Phân tích môi trường kinh tế EU tác động đến quyết định thâm nhập thị trường EU của vinatex

Trong lịch sử kinh tế nhân loại, dệt may là ngành khởi đầu cho việc phát triển các ngành công nghiệp trên thế giới. Đây là ngành kinh tế có thị trường tiêu thụ rộng lớn, sử dụng nhiều lao động, công nghệ đơn giản, rất thích hợp cho buổi đầu phát triển kinh tế. Việt Nam là nước có xuất phát điểm thấp, trình độ lạc hậu, vì thế Đảng và Nhà nước đã xác định dệt may là ngành mũi nhọn trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ khi đất nước ta mở cửa đến nay, xuất khẩu dệt may là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của quốc gia, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Vì vậy, thúc đẩy xuất khẩu dệt may là nhiệm vụ chiến lược nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo nền kinh tế phát triển hiệu quả, bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, xu hướng tự do hoá thương mại đang diễn ra mạnh mẽ trong từng khu vực và trên thế giới. Hòa cùng xu thế đó, Việt Nam ngày càng tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, mở rộng các mối quan hệ song phương. Một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam phải kể đến đó là EU. Với dân số đông, thu nhập cao, thị trường EU đang là thị trường tiêu thụ hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng đứng thứ hai thế giới. Bên cạnh thị trường Mỹ đầy tiềm năng và nhiều hứa hẹn thì EU vẫn là thị trường dệt may truyền thống, giữ vị trí chiến lược hàng đầu. Đây là môt thị trường có nhu cầu phong phú và đa dạng song cũng rất “khó tính”. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cho đến nay vẫn chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn so với các nước xuất khẩu dệt may khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn thấp. Từ 1/1/2005, WTO chính thức bãi bỏ hạn ngạch dệt may giữa các nước thành viên. Mặc dù chưa gia nhập WTO nhưng EU vẫn dành ưu đãi trên cho Việt Nam. Đây là cơ hội to lớn song đồng thời là thách thức không nhỏ cho dệt may Việt Nam trong việc khẳng định chỗ đứng trên thị trường EU. Theo quan điểm thị trường, Việt Nam muốn hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì một yếu tố quan trọng là phải đưa ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh hay có lợi thế so sánh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác.

doc32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích môi trường kinh tế EU tác động đến quyết định thâm nhập thị trường EU của vinatex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu Trong lịch sử kinh tế nhân loại, dệt may là ngành khởi đầu cho việc phát triển các ngành công nghiệp trên thế giới. Đây là ngành kinh tế có thị trường tiêu thụ rộng lớn, sử dụng nhiều lao động, công nghệ đơn giản, rất thích hợp cho buổi đầu phát triển kinh tế. Việt Nam là nước có xuất phát điểm thấp, trình độ lạc hậu, vì thế Đảng và Nhà nước đã xác định dệt may là ngành mũi nhọn trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ khi đất nước ta mở cửa đến nay, xuất khẩu dệt may là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của quốc gia, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Vì vậy, thúc đẩy xuất khẩu dệt may là nhiệm vụ chiến lược nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo nền kinh tế phát triển hiệu quả, bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, xu hướng tự do hoá thương mại đang diễn ra mạnh mẽ trong từng khu vực và trên thế giới. Hòa cùng xu thế đó, Việt Nam ngày càng tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, mở rộng các mối quan hệ song phương. Một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam phải kể đến đó là EU. Với dân số đông, thu nhập cao, thị trường EU đang là thị trường tiêu thụ hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng đứng thứ hai thế giới. Bên cạnh thị trường Mỹ đầy tiềm năng và nhiều hứa hẹn thì EU vẫn là thị trường dệt may truyền thống, giữ vị trí chiến lược hàng đầu. Đây là môt thị trường có nhu cầu phong phú và đa dạng song cũng rất “khó tính”. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cho đến nay vẫn chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn so với các nước xuất khẩu dệt may khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan…Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn thấp. Từ 1/1/2005, WTO chính thức bãi bỏ hạn ngạch dệt may giữa các nước thành viên. Mặc dù chưa gia nhập WTO nhưng EU vẫn dành ưu đãi trên cho Việt Nam. Đây là cơ hội to lớn song đồng thời là thách thức không nhỏ cho dệt may Việt Nam trong việc khẳng định chỗ đứng trên thị trường EU. Theo quan điểm thị trường, Việt Nam muốn hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì một yếu tố quan trọng là phải đưa ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh hay có lợi thế so sánh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác. Ch­¬ng I: ph©n tÝch m«I tr­êng kinh tÕ eu t¸c ®éng ®Õn quyÕt ®Þnh th©m nhËp thÞ tr­êng eu cña vinatex 1.1. M«i tr­êng kinh tÕ eu vµ nh÷ng ®iÓm c¬ b¶n t¸c ®éng ®Õn qu¸ tr×nh th©m nhËp cña vinatex 1.1.1 Dung lượng thị trường. EU có nền thương mại lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai. Hàng năm, EU nhập khẩu một khối lượng hàng hoá từ khắp các nước trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng được gia tăng từ 622,48 tỷ USD năm 1994 lên 2.298 tỷ năm 2000. Cơ cấu nhập khẩu của EU: Sản phẩm thô chiếm 29,74% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm, sản phẩm chế tạo chiếm trên 67,19%, các sản phẩm khác chiếm gần 3,07%. Các thị trường nhập khẩu chính của EU là Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, khối NAFTA (Hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ), ASEAN, OPEC (tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ). EU cũng nhập nhiều loại mặt hàng dệt may, khoáng sản, thuỷ sản, giầy dép, nông sản, đồ gốm, đồ gia dụng, cà phê, chè, gia vị. Đây cũng là thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam và là những mặt hàng thị trường EU ưa chuộng. Từ năm 1990 đến nay, EU tích cực “đẩy mạnh nhất thể hoá” trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, tiền tệ, ngoại giao, an ninh đến nội chính và tư pháp. Các quốc gia thành viên từng bước tập trung quyền lực quá độ tiến đến thành lập Liên bang Châu Âu. Hiện nay số thành viên EU là 25, nhiệm vụ chính của giai đoạn này là thực hiện nhất thể hoá xuyên quốc gia thay thế cho hợp tác thông thường. Cho đến nay, sau nhiều lần nỗ lực của EU, quá trình nhất thể hoá Châu Âu đã đạt đựơc kết quả rất khả quan cả về an ninh, chính trị, xã hội kinh tế và thương mại. 1.1.2.Chính sách thương mại của EU EU ngày nay được xem như là một quốc gia ở Châu Âu, chính sách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia, bao gồm chính sách nội thương và chính sách ngoại thương. Tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với những nước ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu là người đại diện duy nhất cho Liên minh trong đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế "chống xuất khẩu dưới hình thức bán phá giá" để đấu tranh với những trở ngại trong buôn bán với những nước ngoài khối. Ngoài ra, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những hàng hoá được sản xuất do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Không chỉ ở việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh, EU còn sử dụng một số biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó là GSP, một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước nói trên. Bằng cách này, EU có thể làm cho nhóm các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) và nhóm các nước chậm phát triển dễ dàng thâm nhập vào thị trường của mình. Nhóm nước chậm phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn các nước đang phát triển. Hệ thống GSP của EU bao gồm 4 nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng thuế ưu đãi phổ cập của EU, đó là các sản phẩm rất nhạy cảm, sản phẩm nhạy cảm, sản phẩm bán nhạy cảm và sản phẩm không nhạy cảm. Hàng của các nước đang và chậm phát triển khi nhập khẩu vào thị trường EU, muốn được hưởng GSP thì phải tuân thủ các quy định của EU về xuất xứ hàng hóa và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A do cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp. Hiện nay EU đã và đang có xu hướng tăng cường mở rộng sang châu Á, châu lục có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của EU. Theo chiều hướng này, Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trong chiến lược mới của EU, EU từng bước đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển thương mại với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Tháng 5/2004 EU đã công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế kinh tế thị trường, cho phép đưa hàng Việt Nam lên ngang hàng với các nước kinh tế thị trường trong việc điều tra và thi hành các biện pháp chống phá giá. Tuy nhiên, các nước châu Á cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU, nhất là Thái Lan, Trung Quốc, Srilanka… các mặt hàng của họ cũng giống của Việt Nam nhưng chất lượng tốt hơn ta, giá cả cạnh tranh hơn và lại có nhiều lợi thế như: Hạn ngạch lớn, chậm phát triển, là các nước thành viên WTO. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Muốn vậy, chất lượng sản phẩm phải được liên tục cải thiện, mẫu mã và kiểu dáng phải thường xuyên được đổi mới, giá rẻ và phương thức dịch vụ tốt hơn. 1.1.3. Tập quán và thị hiếu tiêu dùng. EU gồm 25 thị trường quốc gia, mỗi thị trường lại có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá. Có những loại hàng hoá rất được ưu chuộng ở thị trường Pháp, Italia, Bỉ, nhưng lại không được người tiêu dùng Anh, Ailen, Đan Mạch và Đức chào đón. Tuy có những khác biệt nhất định nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong khối EU, nhưng 25 nước thành viên đều là những quốc gia nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu và Đông Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có những đặc điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng EU thích sử dụng và quen tiêu dùng một số loại hàng hoá sau: - Hàng may mặc và giầy dép: Người dân Áo, Đức và Hà Lan chỉ mua hàng may mặc và giầy dép không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ. Khách hàng EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của 2 loại sản phẩm này. Nhiều khi yếu tố thời trang lại có tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả. Đối với 2 loại mặt hàng này nhu cầu thay đổi nhanh chóng, đặc biệt về mẫu mốt. - Hàng thuỷ hải sản: Người tiêu dùng EU không mua những sản phẩm thủy hải sản nhập khẩu bị nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do chất phụ gia không được phép sử dụng. Đối với các sản phẩm thuỷ hải sản đã qua chế biến, họ chỉ dùng những sản phẩm đóng gói có ghi rõ tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch. Người châu Âu ngày càng ăn nhiều thuỷ hải sản vì họ cho rằng sẽ giảm được béo mà vẫn khoẻ mạnh. Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời cho nên dùng những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt đối với những sản phẩm của những nhà sản xuất không có danh tiếng hay nói cách khác những sản phẩm có nhãn hiệu ít người biết đến thì rất khó tiêu thụ trên thị trường. Người tiêu dùng EU rất sợ mua những sản phẩm như vậy, vì họ cho rằng sản phẩm của các nhà sản xuất không co danh tiếng sẽ không đảm bảo về chất lượng, vệ sinh sản phẩm và an toàn cho người sử dụng, do đó không an toàn đối với sức khoẻ và cuộc sống của họ. Thị trường EU về cơ bản cũng giống như một thị trường quốc gia, do vậy có 3 nhóm người tiêu dùng khác nhau: (1) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm gần 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả cũng đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo; (2) Nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số EU, sử dụng chủng loại hàng có chất lượng kém hơn một chút và giá cả cũng rẻ hơn; (3)Nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp nhất, chiếm hơn 10% dân số, tiêu dùng những mặt hàng có chất lượng và giá đều thấp hơn so với hàng của nhóm (2). Những điểm khác biệt về văn hóa giữa các nước thành viên mà chũng ta có thể nhận thấy là thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật, còn trong thực tế là nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước đều có những bản sắc về dân tộc và văn hoá riêng mà các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển chưa hiểu biết hết được. Mỗi thành viên tạo ra cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam các cơ hội khác nhau và yêu cầu cụ thể của họ cũng khác nhau. 1.1.4. Kênh phân phối. Hệ thống phân phối EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc gia gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ. Tham gia vào hệ thống phân phối này là các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các của hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập… Các công ty xuyên quốc gia EU thường phát triển theo mô hình gồm: ngân hàng hoặc công ty tài chính, nhà máy, công ty thương mại, siêu thị, cửa hàng…Các công ty xuyên quốc gia tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng của mình rất chặt chẽ với các nhà thầu để đảm bảo để cung cấp hàng ổn định và giữ uy tín với mạng lưới bán lẻ. Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng và siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác. Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình mà còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập. Hệ thống phân phối của EU đã hình thành lên một tổ hợp rất chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời. Tiếp cận được hệ thống phân phối không phải là việc dễ đối với các nhà nhập khẩu Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp xuất khẩu của ta hiện nay muốn tiếp cận các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường EU thì phải tiếp cận được các nhà nhập khẩu EU. Có thể tiếp cận các nhà nhập khẩu EU bằng 2 cách: Thứ nhất, tìm các nhà nhập khẩu EU để xuất khẩu trực tiếp (doanh nghiệp có thể tìm các nhà nhập khẩu này qua các thương vụ của Việt Nam tại EU, phái đoàn EC tại Hà Nội, các đại sứ quán của các nước EU tại Việt Nam); Thứ hai, những doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực kinh tế nên thành lập liên doanh với các công ty xuyên quốc gia EU để trở thành công ty con. CH¦¥NG II c«ng ty vinatex th©m nhËp thÞ tr­êng eu 2.1.Kh¸i qu¸t chung vÒ c«ng ty vinatex hiÖn nay: Tªn chÝnh thøc cña c«ng ty may Vinatex lµ Tæng c«ng ty dÖt may ViÖt Nam vµ tªn ®Ó giao dÞch n­íc ngoµi lµ Vietnam national textile & garment corporation . Vinatex lµ tªn viÕt t¾t cña c«ng ty ®Ó tiÖn giao dÞch trªn thÞ tr­êng. Chñ tÞch tËp ®oµn dÖt may ViÖt Nam hiÖn nay lµ «ng Lª Quèc ¢n. HiÖn C«ng ty cã hai trô së t¹i Hµ Néi vµ thµnh phè Hå ChÝ Minh Website: www.vinatex.com V¨n phßng Hµ Néi : Đia chỉ : 25 Bà Triệu, Q. Hoàn Kiếm ., Hà Nội, Việt Nam Tel: 84-4-8265897 / 8257700 Fax: 84-4-8262269 E-mail: vinatexhn@vinatex.com.vn Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh : Địa chỉ: 10 Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Tel: 84-8-8297352 / 8291452 Fax: 84-8-8292349 E-mail: vinatex-khtt@saigonnet.vn vinatex@hcm.vnn.vn Lịch sử hình thành công ty Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) được thành lập theo quyết định 253/Ttg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng chính phủ với vốn chủ sở hữu là 2.298,943 tỷ đồng (31/12/2004), có khoảng 105.000 lao động ( chiếm 10% toàn ngành ) và 57 đơn vị thành viên. Trong đó có 23 doanh nghiệp nhà nước, 19 công ty cổ phần, 7 đơn vị sự nghiệp, 8 doanh nghiệp phụ thuộc ngoài ra tổng công ty còn trực tiếp đầu tư, góp vốn liên doanh liên kết tại trên 18 công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh trong và ngoài nước. Vinatex có nhiều ngành nghề kinh doanh từ nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ tùng hoá chất, thuốc nhuộm, các sản phẩm cuối cùng của dệt may…Vinatex được xem là nòng cốt của ngành dệt may cả nước, giúp nhà nước hoạch định chính sách, cơ chế quản lý đối với ngành dệt may cả nước; tham gia quy hoạch phân công, hợp tác sản xuất kinh doanh, thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may. Vào năm 2005, Vinatex đã và đang trong lộ trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế, khu vực như WTO, APEC, AFTA … Tổng công ty đã có quan hệ thương mại với trên 70 nước, thiết lập văn phòng đại diện tại New York, tại Cộng hoà Liên bang Nga, tại Ba Lan, Vinatex Hong Kong tại Hong Kong… và ngày càng khẳng định vị thế và uy tín của mình cả trong và ngoài nước. Ngày 9/6/2004 Thủ tướng Chính Phủ đã chính thức phê duyệt đề án xây dựng Tổng công ty dệt may Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế. Đến ngày 1/12/2005 Vinatex chính thức chuyển đổi thành tập đoàn dệt may lấy tên giao dịch quốc tế là VINATEX ( Viet Nam National Textile And Garment corporation Co.) - chuyển hẳn từ quan hệ hành chính sang quan hệ kinh doanh giữa công ty mẹ tập đoàn với các công ty con theo nguyên tắc tự nguyện và cùng phát triển. Mục tiêu của công ty là tiến hành xây dựng tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực dệt may, kinh doanh đa ngành trong đó kinh doanh hàng dệt may ra thị trường thế giới. Trong đó khách hàng mà công ty hướng tới là toàn bộ thị trường tiêu dùng Việt Nam, các khách hàng quốc tế ở các nước mà công ty đã đặt và mở văn phòng đại diện và một số thị trường tiêu dùng hàng hoá thời trang mà công ty đang hướng tới. Thị trường xuất khẩu của Vinatex Tổng công ty đang mở rộng mạng lưới phân phối của mình sang thị trường quốc tế thông qua việc đặt các văn phòng đại diện của mình tại các nước như: Mỹ, CHLB Đức, Hong Kong, Balan, Nga, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Pakistan… Thông