Theo thống kê của Google vào cuối Quý II, 2014, có hơn 17 triệu smartphone được tiêu thụ tại Việt Nam và số lượng này còn sẽ tăng nhanh chóng trong thời gian sắp tới. Trong số đó, phân khúc máy có giá dưới 4 triệu đồng chiếm 50%, máy 5-10 triệu đồng chiếm 15% về số lượng nhưng đến 25% về doanh thu, còn phân khúc máy trên 10 triệu đồng tuy chỉ chiếm gần 4% về số lượng nhưng lại hơn 10% về doanh thu.(thống kê tại thegioididong.com)
Nói một cách khác là thị trường điện thoại Smartphone đang bùng nổ tại Việt Nam, như xu hướng ở bất kỳ quốc gia nào khác. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2014, tốc độ tăng trưởng của thị trường này ở Việt Nam là 165% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về tổng giá trị sản phẩm bán ra, thị trường Việt Nam tăng 113% so với cùng kỳ, chỉ thấp hơn 1% so với Thái Lan.
10 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 8883 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích cung cầu thị trường điện thoại di động Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
MÔN HỌC: KINH TẾ VI MÔ
LỚP 40K15
Bài tập kinh tế vi mô
PHÂN TÍCH CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VIỆT NAM
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: CÔ NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 4
DANH SÁCH NHÓM 4
Công việc
Đặng Văn Cường(NT)
Đưa ra y tưởng, phân tích số liệu
Nguyễn Thị Diệu Thảo
Khai thác thông tin, hình ảnh
Nguyễn Thị Trà My
Thiết kế ,chỉnh sửa văn bản
Huỳnh Thị Thanh Dân
Tìm tư liệu, in ấn
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
-Các sách:
Kinh Tế Vi Mô – Bộ Môn Kinh Tế Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng
Kinh Tế Học Vi Mô – David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch
-Các trang web:
Thị trường SMARTPHONE và mối liên hệ “Cung tăng-cầu tăng”
Số liệu phần trăm của điện thoại di động theo từng phân khúc của nó:
Theo thống kê của Google vào cuối Quý II, 2014, có hơn 17 triệu smartphone được tiêu thụ tại Việt Nam và số lượng này còn sẽ tăng nhanh chóng trong thời gian sắp tới. Trong số đó, phân khúc máy có giá dưới 4 triệu đồng chiếm 50%, máy 5-10 triệu đồng chiếm 15% về số lượng nhưng đến 25% về doanh thu, còn phân khúc máy trên 10 triệu đồng tuy chỉ chiếm gần 4% về số lượng nhưng lại hơn 10% về doanh thu.(thống kê tại thegioididong.com)
Nói một cách khác là thị trường điện thoại Smartphone đang bùng nổ tại Việt Nam, như xu hướng ở bất kỳ quốc gia nào khác. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2014, tốc độ tăng trưởng của thị trường này ở Việt Nam là 165% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về tổng giá trị sản phẩm bán ra, thị trường Việt Nam tăng 113% so với cùng kỳ, chỉ thấp hơn 1% so với Thái Lan.
=> Nhận xét:Nhìn chung, ngành hàng điện thoại -ngành hàng vốn dĩ được coi là “mỏ vàng” của nhiều doanh nghiệp phân phối và bán lẻ hàng công nghệ- trong những năm gần đây hoạt động một cách sôi động, năng động hơn.
I. Cung thị trường Smartphone có xu hướng tăng có thể giải thích qua 1 số nguyên nhân:
1.Giá cả nguồn lực sản xuất:
Khi giá cả của các linh kiện, lao động chi phí sản xuất,.. giảm xuống thì sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của Smartphone. Điều này ảnh hưởng đến sản lượng mà các hãng điện thoại mong muốn cung cấp tại mỗi mức giá
Ví dụ: Samsung sản xuất đồng thời chiếc smartphone là Galaxy S4 và Galaxy Y, trong khi cả 2 điện thoại này đều đem lại cho Samsung 1 triệu đồng tiền lãi, trong khi chi phí sản xuất của từng chiếc lần lượt là 15 và 2 triệu đồng, vì vậy tỉ suất sinh lãi của điện thoại Galaxy Y là cao hơn, Samsung sẽ ưu tiên đầu tư sản xuất sản phẩm này hơn.
Hiện nay, giá thành các linh kiện điện tử có xu hướng giảm làm cho các nhà sản xuất tăng sản lượng tại mỗi mức giá, giảm giá thành sản phẩm. Điều này cũng là 1 nguyên nhân quan trọng làm Cung thị trường Smartphone tăng lên.
2.Công nghệ
Nhìn vào lịch sử phát triển của thị trường điện thoại, chúng ta dễ dàng thấy được sự “nhạy cảm” của các nhà sản xuất, họ luôn luôn thay đổi, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tiết kiệm tối đa chi phí, tăng năng lực và năng suất làm việc của lao động: đem lại lợi nhuận cao hơn cho các doanh nghiệp. Khi lợi nhuận tăng lên sẽ kích thích các nhà sản xuất cung nhiều Smartphone ra thị trường hơn như là 1 xu hướng tất yếu. Khi đó Cung sẽ tăng
3.Số lượng nhà sản xuất:
Số lượng nhà sản xuất smartphone tăng lên đáng kể trong những năm qua, từ những hãng quen thuộc như Apple, Htc, Samsung, Nokia nay đã ra đời thêm các hãng như Huawei, Asus, Hk, OPPO, điều này sẽ làm tăng cung thị trường. Các hãng chạy đua với nhau làm cho giá cả smartphone giảm xuống trong từng phân khúc giá và nâng cao chất lượng của sản phẩm nếu không muốn “loại bỏ” khỏi cuộc chơi.
