Phân tích tác động của gói kích thích kinh tế năm 2009

Tình trạng Đại suy thoái thập niên 1930 đã phủ nhận sự tiên đoán của lý thuyết cổ điển vì không giải thích thỏa đáng về thực trạng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Trước thực trạng đó, J.M Keynes - kinh tế gia người Anh, cung cấp lý thuyết mới với sự xuất bản của tác phẩm: Lý thuyết Tổng quát về Nhân dụng, lãi suất và tiền tệ năm 1936, tác phẩm được coi như đã đặt nền tảng cho kinh tế vĩ mô hiện đại (một năm sau khi Lý thuyết Tổng quát xuất bản, J.R Hicks (1937) xuất bản một bài khảo luận trong đó mô hình IS-LM được phát triển để giải thích mô hình Keynessian). Ý tưởng căn bản của lý thuyết Tổng quát là trong ngắn hạn tổng cầu xác định sản lượng và tình trạng kinh tế khủng hoảng là hậu quả của sự thiếu hụt của tổng cầu – tổng cầu thật sự không đủ để hỗ trợ sản lượng toàn dụng. Lúc đó chính sách kích cầu là phương thuốc thích ứng để phục hồi nhân dụng và sản lượng.

pdf4 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tác động của gói kích thích kinh tế năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ SỞ CỦA GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ Tình trạng Đại suy thoái thập niên 1930 đã phủ nhận sự tiên đoán của lý thuyết cổ điển vì không giải thích thỏa đáng về thực trạng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Trước thực trạng đó, J.M Keynes - kinh tế gia người Anh, cung cấp lý thuyết mới với sự xuất bản của tác phẩm: Lý thuyết Tổng quát về Nhân dụng, lãi suất và tiền tệ năm 1936, tác phẩm được coi như đã đặt nền tảng cho kinh tế vĩ mô hiện đại (một năm sau khi Lý thuyết Tổng quát xuất bản, J.R Hicks (1937) xuất bản một bài khảo luận trong đó mô hình IS-LM được phát triển để giải thích mô hình Keynessian). Ý tưởng căn bản của lý thuyết Tổng quát là trong ngắn hạn tổng cầu xác định sản lượng và tình trạng kinh tế khủng hoảng là hậu quả của sự thiếu hụt của tổng cầu – tổng cầu thật sự không đủ để hỗ trợ sản lượng toàn dụng. Lúc đó chính sách kích cầu là phương thuốc thích ứng để phục hồi nhân dụng và sản lượng. Sản lượng quốc gia được đo lường bằng tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) theo biểu thức: GDP C I G NX= + + + Trong đó: C là chi tiêu khu vực hộ gia đình I là đầu tư khu vực tư nhân G là tiêu dùng của chính phủ NX là xuất khẩu thuần (Xuất khẩu – nhập khẩu) Gói kích thích kinh tế nhằm kích cầu chi tiêu khu vực hộ gia đình (C) và đầu tư tư nhân (I), nhờ đó duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, hạn chế suy thoái kinh tế, thể hiện qua đẳng thức sau: w w w wGDP C C I I G G NX NXg g g g g= + + + Trong đó: , , ,C I G NXw w w w lần lượt là tỷ trọng của C, I, G và NX trong GDP. , , ,C I G NXg g g g lần lượt là tốc độ tăng của C, I, G, NX trong GDP. w ,w ,w ,wC C I I G G NX NXg g g g lần lượt là góp phần thay đổi GDP của C, I, G và NX. Phân Tích Tác Động Của Gói Kích Thích Kinh Tế Năm 2009 ThS. Huỳnh Thanh Điền (*) Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu diễn ra vào cuối năm 2007, hậu quả của nó kéo dài đến nay và đang có những dấu hiệu phục hồi nhờ sự nỗ lực liên minh giữa các quốc gia và chính sách kích cầu của của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bài viết này dựa trên số liệu kinh tế vĩ mô của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam qua hai thời kỳ là 6 tháng đầu năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 để phân tích diễn biến các cuộc suy thoái kinh tế và phân tích tác động của gói kinh thích kinh tế Việt Nam. Khoa học & Ứng dụng26 Số 10 - 2009 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG GÓI KÍCH CẦU TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Nền kinh tế của một số nước lớn trên thế giới từ đầu năm 2009 đến nay đang lâm vào hoàn cảnh suy thoái nghiêm trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm và thất nghiệp đang ở mức cao. Chẳng hạn như nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm gần 8% từ tháng 11/2008 đến 05/2009, thất nghiệp vẫn tăng trên mức 9%, thị trường bất động sản có dấu hiệu chạm đáy; nền kinh tế EURO tăng trưởng âm gần 5% từ 11/2008 đến tháng 05/2009, thất nghiệp vượt mức 9%; nền kinh tế Nhật Bản vẫn tăng trưởng âm hơn 9% trong tháng 3/2009 và thất nghiệp vẫn vượt trên mức 5% (Nguồn: Vũ Thành Tự Anh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, 7/2009). Trước thực trạng đó, các quốc gia liên minh lại để tìm ra giải pháp ngăn chặn cuộc đại suy thoái trên toàn cầu bằng các chính sách kích cầu tiêu dùng và đầu tư ngay cả trong tình trạng thâm hụt ngân sách đang ở mức cao. Gói kích cầu chủ yếu đổ vào khu vực chi tiêu hộ gia đình (C) và đầu tư tư nhân (I). Với các chính sách kích cầu có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nước đã bước đầu tác động có hiệu quả đến niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và hộ gia đình. BỐI CẢNH ÁP DỤNG GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Gói kích cầu được triển khai trong tình trạng tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong cả ba khu vực đều giảm. So với 6 tháng đầu năm 2008, tộc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của 6 tháng đầu năm 2009 của khu vực 1 là 2,5% (giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước), khu vực 2 là 5% (giảm 2/3 so với cùng kỳ năm trước) và khu vực 3 là 20% giảm 1/3 so với cùng kỳ năm trước). Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của 6 tháng đầu năm 2009 cũng giảm, nhưng đối với khu vực 2 - ngành xây dựng vẫn tăng về giá trị gia tăng lớn hơn cùng kỳ năm trước (Bảng 2). Điều này được giải thích là do chính sách kích cầu ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu và nhập khẩu của 6 tháng đầu năm 2009 đều giảm so với cùng kỳ năm trước, cán cân thương mại vẫn thâm hụt. Tuy nhiên, trong gói kích cầu vẫn không thấy có sự quan tâm nào để hỗ trợ xuất khẩu nhằm cải thiện cán cân thương mại. Từ khi gói kích thích kinh tế được công bố, lòng tin của người dân có dấu hiệu phục hồi, thể hiện qua việc thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đang ấm dần lên. Tỷ giá USD/VNĐ đang tăng cao theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Cơn bão lạm phát vừa được kìm hãm bằng chính sách tiền tệ thắt chặt, với chính sách này đã dẫn đến hệ quả là sản xuất bị đình trệ và suy thoái trong năm 2008. Tuy nhiên, dù lạm phát được kìm hãm nhưng vẫn còn những rủi ro tiềm tàng, có nguy cơ sẽ quay trở lại nếu Chính phủ áp dụng lại chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích nền kinh tế. Do vậy, để thoát khỏi tình trạng suy thoái, giải pháp tối ưu hiện nay là chính sách tài khóa mở rộng thông qua gói kích cầu. Vấn đề là gói kích cầu này sẽ được sử dụng như thế nào? -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 Thâm hụt ngân sách (%GDP) Gói kích cầu (%GDP) Ấ n Đ ộ P há p A nh N ga N h ật B ản In do ne si a H àn Q u ốc Đ ứ c Tr un g Q u ốc M ỹ V i ệt N am Bảng 1: Cân bằng ngân sách (%GDP) và gói kích cầu (%GDP) tại một số nước Nhật Bản Indo- nesia Ấn Độ Pháp Anh Nga Hàn Quốc Đức Trung Quốc Mỹ Việt Nam Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng (%) giá trị gia tăng của 3 khu vực trong nền kinh tế Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Khoa học & Ứng dụng 27Số 10 - 2009   C I G NX GDP Tỷ trọng trong GDP (w) 66.0% 41.5% 6.0% -13.5% 100.0% Tốc độ tăng trưởng (g) -3.5% -14.0% 6.5% -86.0% 3.9% Góp phần thay đổi GDP (w.g) - 2.3% -5.8% 0.4% 11.6% 3.9% THẢO LUẬN VỀ CÁCH SỬ DỤNG GÓI KÍCH CẦU TẠI VIỆT NAM Nhìn vào cơ cấu GDP của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2008, dễ thấy hai khu vực chi tiêu hộ gia đình và đầu tư