa kiệt xuất ngay từ rất sớm đã nắm bắt được quy luật hình thành, vận động và phát triển của một nền văn hóa. Trong nhận thức của Người, "Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự kỳ diệu giữa cái ổn định và cái linh hoạt" bởi lẽ nền văn hóa này có sợi dây liên hệ bền chặt với cuộc sống. Và, một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Người về văn hóa đó là "Văn hóa phải gắn liền với cuộc sống". Tư tưởng cốt lõi này trở thành nội dung xuyên suốt được quán triệt sâu sắc góp phần mang lại nét độc đáo riêng có trong hầu hết các giá trị văn hóa mà Hồ Chí Minh để lại.
Qua nghiên cứu nhận thức của Hồ Chí Minh về văn hóa, chúng ta nhận thấy Người đã xuất phát từ phạm trù "sinh tồn" để kiến giải phạm trù văn hóa.
Người coi văn hóa là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của loài người thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Từ sự nhận thức đó, Hồ Chí Minh chỉ ra: kiến thiết xã hội phải có bốn lĩnh vực (kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội) cùng được coi trọng. Trong đó, văn hóa ở vào vị trí trung tâm, có vai trò điều tiết xã hội. Theo Người muốn xác định vai trò đó, mọi hoạt động văn hóa phải thực sự hòa quyện, thâm nhập vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ những mảng tối sáng đầy góc cạnh của nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ. Quan trọng hơn, văn hóa phải "thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi lành mạnh của quần chúng" (Hồ Chí Minh toàn tập, Tr. 10, Tr. 59) góp phần "soi đường cho quốc dân đi", tạo sức mạnh dời non lấp bể như gốc của cây, nguồn của sông. Theo lôgíc của lập luận này, Hồ Chí Minh khẳng định chính đời sống hiện thực là "kho tài nguyên vô tận" để khơi đậy những mạch nguồn sáng tạo. Nếu người cán bộ văn hóa xa rời cuộc sống, đứng ngoài cuộc sống, không theo kịp mạch đập của cuộc sống tất sẽ phải đối diện với sự khô héo, cằn cỗi, nghèo nàn và nhàm chán trong chính sáng tạo của mình. Ngược lại, nếu biết bắt nhịp với cuộc sống đời thường vốn trần trụi, gai góc và đang hối hả trào tuôn thì khi đó văn hóa sẽ được sống bằng nguồn năng lượng vô cùng mà đời sống trao cho.
8 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2869 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tö töôûng Hoà Chí Minh laø moât heä thoáng quan ñieåm toaøn dieän vaø saâu saéc veà nhöõng vaán ñeà cô baûn cuûa caùch maïng Vieät Nam, laø keát quaû cuûa söï vaän duïng saùng taïo chuû nghóa Maùc-Leânin vaøo ñieàu kieän cuï theå cuûa nöôùc ta, keá thöøa vaø phaùt huy caùc giaù trò truyeàn thoáng toát ñeïp cuûa daân toäc, tieáp thu tinh hoa vaên hoaù cuûa nhaân loaïi.Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là Nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, giải phóng các dân tộc thuộc địa, giành lại độc lập, tự do. Đó không chỉ là một sự nghiệp chính trị phi thường, mà còn là một sự nghiệp văn hóa cao cả. “Đổi người nô lệ thành người tự do”, phát động lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của một dân tộc phần đông còn mù chữ và thất học vùng dậy đấu tranh giành độc lập, đó là một sự nghiệp gian nan và phi thường, đồng thời cũng là một sự nghiệp văn hóa vĩ đại. Bởi vì, giải phóng con người khỏi thân phận nô lệ, khỏi cái đói, cái rét, cái dốt, là một sự nghiệp văn hóa có ý nghĩa cao cả nhất, đầy đủ nhất, một ước mơ ngàn đời của nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã sớm thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển
Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà nhân văn chân chính, nhà văn hóa kiệt xuất ngay từ rất sớm đã nắm bắt được quy luật hình thành, vận động và phát triển của một nền văn hóa. Trong nhận thức của Người, "Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự kỳ diệu giữa cái ổn định và cái linh hoạt" bởi lẽ nền văn hóa này có sợi dây liên hệ bền chặt với cuộc sống. Và, một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Người về văn hóa đó là "Văn hóa phải gắn liền với cuộc sống". Tư tưởng cốt lõi này trở thành nội dung xuyên suốt được quán triệt sâu sắc góp phần mang lại nét độc đáo riêng có trong hầu hết các giá trị văn hóa mà Hồ Chí Minh để lại.
