Ngày nay, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong các lĩnh vực phát triển của xã hội. Bên cạnh những tác dụng to lớn đối với các tổ chức khác nhau, website còn là nơi chia sẻ kiến thức và kết nối cộng đồng, thực sự đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực. ngày càng khẳng định được tính hữu dụng và sức mạnh trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường hiện như bây giờ. Đặc biệt là trong lĩnh vực giải trí thư giãn và cập nhật thông tin, tin tức của con người. Hiện nay có rất nhiều người thường xuyên truy cập các trang web tin tức để đọc báo, đọc tạp chí, đê thư giãn thay vì mua các tờ báo ở ngoài hiệu sách báo! Đã có rất nhiều website tin tức trực tuyến từ Việt Nam như: 24h.com, vnexpress.net, tintuc.com được xây dựng để nhằm thỏa mãn nhu cầu tra cứu tin tức hàng ngày của người Việt Nam. Từ những hiệu quả mà một website mang lại, em muốn tìm hiểu về cách xây dựng và thiết kế website.Có nhiều phần mềm,công cụ hỗ trợ thực hiện thiết kế một website, Joomla! là hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở số 1 thế giới hiện nay được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối đến cơ sở dữ liệu SQL. Linh hoạt, đơn giản, tính tuỳ biến rất cao và cực kỳ mạnh mẽ, đó là những gì có thể nói về Joomla!, được sử dụng trên toàn thế giới từ những trang web đơn giản cho đến những ứng dụng phức tạp. Việc cài đặt dễ dàng, quản lý đơn giản, đáng tin cậy. Đó là các lý do em chọn Joomla là công cụ để thực hiên đề tài "Xây dựng website tin tức bằng joomla".
Sau một thời gian học tập và tìm hiểu, em tiến hành xây dựng một website tin tức nhằm mục đích là đáp ứng thêm nhu cầu truy cập tin tức ngày càng nhiều của mọi người.
Trong quá trình tiến hành dự án, việc cập nhật thông tin mới nhất còn hạn chế, kiến thức học hỏi còn hạn hẹp. Do đó trang Web chưa thật sự đầy đủ về nhiều mặt. em sẽ điều chỉnh trong thời gian sắp tới!
60 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phần mêm nguồn mở - Tạo trang thư viện hình ảnh và tài liệu cho website, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Mục Lục
LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến trường Trung Cấp Đại Việt đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học lớp CNTT 201T2, tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến qúi thầy cô bộ môn đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong thời gian qua, qua đó tôi đã có được những kiến thức rất bổ ích để làm bài báo cao. Đặc biệt tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Văn Phú Hội đã nhiệt tình hướng dẫn và có nhiều đóng góp cho tôi thực hiện bài tiểu luận
này.
Xin chân thành cảm ơn.
Tp.HCM, ngày tháng năm 2012
HỌC SINH THỰC HIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong các lĩnh vực phát triển của xã hội. Bên cạnh những tác dụng to lớn đối với các tổ chức khác nhau, website còn là nơi chia sẻ kiến thức và kết nối cộng đồng, thực sự đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực. ngày càng khẳng định được tính hữu dụng và sức mạnh trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường hiện như bây giờ. Đặc biệt là trong lĩnh vực giải trí thư giãn và cập nhật thông tin, tin tức của con người. Hiện nay có rất nhiều người thường xuyên truy cập các trang web tin tức để đọc báo, đọc tạp chí, đê thư giãn thay vì mua các tờ báo ở ngoài hiệu sách báo! Đã có rất nhiều website tin tức trực tuyến từ Việt Nam như: 24h.com, vnexpress.net, tintuc.com được xây dựng để nhằm thỏa mãn nhu cầu tra cứu tin tức hàng ngày của người Việt Nam. Từ những hiệu quả mà một website mang lại, em muốn tìm hiểu về cách xây dựng và thiết kế website.Có nhiều phần mềm,công cụ hỗ trợ thực hiện thiết kế một website, Joomla! là hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở số 1 thế giới hiện nay được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối đến cơ sở dữ liệu SQL. Linh hoạt, đơn giản, tính tuỳ biến rất cao và cực kỳ mạnh mẽ, đó là những gì có thể nói về Joomla!, được sử dụng trên toàn thế giới từ những trang web đơn giản cho đến những ứng dụng phức tạp. Việc cài đặt dễ dàng, quản lý đơn giản, đáng tin cậy. Đó là các lý do em chọn Joomla là công cụ để thực hiên đề tài "Xây dựng website tin tức bằng joomla".
