Phân tích, thiết kế diễn đàn trao đổi thễng tin trấn mạng

Trong thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhu cầu trao đổi thông tin trên Internet ngày càng nhiều và không thể thiếu được. Với những ứng dụng to lớn của Internet, chúng em xin mạnh dạn xây dựng đồ án: ” PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI THễNG TIN TRấN MẠNG” của trường ĐHBK-HN nhằm mục đích giúp các bạn học sinh , sinh viên khoa cơ khí có thể trao đổi thông tin về học tập, khoa học kỹ thuật, thể thao, giải trí . Nội dung đồ án bao gồm 9 chương, trong đó: - Chương 1: Giới thiệu chung về mạng - Chương 2: Mô hình mạng chuẩn OSI - Chương 3: Mạng máy tính và các dịch vụ trên mạng - Chương 4: Giới thiệu win2k - Chương 5: Tổng quan về ngôn ngữ HTML - Chương 6: Các yêu cầu khi Thiết kế Website diễn đàn trao đổi thông tin khoa cơ khí. - Chương 7: Làm web với Frontpage - Chương 8: Xây dựng diễn đàn trao đổi thông tin khoa cơ khí ĐHBKHN

doc125 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích, thiết kế diễn đàn trao đổi thễng tin trấn mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhu cầu trao đổi thông tin trên Internet ngày càng nhiều và không thể thiếu được. Với những ứng dụng to lớn của Internet, chúng em xin mạnh dạn xây dựng đồ án: ” PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI THễNG TIN TRấN MẠNG” của trường ĐHBK-HN nhằm mục đích giúp các bạn học sinh , sinh viên khoa cơ khí có thể trao đổi thông tin về học tập, khoa học kỹ thuật, thể thao, giải trí …. Nội dung đồ án bao gồm 9 chương, trong đó: - Chương 1: Giới thiệu chung về mạng - Chương 2: Mô hình mạng chuẩn OSI - Chương 3: Mạng máy tính và các dịch vụ trên mạng - Chương 4: Giới thiệu win2k - Chương 5: Tổng quan về ngôn ngữ HTML - Chương 6: Các yêu cầu khi Thiết kế Website diễn đàn trao đổi thông tin khoa cơ khí. - Chương 7: Làm web với Frontpage - Chương 8: Xây dựng diễn đàn trao đổi thông tin khoa cơ khí đhbkhn MụC LụC Phần I: Lý thuyết chung 16 Chương I : Giới thiệu chung 16 I.Giới thiệu chung về mạng II. Khái niệm mạng máy tính Chương II : Mô hình mạng chuẩn OSI 18 Chương III: Mạng máy tính và các dịch vụ trên mạng 21 I. Các loại mạng 1 Mạng cục bộ LAN 2 Mạng đô thị MAN 3Mạng diện rộng 4 WAN xí nghiệp II. Phân loại mạng theo kỹ thuật chuyển mạch (switching). 1. Mạng chuyển mạch kênh (circuit-switched networks): 2. Mạng chuyển mạch thông báo (message – switched networks): 3. Mạng chuyển mạch gói (packet – switched networks) III. Phân loại mạng theo cấu hình 1. Mạng bus 2. Mạng Star 3. Mạng Ring 4. Mạng Starbus 5. Staring IV.Các dịch vụ trên Internet 1 Client 2 Server 3 Client và Server * Các dịch vụ: 1. Thư điện tử 2. Các dịch vụ về tập tin 3. Các dịch vụ in 4. Dịch vụ thư mục 5. Các dịch vụ ứng dụng 6. Các dịch vụ cơ sở dữ liệu 7. Giao thức TELNET 8. Dịch vụ FTP 9. Dịch vụ truyền tập tin TFTP 10.Dịch vụ NFS 11.Dịch vụ DNS 12.Dịch vụ thư tín sử dụng SMTP 13.Dịch vụ POP3 14.Dịch vụ MIME V.Các phương pháp truy cập 1.Phương pháp