Sau một thời gian dài tích cực đổi mới, thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Đất nước ta đã ngày một phát triển hơn, công nghệ ngày càng hiện đại
cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO thì nền kinh tế nước ta càng có những
tăng trưởng vượt bậc cũng như đang đứng trước những cơ hội và thách thức vô
cùng to lớn. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước không ngừng nỗ lực đổi
mới nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh. Muốn làm
được điều đó thì các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt mọi mặt về tài chính, lao
động, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, cơ sở hạ tầng, Trong các yếu tố trên
thì nhu cầu về nguồn tài chính là yếu tố hàng đầu rất quan trọng quyết định đến
sự thành công của một doanh nghiệp. Hiện nay, cùng với sự ra đời của hàng loạt
các công ty, nhà máy, các doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp, thì
nguồn tài chính lại càng quan trọng hơn. Nó phải rất lớn để đáp ứng được toàn bộ
nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế đó.
Trong bối cảnh như vậy, sự có mặt của ngành Ngân hàng là rất thiết thực,
đã thể hiện rất tốt vai trò của mình, đã có những đóng góp xứng đáng cho công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nói chung và quá trình đổi mới phát
triển các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nói riêng. Ngành Ngân hàng đã
thực sự là chiếc cầu nối rất quan trọng, là trung tâm thu hút các nguồn vốn nhàn
rỗi trong xã hội và phân bổ hợp lý các nguồn vốn này cho các đối tượng có nhu
cầu sử dụng.
Trong các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng là phổ biến nhất,
nó tạo ra một giá trị rất lớn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng
xảy ra nhiều rủi ro. Chính vì vậy, các Ngân hàng càng phải tích cực hoạt động
hơn nữa để ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro
90 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH
HẬU GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN XUÂN VĨNH
Tháng 05/2009
TRẦN CẨM HOA
Mã số SV : 4054101
Lớp: KTNN 1 K31
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa
học nào.
Ngày…tháng 05năm 2009
Sinh viên thực hiện
Trần Cẩm Hoa
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô tại trường, đặc biệt
là thầy cô khoa kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tận tâm chỉ dạy chúng em. Cám ơn Ban
lãnh đạo khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tạo cơ hội cho em tới cơ quan thực tập
để hoàn thành luận văn. Cám ơn thầy Nguyễn Xuân Vinh đã nhiệt tình hướng dẫn em
hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa em xin thành thật cám ơn quý thầy cô ở trường Đại Học Cần Thơ, xin
chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống và công việc.
Cám ơn Ban lãnh đạo ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hậu Giang, đặc biệt là
các cán bộ phòng tín dụng đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực tế để hoàn thành đề tài
của mình, em xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng Đầu
tư và Phát triển chi nhánh Hậu Giang.
Xin thân ái kính chào!
Ngày…tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Trần Cẩm Hoa
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên Giáo viên Hướng dẫn: Nguyễn Xuân Vinh
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ.
Sinh viên thực hiện: Trần Cẩm Hoa. MSSV: 4054101
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp.
