Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã dời ngày dự kiến phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) từ 17-5 sang 31-5-2007. Ngày 31-5 cũng là thời hạn cuối cùng Chính phủ yêu cầu Bảo Việt IPO. Một trong những nguyên nhân trì hoãn ngày phát hành cổ phiếu là Bảo Việt, cơ quan chủ quản (Bộ Tài chính) và đơn vị tư vấn Crédit Suisse (Thụy Sỹ) đang cân nhắc giá khởi điểm đấu giá.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn dưới 5%
Thống lĩnh là từ thường được dùng để miêu tả vị trí của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm hiện nay. Suốt nhiều năm kể từ khi Nhà nước xóa độc quyền bảo hiểm (1993), Bảo Việt vẫn giữ vị trí hàng đầu về bảo hiểm phi nhân thọ với thị phần 38,7% (số liệu 2005) và thứ hai về bảo hiểm nhân thọ (sau Prudential năm 2006, thị phần 36,5% so với 41,6% của Prudential - chỉ tính phí bảo hiểm). Hiện tại tổng công ty có 80 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và 40 sản phẩm nhân thọ với hệ thống mạng lưới 126 chi nhánh và 400 phòng giao dịch. Bảo Việt đang quản lý 48.000 đại lý và hơn 20 triệu hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, 3,2 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn hiệu lực. Đó là con số mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác, kể cả những công ty 100% vốn nước ngoài, mơ ước.
Tuy nhiên Bảo Việt đang phải đối đầu với cuộc cạnh tranh ngày một khốc liệt trong lĩnh vực bảo hiểm. Để giành giật khách hàng, các công ty bảo hiểm đã không ngừng tăng phí hoa hồng cho đại lý, cho người môi giới, giảm phí bảo hiểm đến mức thấp nhất có thể. Bảo Việt càng khó khăn hơn khi là một doanh nghiệp nhà nước, phải tuân thủ cơ chế quốc doanh, không thể phá rào tăng mạnh mức hoa hồng như một số đơn vị cùng ngành. Mặt khác, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều tiềm năng , nhưng do cạnh tranh thiếu lành mạnh đã phát triển không đồng đều và hạn chế đáng kể hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặc dù vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng về doanh thu, nhưng lợi nhuận sau thuế của Bảo Việt (và của cả ngành bảo hiểm nói chung) không thật sự ấn tượng so với các mảng dịch vụ tài chính khác như ngân hàng, chứng khoán. Năm 2006 với số vốn điều lệ được xác định là 6.800 tỉ đồng khi cổ phần hóa, lợi nhuận sau thuế (chưa kiểm toán) đạt 318 tỉ đồng, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn của Bảo Việt dưới 5%.
Cũng cần phải nói thêm là Bảo Việt và các công ty bảo hiểm nội địa khác vẫn đang được Nhà nước bảo hộ khá mạnh. Những nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc được đánh giá là màu mỡ như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới. vẫn chỉ có các doanh nghiệp nội địa được phép khai thác. Hơn nữa, ngay cả những nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bình thường khác, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiếp xúc với khách hàng là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước là khách hàng bị loại trừ đối với họ. Song sự bảo hộ này không thể kéo dài mãi khi Việt Nam đã là thành viên WTO.
4 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 6670 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích swot Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – Tổng quan về Tổng công ty bảo hiểm việt nam:
Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã dời ngày dự kiến phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) từ 17-5 sang 31-5-2007. Ngày 31-5 cũng là thời hạn cuối cùng Chính phủ yêu cầu Bảo Việt IPO. Một trong những nguyên nhân trì hoãn ngày phát hành cổ phiếu là Bảo Việt, cơ quan chủ quản (Bộ Tài chính) và đơn vị tư vấn Crédit Suisse (Thụy Sỹ) đang cân nhắc giá khởi điểm đấu giá.Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn dưới 5%Thống lĩnh là từ thường được dùng để miêu tả vị trí của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm hiện nay. Suốt nhiều năm kể từ khi Nhà nước xóa độc quyền bảo hiểm (1993), Bảo Việt vẫn giữ vị trí hàng đầu về bảo hiểm phi nhân thọ với thị phần 38,7% (số liệu 2005) và thứ hai về bảo hiểm nhân thọ (sau Prudential năm 2006, thị phần 36,5% so với 41,6% của Prudential - chỉ tính phí bảo hiểm). Hiện tại tổng công ty có 80 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và 40 sản phẩm nhân thọ với hệ thống mạng lưới 126 chi nhánh và 400 phòng giao dịch. Bảo Việt đang quản lý 48.000 đại lý và hơn 20 triệu hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, 3,2 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn hiệu lực. Đó là con số mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác, kể cả những công ty 100% vốn nước ngoài, mơ ước.Tuy nhiên Bảo Việt đang phải đối đầu với cuộc cạnh tranh ngày một khốc liệt trong lĩnh vực bảo hiểm. Để giành giật khách hàng, các công ty bảo hiểm đã không ngừng tăng phí hoa hồng cho đại lý, cho người môi giới, giảm phí bảo hiểm đến mức thấp nhất có thể. Bảo Việt càng khó khăn hơn khi là một doanh nghiệp nhà nước, phải tuân thủ cơ chế quốc doanh, không thể phá rào tăng mạnh mức hoa hồng như một số đơn vị cùng ngành. Mặt khác, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều tiềm năng , nhưng do cạnh tranh thiếu lành mạnh đã phát triển không đồng đều và hạn chế đáng kể hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặc dù vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng về doanh thu, nhưng lợi nhuận sau thuế của Bảo Việt (và của cả ngành bảo hiểm nói chung) không thật sự ấn tượng so với các mảng dịch vụ tài chính khác như ngân hàng, chứng khoán. Năm 2006 với số vốn điều lệ được xác định là 6.800 tỉ đồng khi cổ phần hóa, lợi nhuận sau thuế (chưa kiểm toán) đạt 318 tỉ đồng, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn của Bảo Việt dưới 5%.Cũng cần phải nói thêm là Bảo Việt và các công ty bảo hiểm nội địa khác vẫn đang được Nhà nước bảo hộ khá mạnh. Những nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc được đánh giá là màu mỡ như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới... vẫn chỉ có các doanh nghiệp nội địa được phép khai thác. Hơn nữa, ngay cả những nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bình thường khác, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiếp xúc với khách hàng là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước là khách hàng bị loại trừ đối với họ. Song sự bảo hộ này không thể kéo dài mãi khi Việt Nam đã là thành viên WTO.Ngoài cạnh tranh, có hai lý do giải thích hiệu quả kinh doanh của ngành bảo hiểm chưa cao. Thứ nhất là tiềm lực tài chính của các công ty bảo hiểm trong nước chưa đủ mạnh để đền bù trong trường hợp xảy ra rủi ro. Những hợp đồng bảo hiểm giá trị lớn (xây dựng, dầu khí, hàng không...) vì thế, đều phải tái bảo hiểm cho nước ngoài. Thành ra doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam chỉ thu được một khoản phí tương đối thấp ở giữa. Thứ hai doanh nghiệp Việt Nam nói chung chưa có thói quen mua bảo hiểm. Với nhiều đơn vị, bảo hiểm vẫn là một thứ phí xa xỉ làm đội giá thành sản phẩm!!! Thí dụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước mua theo giá CIF và bán theo giá FOB, phí bảo hiểm do nhà xuất khẩu (trong trường hợp Việt Nam mua) và nhà nhập khẩu (trong trường hợp Việt Nam bán) trả. Những nhà xuất, nhập khẩu nước ngoài không mua (hoặc rất hiếm khi mua) bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm Việt Nam. Điều này lý giải vì sao kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, nhưng phí bảo hiểm xuất nhập khẩu của ngay đơn vị đứng đầu ngành là Bảo Việt tăng chậm và không tương xứng.Những năm vừa qua, Bảo Việt đã đa dạng hóa hoạt động. Trong số này phải kể đến sự thành lập và kinh doanh thành công của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Công ty Quản lý quỹ Bảo Việt (BVFMC). BVSC hiện đang dẫn đầu thị trường chứng khoán về nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành. BVFMC đang quản lý quỹ đầu tư 1 với số vốn ban đầu 500 