Qua nghiên cứu nhận thức của Hồ Chí Minh về văn hóa, chúng ta nhận thấy Người đã xuất phát từ phạm trù "sinh tồn" để kiến giải phạm trù văn hóa.
Người coi văn hóa là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của loài người thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Từ sự nhận thức đó, Hồ Chí Minh chỉ ra: kiến thiết xã hội phải có bốn lĩnh vực (kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội) cùng được coi trọng. Trong đó, văn hóa ở vào vị trí trung tâm, có vai trò điều tiết xã hội. Theo Người muốn xác định vai trò đó, mọi hoạt động văn hóa phải thực sự hòa quyện, thâm nhập vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ những mảng tối sáng đầy góc cạnh của nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ. Quan trọng hơn, văn hóa phải "thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi lành mạnh của quần chúng" (Hồ Chí Minh toàn tập, Tr. 10, Tr. 59) góp phần "soi đường cho quốc dân đi", tạo sức mạnh dời non lấp bể như gốc của cây, nguồn của sông. Theo lôgíc của lập luận này, Hồ Chí Minh khẳng định chính đời sống hiện thực là "kho tài nguyên vô tận" để khơi đậy những mạch nguồn sáng tạo. Nếu người cán bộ văn hóa xa rời cuộc sống, đứng ngoài cuộc sống, không theo kịp mạch đập của cuộc sống tất sẽ phải đối diện với sự khô héo, cằn cỗi, nghèo nàn và nhàm chán trong chính sáng tạo của mình. Ngược lại, nếu biết bắt nhịp với cuộc sống đời thường vốn trần trụi, gai góc và đang hối hả trào tuôn thì khi đó văn hóa sẽ được sống bằng nguồn năng lượng vô cùng mà đời sống trao cho.
Gắn văn hóa với đời sống, Hồ Chí Minh xác định cơ chế vận hành của nền văn hóa trên trục trung tâm là các hoạt động của con người. Từ chỗ đặt các vấn đề văn hóa của con người vào vị trí những dự kiến quan trọng nhất, Người cho rằng con người với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa - chủ thể cuộc sống, chủ thể của quá trình lao động sản xuất phải được bồi dưỡng, vun đắp.
Thực chất của những tư tưởng này là, Hồ Chí Minh không chỉ coi trình độ, các giá trị nhân bản là "chất liệu", là "sự nghiệp trăm năm của văn hóa", mà văn hóa phải là động lực cho sự phát triển. Vì vậy quan điểm này không chỉ có ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa thuộc về con người, quan trọng hơn còn chỉ ra cơ sở mang lại sức sống mãnh liệt cho văn hóa.
Công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay thực sự là cuộc hành trình đến những giá trị văn hóa đích thực nhất. Bởi lẽ, CNXH chính là biểu trưng giá trị cao đẹp nhất, sáng tạo nhất mà dân tộc Việt Nam có thể xem là một chủ thể xứng đáng. Tuy nhiên, hành trình đến CNXH không là con đường bằng phẳng trơn tru. Thực tiễn đang có nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó xu hướng toàn cầu hóa với việc mở cửa, hội nhập đang đòi hỏi mỗi dân tộc cần thiết phải khẳng định bản lĩnh của mình. Trong tất cả những sức mạnh cần khẳng định, sức mạnh văn hóa cần thiết phải đặt vào vị trí hàng đầu, vì "văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là tầm cao, chiều sâu về trình độ phát triển của dân tộc, kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, người với xã hội, với thiên nhiên. Văn hóa là động lực, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng".