truy cập tranh chấp 2. Phương pháp truy cập truyền thẻ bài 3. Phương pháp truy cập dò báo VI. Giao thức TCP/IP VII. Cấu trúc phân lớp trong TCP/IP 1.Lớp truy nhập mạng 2.Lớp liên mạng 3.Lớp vận chuyển 4.Lớp ứng dụng Chương IV: Giới thiệu win2k 49 I- Giới thiệu win2k II- Những Mục Tiêu Của Microsoft Khi Xây Dựng Win2K III- Win2K Thích Hợp Cho Doanh Nghiệp Lớn IV- Cài Đặt Windows 2000 Server 1. Dự trù và chuẩn bị 2. Yêu cầu phần cứng Phần II: phân tích thiết kế diễn đàn trao đổi thông tin 47 Chương V: Tổng quan về ngôn ngữ HTML 47 I- Khái niệm HTML là gì? II- Phạm vi sử dụng của HTML III- Cấu trúc của ngôn ngữ HTML IV- Giới thiệu HTTP V- Thiết kế Web với các công cụ tạo HTML 55 1. Khái niệm về Web. 2. Các công cụ thiết kế Web. VI. Bắt đầu xây dựng trang Web 1. Bắt đầu trang web. 2. Tạo nền. VII. Định dạng văn bản. VIII. Tạo ảnh web. 1. Định dạng. 2. Màu sắc. 3. Tính trong suốt: 4. Tốc độ. 5. Hoạt cảnh. 6. Chèn ảnh vào trang 7. Đưa ra chú thích 8. Chỉ thị kích cỡ để hiển thị ảnh nhanh hơn 9. Dàn văn bản quanh ảnh 10. Bổ sung khoảng trống xung quanh ảnh. 11. Chia tỷ lệ ảnh. 12. Dóng ảnh. 13.Sử dụng Banner. 14. Bổ sung dòng kẻ ngang. IX- Bố cục trang. 1. Để thiết đặt màu nền. 2. Sử dụng ảnh nền. 3. Đặt một phần tử vào giữa trang. 4. Chỉ định lề trang. 5. Tạo ngắt dòng. 6. Kết hợp các dòng với nhau. 7. Tạo ngắt dòng theo ý muốn. 8. Chỉ định khoảng trống giữa các đoạn văn. 9. Tạo thụt lề. 10. Tạo thụt lề theo danh sách. 11. Đặt cụm từ vào ngoặc kép. 12. Tạo cột 13. Sử dụng văn bản đã định dạng. X. Kết nối 1. Tạo kết nối tới trang web khác 2. Tạo kết nối ANCHOR 3. Kết nối tới một ANCHOR riêng biệt. 4. Mở kết nối trong một cửa sổ riêng. 5. Thiết lập Talet mặc định. 6. Tạo các kết nối khác. 7. Tạo tổ hợp phím tắt cho kết nối 8. Thiết lập thứ tự Tab cho các kết nối 9. Sử dụng ảnh để tạo nhãn cho kết nối. 10. Thay đổi màu cho kết nối. XI- Danh sách. 1. Tạo danh sách có thứ tự. 2. Tạo danh sách không có thứ tự. 3. Tạo danh sách định nghĩa 4. Tạo các danh sách lồng nhau. XII- Bảng 1. Sắp xếp trang 2. Tạo bảng đơn giản 3. Bổ sung đường viền 4. Thay đổi màu đường viền 5. Thiết lập độ rộng 6. Đặt bảng vào giữa trang 7. Dàn văn bản xung quanh bảng 8. Bổ xung khoảng trống xung quanh bảng XIII- Khung 1. Tạo sơ đồ khung đơn giản 2. Tạo các khung thành cột. 3. Tạo khung thành những hàng cột 4. Điều chỉnh lề của khung 5. Điều chỉnh màu đường viền Chương VI: Các yêu cầu khi Thiết kế Website diễn đàn trao đổi thông tin khoa cơ khí. 78 I- Mục đích của Web site II - Những yêu cầu cần thiết khi thiết kế trang Web giới thiệu khoa cơ khí. 1. Phần cứng: 2. Phần mềm 2.1- Hệ điều hành 2.2- Các phần mềm thiết kế Web 2.3- Web Server và Web Browser 2.4- Các phần mềm hỗ trợ thiết kế web. 3- Quản trị trang web 3.1- Quản trị tập trung. 