tỉ đồng (chuẩn bị tăng lên 800 tỉ đồng) và sắp thành lập quỹ đầu tư 2 (giá trị thị trường các khoản mục đầu tư của quỹ 1 cuối năm 2006 là 867,5 tỉ đồng). Bản thân Bảo Việt đã đầu tư vào nhiều doanh nghiệp ngay từ trước khi thị trường chứng khoán ra đời. Hiện danh mục đầu tư của tổng công ty khá hấp dẫn: Công ty Bảo hiểm Bảo Long (Bảo Việt đầu tư 45,6 tỉ đồng); Công ty cổ phần Giải trí Hà Nội (18,3 tỉ đồng); Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng (9,2 tỉ đồng); Ngân hàng Hàng Hải (10,5 tỉ đồng); Công ty Xây dựng & Đầu tư Long Việt (14 tỉ đồng); khách sạn Sài Gòn - Hạ Long (10 tỉ đồng); Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển quốc tế (27 tỉ đồng); Vinare (41,2 tỉ đồng)... Toàn bộ danh mục đầu tư trên được chuyển cho BVFMC quản lý và hiện tổng giá trị thị trường của các khoản đầu tư lên tới 14.000 tỉ đồng. Đây là danh mục đầu tư lớn nhất được một công ty quản lý quỹ trong nước quản lý.Sau cổ phần hóa, Bảo Việt sẽ tập trung vào những lĩnh vực mới như đào tạo, chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, bất động sản, cho thuê tài chính, khách sạn. Đề án thành lập ngân hàng Bảo Việt sẽ được chính thức trình Ngân hàng Nhà nước. Việc chuẩn bị thành lập Bảo Việt Real Estate, Bảo Việt Leasing, Bảo Việt Resort cũng sắp hoàn tất. Một cơ chế hoạt động mới sau cổ phần hóa hứa hẹn năng động và linh hoạt hơn, cùng với việc mở rộng đầu tư, tăng cường dịch vụ tài chính sẽ tạo điều kiện cho tổng công ty gia tăng lợi nhuận hàng năm thời kỳ 2007 - 2010.Việc IPO Bảo Việt sẽ có tác động rất lớn đến thị trường và giá đấu giá bình quân của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cổ phiếu các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn Hà Nội như Bảo Minh, Vinare; các công ty bảo hiểm trên thị trường tự do như Bảo hiểm Dầu khí, Viễn Đông, Bảo Long, PJICO... Cổ phiếu Bảo Việt giá bao nhiêu? Lời giải cho câu hỏi này phụ thuộc khá lớn vào danh sách các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của tổng công ty. Cho đến nay danh sách này vẫn chưa khép lại!Bảo Việt đang quản lý 48.000 đại lý và hơn 20 triệu hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, 3,2 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn hiệu lực. Đó là con số mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác, kể cả những công ty 100% vốn nước ngoài, mơ ướcCơ cấu vốn Bảo Việt sau cổ phần hóaVốn điều lệ: 6.800 tỉ đồngNhà nước: 65,34%Cán bộ công nhân viên: 0,7%Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: 18%Nhà đầu tư chiến lược trong nước: 7,22%Đấu giá ra công chúng: 8,74% (trong số này nước ngoài được mua 2%)Số liệu Bảo Việt 2003 – 2006
Chỉ tiêu/năm
Doanh thu
Tổng chi phí
Tổng lợi nhuận trước thuế
Tổng lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
2003
4.538
4.349
188
134
9.008
2004
5.554
5.317
237
181
11.601
2005
5.846
5.440
406
312
13.725
2006
6.104
5.697
407
318
15.350
Đơn vị tính: tỉ đồng (số liệu 2006 chưa kiểm toán, các năm trước đó đã kiểm toán)Nguồn: Bảo ViệtSố liệu dự báo của Bảo Việt 2007 - 2010
Chỉ tiêu/năm
Tổng doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
2007
7.352
854
615
25.012
2008
7.936
1.072
771
26.302
2009
8.535
1.279
921
28.900
2010
9.255
1.631
1.174
32.105
Đơn vị tính: tỉ đồng; Nguồn: Bảo Việt
II- Phân tích SWOT của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo hiểm)
Điểm mạnh+ Nguồn BĐS. Dĩ nhiên là một vấn đề đáng lưu tâm. Ai cũng biết các văn phòng, trụ sở của BV tại các tỉnh đều có vị trí khá đắc địa+ Thương hiệu có bề dầy lịch sử 25 năm ( ). Ui cha, không biết cái tài sản vô hình này đáng giá bao nhiêu nhỉ ?+ Mạng lưới trải dài các tỉnh thành. + Là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt và sự hậu thuẫn của nhà nước đằng sau tập đoàn. Các dự án sử dụng vốn ngân sách NN sẽ dùng sp bảo hiểm của BV+ Tiềm lực tài chính mạnh ? + 18% cổ phần dành cho NDT NN ? nhưng ko biết của aiĐiểm yếu+ Kết quả kinh doanh không quá ấn tượng so với các công ty cùng ngành ( nếu không muốn nói là chán như con gián ). Tham khảo thêm trong Bản cáo bạch+ Bộ máy nhân sự của BV không có nhân vật nào tài năng nổi bật. Mr Bình là do cquan nhà nước cử xuống. Nhân vật tiền nhiệm rất am hiểu thị trường bảo hiểm Vietnam là Mr Trương Mộc Lâm đã bao năm gây dựng cơ đồ BV đã ra đi. Bộ máy điều hành ở dưới cũng ko có đủ sự năng động như các công ty BH cổ phần khác như của Mr Đức của BMI. Cơ chế lương thấp khiến cho nhiều nhân sự đi sang các công ty BH nước ngoài.+ Mạng lưới rộng khắp và hoạt động đa lĩnh vực nếu nhân sự quản lý không tốt sẽ là một khó khăn thực sự để vận hành trơn tru hệ thống.+ Mảng đầu tư tài chính còn khá yếu . Nếu ta đã biết về Buffet đã sử dụng phí bảo hiểm của công ty Berkshire Hathaway để đầu tư tài chính khá thành công thì ở phương diện này BV làm còn khá yếu. Đa số chỉ đầu tư vào trái phiếu (55%) và gửi NH (22%) nên lợi nhuận hoạt động này không cao.Cơ hội+ Nền kinh tế tăng trửởng cao, nguồn vốn FDI đổ vào khiến cho doanh thu BH phi NT tăng lên. Thu nhập dân cư tăng thì nhu cầu bảo hiểm phi nhân thọ cũng tăng.+ Thị trường BH Vietnam đựợc đánh giá là giàu tiềm năng và sẽ ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc trong vòng 20 năm tới.Thách thức+ Ra nhập WTO khiến cho rào cản về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng không còn và các đại gia lớn trên thế giới nhảy vào sâu xe ( dự kiến khoảng 20 đơn xin thành lập công ty BH có vốn nước ngoài sẽ chuẩn bị được ban hành). Kinh nghiệm, tài chính sẽ là những đối thủ đáng gờm cho công ty BH trong nước.+ Thách thức của BV dựa trên phân tích về thị truờng một số sản phẩm bảo hiểmBảo hiểm phi nhân thọ- 02 miêng bánh màu mỡ nhất là Hàng không và Dầu khi đã bị Bảo Minh và PVI ngoạm mất và 4 năm gần đây BV mới gỡ lại được 35% phí Hàng không ?" coi như phị vụ này cũng là thành công. Tuy nhiên năm sau công ty bảo hiểm hàng không ra đời thì coi như chẳng còn hi vọng gì nữa.- Bảo hiểm xe cơ giới vốn là thế mạnh của BV, nhưng từ khi Mr Vinh của Pjico tả xung hữu đột tập trung vào khai thác phân khúc này thì Pjico đã là trở thành một thế lực thực sự, đẩy doanh thu phí từ 02 % lên trên 10%. Tuy nhiên tai nạn của Pjico đã khiến nó suy yếu, nhưng ngay lập tức BMI lại tập trung giành thị phần và đã thu được doanh thu nghiệp vụ này khá lớn. BV có vẻ như đã thất thế.- Các sản phẩm khác như hỏa hoạn, xây dựng BV có yếu thế hơn các công ty cổ phần khác do một lý do khá tế nhị trong kinh doanh bảo hiểm là các công ty khác có khả năng tiếp cận linh hoạt, chính sách hoa hồng, hạ phí, mối quan hệ ? BV là doanh nghiệp Nhà nước nên chậm chạp và không được bật đèn xanh cho nhưng hành động có vẻ sai luật.- Dòng vốn ODA, FDI chảy vào đi kèm theo sự hiện diện của các công ty bảo hiểm cho chính quốc gia đó. Do vậy khả năng điều kiện đi kèm các dự án là phải mua bảo hiểm với các công ty đó, chứ không phải là các công ty Vietnam.Bảo hiểm nhân thọ- 03 năm nay toàn ngành BHNT đã có tốc độ tăng trưởng suy giảm bất ngờ. Việc ký kết hợp đồng với khách hàng trở nên khó khăn. Nhiều đại lý của BV đã tìm việc khác hoặc làm đại lý cho các công ty BH nước ngoài.- Các thế lực BHNT có hàng 100 năm kinh nghiệm, từ các nước như Mỹ, EU, và Nhật đã và đang xuất hiện ở Vietnam đã cứớp đi miếng bánh của BV. Hơn nữa các sản phẩm của các công ty này cũng khá đa dạng và hấp dẫn hơn của BV.- Nếu trước đây BV tập trung vào phân khúc giá trị hợp đồng bé ( 10, 20 ,50 tr) có vẻ thành công. Tuy nhiên 2 năm gần đây tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng tăng cao( hơn 400 000 hợp đồng năm 2006). Nguyên nhân chủ yếu là mức lợi tức quyến rũ từ đầu tư chứng khoán và chủ hợp đồng sẵn sàng chịu thiệt và hủy hợp đồng để tham gia vào kênh đầu tư đầy hấp dẫn mới.- Do mảng đầu tư tài chính yếu nên mức bảo tức không hấp dẫn. Cứ xem đại gia Pru đầu tư ntn thì thấy sự hấp dẫn của họ với khách hàng nhiều hơn với BV. BVSC làm ăn cũng tốt nhưng không chắc có được sử dụng nguồn phí BH này không. Chưa kể phốt VF1 chưa biết thảm họa ntn