Hồ Chí Minh với việc sáng tạo những giá trị văn hoá mới phục vụ cách mạng:
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội: là tư tưởng chính trị đặc sắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của dân tộc và khát vọng của quần chúng nhân dân giành lấy độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc, giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai. Tư tưởng ấy đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do, nước nhà Bắc – Nam thống nhất và ngày nay, đó là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng một xã hội Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội: diễn ra trong suốt quá trình cách mạng, ở mỗi giai đoạn của cách mạng; thống nhất ở mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vì, đối với một dân tộc đã phải trải qua một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc và gần một trăm năm dưới gót sắt của chủ nghĩa thực dân thì khát vọng cao nhất và trực tiếp nhất là giành độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc. Nhưng để có độc lập thực sự cho dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng, là điều kiện đảm bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là nhân tố đảm bảo vững chắc của nền độc lập dân tộc. Hồ Chủ Tịch đã từng nói : “Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Và “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Như thế nghĩa là cách mạng Việt Nam phải hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột và bất công, tiến tới một xã hội “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Chính vì vậy, trong “Chính cương vắn tắt”, Người chủ trương tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Sức mạnh văn hoá đạo đức Hồ Chí Minh: Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh là văn hóa hành thiện, cổ vũ làm điều thiện, sống với nhau có tình, có nghĩa, muốn thế phải thực hiện cho tốt 8 chữ vàng : cần- kiệm- liêm – chính – chí - công - vô tư biết kết hợp hài hòa lợi ích chung với lợi ích riêng, sống trung thực, giản dị, khiêm tốn, nói đi đôi với làm, ít lòng ham muốn về vật chất... nhờ đó mà có thể "sống oanh liệt, chết vẻ vang". Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là hiện thân sinh động của văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh. Như một người từng đối đầu với Hồ Chí Minh - tướng Vanluy thừa nhận: “Hoàn toàn xả thân vì nhiệm vụ, không một chút lợi riêng tư, dưới con mắt những người chung quanh và những người đối thoại, Hồ Chí Minh là một người vô cùng đức độ”. Thắng lợi của cách mạng, vinh quang của quyền lực, hay danh vọng của cá nhân không thể nào làm lu mờ tấm gương đạo đức của Người. Vì vậy, trong thế giới của những người cầm quyền, hình ảnh Hồ Chí Minh lại càng nổi bật hơn bao giờ hết.
Truyền thống và cách mạng trong tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh: Theo Người, văn hóa cũng là một mặt trận, người làm văn hóa là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Đây là quan điểm cơ bản nhất, là tư tưởng hạt nhân; nó xác định vị trí, vai trò, chức năng của văn hóa trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa. Quan điểm này của Người bắt nguồn từ truyền thống “văn dĩ tải đạo” của ông cha ta và từ quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Người từng khẳng định: “văn hóa là một kiến trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được”. Với quan điểm khoa học và cách mạng này, Hồ Chí Minh đã vạch trần và đập tan luận điểm lừa bịp của thực dân Pháp và tay sai cho rằng “văn hóa chí thượng”, “văn hóa phải đứng trên giai cấp và ở ngoài chính trị”…
Khi bàn về chức năng và nhiệm vụ của văn hóa, Người xác định: văn hóa “phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng mình”; “văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”. Có nghĩa là “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Người cũng từng khẳng định: “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là: “phụng sự kháng chiến, phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân”.
Người còn khẳng định văn hóa là tinh hoa của dân tộc, do đó phải góp phần khẳng định và gìn giữ bản sắc dân tộc. Người nhấn mạnh “phải trau dồi cho văn hóa nghệ thuật có tinh thần thuần tuý Việt Nam”, phải “lột cho hết tinh thần dân tộc, phải “chú ý phát huy cốt cách dân tộc trong các tác phẩm nghệ thuật. Người căn dặn các nghệ sĩ: “nghệ thuật của cha ông ta hay lắm, cố mà giữ lấy, “làm công tác nghệ thuật mà không tìm hiểu sâu vốn của dân tộc thì không làm được đâu”.
Vận dụng tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá trong giai đoạn hiện nay:
Ngày nay, toàn cầu hóa không còn là hiện tượng mới mẽ; nó là một xu thế khách quan mà mọi dân tộc, dù muốn hay không cũng đều chịu sự tác động của nó. Toàn cầu hóa đang đưa lối sống Phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy, một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện và sâu sắc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá trong Đảng và cơ quan Nhà nước cũng là một hệ thống cơ bản và toàn diện. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh càng thêm sáng ngời khi được nghiên cứu, vận dụng hệ thống trong xây dựng văn hoá lãnh đạo và văn hoá quản lý của Đảng và Nhà nước ta. Văn hoá không thể tách rời kinh tế và chính trị. Kinh tế và chính trị phải thừa nhận nhân tố văn hoá trong sự phát triển và văn hoá phải thấy rõ vai trò điều tiết xã hội, thúc đẩy sự phát triển của mình trong quá trình cách mạng. Tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi còn tươi nguyên và mới mẻ những giá trị cho hoạt động thực tiễn của quá trình xây dựng và phát triển của đất nước ta.
