Chủ nghĩa duy vật triết họcđã có quá trình hình thành và phát triển từ thời
cổ đại cho đến nay mà đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật Mácxit. Chủ nghĩa duy vật
được thực hiện tập trung trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học – mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là vậtchất và ý thức.
22 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 12051 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC – SAU ĐẠI HỌC
UUUUU
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Phân tích
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
VAI TRÒ CỦA TRI THỨC KHOA HỌC
TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY
GVHD : TS ĐÀO DUY THANH
HVTT : NGUYỄN DUY KIỆT
MSHV : QTDN13026
Tp.HCM, tháng 03/2003
Tiểu Luận Triết Học
Hvth: Nguyễn Duy Kiệt Trang 1
A. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC:
Chủ nghĩa duy vật triết học đã có quá trình hình thành và phát triển từ thời
cổ đại cho đến nay mà đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật Mácxit. Chủ nghĩa duy vật
được thực hiện tập trung trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học – mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là vật chất và ý thức.
I. VẬT CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA NÓ:
1. Định nghĩa phạm trù vật chất:
1.1. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất: Chủ nghĩa duy
vật trước Mác có rất nhiều định nghĩa về vật chất, trong đó nổi lên các định nghĩa
điển hình sau đây:
Định nghĩa đầu tiên về vật chất là định nghĩa cho rằng vật chất là một vật thể
cụ thể, hữu hình đặc biệt nhất định. Xuất phát từ nhận thức trực quan sinh động,
cảm tính, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại cho rằng: mọi sự vật, hiện tượng và
quá trình của thế giới đều được bắt nguồn từ một nguyên thể đầu tiên rõ rệt,
cho nên ta còn gọi đó là quan điểm nhất nguyên thể. Chẳng hạn, Talet cho
rằng, vật chất là nước, nước là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của mọi sự vật
trong thế giới. Theo ông, mọi sự vật đều sinh ra từ trước, khi phân hủy lại biến
thành nước. Mọi vật đều có sinh ra và mất đi, biến đổi không ngừng, chỉ có
nước là tồn tại mãi mãi.
- Một số nhà triết học khác lại cho rằng thế giới sự vật, hiện tượng do một yếu tố
vật chất đầu tiên tạo thành, cho nên ta còn gọi đó là quan điểm đa nguyên thể.
Chẳng hạn, thuyết ngũ hành của triết học Trung Quốc cổ đại cho rằng năm yếu
tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,Thổ là những yếu tố khởi nguyên cấu tạo nên mọi
vật. Nhìn chung, quan điểm đa nguyên thể giải thích rằng sự biến đổi của giới
tự nhiên là do sự kết hợp khác nhau của những yếu tố vật chất đầu tiên. So với
quan điểm nhất nguyên thể thì quan điểm đa nguyên thể là một bước tiến nhất
định trong quá trình nhận thức về vật chất. Vì cơ sở của mọi vật là một số đối
tượng rộng lớn.
- Bước tiến quan trọng nhất của sự phát triển phạm trù vật chất là định nghĩa vật
chất của hai nhà triết học Hy Lạp cổ đại: Lờxíp và Đêmôcrít. Hai ông định
nghĩa vật chất là nguyên tử, căn nguyên của mọi vật là nguyên tử. Mọi sự vật,
hiện tượng của thế giới là do sự kết hợp và phân giải của các nguyên tử mà
Tiểu Luận Triết Học
Hvth: Nguyễn Duy Kiệt Trang 2
thành. Thuyết nguyên tử cổ đại đã vượt lên xa hơn, khái quát hơn, trừu tượng
hơn trong quan niệm về vật chất so với các học thuyết vật chất của các nhà duy
vật trước đó. Tuy còn nhiều hạn chế như quy vật chất về các dạng cụ thể của
vật chất, nhưng học thuyết nguyên tử là một bước phát triển mới trên con đường
hình thành phạm trù vật chất trong triết học, tạo cơ sở triết học mới cho nhận
thức khoa học sau này.
Tiểu Luận Triết Học
Hvth: Nguyễn Duy Kiệt Trang 3
1.2. Định nghĩa vật chất của V.I.LêNin:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Đây là định nghĩa khoa học và hoàn chỉnh về vật chất của V.I.Lênin trong
tác phẩm Chủ nghĩa duy vật Và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, bao hàm các nội
dung sau đây:
- Một là, vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan. Khi
nói vật chất với tư cách là một phạm trù triết học thì nó là một sự trừu tượng. Vì
vậy, “chúng ta không biết, vì chưa có ai nhìn được và cảm thấy vật chất với tính
cách là vật chất … bằng con đường cảm tính nào khác”. (C.Mác và Ph.Ăngghen:
toàn tập, NXB Chính Trị Quốc gia Hà Nội, 1994, tr.726). Song sự trừu tượng
này chỉ các đặc tính chung nhất, bản chất nhất mà mọi sự vật, hiện tượng cụ thể
nào của vật chất cũng có, đó là đặc tính tồn tại khách quan và độc lập với ý
thức của loài người. Đặc tính này là tiêu chuẩn cơ bản duy nhất để phân biệt cái
gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Khi nghiên cứu nội dung này cần
phải chú yếu cả hai khía cạnh phân biệt nhau, nhưng lại gắn bó với nhau, đó là
tính trừu tượng và tính cụ thể của vật chất. Nếu chỉ thấy tính trừu tượng, thổi
phồng tính trừu tượng mà quên mất những biểu hiện cụ thể của vật chất sẽ đồng
nhất vật chất với vật thể. Cần khẳng định rằng, chủ nghĩa duy vật Mácxit không
bao giờ quy vật chất thành những “viên gạch nhỏ của lâu đài thế giới” có tính
chất bất biến mà luôn luôn hiểu vật chất là thực tại khách quan tồn tại độc lập
với ý thức và được ý thức của con người phản ánh.
“Khách quan không phải theo ý nghĩa là một xã hội những sinh vật có ý thức, những
con người, có thể tồn tại và phát triển không phụ thuộc vào sự tồn tại của những
sinh vật có ý thức, mà khách quan theo nghĩa là tồn tại xã hội không phụ thuộc vào
ý thức xã hội của con người”.
V.I.LêNin: Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Toàn tập, tập 18 NXB Tiến Bộ Mát-xcơ-va 1980, tr.403.
- Hai là, thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác. Với nội dung này, V.I.LêNin làm rõ mối quan
hệ giữa thực tại khách quan và cảm giác rằng thực tại khách quan (tức là vật
chất) là cái có trước ý thức, không phụ thuộc vào ý thức, độc lập với ý thức, còn
Tiểu Luận Triết Học
Hvth: Nguyễn Duy Kiệt Trang 4
cảm giác (tức là ý thức) của con người là cái có sau vật chất, phụ thuộc vào vật
chất. Vật chất là nội dung, là nguồn gốc khách quan của tri thức, là nguyên
nhân phát sinh ra ý thức, không có cái bị phản ánh là vật chất sẽ không có cái
phản ánh là ý thức.
- Ba là, thực tại khách quan được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản
ánh. Với nội dung này, V.I.LêNin chứng minh vật chất tồn tại khách quan,
nhưng không phải tồn tại một cách vô hình thần bí mà tồn tại một cách hiện
thực dưới dạng các sự vật, hiện tượng cụ thể, mà con người bằng cá giác quan
có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhận biết được. Nghĩa là, ngoài dấu hiệu tồn tại
khách quan, vật chất còn có một dấu hiệu quan trọng khác là tính có thể nhận
thức được. Vì vậy, về nguyên tắc, không có đối tượng nào không thể nhận biết,
chỉ có những đối tượng chưa nhận thức được mà thôi.
Là kết quả của sự khái quát những thành tựu khoa học mới và hoạt động
thực tiễn của con người, định nghĩa vật chất của V.I.LêNin đã giải đáp một cách
đúng đắn, sâu sắc cả hai mặt nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Vì vậy, ngoài ý
nghĩa thế giới quan khoa học trên đây, định nghĩa vật chất của V.I.LêNin còn có ý
nghĩa phương pháp luận chung đối với chúng ta trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn.
Vì vật chất có trước, tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức, ý thức
có sau, vật chất quyết định ý thức, cho nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
“Phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách
quan” (Đảng Cộng Sản Việt Nam :Văn Kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần
Thứ VI, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1987, tr.30), phải xuất phát từ điều kiện vật chất
khách quan đã và đang có làm cơ sở cho mọi hành động của mình, không được lấy
ý muốn, nguyện vọng chủ quan làm điểm xuất phát. Yêu cầu khi đề ra mục tiêu,
nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cho địa phương mình, đơn
vị mình, ngành mình, phải nắm chắc tình hình thực tế khách quan thì mới nêu ra
mục đích, chủ trương đúng và sẽ đi đến thắng lợi trong hoạt động thực tiễn. Ngược
lại, cần chống thái độ chủ quan, duy ý chí, nóng vội, bất chấp quy luật khách quan,
không đếm xỉa đến điều kiện vật chất khách quan, tùy tiện phiến diện, lấy ý muốn,
nguyện vọng, cảm tính làm xuất phát điểm cho chủ trương, chính sách, hậu quả là
đường lối không hiện thực, không tưởng và tất yếu sẽ đi đến thất bại trong hoạt
động thực tiễn.
Tiểu Luận Triết Học
Hvth: Nguyễn Duy Kiệt Trang 5
Sẽ là không đầy đủ, nếu sau khi làm rõ vật chất là gì, chúng ta không đề cập
đến một vấn đề liên quan chặt chẽ với vật chất, đó là vật chất tồn tại bằng cách
nào?
2. Các hình thức tồn tại của vật chất:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất tồn tại bằng vận động, và
vận động của vật chất diễn ra trong không gian và thời gian. Vì vậy, vận động,
không gian và thời gian là các hình thức tồn tại của vật chất.
2.1. Vận động:
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng như sự phát triển của
khoa học hiện đại đã chứng minh rằng: không thể hiểu vận động chỉ theo nghĩa cơ
học, tức là sự chuyển dịch vị trí của vật thể trong không gian, mà phải hiểu vận
động theo nghĩa chung nhất là mọi sự biến đổi nói chung. Tư tưởng ấy đã được
Ph.Ăngghen khái quát như sau: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được
hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất,
thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự
thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn Tập, NXB
Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1994, tr 519).
2.1.a. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất:
“Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc
nào cũng không có và không thể có vật chất mà không có vận động. Vận động trong
không gian vũ trụ, vận động cơ học của những khối nhỏ hơn trên mỗi thiên thể riêng
biệt, dao động phân tử dưới hình thức nhiệt, hay dưới hình thức dòng điện hoặc dòng
từ, phân giải hóa học và hóa hợp hóa học đời sống hữu cơ, đó là những hình thức
vận động mà mỗi một nguyên tử vật chất riêng biệt trong vũ trụ (trong mỗi lúc nhất
định đều nằm dưới một hình thức vận động hay dưới nhiều hình thức vận động cùng
một lúc. Mọi trạng thái đứng yên, mọi trạng thái thăng bằng đều chỉ là tương đối,
chỉ có ý nghĩa nếu đem so sánh với một hình thức vận động nhất định nào đó.”
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, điều đó có nghĩa là vật chất
tồn tại bằng cách vận động, thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự
tồn tại của mình. Như vậy, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng ở trong trạng thái
vận động. Từ các thiên thể khổng lồ đến những hạt vô cùng nhỏ, từ giới vô sinh
đến giới hữu sinh, từ các sự vật, hiện tượng tự nhiên đến xã hội loài người, tất cả
đều không ngừng biến đổi dưới hình thức này hay hình thức khác.
Tiểu Luận Triết Học
Hvth: Nguyễn Duy Kiệt Trang 6
Ph.Ăngghen: chống Đuy – rinh
Mác – Ăngghen, toàn tập, tập 20, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội, 1994, tr.89
2.1.b. Nguồn gốc của vận động nằm trong ngay bản thân sự vật, bản thân vật
chất :
Vật chất bao giờ cũng ở trong trạng thái vận động, bởi vì bất cứ sự vật, hiện
tượng vật chất nào cũng là một thể thống nhất có một kết cấu nhất định. Kết cấu
đó gồm những nhân tố, những bộ phận, những xu hướng khác nhau, đối lập nhau.
Sự tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các yếu tố đó gây ra những biến đổi
nói chung, tức là vận động. Vì vậy, nguồn gốc của vận động là do sự tác động của
các mặt khác biệt bên trong của các kết cấu vật chất tạo nên. Do đó, vận động của
vật chất là tự vận động.
2.1.c. Những hình thức vận động cơ bản của vật chất:
Với cách nhìn khái quát theo quan điểm duy vật biện chứng, Ph.Ăngghen đã
rút ra năm hình thức vận động cơ bản của vật chất là:
- Vận động cơ học (sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong không gian).
- Vận động vật lý (vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động của
điện tử, của các quá trình nhiệt, điện ….).
- Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa học và
phân giải các chất).
- Vận động sinh vật (sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường).
- Vận động xã hội (sự biến đổi, thay thế của các hình thái kinh tế xã hội).
Các hình thức vận động cơ bản có sự khác nhau về chất, nhưng lại tồn tại
trong mối liên hệ biện chứng với nhau. Mỗi hình thức vận động được thực hiện là
do tác động qua lại với nhiều hình thức vận động khác.