Sau một thời gian học tập và tìm hiểu, em tiến hành xây dựng một website tin tức nhằm mục đích là đáp ứng thêm nhu cầu truy cập tin tức ngày càng nhiều của mọi người.Trong quá trình tiến hành dự án, việc cập nhật thông tin mới nhất còn hạn chế, kiến thức học hỏi còn hạn hẹp. Do đó trang Web chưa thật sự đầy đủ về nhiều mặt. em sẽ điều chỉnh trong thời gian sắp tới!Dưới đây là bản báo cáo tóm tắt quá trình thực hiện dự án của em. Trong quá trình làm báo cáo, cũng như thực hiện dự án, không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo và bạn đọc! Xin cảm ơn!
Tp.HCM, ngày tháng năm 2012
HỌC SINH THỰC HIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ
Open Source: phần mềm có mã nguồn mởFree software: phần mềm miễn phí, đôi khi free software được dùng với ý nghĩa bao gồm cả open-source software và free software
Phần mềm nguồn mở (PMNM) là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền: người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung qui định trong giấy phép PMNM (ví dụ General Public Licence – GPL) mà không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các phần mềm nguồn đóng (tức là phần mềm thương mại).. Nhìn chung, thuật ngữ “Open source” được dùng để lôi cuốn các nhà kinh doanh, một điều thuận lợi chính là sự miễn phí và cho phép người dùng có quyền “sở hữu hệ thống”.
Nhà cung cấp phần mềm nguồn mở có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi phí về các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn, vv… tức là những dịch vụ thực sự đã thực hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản phẩm nguồn mở vì nó là tài sản của trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một nhà cung cấp nào.
Tiện ích mà Open Source mang lại chính là quyền tự do sử dụng chương trình cho mọi mục đích, quyền tự do để nghiên cứu cấu trúc của chương trình, chỉnh sữa phù hợp với nhu cầu, truy cập vào mã nguồn, quyền tự do phân phối lại các phiên bản cho nhiều người, quyền tự do cải tiến chương trình và phát hành những bản cải tiến vì mục đích công cộng.
Lợi ích của phần mềm mã nguồn mở-miễn phí?
Phần mềm có thể được sao chép hoàn toàn miễn phí, bạn hoàn toàn an tâm khi chia sẽ một chương trình tuyệt vời với bạn bè.
Các định dạng file không hoàn toàn bị kiểm soát bởi một vài nhà cung cấp. Điều gì sẽ xảy ra khi dữ liệu nằm trong một phần mềm độc quyền? Việc sử dụng một định dạng file bí ẩn sẽ khiến bạn chỉ dùng chương trình của một công ty. Do yêu cầu công việc, bạn muốn sử dụng dữ liệu trên cho một ứng dụng khác nhưng ương trình bản quyền không cho phép ! Còn nếu như nhà cung cấp chấm dứt hổ trợ và ngưng việc nâng cấp sản phẩm, chắc chắn rằng dữ liệu của bạn sẽ phải vứt xó. Với phần mềm bản quyền, chỉ có duy nhất nhà cung cấp có thể giải quyết vấn đề của bạn. Nhưng! với OpenSource bạn có thể gặp hàng tá nhà cung cấp làm vừa lòng mình.
Hầu hết các sản phẩm Open Source đều có khả năng bảo mật tuyệt vời, khi một vết nứt được tìm thấy, nó thường được trám nhanh hơn phần mềm có bản quyền.
Các hệ thống Open Source, nhất là các hệ thống dựa trên UNIX, thường linh hoạt đến khó tin nổi. Bởi vì chúng được xây dựng từ nhiều khối thống nhất và được miêu tả cặn kẽ, rất dễ để bạn thay thế nhiều phần của hệ thống với phần có giao diện tương tự.
Có một cộng đồng hỗ trợ lớn. Không bị phụ thuộc vào một công ty nào.
Cơ hội kinh doanh?
Open source đã được chấp nhận trong các công ty lớn. Nhiều hợp đồng lớn đã chấp nhận phần mềm Open Source, chẳng hạn như tại IBM, Oracle và Sun. Thậm chí Microsoft đã phải lưu tâm đến Open Source như đối thủ to lớn.
Với Open Source, việc phân phối và phát triển là một phương pháp lâu dài để tạo ra phần mềm, người mua được cung cấp cả giải pháp phần mềm lẫn những dòng mã có giấy phép Open Source. Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ ưa chuộng phần mềm Open Source hơn.
Hiện nay đã có một số tổ chức dự định sử dụng Open Source để xây dựng nhân tố cốt lõi của hệ thống-từ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ứng dụng và Web server… đến các hệ thống quản trị nội dung và nhiều phần mềm kinh doanh thông minh.
Mặc dù con đường để free software khẳng định vị trí vẫn còn dài, nhưng đáng chú ý là Open Source đã giành được khoảng 70% thị trường ứng dụng Web, và dường như con số này vẫn tiếp tục tăng lên hàng năm.
Bằng cách này, cả công ty lẫn khách hàng đều có lợi. Về phía khách hàng, họ được dùng phần mềm chất lượng tốt, hỗ trợ khách hàng đầy đủ với giá rẻ. Về phía nhà cung cấp, dựa trên Open Source, tiết kiệm đáng kể các chi phí về phát triển, kiểm lỗi, quản lý dự án. Đồng thời, nhân lực của họ lại nhanh chóng nâng cao trình độ, giảm bớt thời gian làm việc “chân tay” khi tiếp nhận source code có “giá trị” và “chất lượng” từ những Open Source được xây dựng chuyên nghiệp, cấu trúc phần mềm, lập trình,… tốt ngay từ đầu.
Trên thị trường phần mềm, có nhiều loại giấy phép. Có thể chia các giấy phép này đại khái như sau
▪ Phần mềm thương mại (Commercial Software)Là phần mềm thuộc bản quyền của tác giả hoặc nhà sản xuất, chỉ được cung cấp ở dạng mã nhị phân, người dùng phải mua và không có quyền phân phối lại.
▪ Phần mềm thử nghiệm giới hạn (Limited Trial Software)Là những phiên bản giới hạn của các phần mềm thương mại được cung cấp miễn phí nhằm mục đích thử nghiệm, giới thiệu sản phẩm và kích thích người dùng quyết định mua. Loại sản phấm này không chỉ giới hạn về tính năng mà còn giới hạn về thời gian dùng thử (thường là 60 ngày).
▪ Phần mềm “chia sẻ” (Shareware)Loại phần mềm này có đủ các tính năng và được phân phối tự do, nhưng có một giấy phép khuyến cáo các cá nhân hoặc tổ chức mua, tùy tình hình cụ thể. Nhiều tiện ích Internet (như “WinZip” dùng các thuận lợi của Shareware như một hệ thống phân phối).
▪ Phần mềm sử dụng phi thương mại (Non-commercial Use)Loại phần mềm này được sử dụng tự do và có thể phân phối lại bởi các tổ chức phi lợi nhuận. Nhưng các tổ chức kinh tế, thí dụ các doanh nghiệp, … muốn dùng phải mua. Netscape Navigator là một thí dụ của loại phần mềm này.
▪ Phần mềm không phải trả phần trăm cho nhà sản xuất (Royalties Free Binaries Software)Phần mềm được cung cấp dưới dạng nhị phân và được dùng tự do. Thí dụ: bản nhị phân của các phần mềm Internet Explorer và NetMeeting.
▪ Thư viện phần mềm không phải trả phần trăm (Royalties Free Software Libraries)Là những phần mềm mà mã nhị phân cũng như mã nguồn được dùng và phân phối tự do, nhưng người dùng không được phép sửa đổi. Thí dụ: các thư viện lớp học, các tệp “header”, vv …
▪ Phần mềm mã nguồn mở kiểu BSD – (Open Source BSD-style)Một nhóm nhỏ khép kín (closed team) đã phát triển các PMNM theo giấy phép phân phối Berkely (BSD – Berkely Software Distribution) cho phép sử dụng và phân phối lại các phần mềm này dưới dạng mã nhị phân và mã nguồn. Tuy người dùng có quyền sửa đổi mã, nhưng về nguyên tắc nhóm phát triển không cho phép người dùng tự do lấy mã nguồn từ kho mã ra sửa (gọi là check-out) và đưa mã đã sửa vào lại kho mã mà không được họ kiểm tra trước (gọi là các “check-in”).
▪ PMNM kiểu Apache (Open Source Apache-style)Chấp nhận nguồn mở kiểu BSD nhưng cho phép những người ngoài nhóm phát triển xâm nhập vào lõi của mã nền (core codebase), tức là được phép thực hiện các “check-in”.