Đổi mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Hồ Chí Minh cho rằng: “Cách mạng là đổi cái cũ ra cái mới, đổi cái xấu ra cái tốt” điều đó cũng có nghĩa rằng muốn xây dựng đời sống mới nói chung và đời sống văn hoá nói riêng trước hết phải thay đổi đời sống văn hoá tinh thần kiểu cũ thành đời sống văn hoá tinh thần kiểu mới. Song đời sống văn hoá mới không cắt đứt với quá khứ mà nó luôn luôn phát triển, nảy nở từ mảnh đất của quá khứ và trên nền tảng ấy nó kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống, lấy các giá trị tốt đẹp làm cơ sở cho sự ra đời và phát triển cái mới. Mắc và Ăngghen rất sâu sắc khi cho rằng: Dại dột là những ái không thấy hết giá trị của thời đại Hy Lạp đối với CNXH vừa chiến thắng trong sự nghiệp xây dựng lại đời sống loài người. Vả lại, giá trị văn hoá có đặc điểm là càng đúng, càng mới, càng chiêm ngưỡng, khám phá càng thú vị, say mê, cho nên đổi mới để xây dựng đời sống văn hoá tinh thần không phải là cái nào cũng bỏ hết và không phải cái gì cũng làm mới.
Hiện nay, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta phải vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển, trong đó văn hoá là động lực của phát triển. Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: phát huy nguồn lực con người là “yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Nhận thức rõ yếu tố con người, từ đó lý giải mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển kinh tế là vấn đề có ý nghĩa trước mắt và lâu dài. Đảng ta vạch ra là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…”.
Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh đã được thực tiễn xây dựng và phát triển văn hoá của nước ta cũng như thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua kiểm nghiệm, xác nhận là những tư tưởng mang tính khoa học đúng đắn, tính cách mạng sáng tạo, tính thực tiễn sâu sắc, hơn nữa còn tiêu biểu cho cả nền văn hoá của tương lai. Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh đang có ý nghĩa chỉ đạo cực kỳ quan trọng đối với việc xây dựng nền văn hoá của nước ta hiện nay.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn và thử thách về văn hoá. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá đang có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc xây dựng nền văn hoá mới, với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta chủ trương “xây dựng nền Văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (Nghị Quyết TW5, khoá VIII, năm 1998). Nền văn hoá đó được xây dựng trên cơ sở kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tinh thần chủ đạo là chủ nghiã yêu nước Việt Nam; nhấn mạnh vai trò, chức năng quan trọng của văn hoá đối với sự tồn tại và phát triển xã hội ngày nay; văn hoá vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Phải nhận thức rõ nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất và đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, cho nên cần phát huy và bảo tồn từng bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. Phải thấm nhuần quan điểm xây dựng văn hoá là sự nghiệp của toàn dân trong đó đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo có vai trò quan trọng. Văn hoá là một mặt trận, xây dựng văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài cần phải có ý chí cách mạng đồng thời phải kiên định và thận trọng, kết hợp giữa xây với chống và lấy xây làm chính.
Trên cơ sở thực trạng văn hoá nước ta mà Hội nghị TW5 (khoá VIII) đã đánh giá, Hội nghị TW10 (khoá IX) tiếp tục khẳng định: Văn hoá đã gắn kết chặt chẽ hơn với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị và tạo nên những thành tựu về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… của đất nước. Đã có sự tham gia tích cực, tự giác của nhân dân vào các hoạt động văn hoá, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống VH” đã tạo được chuyển biến bước đầu và tiền đề rất quan trọng để văn hoá nước nhà tiếp tục phát triển đúng hướng và vững chắc. Để đạt được kết quả bước đầu đó, chính là nhờ toàn Đảng, toàn dân ta đã không ngừng học tập, thấm nhuần tư tưởng và những căn dặn trong Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Theo Người: Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được; có thực mới vực được đạo; xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế; văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa được xây dựng và bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử, nó làm nên nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ vai trò quan trọng vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong rất nhiều bài nói và bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến việc phải giữ gìn và phát huy những truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng dân tộc Việt Nam được hun đúc nên qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu…Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, biết gạn đục khơi trong, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, biệt chọn lọc, sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh và đặc tính của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương cho mọi thế hệ Việt Nam, trong đó có tuổi trẻ noi theo. Với nhận thức là văn hóa có nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân”. Vì vậy, văn hóa cũng phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm: Vì nhân dân phục vụ và phát huy sứ mạng của toàn dân làm văn hóa. Làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người là yêu cầu rất cao, là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài. Chỉ khi nào được mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể, tôn giáo, nhà trường và gia đình…tham gia tích cực, thường xuyên, liên tục, bền bỉ thì văn hóa mới có thể thực hiện được những nhiệm vụ đã đề ra. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta. Nó mãi là ánh sáng soi đường cho công cuộc xây dựng và phát triển nên văn hóa nước ta.