khu vực tư nhân có tỷ trọng đóng góp lớn trong GDP, trong khi xuất khẩu thuần (NX) do thâm hụt cán cân thương mại nên đóng vào tỷ trọng GDP là âm 13,5%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng tăng trưởng của hai thành phần trong GDP là chi tiêu hộ gia đình (gC) và đầu tư tư nhân (gI) bị âm, dẫn đến tình trạng suy giảm kinh tế. Gói kích thích kinh tế nhằm hỗ trợ cho chi tiêu khu vực hộ gia đình và đầu tư tư nhân (tăng tốc độ tăng trưởng gC và gI) nhằm hướng đến các chương trình hỗ trợ tiêu dùng, đầu tư trong các lĩnh vực tạo ra việc làm, khuyến khích xuất khẩu để cải thiện cán cân thương mại nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, giảm suy giảm kinh tế. Ngày 12/5/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố chính thức về gói kích cầu có giá trị 140.000 tỷ đồng của Chính phủ. Theo đó, gói kích cầu tương đương 8 tỷ USD được chia thành 7 phần có các giá trị khác nhau. Cụ thể các phần của gói kích cầu này bao gồm: (1) hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng; (2) tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng; (3) ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng; (4) chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng; (5) thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng; (6) tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng; (7) các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng. Nếu phân chia lại cơ cấu của gói kích cầu thì có đến 51% là chi tiêu trực tiếp vào các dự án xây dựng công trình cấp thiết quốc gia đang trong giai đoạn triển khai. Điều này cho thấy nỗ lực của Chính phủ trong việc triển khai các dự án dở dang, có liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng nhằm để tạo sự thuận tiện trong kết nối của các hoạt động kinh tế trong nước. Hầu hết các công trình này chủ yếu đang được triển khai ở khu vực công, trong khi thực tế khu vực này (chi tiêu của Chính phủ) chỉ đóng góp 6% trong cơ cấu GDP của Việt Nam. Khu vực tư nhân được nhận hỗ trợ là 24% thông qua kênh tín dụng hỗ trợ lãi vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng vay vốn trong khi khu vực này chiếm đến 44% trong cơ cấu GDP. Chính sách này triển khai sẽ gặp phải hai vấn đề: một là hỗ trợ và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp thuộc ngành nào? Có quan tâm đến vấn đề hỗ trợ các hoạt động đầu tư nhằm cải thiện cán cân thương mại không? Hai là quản lý việc giải ngân như thế nào? Cả hai vấn đề trên đều tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực trong giải ngân, sẽ gây hiệu ứng ngược nếu không quản lý được Bảng 3: Tăng trưởng trong xuất khẩu và nhập khẩu và cán cân thương mại (%GDP) Bảng 4: Tỷ giá USD/VNĐ Bảng 5: Cơ cấu GDP của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 so với 6 tháng đầu năm 2008 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Nguồn: Vũ Thành Tự Anh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (7/2009) Nguồn: Vũ Thành Tự Anh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (7/2009) Khoa học & Ứng dụng28 Số 10 - 2009 Cơ cấu sử dụng gói kích cầu (%) Chi thông qua tín dụng 24%Giảm thuế 20% Chi cho An sinh xã hội 5% Chi trực tiếp vào xây dựng và dự án cấp thiết 51% những tiêu cực đó. Mặt khác, kích thích đầu tư thông qua mở rộng kênh tín dụng sẽ đe dọa lạm phát trở lại. Để hạn chế điều này, Chính phủ cũng công bố sẽ phát hành 20.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để thu hút lượng tiền mặt lưu thông tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Có đến 20% giá trị gói kích cầu được thực hiện thông qua việc cắt giảm thuế trong khi Việt Nam không mở rộng đối tượng chịu thuế, nghĩa là số nhân kích thích tăng trưởng thông qua thuế là rất nhỏ ở Việt Nam. Do vậy, chính sách cắt giảm thuế sẽ không mang lại nhiều kết quả. Chỉ có khoảng 5% gói kích cầu là nhằm vào kích thích chi tiêu khu vực hộ gia đình, các dự án an sinh xã hội với giá trị 7.200 tỷ đồng (số tiền này hiện đang định hướng sử dụng cho việc hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp và ký túc xá cho sinh viên tại các trường đại học) trong khi khu vực chi tiêu hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của Việt Nam (66% GDP). Nhìn chung, gói kích cầu có tác dụng phục hồi lại niềm tin của khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, xét về cơ cấu của gói kích cầu thì vẫn chưa có sự hợp lý: thứ nhất là khu vực chi tiêu hộ gia đình (C) chiếm 66% trong GDP nhưng chỉ nhận được khoảng 5% trực tiếp từ gói kích cầu và phải tăng khoản tiết kiệm để mua trái phiếu Chính phủ từ thu nhập khả dụng; thứ hai là khu vực đầu tư tư nhân chiếm 44% trong cơ cấu GDP nhưng chỉ nhận được 24% từ gói kích cầu thông qua kênh hỗ trợ và bảo lãnh tín dụng có nhiều khả năng thất thoát nếu không quản lý chặt khâu giải ngân; thứ ba là vấn đề thâm hụt cán cân thương mại chưa được đề cập trong gói kích cầu. KIẾN NGHỊ Nền kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng thâm hụt ngân sách (gần 8% GDP), thâm hụt cán cân thương mại (gần 13%GDP) và những đe dọa của lạm phát (vẫn hơn 8% trong tháng 7 năm 2009). Xuất phát điểm của cuộc khủng hoảng là lạm phát trong năm 2008 và giải pháp được đề xuất tạm thời là chính sách thắt chặt tiền tệ để kìm hãm lạm phát. Tuy nhiên, hậu quả của chính sách này là dẫn đến tình trạng đình trệ trong sản xuất. Đến nay, lạm phát được kìm hãm thì bài toán đặt ra trong lúc này là các chính sách nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế là rất cần thiết. Gói kích cầu là một giải pháp tập trung vào kích thích chi tiêu khu vực tiêu dùng (C) và đầu tư tư nhân (I) vì đây là hai thành phần đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP, trong khi cán cân thương mại vẫn đang còn âm (NX<0). Đặc biệt là phải quan tâm đến cách phân bổ gói kích cầu vào khu vực sản xuất các mặt hàng hướng đến xuất khẩu và từng bước hạ giá Việt Nam đồng hợp lý để hướng đến xuất khẩu nhằm cải thiện các cân thương mại (NX). Các khoản chi tiêu trong gói kích cầu nên tập trung vào các chương trình an sinh xã hội, các ngành thâm dụng lao động, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp và đời sống nông dân, các công trình đóng vai trò then chốt của quốc gia. Các khoản chi này nhằm tạo ra nhiều việc làm để giải quyết bài toán thất nghiệp và tạo ra các mối nối trong nền kinh tế, thuận tiện trong việc phát triển kinh tế liên ngành và liên địa phương. Xác định quy mô gói kích cầu vừa phải để đảm bảo thâm hụt ngân sách có thể chấp nhận được. Khi áp dụng gói kích cầu, chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách. Không nên tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng cách in thêm tiền (sẽ dẫn đến lạm phát), không nên phát hành trái phiếu USD (vì dẫn đến nợ nước ngoài quá lớn trong khi đồng tiền trong nước đang giảm so với đồng USD) mà nên sử dụng kênh vay trong nước để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Chính sách tài khóa mở rộng không thể thực hiện được bằng cách cắt giảm thuế như mục tiêu thứ (6) trong gói kích cầu, vì Việt Nam không có mở rộng đối tượng chịu thuế. Mục tiêu cắt giảm thuế sẽ không có tác động tích cực đến sự phục hồi nền kinh tế mà trái lại chỉ làm cho thâm hụt ngân sách trở nên nghiêm trọng hơn. Thể chế hóa quyền sở hữu tài sản sâu rộng trong dân chúng và từng bước hình thành các thị trường tài sản để chuyển các loại “vốn chết” thành “vốn sống” thông qua việc xác lập quyền sở hữu tài sản. Có như vậy mới có thể tạo vốn từ dân chúng và kích thích đầu tư khu vực tư nhân. (*): Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Tôn Đức Thắng Khoa học & Ứng dụng 29Số 10 - 2009
Luận văn liên quan