▪ PMNM kiểu CopyLeft hay kiểu Linux (Open Source CopyLeft, Linux-style)PMNM kiểu CopyLeft (trò chơi chữ của Free Software Foundation – FSF – và GNU – Gnu’s Not Unix, để đối nghịch hoàn toàn với CopyRight !) hay còn gọi là giấy phép GPL (General Public Licence) là một bước tiến quan trọng theo hướng tự do hóa của các giấy phép phần mềm. Giấy phép GPL yêu cầu không những mã nguồn gốc phải được phân phối theo các qui định của GPL mà mọi sản phẩm dẫn xuất cũng phải tuân thủ GPL.
GPL cho người dùng tối đa quyền hạn và tự do đối với các PMNM theo GPL, cụ thể người dùng có quyền không những sao chép, sửa đổi, mua bán các PMNM dưới CopyLeft mà còn được quyền tự do như vậy đối với các phần mềm dẫn xuất. Tóm lại nếu PMNM gốc đã theo CopyLeft thì mọi PMNM dẫn xuất của nó cũng đương nhiên theo CopyLeft.
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VÀ CÀI ĐẶT JOOMLA
2.1 Cài Đặt
Appsever Để Tạo Localhost
2.1.1 Giới thiệu chung về Appsever
Để xây dựng website Joomla! trên localhost, cần phải có một server ảo trên máy tính, Appsever là một software và cũng là một công cụ giả lập sever, hosting ngay trên PC, ngoài Appsever hiện nay còn nhiều trình giả lập khác như EasyPHP, Xampp, Wamp, VertrigoServ...
Appsever tích hợp sẵn các tính năng của Apache, MySQL, PHP và phpMyadmin. Ưu điểm của Appsever là chương trình này hoàn toàn miễn phí, dễ sử dụng và rất nhẹ, phù hợp với các máy cấu hình trung bình, tương thích cao và đầy đủ chức năng để chạy PHP.
Tải chương trình này tại trang chủ: www.appservnetwork.com
2.1.2 Cài đặt Appsever để tạo localhost
a. Các bước cài đặt
Bước 1: Chạy tập tin chương trình
Bước 2: Xuất hiện giao diện chương trình. Nhấn NEXT
Hình 1.1
Bước 3: Xuất hiện bản License, chọn I argee. Nhấn NEXT
Hình 1.2
Bước 4: Chọn đường dẫn cài đặt (mặc định là C:\AppSev). Nhấn NEXT
Hình 1.3
Bước 5: Chọn các Components, Ở Appsever đã tổ hợp cài đặt Apache, MySQL, PhpMyadmin. Nhấn NEXT
Hình 1.4
Bước 6: Điền thông tin sever.
Hình 1.5
SeverName : localhost
Email: Email quản trị viên
Apache HTTP Port: 80
Nhấn NEXT
Bước 7: Tên và mật khẩu của MySQL
Name: Root (mức ưu tiên cao nhất)
Nhập password và confirm password
Nhấn NEXT
Hình 1.6
Bước 8: Chương trình tiến hành cài đặt
Hình 1.7
Bước 9: Hoàn tất cài đặt.
Chọn Start Apache và Start MySQL để chương trình khởi động.
Nhấn FINISH.
Với cài đặt mặc định:
C:\AppServ\www là địa chỉ webroot, nơi copy các file php vào đây
C:\AppServ\mysql\data\ chứa CSDL MySQL, mỗi CSDL sẽ là 1 folder, để sao lưu dữ liệu MySQL, copy folder này thành nhiều bản sao.
b. Kiểm tra
Mở trình duyệt web, gõ địa chỉ: " "(hoặc "")
Trình duyệt sẽ hiện ra như sau:
Hình 2.1
Để xem đầy đủ thông tin về sever vừa cài đặt, ta có thể truy cập trang "".
Để đăng nhập cơ sở dữ liệu, vào trình duyệt "localhost/phpmyadmin", Hộp thoại xuất hiện yêu cầu nhập User Name và Password (User Name và Password nhập khi cài đặt Appsever, mặc định User Name là root).
Kết quả :
Hình 2.2
2.2.Cài Đặt Joomla Trên Localhost
Tải chương trình tại địa chỉ: www.joomla.org
a. Tiến hành cài đặt
Giải nén file zip ra một thư mục (tạm đặt tên thư mục là joomla) và chép thư mục joomla vào thư mục www của Appsev (mặc định là C:\Appsev\www).