qua đó đã xuất khẩu sản phẩm của Tổng công ty sang các nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Úc… Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,14 tỷ USD, chiếm khoảng 24% xuất khẩu toàn ngành. Trong đó xuất khẩu một số nguyên liệu phục vụ cho dệt may được coi là chủ đạo bao gồm các sản phẩm như: Bông, Sợi, các loại len, thảm… Trong đó sản xuất các loại sản phẩm may mặc đồng bộ được coi là mang lại giá trị cao cho Tổng công ty đặc biệt là đối với thị trường Mỹ và EU. Tuy nhiên hiện nay công ty đang ngày càng phải đối đầu với cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước Châu Á khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… Vì vậy Tổng công ty cũng đang ngày càng có nhiều biện pháp nhằm tăng thị trường của mình tại nhiều thị trường mới như Đức, Úc… Sản phẩm của Vinatex Vinatex thực hiện sản xuất tất cả các sản phẩm phục vụ cho ngành dệt may và ngày càng cố gắng nâng cao về chất lượng để đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế. Trong đó các dòng sản phẩm chủ yếu của công ty: - Các sản phẩm dệt kim: chỉ may công nghiệp, vải, bao bì, thảm, quần áo bảo hộ, các sản phẩm may mặc khác, các loại đồ dung nội thất ( khăn trải bàn, thảm…). - Bông: bông xơ, bông cotton… - Các loại sợi: Tơ tằm, sợi đay, nilon… - Vải lụa thành phẩm: vải tơ tằm, vải lụa, vải nilon, vải jacket, vải bò… - Các sản phẩm may mặc: Suit, các loại quần áo thời trang trẻ, trang phục trẻ em, đồ bảo hộ lao động, đồ Jean, cavat, blouse.. - Các sản phẩm cơ khí công nghiệp phục vụ dệt may khác: kim, các loại cúc, máy móc công nghiệp… - Các loại nguyên liệu cho ngành dệt may và các ngành khác : thuốc nhuộm, bao, nẹp, hoá chất… Lĩnh vực hoạt động Trước năm 2005, Vinatex chưa thực hiện chuyển đổi, Tổng công ty còn tập trung cho xuất khẩu chủ yếu sản phẩm của ngành dệt may. Tuy nhiên, sau khi thực hiện hình thức tổ chức Tập đoàn, Vinatex chủ trương trở thành Tập đoàn kinh doanh đa ngành trong đó các ngành chính như : - Công nghiệp dệt may: Sản xuất và chế biến các sản phẩm phục vụ cho ngành may mặc - Kinh doanh hạ tầng cơ sở khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, bất động sản, khu công nghiệp… - Công nghiệp cơ khí: sửa chữa, chế tạo, lắp ráp phụ tùng thiết bị dệt may và sản phẩm cơ khí khác. - Hoạt động dịch vụ thương mại: Kinh doanh thương mai, XNK tổng hợp, hợp tác lao động, dịch vụ giao nhận hàng, vận tải hang hoá.. - Hoạt động bán lẻ - Hoạt động dịch vụ tư vấn: cung cấp các dịch vụ đào tạo nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm chất lượng vật tư sản phẩm, chuyển giao công nghệ… 2.2. Qu¸ tr×nh th©m nhËp thÞ tr­êng EU cña c«ng ty Vinatex 2.2.1. Tìm hiểu về thị trường EU - Vinatex xác định EU là một thị trường đầy tiềm năng, bởi đây là một thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với hàng hoá tiêu dùng. Các con rồng Châu Á đã phát triển nhanh nhờ vào việc chiếm lĩnh thị phần khá lớn tại thị trường này. - EU là một trung tâm kinh tế mạnh, có vai trò rất lớn trong nền kinh tế và thương mại thế giới. EU cũng là đơn vị giao dịch thống nhất lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng kim nghạch xuất nhập khẩu hàng hóa toàn cầu. Vai trò quan trọng của EU trong mậu dịch toàn cầu sẽ còn lớn hơn với kế hoạch mở rộng và phát triển trong 5-10 năm tới. Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất trong nền kinh tế thế giới ( Hoa Kỳ, Nhật và EU) với GDP năm 1998 đạt 8.482 tỷ USD, chiếm 19.8% GDP toàn cầu, năm 2000 đạt 9.050 ( khoảng 20% toàn cầu), và năm 2001 đạt 9.315 tỷ USD, đồng thời EU cũng là Trung tâm thương mại Tài chính khổng lồ với đồng tiền EURO ngang hàng với đồng USD. - Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Đối với hàng may mặc và giày dép,khách hàng EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của hai loại sản phẩm này. Nhiều khi yếu tố thời trang có tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả. Đối với nhóm hàng giày dép, người tiêu dùng EU có xu hướng đi giày vải. Xu hướng này ngày càng tăng lên, tỉ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng giày dép tăng hàng năm ở EU. - Đặc biệt, người châu Âu có sở thích tiêu dùng và thói quen sử dụng các loại sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng, những nhãn hiệu này sẽ gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên khi dùng sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, trong nhiều trường hợp
Luận văn liên quan