2.2. Không gian và thời gian:
Vật chất luôn vận động và phát triển, sự vận động ấy không ở đâu khác.
“Ngoài không gian và thời gian”. Không gian và thời gian là một thuộc tính khách
quan của vật chất, gắn liền với sự vận động của vật chất.
Mọi sự vật tồn tại khách quan đều có vị trí, có hình thức kết cấu, có độ dài
ngắn, ngang dọc, cao thấp của nó, tất cả những thuộc tính đó được gọi là không
gian.
Tiểu Luận Triết Học
Hvth: Nguyễn Duy Kiệt Trang 7
Mọi sự vật đều ở trong trạng thái không ngừng biến đổi, mà mọi sự biến đổi
diễn ra đều có quá trình, có độ dài của sự diễn biến, nhanh, chậm kế tiếp nhau, tất
cả những thuộc tính đó được gọi là thời gian.
Như vậy, không gian và thời gian là thuộc tính khách quan, nội tại của bản
thân vật chất. Không gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt vị trí,
quảng tính, kết cấu, còn thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt
độ dài diễn biến, sự kế tiếp nhau của quá trình.
Chính vì vậy, V.I.LêNin viết: “Trong thế giới không có gì ngoài vật chất
đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không
gian và thời gian”. (V.I.LêNin: Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Mátxcơva, 1980, tr.209 –
210).
Không gian và thời gian là hai thuộc tính khác nhau nhưng không thể tách
rời nhau của vật chất vận động. Vì vậy, không gian và thời gian có những tính chất
sau đây:
- Tính khách quan: không gian và thời gian là một thuộc tính của vật chất, tồn tại
gắn liền với vật chất vận động. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian
và thời gian cùng tồn tại khách quan.
- Tính vĩnh cữu của thời gian và tính vô tận của không gian, những thành tựu của
vật lý học hiện đại về lĩnh vực vi mô cũng như vũ trụ học ngày càng xác nhận
những tính chất này.
- Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian, tính ba chiều của
không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Tính một chiều của thời gian
là chiều từ quá khứ đến tương lai.
Tiểu Luận Triết Học
Hvth: Nguyễn Duy Kiệt Trang 8
II. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC:
“Nếu người ta đặt câu hỏi rằng tư duy và ý thức là gì, chúng từ đâu đến, thì
người ta sẽ thấy rằng chúng là sản vật của bộ óc con người và bản thân con người,
là sản vật của giới tự nhiên một sản vật đã phát triển trong một môi trường nhất
định và cùng với môi trường đó. Vì vậy, lẽ tự nhiên là những sản vật của giới tự
nhiên, không mâu thuẫn mà lại còn phù hợp với mối liên hệ còn lại của giới tự
nhiên”.
P.h Aêngghen: Chống Đuy-Rinh
Mác – Aêngghen, toàn tập, tập 20. Nxb CTQG, HN, 1994, trang 55.
Vấn đề nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức là một vấn đề hết sức phức
tạp của triết học, là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm trong lịch sử. Dựa trên những thành tựu của triết học duy vật, của
khoa học và thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin đã góp phần làm sáng tỏ vấn
đề trên đây.
1. Quan điểm của triết học Mac – Lênin về nguồn gốc và bản chất của ý
thức:
1.1. Nguồn gốc của ý thức:
1.1.a. Nguồn gốc tự nhiên:
Trước Mác nhiều nhà duy vật tuy không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên
của ý thức, song do khoa học chưa phát triển nên cũng đã không giải thích đúng
nguồn gốc và bản chất của ý thức. Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên
nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức
là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là
thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người
là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc người. Hoạt động ý
thức của con người diễn ra trên sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Ý
thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người, do đó khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt
động ý thức sẽ không bình thường hoặc bị rối loạn. Vì vậy, không thể tách rời ý
thức ra khỏi hoạt động của bộ óc. Ý thức không thể diễn ra, tách rời hoạt động sinh
lý thần kinh của bộ óc người.
Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có sự tác động của thế
giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức.
Tiểu Luận Triết Học
Hvth: Nguyễn Duy Kiệt Trang 9
Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất, thuộc
tính này được biểu hiện ra trong sự liên hệ, tác động qua lại giữa các đối tượng vật
chất với nhau, phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất
này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. Kết quả
của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật – vật tác động và vật nhận tác động.
Đồng thời quá trình phản ánh bao hàm quá trình thông tin. Nói cách khác, vật nhận
tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động. Đây là điều hết sức quan
trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Là hình thức cao nhất của sự phản á
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_triet_qh_vatchat_va_y_thuc_0077.pdf
- File word.doc