Mở trình duyệt web, gõ localhost/joomla (nếu thư mục chứa mã nguồn Joomla! trong thư mục www của Appsev là joomla, như đã nói ở trên). Trang web Joomla! Web Installer xuất hiện
NEXT để qua bước tiếp theo và PREVIOUS để trở lại bước trước.
Bước 1: Choose Language: chọn ngôn ngữ.
Chọn English (United Kingdom) (thường để default) và nhấn NEXT
Bước 2: Pre-installation Check: Kiểm tra cài đặt
Hình 3.1
kiểm tra xem hệ thống có thể cài được Joomla! không, phần Recommended Settings gồm 2 cột (bên phải là yêu cầu Recommended, bên phải là hệ thống
Hình 3.2
của Actual). Actual tương xứng sẽ có màu đỏ ở phần nào thì tức là phần đó chưa đáp ứng được yêu cầu Joomla! đặt ra, nếu là phần Register Globals thì khắc phục bằng cách liên hệ với nhà cung cấp hosting để tắt đi.
Nhấn NEXTBước 3 License: quy định sử dụng chương trình
Hình 3.3
Nhấn NEXT
Bước 4: Database Configuration: Thiết lập cơ sở dữ liệu
Hình 3.4
- Database Type: Hiện MySQL hỗ trợ 2 chuẩn là mysql và mysqli ( mới hơn ), thường chọn mysql
- Host Name: nếu sử dụng MySQL trên chính máy cài Joomla! thì điền vào là localhost, còn trong trường hợp khác, nếu sử dụng MySQL và truy xuất database thông qua 1 máy khác, thì chúng ta điền tên host đó hoặc IP của host đó tại đây
- Username: tài khoản MySQL khi cài AppSever, nếu dùng trên localhost thì tài khoản này nên đặt là root ( tài khoản có mức ưu tiên cao nhất ), trong trường hợp dùng các host shared thì tài khoản này chỉ có tác dụng trong host và bị giới hạn 1 vài tính năng,
- Password: mật khẩu tài khoản MySQL, Khi cài AppSever.
- Database name: Chọn tên cho database
- Advanced Settings: Các thiết lập nâng cao, ở đây mục prefix nghĩa là tiền tố, nó sẽ đứng trước tên của các table trong CSDL và dùng để phân biệt với các table khác
Nhấn NEXT
Bước 5: FTP Configuration: thiết lập FTP, có thể mở hoặc không.
NhấnNEXTBước 6: Main Configuration: thiết lập cho website như tên web, email và password của admin
Hình 3.5
- Site Name: đặt tên website
- Confirm the admin email and password. Password này sẽ là password của admin sau này đăng nhập vào trang quản trị của website.
- Install default sample data: Cài đặt mặc định dữ liệu cho Joomla!- Load local Joomla! 1.5 SQL script : Export dữ liệu từ bản 1.5 cũ và load tại đây. - Load migration script : dùng để nâng cấp các trang từ phiên bản 1.0.x lên 1.5
Nhấn NEXT
Bước 7: Finish: Cài đặt hoàn tất.
b. Kiểm tra
Để website hoạt động, cần xóa hoặc rename thư mục Installation trong thư mục Appsev\www\Joomla. Chọn Site để xem thử site (địa chỉ truy cập vào site có dạng "").
Vào C:\AppServ\www\webcntt\ để sửa lỗi cơ bản bằng cách viết vào sau dòng 1 của configuration dòng ini_set(“memory_limit”, “30M”);
Kết quả thu được:
Hình 3.6
2.3.Dùng Quyền Quản Trị Để Quản Lý Thành Viên Xây Dựng
Việc xây dựng một website trên thực tế luôn là một vấn đề phức tạp, do nhu cầu biến đổi mà website có thể thay đổi các mục đích, bố cục nên sự đóng góp phát triển website của các thành viên khác chiếm một vai trò quan trọng.
Trang Quản Trị:
Mở trình duyệt web, nhập địa chỉ: ""
Xuất hiện trang quản trị, nhập :
Username : admin
Password: là password ở bước 6 khi cài đặt Joomla!
Xuất hiện trang quản trị website:
Hình 3.7
Các nội dung chính trong báo cáo được thực hiện tại trang quản trị này.
