Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp

Làng nghề thủ công là một phần không thể thiếu của làng xã nông nghiệp cổ truyền, vì nó phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp và tính khép kín cố hữu của làng xã nông nghiệp. Mặt khác, làng nghề lại biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình thích ứng với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội nhất định. Ban đầu, các sản phẩm của nghề thủ công khi sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu thường ngày của từng gia đình, sau đó mới trao đổi trong cộng đồng làng xã. Sau này chuyên môn hóa hình thành lên các làng nghề, phường hội nghề và việc trao đổi mở rộng hơn. Ngày nay, làng nghề Việt Nam đang đứng trước các vấn đề sau: 1) Nhiều làng nghề đã biến mất do không còn nhu cầu sử dụng lẫn thị trường. 2) Nhiều làng nghề đáng đứng trước nguy cơ mai một bởi thị trường co lại và nhu cầu ít ỏi của một bộ phận người tiêu dùng. 3) Các vấn đề tiêu cực ở làng nghề như ô nhiễm môi trường, xử lý vấn đề việc làm cho lao động,… Từ năm 1997, đ cĩ một đoàn chuyên gia x hội học tới Ninh Hiệp dưới sự tài trợ của tập đoàn Toyota Nhật Bản để nghiên cứu về Ninh Hiệp như một làng nghề điển hình của việc pht triển kinh tế nơng thơn Vịt Nam. Sau chuyến khảo sát, đoàn xã hội học này có xuất bản cuốn “Ninh Hiệp truyền thống và phát triển” là một nghiên cứu về sự phát triển của làng và đưa ra những kiến nghị để sự phát triển đó bền vững. Sinh ra và lớn lên ở Ninh Hiệp, từ nhỏ được quan sát sự thay đổi của quê hương cũng như sự phát triển của nền kinh tế theo mô hình hộ gia đình. Tác giả tin rằng mình có lợi thế trong việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp” góp nhỏ bé vào những nghiên cứu trước đó về mô hình làng nghề tại Việt Nam.

doc77 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4305 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan