Phân tích tác động của cuộc cách mạng tư sản Nhật đến sự thiết lập hình thức chính thể và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Nhật

Trong khi cả phương Đông còn chìm ngập trong “Đêm trường trung cổ” thì cùng với các nước phương Tây, Nhật Bản đã làm cuộc cách mạng tư sản thắng lợi. Cuộc cách mạng 1868 đã mở ra một trang sử mới cho Nhật Bản, và nó đã làm tác động sâu sắc, ảnh hưởng tới hình thức chính thể và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nhà nước tư sản Nhật. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về sự tác động của cuộc cách mạng tư sản 1868, chúng em đã chọn câu số 11 “Phân tích tác động của cuộc cách mạng tư sản Nhật đến sự thiết lập hình thức chính thể và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Nhật” làm đề tài cho bài tiểu luận của nhóm.

doc4 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 12891 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tác động của cuộc cách mạng tư sản Nhật đến sự thiết lập hình thức chính thể và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI Trong khi cả phương Đông còn chìm ngập trong “Đêm trường trung cổ” thì cùng với các nước phương Tây, Nhật Bản đã làm cuộc cách mạng tư sản thắng lợi. Cuộc cách mạng 1868 đã mở ra một trang sử mới cho Nhật Bản, và nó đã làm tác động sâu sắc, ảnh hưởng tới hình thức chính thể và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nhà nước tư sản Nhật. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về sự tác động của cuộc cách mạng tư sản 1868, chúng em đã chọn câu số 11 “Phân tích tác động của cuộc cách mạng tư sản Nhật đến sự thiết lập hình thức chính thể và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Nhật” làm đề tài cho bài tiểu luận của nhóm. NỘI DUNG I. CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN 1868 1. Tình hình nước Nhật trước cuộc cách mạng Vào khoảng giữa thế kỉ XIX, trong xã hội Nhật Bản tồn tại nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn kinh tế tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất lỗi thời; mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân, thị dân và giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến. Chế độ mạc phủ Tokugawa lâm vào tình trạng khủng hoảng và sự đe doạ của các nước phương Tây đã đưa Nhật Bản đứng trước hai con đường: tiếp tục duy trì chế độ phong kiến lạc hậu để thế lực thống trị (Mạc Phủ) giữ được quyền lực càng lâu càng tốt với nguy cơ trở thành một nước thuộc địa hoặc đi theo con đường cải cách đất nước với cơ hội trở thành một cường quốc. 2. Nội dung, tính chất của cuộc cách mạng tư sản 1868 2.1. Nội dung So với các nước tư bản phương Tây, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nhật Bản kém phát triển và giai cấp tư sản Nhật Bản còn non yếu. Ngoài các cuộc khởi nghĩa của nông dân và thị dân phát triển mạnh mẽ và rộng khắp thì còn có các phe phong kiến đối lập với Mạc Phủ: đó là các lãnh chúa không có quyền lực, tầng lớp phong kiến tư sản hoá muốn tiến hành cách mạng lật đổ Mạc Phủ. Tháng 12/1867, chế độ Mạc Phủ Tokugawa chấm dứt. Ngày 3/1/1868, chính quyền mới do thiên hoàng Minh trị bổ nhiệm được hình thành. Ngày 4/6/1868, thiên hoàng Minh trị long trọng tuyên bố cải cách theo ý nguyện của dân và đề ra cương lĩnh hành động. Cuộc cách mạng tư sản Nhật đã diễn ra dưới hình thức một cuộc duy tân đất nước tiếp thu ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản phương Tây. Sau khi nắm quyền, thiên hoàng Minh trị đã cải cách đất nước trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục. Cuộc cải cách đã mang lại nhiều thành tựu to lớn, đưa đất nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và tiến lên theo con đường tư bản chủ nghĩa. 2.2. Tính chất Cuộc cách mạng tư sản 1868 là một cuộc cách mạng tư sản bởi vì nó mở đường cho quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển và thắng lợi ở Nhật Bản. Tuy nhiên có thêr thấy đây là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Do giai cấp tư sản còn non yếu, không thể tự mình làm một cuộc cách mạng, chính vì vậy giai cấp tư sản của Nhật đã phải liên kết với tầng lớp phong kiến tư sản hoá để làm cuộc cách mạng của mình. Hơn nữa có thể thấy người lãnh đạo trong cuộc cách mạng này là chính là giai cấp phong kiến nhưng đã bị tư sản hoá mà đứng đầu là thiên hoàng Minh trị. II. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 1868 ĐẾN HÌNH THỨC CHÍNH THỂ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN NHẬT BẢN 1.Sự tác động đến hình thức chính thể Do cuộc cách mạng tư sản Nhật khônh triệt để, giai cấp tư sản không thể tự mình lập ra chính quyền riêng cho mình, vì vậy mà hình thức chính thể của Nhật bản sau năm 1868 là “ Quân chủ nghị viện”. Theo hình thức này thì vua vẫn là người đứng đầu đất nước, quyền hạn khá lớn. Nguyên thủ quốc gia (hay là vua) chỉ bị hạn chế quyền lập pháp còn quyền hành pháp vẫn rộng rãi. Hình thức chính thể quân chủ nghị viện chính là một trong hai biến dạng của chế độ quân chủ lập hiến. Quyền lực của vua bị hạn chế bởi cơ quan dân cử. Hình thức chính thể quân chủ nghị viện đã được ghi nhận trong hiến pháp 1889 của Nhật và nó tồn tại suốt một thời gian khá dài đến năm 1947. Để sau đó khi mà giai cấp tư sản ở Nhật đã đủ mạnh thì quyền lực của vua bị hạn chế tối đa, cả trên lĩnh vực lập pháp và hành pháp. 2.Sự tác động đến tổ chức bộ máy nhà nước Cuộc cách mạng tư sản Nhật 1868 đã có tác động sâu sắc đến hình thức chính thể của nhà nước Nhật Bản, từ đó quy định cách thức thành lập ra các cơ quan trong bộ máy nhà nước của Nhật. 2.1. Thiên hoàng Thiên hoàng là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực khá lớn. Hiến pháp khẳng định: “Thiên hoàng là muôn đời thống trị đại đế quốc Nhật Bản”, “Thiên hoàng là thần thánh bất khả xâm phạm”. Theo hiến pháp, thiên hoàng có quyền hạn rất lớn: Triệu tập hoặc giải tán quốc hội Ban bố hoặc đình chỉ thi hành các đạo luật của quốc hội Bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm thủ tướng và các bộ trưởng Tổng tư lệnh quân đội Tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc đình chiến, tuyên bố lệnh giới nghiêm. Thưởng huân chương, ban lệnh đại xá. 2.2. Quốc hội Quốc hội là cơ quan lập pháp gồm hai viện: Thứ nhất là Viện quý tộc ( thượng nghị viện) do thiên hoàng lựa chọn từ những người trong hoàng tộc, quí tộc, những người đóng thuế nhiều nhất, những người có công lao đặc biệt với nhà nước. Thứ hai là viện dân biểu ( hạ nghị viện). Quyền hạn của viện dân biểu tương đương với quyền của viện nguyên lão, trừ quyền thảo luận và thông qua ngân sách nhà nước. Viện dân biểu có thể bị thiên hoàng giải tán. Viện dân biểu có nhiệm kì bốn năm, do cử tri bầu ra. Cử tri là nam từ 25 tuổi, mỗi năm đóng thuế 15 yên và cư trú ở một nơi được trên một năm rưỡi. Những điều kiện này đã loại bỏ phần lớn công dân ra khỏi danh sách cử tri. Trong tổng số 43 triệu dân thời bấy giờ, chỉ có 46 vạn cử tri (chiếm hơn 1%). 3.3. Nội các (chính phủ) Đứng đầu là thủ tướng, là cơ quan hành pháp. Các thành viên nội các không chịu trách nhiệm trước nghị viện, mà phải chịu trách nhiệm trước thiên hoàng. Đặc biệt trong bộ máy nhà nước, Bộ lục quân và Bộ hải quân chỉ quản lí về hành chính đối với lục quân và hải quân. Tham mưu trưởng có quyền báo cáo trực tiếp lên thiên hoàng, không cần thông qua nội các. Vì vậy, thế lực của quân đội rất lớn và có vị trí độc lập nhất định đối với nội các. Theo Hiến pháp 1889, quyền hạn của thiên hoàng rất lớn, nhưng cơ cấu tổ chức nhà nước là theo chính thể quân chủ lập hiến. Bởi vì, quyền hạn của thiên hoàng không phải là vô hạn như thời phong kiến mà được giới hạn trong hiến pháp. Và trong cơ cấu tổ chức nhà nước còn có nghị viện là cơ quan nắm quyền lập pháp. Tuy cùng chính thể quân chủ nghị viện, nhưng so với Anh thì quyền hạn của thiên hoàng Nhật Bản rất lớn, còn quyền hành của hoàng đế nước Anh chỉ là hư quyền. Sau cách mạng tư sản, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Chính quyền thiên hoàng thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh của quần chúng lao động, thực hành chính sách bành trướng xâm lược ra nước ngoài (Triều Tiên, Trung Quốc). Mặc dù, cuộc cách mạng tư sản ở Nhật được tiến hành muộn, nhưng cũng từ cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Nhật đã bắt đầu chuyển sang thời kì đế quốc chủ nghĩa. Tóm lại, do thế lực còn non yếu, nên giai cấp tư sản Nhật Bản không giữ được vai trò độc quyền lãnh đạo cách mạng tư sản. Nó phải liên minh với tầng lớp phong kiến tư sản hoá để lãnh đạo cách mạng. Cuộc cách mạng tư sản thành công không thể thiếu vai trò quần chúng lao động – đội quân chủ lực của cuộc cách mạng. Sự liên minh trên đưa đến hậu quả là, vấn đề ruộng đất trong cách mạng tư sản không được giải quyết và từng bước hình thành chính thể quân chủ nghị viện, trong đó quyền lực của vua rất lớn. 4.4. Nhận xét Như vậy rõ ràng theo Hiến pháp 1889, quyền hạn của thiên hoàng rất lớn nhưng cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước là theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến. Bởi vì, quyền hạn của thiên hoàng không vô hạn như thời kì phong kiến mà được giới hạn trong hiến pháp và trong cơ cấu tổ chức nhà nước còn có nghị viện là cơ quan nắm quyền lập pháp. Một số nước cũng có hình thức chính thể quân chủ nghị viện sau cuộc cách mạng tư sản như Anh, tuy nhiên so với Nhật Bản thì quyền hạn của vua Anh bị hạn chế rất nhiều (chỉ là hư quyền). KẾT BÀI Cuộc cách mạng tư sản Nhật không chỉ giúp nước Nhật thoát ra khỏi sự khủng hoảng về chính trị mà còn đưa Nhật đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Không những thế do tính chất không triệt để của nó đã xác lập hình thức chính thể quân chủ nghị viện của Nhật. Để sau này khi mà giai cấp tư sản đã đã đủ mạnh, nó thiết lập một hình thức chính thể khác: quân chủ đại nghị.
Luận văn liên quan