Giới Hạn Thành Viên
Tại trang quản trị, sử dụng tab: Site/ User Manager
Thêm thành viên: chọn New User
Hình 3.8
Name: Tên thành viên
UserName: Tên sử dụng khi đăng nhập website
Email: Email thành viên
New Password: nhập mật khẩu thành viên
Verify Password: nhập lại mật khẩu
Group: Tạo quyền quản trị của thành viên
Public Front-end: Thành viên có quyền đăng nhập website
Public Back-End: Thành viên có quyền đăng nhập quản trị website
Xóa thành viên: Tick vào tên thành viên và nhấn Trash
Hạn chế thành viên: Chọn thành viên và đổi group (nhóm làm việc) phù hợp.
Kết quả thu được: danh sách thành viên và nhóm làm việc của website:
Hình 3.9
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH
CHO WEBSITE
3.1.Cài Đặt Template
3.1.1 Giới thiệu về template
Template là một bản mẫu khung sẵn trong đó cho phép người dùng đặt các vị trí module và component đã được định vị trước.
3.1.2 Cài đặt template cho Joomla!
Tuỳ thuộc vào nhu cầu và ý muốn mà chúng ta chọn cho mình những template hợp lý. Sau khi tải về máy, mở trang quản trị, chọn menu Extensions, Install/Uninstall chọn đường dẫn đến templates, nhấn Upload File & Install để cài đặt.
Hình 4.1
Tiếp theo vào Extensions\Template Manager . Di chuyển chuột đến template để xem mẫu, chọn Template cho website bằng cách tick vào temp vừa cài đặt chọn Defaut.
Kết quả thu được:
Hình 4.2
1.3 Thay logo template bằng logo của web
Ta coppy logo ta muốn thay vào thư mục C:\wamp\www\templates\images
Sau đó vào Extensions\template manager chọn template ta đang sử dụng
Chọn Edit CSS chọn template.css bấm Edit chèn vào background: transparent url vị trí logo mà ta chọn
Hình 4.3
Sau đó nhấn Apply\Save
Ở đây bạn cũng có thể thay đổi màu và hình hiển thị ô chứa menu bằng cách chèn hình bạn muốn vào như làm với logo
3.2.Phân Loại Tin Tức
Với mục đích xây dựng một website giới thiệu, không chỉ cần nội dung bài viết phải có chất lượng và chọn lọc kĩ càng, việc bố cục và sắp xếp bài viết cũng rất quan trọng, với những website vừa và nhỏ, việc phân vùng, chủng loại tài liệu, bài viết được thực hiện đơn giản hơn
3.2.1 Tạo Section
Section dùng để phân vùng tin tức
Mở menu Content/Section Manager
Section Title: dùng để hiển thị ở Back-End
Section Name: hiển thị ở Front-End
Hình 5.1
Nhấn Apply và Save để kết thúc.
3.2.2 Tạo Category
Catelogy dùng để phân loại tin tức
Mở menu Content/Catelogy Manager
Catelogy Title: dùng để hiển thị ở Back-End
Catelogy Name: hiển thị ở Front-End
Select Section: Chọn vùng tin tức đã tạo (Section)
Nhấn Apply và Save để kết thúc
Hình 6.1
3.3.Tạo Menu Cho Website
a. Tạo Menu
Mở menu Menus/Main menu/New:
Select Menu Item Type: Chọn Internal Link\Articles\Category Blog Layout
Hình 7.1
Tittle: Trang chủ (tên menu)
Display in: Vị trí hiển thị
Parent Item: Cấp độ của Menu ( chọn Top)
Published: Hiển thị trên web (Yes)
Order: Thứ tự Menu
Access Level: Mức độ truy cập
On Click, Open in: Chọn trình duyệt khi click chuột
Parameters:
Section: Chọn vùng tin tức
Description: Phần mô tả
Description Images: Ảnh hiển thị
Nhấn Apply và Save để kết thúc tạo menu
b. Hiển thị Menu lên website
Để làm menu mặc định, chọn dấu tick vào menu và nhấn Default. Để hiển thị menu nhấn Published. Để khóa menu: UnPublished.
Hình 7.2
Kết quả thu được khi Published menu vừa tạo:
Hình 7.3
3.4.Tạo Bài Viết Và Liên Kết Bài Viết Đến Menu
3.4.1 Tạo bài viết
Mở menu Content/Aticle Manager/New
Hình 8.1
Xoá bài viết : Mở menu Content/Aticle Manager tick chọn bài viết cần xóa và nhấn Trash
Sửa bài viết : Mở menu Content/Aticle Manager và chọn bài viết cần sửa. Apply và Save để kết thúc.
Hình 8.2
3.4.2 Tạo liên kết bài viết đến Menu
Mở menu Menus/Main menu/New:
Select Menu Item