Tên đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
2. Hình thức:
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài:
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
4. Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn:
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
5. Nội dung và kết quả đạt được:
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
6. Các nhận xét khác:
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
7. Kết luận:
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
Cần Thơ, ngày …. tháng 05 năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Xuân Vinh
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày..... Tháng…. Năm 2009
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày..... Tháng…. Năm 2009
Giáo Viên Phản Biện
DANH MỤC BẢNG
TRANG
Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2006 đến 2008
......................................................................................................................... 29
Bảng 02: Tình hình nguồn vốn của BIDV – Hậu Giang qua 3 năm................... 33
Bảng 03: Nguồn vốn huy động của BIDV – Hậu Giang ................................... 36
Bảng 04: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn .................................. 39
Bảng 05: Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn ............................................. 40
Bảng 06: Tình hình hoạt động tín dụng trung hạn............................................. 42
Bảng 07: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế......................................... 46
Bảng 08: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ........................................... 48
Bảng 09: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế ........................................... 50
Bảng 10: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ................................................ 53
Bảng 11: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế .................................................. 56
Bảng 12: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế ................................................... 59
Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn.............. 62
Bảng 14: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trung hạn ............. 64
DANH MỤC HÌNH
TRANG
Sơ đồ 01: Bộ máy tổ chức và quản lý của ngân hàng........................................ 23
Hình 01: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm
(2006 – 2008)................................................................................................... 29
Hình 02: Biểu đồ tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm ..................... 34
Hình 03: Biểu đồ nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm..................... 36
Hình 04: Biểu đồ tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn .................................. 40
Hình 05: Biểu đồ tình hình hoạt động tín dụng trung hạn ................................. 43
Hình 06: Biểu đồ doanh số cho vay theo thành phần kinh tế............................. 46
Hình 07: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ............................... 48
Hình 08: Biểu đồ tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế ................................ 51
Hình 09: Biểu đồ doanh số cho vay theo ngành kinh tế .................................... 54
Hình 10: Biểu đồ doanh số thu nợ theo ngành kinh tế....................................... 57
Hình 11: Biểu đồ tình hình dư nợ theo ngành kinh tế........................................ 59
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC
NHĐT & PT: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
TP khác: Thành phần khác
DSCV: Doanh số cho vay
DSTN: Doanh số thu nợ
CBTD: Cán bộ tín dụng
CB – CNV: Cán bộ - công nhân viên
KBNN: Kho bạc Nhà nước
Đvt: Đơn vị tính
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 1 SVTH: Trần Cẩm Hoa
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau một thời gian dài tích cực đổi mới, thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Đất nước ta đã ngày một phát triển hơn, công nghệ ngày càng hiện đại
cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO thì nền kinh tế nước ta càng có những
tăng trưởng vượt bậc cũng như đang đứng trước những cơ hội và thách thức vô
cùng to lớn. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước không ngừng nỗ lực đổi
mới nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh. Muốn làm
được điều đó thì các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt mọi mặt về tài chính, lao
động, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, cơ sở hạ tầng,…Trong các yếu tố trên
thì nhu cầu về nguồn tài chính là yếu tố hàng đầu rất quan trọng quyết định đến
sự thành công của một doanh nghiệp. Hiện nay, cùng với sự ra đời của hàng loạt
các công ty, nhà máy, các doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp,…thì
nguồn tài chính lại càng quan trọng hơn. Nó phải rất lớn để đáp ứng được toàn bộ
nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế đó.
Trong bối cảnh như vậy, sự có mặt của ngành Ngân hàng là rất thiết thực,
đã thể hiện rất tốt vai trò của mình, đã có những đóng góp xứng đáng cho công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nói chung và quá trình đổi mới phát
triển các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nói riêng. Ngành Ngân hàng đã
thực sự là chiếc cầu nối rất quan trọng, là trung tâm thu hút các nguồn vốn nhàn
rỗi trong xã hội và phân bổ hợp lý các nguồn vốn này cho các đối tượng có nhu
cầu sử dụng.
Trong các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng là phổ biến nhất,
nó tạo ra một giá trị rất lớn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng
xảy ra nhiều rủi ro. Chính vì vậy, các Ngân hàng càng phải tích cực hoạt động
hơn nữa để ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro.
Là một trong những Ngân hàng hàng đầu trong hệ thống các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện
tốt các mục tiêu mà ngành Ngân hàng đặt ra. Hoạt động đúng với tên gọi của
mình Đầu tư và Phát trển và tuy là một chi nhánh còn non trẻ nhưng Ngân hàng
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 2 SVTH: Trần Cẩm Hoa
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang đã không ngừng nỗ lực và
ngày càng nâng cao lòng tin, uy tín của Ngân hàng trong lòng khách hàng. Trong
các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn là
phổ biến nhất. Đây là một trong những hoạt động chính tạo ra lợi nhuận cao cho
Ngân hàng. Nâng cao hiệu quả nguồn vốn huy động luôn là vấn đề mà các Ngân
hàng quan tâm. Để hiểu rõ và có nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của chất
lượng tín dụng ngắn hạn và trung hạn đối với Ngân hàng nên em đã chọn đề tài:
“Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang” làm luận văn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hậu Giang qua 3 năm 2006,
2007 và 2008. Qua đó đề ra một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển tín dụng
ngắn hạn và trung hạn tại ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
qua 3 năm (2006-2008).
- Phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn của ngân
hàng qua 03 năm.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang trong 3 năm
2006, 2007 và 2008 thông qua việc phân tích các doanh số cho vay, doanh số thu
nợ, tình hình dư nợ theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế và thông qua
các chỉ tiêu tài chính.
- Từ những nội dung phân tích trên đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Hậu Giang, địa chỉ: số 392/3 Ấp Tân Phú, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện
Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 3 SVTH: Trần Cẩm Hoa
1.3.2 Thời gian
Các số liệu được thu thập trong thời gian từ năm 2006-2008
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về các hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài các tài liệu được thu thập trực tiếp
tại Ngân hàng, các bài báo, các trang web nói về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang em đã tham khảo một số tài liệu khác có liên
quan như:
Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn ở Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Quận Cái Răng của sinh viên Đinh Thanh
Chí, lớp Tài chính – Tín dụng 02, khóa 29.
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phương pháp so sánh số tương đối,
so sánh số tuyệt đối, tính tỷ trọng để đánh giá giữa các năm. Ngoài ra còn áp
dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cho từng đối tượng phân tích.
Nội dung: đề tài chủ yếu tập trung phân tích tình hình hoạt động tín dụng
ngắn hạn và trung hạn theo thành phần kinh tế, theo địa bàn từ đó đánh giá hiệu
quả hoạt động tín dụng tại đơn vị và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.
Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Hậu Giang của sinh viên Lê Nguyễn Nga Sương, lớp kế
toán 6B.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài thu thập số liệu trực tiếp từ Ngân hàng, qua
các giáo trình các bài báo có liên quan và sử dụng các phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp bình quân số học, phương pháp tỷ trọng, các phương pháp so
sánh để phân tích.
Nội dung: Phân tích và đánh giá về thực trạng tín dụng tại Ngân hàng qua
các năm 2005, 2006 và 2007. Từ việc phân tích đề tài đã cho thấy được tình hình
hoạt động tín dụng của Ngân hàng, tình hình huy động vốn cũng như thấy được
những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề còn tồn động và đưa ra những hướng
giải quyết để hiệu quả hoạt động tín dụng ngày càng tốt hơn.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 4 SVTH: Trần Cẩm Hoa
Qua quá trình lược khảo tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu giúp
chúng ta có được những cơ sở vững chắc trước khi tiến hành thực hiện đề tài của
mình. Việc tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu, nội dung cũng như cách trình
bày số liệu của các đề tài trên đã cho thấy những hướng giải quyết vấn đề khá
hiệu quả và giúp chúng ta phát huy tốt các điểm mạnh của các đề tài trước cũng
như có những hướng phân tích sâu hơn dựa trên tình hình thực tế của Ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 5 SVTH: Trần Cẩm Hoa
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm).
Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau. Ngay cả trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau:
- Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời
gian nhất định.
- Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
các pháp nhân, thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
- Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người
cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán,…dựa vào lời hứa thanh toán
lại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người đi vay)
Như vậy, tín dụng được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúng
cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và quan hệ
này được ràng buộc trên sơ sở pháp luật hiện hành.
2.1.1.2 Phân loại
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn
Là loại tín dụng có thời hạn cho vay đến 01 năm và được sử dụng để bù đắp
sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn
của cá nhân. Đối với Ngân hàng Thương mại tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng
cao nhất.
- Tín dụng trung hạn
Là loại tín dụng có thời hạn trên 01 năm đến 05 năm. Thường được sử dụng
để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở
rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian
thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Xuân Vinh Trang 6 SVTH: Trần Cẩm Hoa
các đối tượng sau: máy cày, máy