Thống kê về thị phần của một điện thoại trên thế giới:
Theo thống kê, trên thị trường VN năm 2013, thị phần của một số hãng :
Hãng điện thoại
Nokia
Samsung
LG
APPLE
Thị phần
42,94%
18,73%
3,86%
9.63%
Các kỳ vọng của DN: Mong đợi vào sự thay đổi chính sách của Chính phủ, KH-KT ngày càng phát triển, giá của các yếu tố sx đều giảm Các nhà sản xuất gia tăng nỗ lực tiếp thị để bán nhiều hàng hơn trước khi công nghệ mới ra đời.
III. Cầu: Cầu về Smartphone trên thị trường Việt Nam có xu hướng ngày một tăng( Số người mua có nhu cầu và sẵn sàng bỏ tiền ra để sỡ hữu Smartphone lớn hơn tại các mức giá khác nhau).
1.Thu nhập: Thu nhập của người dân đang tăng lên, họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua 1 thiết bị thông minh như smartphone
- Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam: thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng:
+1960 USD/ng/năm(2013)
+1540 USD/ng/năm(2012)
+1300 USD/ng/năm(2011)
Điều này cũng tác động đến cầu của thị trường. Người có thu nhập thấp sẽ ưu tiên những điện thoại tốt nằm trong phân khúc giá rẻ.
Cụ thể: Năm 2012 có 10 triệu smartphone tiêu thụ tại Việt Nam, dự đoán năm 2014 con số này sẽ là 24 triệu(thống kê của Mediacells). Vì vậy khi thu nhập tăng lên sẽ làm cho nhu cầu sử dụng điện thoại đặc biệt là những loại điện thoại có cấu hình cao cũng tăng lên. Ví dụ: Người có thu nhập cao sẽ lựa chọn những điện thoại cao cấp như Ịpone 6, sony x-peria, Htc one X, Người tiêu dùng có nhu cầu và sẵn sàng mua 1 smartphone phù hợp trong mức giá thíc hợp với thu nhập làm cầu tăng.
2.Sở thích và thị hiếu: “Chuộng smartphone” và đam mê công nghệ đang là xu hướng trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Cái đẹp và tính thời trang lại luôn song hành với sự nhanh chóng lỗi mốt. Một 'chú dế' chất lượng tốt và mang lại nhiều giá trị cần thiết cho cuộc sống là lựa chọn thông minh của người tiêu dùng hiện nay. “Chuộng smartphone” và đam mê công nghệ đang là xu hướng trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Nhìn chung giá điện thoại giảm, một số dòng sản phẩm có giá giảm mạnh do thị hiếu về nó giảm . VD: Nokia LUMIA 520(Giá vào 6/2012 là 3.9 triệu đồng nhưng đến nay chỉ còn lại 2.3 triệu đồng). LG G2 dung lượng 16 GB (Giá hiện tại 10 triệu đồng) giảm 4 triệu đồng so với khi ra mắt. Khi 1 mặt hàng không còn được ưa chuộng Lượng cầu về nó sẽ tăng lên và ngược lại.
3.Số lượng người tiêu dùng:
-Mạng lưới người tiêu dùng càng mở rộng.
Cụ thể: Điện thoại di động ngày nay đã không còn là vật phẩm xa xỉ với đời sống của các sinh viên. Họ ăn điện thoại, ngủ điện thoại thậm chí học cũng tít tít điện thoại.(theo SVVN)
Theo kết quả cuộc điều tra thống kê phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe-nhìn toàn quốc năm 2010, số lượng người sử dụng điện thoại di động trong cả nước là hơn 30,2 triệu, trong đó khu vực thành thị chiếm tỷ lệ 49,5% và nông thôn là gần 33%.
-Dân số tăng đồng thời trình độ dân trí cũng được nâng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng điện thoại cũng tăng lên. Làm Cầu tăng
IV, Cung và cầu tăng đồng thời:
Ở thị trường Smartphone hiện tại cầu và cung tăng lên đồng thời, đây là 1 xu thế tất yếu. Chúng ta cùng tìm hiểu, phân tích thông qua biểu đồ sau:
Khi cả cầu và cung đều tăng, sản lượng cân bằng chắc chắn tăng. Trong trường hợp đường cung ban đầu là S1 dịch chuyển thành đường S2, cùng lúc với sự dịch chuyển đường cầu từ D1 thành D2, sản lượng cân bằng tăng từ Q1 lên thành Q2, song giá cân bằng không thay đổi. Nếu cung thay đổi ít hơn, đường cung chỉ dịch sang thành đường S3, giá cân bằng sẽ tăng lên chút ít. Ngược lại, nếu cung tăng mạnh, đường cung dịch chuyển thành đường S4, giá cân bằng lại giảm.
Vận động của cầu và cung trong trường hợp này không cung cấp cho chúng ta đủ thông tin để có thể kết luận chính xác về chiều hướng thay đổi của giá cả hàng hoá. Chẳng hạn, nếu cầu tăng tương đối mạnh so với cung, giá cả sẽ có xu hướng tăng, trong khi nếu sự gia tăng về cung mạnh hơn hẳn so với sự gia tăng của cầu thì giá cả sẽ có xu hướng giảm.
Hết