3.2- Quản trị web phân tán. 4) Những điểm cần chú ý khi thiết kế trang Web giới thiệu khoa cơ khí. 4.1- Đầy dủ 4.2- Khoa học 4.3- Đa dạng, phong phú, linh hoạt 4.4- Sinh động 4.5- Khả năng tương tác 4.6- Mỹ thuật 4.7- Quan tâm đến thị hiếu người dùng. Chương ViI. Làm web với Frontpage 88 I - Khi tạo web trong frontpage cần đi theo các bước sau II- Tạo một web. 1- Choose the kind of frontpage web to create 2- Choose a title for your frontpage web III- Sử dụng frontpage editor. 1. Tạo và lưu một trang web. 2. Định dạng nội dung trang web. 2.1- Font, cỡ chữ, thuộc tính, mầu. 2.2- Dóng hàng cho đoạn văn. 2.3- Sang sửa các nút và số. 2.4- Định khoảng cách giữa các dòng văn bản. 2.5- Thiết lập thuộc tính cho trang Web. 2.6- Thiết lập màu nền cho trang web. 2.7- Trang trí nền trang Web bằng hình ảnh 2.8- Âm thanh nền: 3. Đồ hoạ trong Font Page 3.1- Định dạng JPEG 3.2- Quét ảnh. 3.3- Nhận ảnh từ Clip art 3.4- Nhập ảnh từ thiết bị cục bộ 4. Tạo bo viền và đặt vùng đệm cho ảnh 5. Tạo nhãn cho ảnh 6. Các thao tác định dạng ảnh trong Font Page 6.1- Thay đổi kích thước, hình dạng và cắt xén hình ảnh. 6.2- Lật xoay hình ảnh 6.3- Tạo các hiệu ứng 6.4- Dàn văn bản lên trên hình ảnh IV- Sử dụng bảng trong thiết kế web. 1. Tạo bảng. 2. Định dạng bảng. 3. Tạo Tiêu đề cho bảng. 4. Định dạng các ô trong bảng. 5. Chèn cột và hàng vào bảng. V- Siêu liên kết - Hyperlink. 1. Địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối. 2. Phối hợp mầu cho văn bản siêu liên kết. 3. Đánh dấu trang – Bookmark. 3.1- Tạo một bookmark 3.2- Xoá một bookmark. 3.3- Tạo siêu liên kết với bookmark. 3.4- Tạo mới một trang web từ một siêu liên kết. 3.5- Liên kết tới một trang trong web. 3.6- Tạo siêu liên kết tới một địa chỉ world wide web. 3.7- Tạo hình ảnh siêu liên kết. 3.8- Tạo một image map. VI. Thiết kết form. 1. Nút kênh - radio button. 2. Hộp đánh dấu - check box. 3. Drop - Down menu. 4. One - line text box. 5. Hộp cuốn - Scrolling text box ( như one line text box ) 6. sử dụng nút style trong các form. Chương VIII . Xây dựng diễn đàn trao đổi thông tin khoa cơ khí - đhbkhn 109 Phân tích hệ thống 1.Mục đích: 2. Phân tích một số modun chính 2.1- Ngôn ngữ lập trình : 2.2- Xây dựng một số mođun chính: II. Thiết kế: 1. Ngôn ngữ lập trình 2. Cơ sở dữ liệu 3. Môi trường hoạt động 4. Xây dựng các mô đun III. Cài đặt và chạy thử: 1. Yêu cầu máy chủ: 2. Các phần mềm 3. Các bước cài đặt : 3.1- Cài đặt winNT2000,XP 3.2- Apache 3.3- Php 3.4- Cài đặt MySQL 4. Chạy thử: Lời kết Phần I: Lý THUYếT CHUNG Chương I : giới thiệu chung I. Giới thiệu chung về mạng - Vào những năm 1980 máy tính để bàn đã nổi lên như một phương án thay thế rẻ tiền cho các máy tính lớn đắt giá. Mỗi máy tính để làm đều có khả năng thích hợp mọi thiết bị ngoại vi và phần mềm để hoàn thành một số công việc cụ thể, song việc truyền giao dữ liệu giữa các hệ thống đòi hỏi phải có sự can thiệp chủ lực của con người thông qua các đĩa mềm. - Với đà phát triển của công nghệ máy tính, các quản trị viên PC, các chuyên viên tiếp thị, người dùng và thiết kế viên bắt đầu thấy rõ các ưu điểm của việc dùng chung dữ liệu và phần cứng giữa một nhóm PC tuy nhiên riêng lẻ không mang lại tính hợp tác. Các hệ điều hành mạng PC đầu tiên như Novell Netware và Microsoft LAN Manager đã được thiết kế dưới dạng các trình cài đặt thêm vào các hệ điều hành vi tính. Giờ đây dòng hệ điều hành PC mới như Microsoft Windows 95/98 và Windows NT đã gộp một hệ tích hợp đầy đủ các dịch vụ mạng. Việc tích hợp các dịch vụ mạng vào trong các hệ điều hành vi tính và sự bùng nổ của mạng toàn cầu Internet đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi người “giao kết” các mạng đã trở thành một phương tiện truyền bá thông tin. II- Khái niệm mạng Mạng (Network) là một nhóm các hệ máy tính tương kết (Interconneeted) chia sẻ các dich vụ tương tác thông qua một tuyến nối kết truyền thông dùng chung. Do đó yêu cầu của một mạng là hai hay nhiều cá nhân có một nội dung nào đó muốn cùng nhau chia sẻ. Một cá nhân khác lại phải có khả năng chia sẻ, tiếp nhận nội dung đó. Các hệ thống riêng lẻ phải giao kết với nhau thông qua một lộ trình vật lý có tên vận tải truyền (Transmission medirem). Mọi hệ thống trên lộ trình vật lý này phải tuân theo một loạt các quy tắc truyền thông chung thì dữ liệu mới đến được đích chung đã định và do đó các hệ thống gửi và nhận mới hiểu nhau. Các quy tắc điều hành tiến trình truyền thông máy tính được gọi là giao thức (Protocols). Có một đường truyền chưa hẳn đã tạo được phiên truyền khi hai thực thể truyền thông, chúng không hẳn đã trao đổi dữ liệu thay vì thế chúng phải hiểu rõ dữ liệu nhận của nhau. Mục tiêu của việc hoà mạng máy tính không nhất thiết là để trao đổi dữ liệu song là để có thể hiểu nhau và sử dụng dữ liệu nhận được. Chương II- Mô hình OSI Các tầng : Tầng ứng dụng ( application ) Tầng trình diễn ( Presentation ) Tầng Phiên ( Session ) Tầng điều vận ( transport ) Tầng mạng ( Network ) Tầng Liên kết dữ liệu ( Data link ) Tầng vật lý ( physical link ) Hình 1: Cấu trúc của mô hình OSI Các tầng trên thực hiện các chức năng như sau: Tầng nối vật lý (physical link level): Tầng này bảo đảm các công việc sau: + Lập, cắt cuộc nối + Truyền tin dạng bit qua kênh vật lý + Có thể có nhiều kênh Tầng liên kết dữ liệu (data link level) Tầng bảo đảm việc biến đổi các tin dạng bit nhận được từ lớp dưới (lớp vật lý) sang khung số liệu, thông báo cho hệ phát kết quả thu được sao cho các thông tin truyền lên cho mức 3 không có lỗi. Các thông tin truyền ở mức 1 có thể làm hỏng các khung số liệu (frameerror). Phần mềm mức 2 sẽ thông báo cho mức 1 truyền lại các thông tin bị mất/lỗi. Đồng bộ các hệ có tốc độ xử lý tính khác nhau, một trong những phương pháp hay sử dụng là dùng bộ đệm trung gian để lưu giữ số liệu nhận được. Độ lớn của bộ đếm này phụ thuộc vào tương quan xử lý của các hệ thu và phát. Trong trường hợp đường truyền song song công toàn phần, tầng datalink phải đảm bảo việc quản lý các thông tin trạng thái. Tầng mạng (Network level) Tầng mạng có thể gọi là tầng liên lạc mạng (communication subnet lager). Theo dõi toàn bộ của subnet, các thông tin này được tổ chức thành gói dữ liệu (packets) chứa đầy địa chỉ gốc (source) và địa chỉ đích (destination) - Số lượng các gói dữ liệu truyền trên các kênh khác nhau của mạng thông tin máy tính phụ thuộc vào lưu lượng thông tin trên các đường truyền - Tầng mạng đảm bảo tìm đường tối ưu cho các gói dữ liệu bằng các giao thức chọn đường trên các thiết bị định tuyến (router). Tầng mạng kiểm soát thông tin trong mạng để quyết định số lượng gói vận chuyển tránh trường hợp có quá nhiều gói dữ liệu trên subnet gây ra tắc nghẽn . Tầng giao vận (transport level) Tầng này thực hiện các chức năng nhận thông tin từ lớp phiên (session) chia thành các gói nhỏ hơn và truyền xuống lớp dưới. Chuyển lên phục hồi ngược lại cách chia của hệ phát. Yêu cầu nối xuất phát từ tầng 5 (session), trong trường hợp hệ thống yêu cầu chuyển nhanh thông tin, tầng điều vận sẽ thiết lập nhiều cuộc nối để tăng lưu lượng thông tin trên mạng. Hoặc hệ thốngcó thể dùng chung cuộc nối cho các thông tin khác nhau. Cơ chế để kiểm soát dòng thông tin để đồng bộ tốc độ xử lý giữa các hệ. Tầng phiên (session) Cuộc nối giữa hai người dùng gọi là phiên. Giao diện giữa người sử dụng, người sử dụng thiết lập, quản lý đối thoại, kết thúc cuộc nối cho phép người sử dụng thâm nhập vào hệ xa, vận chuyển file giữa các hệ trong trường hợp các đường truyền không thông hoặc chưa vận chuyển hết thông tin cho hệ ở xa được, tầng phiên sẽ đảm bảo không hoặc chưa chuyển giao các thông tin đó cho hệ xa. Tầng thể hiện (Presentation level) Chứa các thư viện các yêu cầu của người dùng, thư viện diện tích. Thí dụ thay đổi dạng thể hiện của các file, nén file... Tầng ứng dụng (Application level) Tầng ứng dụng cho phép người sử dụng khai thác các tài nguyên trong mạng tương tự như tài nguyên tại chỗ (hệ thống mạng trong suốt đối với ngươì dùng) user transpasent . CHƯƠNG III: MạNG MáY TíNH Và CáC DịCH Vụ TRÊN MạNG các loại mạng Các mạng xuất hiện với đủ mọi hình thức và kích cỡ. Các điều hành viên thường phân loại các mạng theo quy mô địa lý các mạng có quy mô tương tự sẽ có nhiều đặc tính tương tự. 1. Mạng cục bộ LAN (Local area Networks) Lan là một nhóm máy tính và các thiết bị truyền thông mạng được tương kết trong một khu vực địa lý giới hạn như nhà cao ốc hay khu sở tại. LAN có xu hướng xây dựng cho nó một kiểu vận tải (hệ đấu cáp) LAN thường có các đặc tính sau: - Chuyển giao dữ liệu với tốc độ nhanh - Tương đối trôi chảy - Tồn tại trong một khu vực địa lý giới hạn - Công nghệ tương đối rẻ tiền 2. Mạng đô thị MAN (Metropolitanarea Network) Giới hạn của MAN là khu vực cấp thành phố MAN có thể tương kết có các mạng cục bộ sử dụng các kiểu phàan cứng và vật tải truyền thông khác nhau. MAN có các đặc tính sau: - Chuyển giao dữ liệu với tốc độ nhanh - Tương đối trôi chảy - Tồn tại trong một khu vực địa lý giới hạn - Có thể tương kết nhiều LAN - Công nghệ tương đối đắt tiền 3. Mạng diện rộng WAN (Wide area Network) WAN tương kết các MAN hoặc LAN. Một WAN có thể trải rộng trên toàn quốc gia hay một tiểu bang có thể tương kết khắp toàn thế giơí. WAN có các đặc tính sau: - Chuyển giao dữ liệu với tốc độ nhanh - Tương đối trôi chảy - Tồn tại trong một khu vực không hạn chế Tuy nhiên : + Dễ bị trục tải bởi các khoảng cách truyền dữ liệu xa + Có thể tương kết nhiều LAN hoặc MAN + Công nghệ đắt tiền Mạng WAN có thể phân thành 2 phạm trù WAN xí nghiệp và WAN toàn cầu. 4. WAN xí nghiệp (Enterprise WAN): - Là WAN giao kết các tài nguyên máy tính ở cách xa nhau của một tổ chức. Một tổ chức có một hoạt động máy tính tại vài khu làm việc cách xa nhau, có thể dùng WAN xí nghiệp để tương kết các khu làm việc đó. WAN xí nghiệp có thể dùng phối hợp các dich vụ mạng tư lẫn thương mại song chỉ chuyên trách các nhu cầu của một tổ chức cụ thể. - WAN toàn cầu (Global WAN) tương kết các mạng của một số cong ty hay tổ chức. Internet là một ví dụ về WAN toàn cầu. II. Phân loại mạng theo kỹ thuật chuyển mạch (switching). 1. Mạng chuyển mạch kênh (circuit-switched networks): - Trong trường hợp này, khi có 2 thực thể cần trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ được thiết lập một “kênh” (circuit) cố định và được duy trì cho đến khi một trong hai bên ngắt liên lạc. Các dữ liệu chỉ được truyền theo con đường cố định. - Phương pháp chuyển mạch kênh có hai nhược điểm chính: một là phải tiêu tốn thời gian để thiết lập con đường (kênh) cố định giữa 2 thực thể, và hai là hiệu suất sử dụng đường truyền không cao vì sẽ có lúc kênh bị bỏ không do cả hai bên điều điều hết thông tin cần truyền trong khi các thực thể khác không được phép sử dụng kênh truyền này. - Mạng điện thoại là một ví dụ điển hình của mạng chuyển mạch kênh. 2. Mạng chuyển mạch thông báo (message – switched networks): - Thông báo (message) là một đơn vị thông tin của người sử dụng có khuôn dạng được qui định trước. Mỗi thông báo đều có chứa vùng thông tin điều khiển trong đó chỉ định rõ đích của thông báo. Căn cứ vào thông tin này mà mỗi nút trung gian có thể chuyển thông báo tới nút kế tiếp theo đường dẫn tới đích của nó. Như vậy, mỗi nút cần phảilưu giữ tạm thời để “đọc” thông tin điều khiển trên thông báo để rồi sau đó chuyển tiếp thông báo đi. Tuỳ thuộc vào điều kiện của mạng, các thông báo khác nhau có thể được gửi đitrên các con đường khácnhau. - Phương pháp chuyển mạch thông báo có nhiều ưu điểm so với phương pháp chuyển mạch kênh, cụ thể là: + Hiệu suất sử dụng đường truyền cao vì không chiếm dụng độc quyền mà được phân chia giữa nhiều thực thể. + Mỗi nút mạng (hay nút chuyển mạch thông báo) có thể lưu trữ thông báo cho tới khi kênh truyền rỗi mới gửi thông báo đI, do đó giảm được tình trạng tắc nghẽn (congestion) mạng. + Có thể điều khiển việc truyền tin bằng cách sắp xếp độ ưu tiên cho các thông báo. + Có thể tăng hiệu suất sử dụng giải thông của mạng bằng cách gán địa chỉ quảng bá (broadcast addressing) để gửi thông báo đồng thời nhiều đích. - Nhược điểm chủ yếu của phương pháp chuyển mạch thông báo là không hạn chế kích thước của các thông báo, có thể dẫn đến phí tổn lưu trữ tạm thời cao và ảnh hưởng đến thời gian đáp (response time) và chất lượng truyền đi. Mạng chuyển mạch thông báo thích hợp với các dịch vụ thông tin kiểu thư điện tử. 3. Mạng chuyển mạch gói (packet – switched networks): - Trong trường hợp này mỗi thông báo được chia thành nhiều thành phần nhỏ hơn gọi là các gói tin (packet) có khuôn dạng qui định trước. Mỗi gói tin cũng có chứa các thông tin điều khiển, trong đó có địa chỉ nguồn (người gửi) và địa chỉ đích (người nhận) của gói tin. Các gói tin thuộc về một thông báo nào đó có thể gửi đI qua mạng để đến đích bằng nhiều con đường khác nhau. - Vấn đề khó khăn nhất của mạng loại này là việc tập hợp các gói tin để tạo lại thông báo ban đầu của người sử dụng, đặc biệt trong trường hợp các gói tin được truyền theo nhiều đường khác nhau. Cần phải cài đặt cơ chế “đánh dấu” gói tin và phục hồi gói tin bị thất lạc hoặc truyền bị lỗi cho các nút mạng. - Do có ưu điểm mềm dẻo và hiệu suất cao hơn nên hiện nay mạng chuyển mạch gói được dùng phổ biến hơn các mạng chuyển mạch thông báo. Việc tích hợp cả hai kỹ thuật chuyển mạch (kênh và gói) trong một mạng thống nhất (được gọi là mạng dịch vụ tích hợp số - Intergrated Service Digital Networks – Viết tắc ISDN) đang là một xu hướng phát triển của mạng ngày nay. III. Phân loại mạng theo cấu hình Mạng bus : Cấu hình mạng bus là phương pháp nối mạng vi tính đơn giản và phổ biến nhất. Cấu hình mạng bus bao gồm một dây cáp đơn lẻ nối tất cả các máy tính trong mạng theo một hành Hình 2: Cấu hình mạng BUS Mạng Star : Trong cấu trúc mạng star các máy tính được nối cáp vào một bộ phận được gọi là Hub (tức là đầu nối trung tâm) tín hiệu được truyền đi từ máy tính gửi giữ liệu qua Hub để đến tất cả máy tính trên mạng, cấu hình này bắt nguồn từ thời kỳ đầu, khi việc tính toán dựa trên hệ thông các máy tính nối vào một máy chính trung tâm. Hình 3 : Cấu hình mạng Star đơn giản Mạng Ring : Cấu hình mạng Ring (vòng khép kín) nối các máy tính trên một vòng cáp không có đầu nào bị hở. Tín hiệu truyền đi theo một chiều và đi qua từng máy tính đóng vai trò như một bộ chuyển tiếp, khuyếch đại tín hiệu và gửi nó tới máy khác nên sự hỏng hóc của một máy trong mạng sẽ làm ảnh hưởng đến mạng (ngừng hoạt động). Hình 4 : Cấu hình mạng Ring Mạng Starbus : Starbus là sự kết hợp bus và star. Trong cấu hình của starbus, vài mạng có cấu hình star được nối với các trục cáp chính (bus) . Nếu như một máy tính bị hỏng nó sẽ không gây ảnh hưởng cho các máy tính khác vẫn tiếp tục giao tiếp. Nếu một Hub bị hỏng, toàn bộ máy tính trên Hub đó sẽ không hoạt động, giao tiếp được. Nếu Hub này nối với nhiều Hub khác thì mối liên kết này bị phá vỡ. Hình 5 :Cấu hình mạng Starbus Staring : Cấu hình staring về mặt hình thức khá giống với cấu hình starbus. Cả hai cấu hình biến thể này đều được tập trung vào một Hub có chứa trục cáp thẳng (bus) hoặc cáp khép kín (ring) đích thực các hub trong cấu hình staring được nối theo dạng hình sao