Quốc gia là một con thuyền, doanh nghiệp là những tay chèo, con thuyền đất nước chỉ lướt tới đích nếu các tay chèo nhịp nhàng, phối hợp”. Đó là luận điểm của Robert S.Kaplan – một giáo sư chuyên nghành kế toán & quản trị kinh doanh tại trường đại học Harvard, là đồng chủ tịch cao cấp của tập đoàn Palladium Group và là cha đẻ của mô hình Balarced Scorecard. Luận điểm đó được ông nêu ra trong buổi lễ trao giải 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009. Câu nói đó cho thấy mỗi doanh nghiệp đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Dễ thấy, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không hoạt động đơn lẻ một mình mà có quan hệ với các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng….Các nhà đầu tư hiện hành hay tiềm năng khi quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp rất quan tâm đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và mức rủi ro khi đầu tư vốn.Trong khi đó các chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả gốc và lãi của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Các cơ quan quản lý nhà nước lại quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các chính sách kinh tế - tài chính phù hợp, sao cho doanh nghiệp phát triển đúng hướng và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.
Như vậy các nhà quản trị doanh nghiệp và các bên có liên quan đều muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán….Để có câu trả lời cho vấn đề nêu trên họ phải thực hiện phân tích tài chính của doanh nghiệp, do đó phân tích tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Xuất phát từ những nhận thức đó cùng với thực tiễn của việc phân tích tài chính ở công ty Diana nên khi thực tập tại đây em đã chọn đề tài “ Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty Diana” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng góp 1 số kiến giải nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính tại công ty.
74 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9855 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty Diana, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Quốc gia là một con thuyền, doanh nghiệp là những tay chèo, con thuyền đất nước chỉ lướt tới đích nếu các tay chèo nhịp nhàng, phối hợp”. Đó là luận điểm của Robert S.Kaplan – một giáo sư chuyên nghành kế toán & quản trị kinh doanh tại trường đại học Harvard, là đồng chủ tịch cao cấp của tập đoàn Palladium Group và là cha đẻ của mô hình Balarced Scorecard. Luận điểm đó được ông nêu ra trong buổi lễ trao giải 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009. Câu nói đó cho thấy mỗi doanh nghiệp đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Dễ thấy, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không hoạt động đơn lẻ một mình mà có quan hệ với các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng….Các nhà đầu tư hiện hành hay tiềm năng khi quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp rất quan tâm đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và mức rủi ro khi đầu tư vốn.Trong khi đó các chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả gốc và lãi của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Các cơ quan quản lý nhà nước lại quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các chính sách kinh tế - tài chính phù hợp, sao cho doanh nghiệp phát triển đúng hướng và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.
Như vậy các nhà quản trị doanh nghiệp và các bên có liên quan đều muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán….Để có câu trả lời cho vấn đề nêu trên họ phải thực hiện phân tích tài chính của doanh nghiệp, do đó phân tích tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Xuất phát từ những nhận thức đó cùng với thực tiễn của việc phân tích tài chính ở công ty Diana nên khi thực tập tại đây em đã chọn đề tài “ Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty Diana” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng góp 1 số kiến giải nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính tại công ty.
Sau thời gian kiến tập tại công ty Cổ phần Diana, được sự giúp đỡ tận tình của Giám đốc công ty, ban lãnh đạo công ty cán bộ công nhân viên chức trong công ty và đặc biệt là sự tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo giảng viên hướng dẫn tôi, để tôi hoàn thành bán báo cáo này.
Trong thời gian đầu thực tập tại công ty, tôi xin trình bày nội dung bài: "Báo cáo thực tập" của mình, bao gồm những nội dung sau:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT TÀI CHÍNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Khái niệm
Phân tích tài chính là tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác, đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa ra các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục tiêu theo đuổi.
1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như :
Tư liệu lao động
Đối tượng lao động
Sức lao động
Trong nền kinh tế thị trường mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa vì vậy các yếu tố trên đều được thế hiện bằng tiền. Số tiền ứng trước để mua sắm các yếu tố trên gọi là vốn kinh doanh.
Trong doanh nghiệp vốn luôn vận động rất đa dạng có thể là sự dịch chuyển trong giá trị chuyển quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác hoặc sự dịch chuyển trong cùng một chủ thể. Sự vận động của vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vân diễn ra liên tục, xen kẽ kế tiếp nhau không ngừng phát triển.
Mặt khác sự vận động của vốn tiền tệ không chỉ bó hẹp trong một chu kỳ sản xuất mà sự vận động đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội ( sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng ). Nhờ sự vận động của tiền tệ đã làm hàng loạt các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh ở các khâu của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Những quan hệ kinh tế đó tuy chứa đựng nội dung kinh tế khác nhau nhưng đều có những đặc trưng giống nhau mang bản chất của tài chính doanh nghiệp. Hệ thống những quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị thuộc phạm trù bản chất tài chính doanh nghiệp bao gồm :
+ Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước : Thể hiện thông qua việc nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp ( đối với các doanh nghiệp nhà nước ); ngân sách nhà nước mua cổ phiếu, góp vốn liên doanh….cấp trợ giá cho doanh nghiệp khi cần thiết; doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước như các loại thuế, phí, và lệ phí…
+ Quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với nhau : Quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài chính trung gian( như ngân hàng, quỹ tiền tệ ) với các cơ quan, tổ chức kinh tế phi tài chính , với dân cư. Thể hiện thông qua các hoạt động như vay, cho vay vốn, mua bán trao đổi cổ phiếu, trái phiếu, mua bán trao đổi sản phẩm, hàng hóa các vật tư máy móc phục vụ cho sản xuất, cung cấp các dịch vụ, chi trả tiền công, cổ tức…
+ Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp : Quan hệ giữa doanh nghiệp với các phòng ban, đơn vị sản xuất trong việc tạm ứng, thanh toán tài sản, thể hiện thông qua các hoạt động tài chính như trả lương, thưởng, chi trả cổ tức cho các cổ đông, trích lập quỹ của doanh nghiệp,…
Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập chiếm địa vị chủ thể trong nền kinh tế, một mặt phản ánh rõ nét mối liên hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính quốc gia.
1.1.3. Sự cần thiết của phân tích tài chính trong nền kinh tế thị trường
Thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ, kỹ thuật phân tích giúp cho người sử dụng thông tin có thể vừa đánh giá tổng hợp toàn diện khái quát, vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để qua đó có thể đánh giá chính xác sức mạnh tài chính và triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Vì thế phân tích tài chính mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng. Mỗi nhóm đối tượng này có nhu cầu thông tin khác nhau do vậy họ sẽ quan tâm đến những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp
1.1.3.1. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý là lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy hơn ai hết các nhà quản lý cần đầu đủ thông tin để nhận biết đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào có hiệu quả hay không, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán… thông qua việc phân tích tài chính. Đây chính là cơ sở để các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định cần thiết có hiệu quả để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và là cơ sở để định hướng cho Ban giám đốc, Giám đốc tài chính xây dựng các kế hoạch đầu tư, dự báo tài chính, kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp
1.1.3.2. Đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư ở đây chính là các tổ chức và cá nhân giao vốn cho doanh nghiệp sử dụng và sẽ chấp nhận chịu chung mọi rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải. Thu nhập của họ bao gồm: tiền chia lợi tức và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Hai yếu tố chịu ảnh hưởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư lớn họ thường dựa vào các nhà chuyên môn, các chuyên gia phân tích tài chính, các nhà nghiên cứu kinh tế tài chính để phát triển và làm dự báo về triển vọng phát triển của doanh nghiệp, đánh giá cổ phiếu của doanh nghiệp, khả năng đảm bảo mức lợi tức mà họ yêu cầu. Đối với các nhà đầu tư hiện tại cũng như các nhà đầu tư tiềm năng thì mối quan tâm của họ trước hết là việc đánh giá những đặc điểm đầu tư của doanh nghiệp. Họ quan tâm tới an toàn trong đầu tư và mức lợi tức kỳ vọng được phản ánh thông qua điều kiện tài chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động tài chính. Các nhà đầu tư này quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lời của doanh nghiệp, khả năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, những rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải hứng chịu. Thông qua đó để họ đưa ra quyết định đầu tư một cách có hiệu quả nhất: có nên bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp hay không, nếu đầu tư thì với khối lượng bao nhiêu và trong thời gian bao lâu?
1.1.3.3. Đối với người cho vay
Người cho vay là ngân hàng, các công ty tài chính… họ phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Khi quyết định cho vay thì một trong những vấn đề mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu hay không? khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?
1.1.3.4. Các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế
Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế gồm: cục thuế, các bộ chủ quản, thanh tra, cảnh sát kinh tế… Họ phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có đúng chính sách chế độ và luật pháp không, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
1.1.3.5. Các đối tượng khác
Phân tích tài chính cũng cần thiết với một số đối tượng khác như
- Người lao động (người hưởng lương trong doanh nghiệp)
- Bạn hàng của doanh nghiệp: cụ thể là các nhà cung ứng và các khách hàng
1.2. NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1 Nhiệm vụ của phân tich tài chính
Nhiệm vụ của phân tich tài chính là làm rõ xu hướng tốc độ tăng trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp đặt trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp tiêu biểu cùng nghành và các chỉ tiêu bình quân nghành chỉ ra những thế mạnh và cả những bất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.2 Mục tiêu của phân tích tài chính
Mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thể tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy chỉ có thể phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính, mỗi đối tượng quan tâm ở một góc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Bởi vậy phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu sau :
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra quyết định đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu với những người có trình độ tương đối về kinh doanh và về hoạt động kinh tế mà muốn nghiên cứu thông tin này.
- Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiêp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi,
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của các nghiệp vụ kinh tế giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.3.1 Tài liệu phân tích
Phân tích tình hình tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính trong đó chủ yếu thông tin từ các báo cáo tài chính.
a) Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh.
Số liệu bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản tài sản. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp .
Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu 2 phần:
+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được chia thành 2 phần: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
+ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Mỗi phần của bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột: Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm)
Nội dung trong bảng cân đối kế toán thoả mãn phương trình cơ bản.
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo bảng cân đối kế toán còn có phần tài sản ngoài bảng.
+ Phần tài sản ngoài bảng: Phản ánh tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sng không thể phản ánh trong bảng cân đối kế toán.
Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán là các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản loại 0,1,2,3,4 và bảng cân đối kế toán kỳ trước.
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh chính và hoạt động khác tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
Phần 1: Lãi - Lỗ: phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang, số còn phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối lỳ báo cáo.
Phần III. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ, được miễn giảm, được hoàn lại: phản ánh số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, đã khấu trừ, và còn được khấu trừ ở cuối kỳ số thuế giá trị gia tăng được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại cuối kỳ.
Số thuế giá trị gia tăng được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm.
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ thanh toán có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán và dự đoán được bằng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp.
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ đồng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi trả lương, nộp thuế, chi trả lãi tiền vay...
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư phản ánh toàn bộ đồng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của đã nộp. Các khoản thu chi tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các Công ty khác, thu lại về phần đầu tư. các khoản chi tiền mặt như mua tài sản chứng khoán đầu tư của các doanh nghiệp.
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ đồng tiền thu chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ làm tăng giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn góp liên doanh, phát hành trái phiếu...
+ Có 2 phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác nhau thì tuân theo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau.
d) Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận lập thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập để giải thích bổ sung thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà báo cáo tài chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.
Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các sổ kế toán kỳ trước báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ trước báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước.
1.2.3.2. Công cụ phân tích
Để có được những thông tin đầy đủ chính xác cho người sử dụng thì phân tích tài chính cần phải tổ chức thực hiện theo một quy trình hoàn thiện với nguồn thông tin đầy đủ, phương pháp và nội dung phân tích khoa học
Quy trình phân tích tài chính có thể thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị cho công tác phân tích.
Xác định mục tiêu kế hoạch phát triển, từ đó lập ra các kế hoạch chi tiết về nguồn thông tin sử dụng, tiến hành phát triển, chất lượng nhân sự phục vụ cho công tác phân tích tài chính, phân công công việc.
- Lập kế hoạch phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình phát triển.
- Lựa chọn các phương pháp và nội dung phát triển nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.
Bước 2 . Thu thập thông tin.
Căn cứ vào mục đích của công tác phân tích tài chính, nhà phân tích sẽ lựa chọn những nguồn tin phù hợp.
Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau: Từ thông tin ngoài doanh nghiệp đến thông tin nội bộ, thông tin về kế toán, thông tin về quản lý… Những thông tin đó rất cần thiết, đều giúp được cho các nhà phát triển để đưa ra kết luận chính xác.
Nhưng để đánh giá một cách cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp thì thông tin khách quan trong nội bộ doanh nghiệp là thông tin quan trọng nhất đặc biệt là thông tin từ báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Vì vậy tất cả các nhà phân tích tài chính luôn chú trọng vào việc thu nhập đầy đủ chính xác các thông tin khách quan trong nội bộ khách quan doanh nghiệp.
Bước 3. Xử lý thông tin.
Đây là bước tiếp theo sau quá trình thu thập thông tin, bằng các công cụ phương pháp các nhà phân tích sẽ tiến hành nghiên cứu, xử lý thị trường đã thu thập được nhằm để so sánh, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả thu được và xu hướng vận động.
Tuy nhiên, các đối tượng tài chính mà ta cần nghiên cứu, phân tích luôn luôn biến động vì vậy phân tích tài chính không chỉ đơn thuần là việc tổng hợp và sắp xếp số liệu mà các nhà phân tích tài chính cần phải đặt một đống tượng tài chính này trong mối quan hệ biện chứng với các đối tượng khác và trong mối liên hệ với các tài chính các định mức tài chính va kinh tế.
Bước 4. Báo cáo kết quả phân tích.
Đây là bước cuối cùng trong quy trình phân tích tài chính. Các nhà phân tích dựa vào kết quả thu được ở bước trên để đưa ra nhận xét đánh giá về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua đó để đưa ra được hoạt động trong thời gian t