Phân tích thực phẩm - Đề tài Hạt mè

Hạt mè là một loại hạt trong nhóm hạt có dầu. Chất béo trong mè chủ yếu là các chất béo chưa bão hòa, có khả năng bảo vệ tim mạch trước nguy cơ bị tổn thương do lão hóa, đồng thời giúp giảm xơ vữa mạch máu và thiếu máu cơ tim. Trong mè còn chứa hai loại chất xơ đặc biệt là sesamin và sesamolin có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol, bảo vệ gan khỏi nguy cơ bị ô-xy hóa và ngăn ngừa huyết áp cao. Với 400 mg/100 gr thì hạt mè cũng là hạt chứa nhiều phytosterol nhất, với cấu trúc gần với sản phẩm từ động vật, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nhiều nước châu Mỹ đã bổ sung thêm phytosterol vào các sản phẩm như mứt, margarin, mayonnaise, nước xốt trộn salad, yaourt và cả nước ép trái cây. Tuy nhỏ li ti nhưng hạt mè lại có hàm lượng chất xơ không hòa tan rất cao, nên được đưa vào thực đơn cho những bệnh nhân ung thư ruột kết và chế độ ăn giảm cân. Không chỉ là một nguồn bổ sung can-xi tuyệt vời, hạt mè còn rất giàu các chất như mangan, đồng, ma-giê, sắt, phốt-pho, vitamin B1, kẽm, vitamin E, protein tốt và chất xơ. Magie có trong mè, có tác dụng giãn cơ, giúp ngăn ngừa sự co thắt đường hô hấp.

docx66 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thực phẩm - Đề tài Hạt mè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH THỰC PHẨM ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN : HẠT MÈ TP. HỒ CHÍ MINH 05/05/2014 BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ thực phẩm trường đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu trong một môi trường học tập khoa học, giúp cho em có những kiến thức cơ bản và vững vàng . Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô Phan Thị Xuân– cô là những người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình hoàn thành đồ án môn học phân tích thực phẩm này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và tập thể lớp 02DHDB1 những người luôn đứng sau giúp đỡ, chia sẻ với em những khó khăn và thuận lợi trong suốt thời gian qua. Đề tài đồ án của em là “ Hạt mè ”, đây là một đề tài nói về hạt mè với các chỉ tiêu chất lượng cần phải được kiểm tra với những phương pháp kiểm tra phù hợp.Đây cũng là đề tài đầu tiêu mà em thực hiện nên không tránh khỏi những thiếu sót . Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để đồ án môn học của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kiều My NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ««« --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2014 DANH MỤC VIẾT TẮT Acid béo bão hòa (SFAs ) Acid béo tự do (FFAs)  Cột miễn nhiễm (IA) Dung dịch đệm phosphat (PBS) Hàm lượng nước (w) Hạt mè (S2*) Hệ số điều chỉnh (Fc) Hiệp hội các nhà hóa học nông nghiệp chính thức (AOAC: Association of Official Agricultural Chemists) Khối lượng (m) Khối phổ ion hóa (MS) Phép đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) Phương pháp khai thác chất lỏng siêu tới hạn( SFE) Polytetraflo- etylen (PTFE) Sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) Sự phân rã cảm ứng tự do (FID) Trường điện từ xoay chiều ở dạng xung có năng lượng kích hoạt (RF) DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tên khoa học của loài cây có dầu cũng như tên gọi tương ứng của nguyên liệu và dầu Bảng 1.2 Thành phần hóa học hạt mè Bảng 1.3 Dữ liệu dinh dưỡng – Hạt mè đã xử lý nhiệt so với hạt mè nguyên liệu Bảng 1.4 Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng các acid amin có trong bột mè và trong thịt. Bảng 1.5 Thành phần acid béo trong hạt mè Bảng 2.1 Khối lượng tối thiểu của mẫu thử Bảng 2.2 Cỡ hạt yêu cầu Bảng 2.3 – Khối lượng phân tử tương đối và độ hấp thụ phân tử của aflatoxin B1, B2, G1 và G2 (Hỗn hợp của toluen và axetonitril 98 + 2) Bảng 2.4 – Chuẩn bị các dung dịch chuẩn DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Hạt mè Hình 1.2 Cây mè Hình 1.3 Dầu mè Hình 2.1 Quang phổ của tiêu chuẩn tham khảo aflatoxin B1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Hạt mè là một loại hạt trong nhóm hạt có dầu. Chất béo trong mè chủ yếu là các chất béo chưa bão hòa, có khả năng bảo vệ tim mạch trước nguy cơ bị tổn thương do lão hóa, đồng thời giúp giảm xơ vữa mạch máu và thiếu máu cơ tim. Trong mè còn chứa hai loại chất xơ đặc biệt là sesamin và sesamolin có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol, bảo vệ gan khỏi nguy cơ bị ô-xy hóa và ngăn ngừa huyết áp cao. Với 400 mg/100 gr thì hạt mè cũng là hạt chứa nhiều phytosterol nhất, với cấu trúc gần với sản phẩm từ động vật, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nhiều nước châu Mỹ đã bổ sung thêm phytosterol vào các sản phẩm như mứt, margarin, mayonnaise, nước xốt trộn salad, yaourt và cả nước ép trái cây. Tuy nhỏ li ti nhưng hạt mè lại có hàm lượng chất xơ không hòa tan rất cao, nên được đưa vào thực đơn cho những bệnh nhân ung thư ruột kết và chế độ ăn giảm cân. Không chỉ là một nguồn bổ sung can-xi tuyệt vời, hạt mè còn rất giàu các chất như mangan, đồng, ma-giê, sắt, phốt-pho, vitamin B1, kẽm, vitamin E, protein tốt và chất xơ. Magie có trong mè, có tác dụng giãn cơ, giúp ngăn ngừa sự co thắt đường hô hấp. Hạt mè được sử dụng trong nấu nướng, chế biến các món ăn, làm bánh kẹo cũng như trong các loại thuốc truyền thống do những đặc tính dinh dưỡng, phòng và chữa bệnh. Trong đó ứng dụng chính là hạt mè được dùng để ép lấy dầu. Hạt mè chứa từ 38 đến 50% dầu. Hạt mè dùng làm dầu mè là một loại dầu ăn tốt. Dầu mè (vừng) được xem là loại dầu có nhiều dinh dưỡng, dùng làm gia vị nấu ăn, không chỉ tăng hương vị cho món ăn mà còn tăng giá trị dinh dưỡng ngoài ra còn phòng ngừa được nhiều bệnh tật. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Bên cạnh rất nhiều lợi ích kể trên hạt mè cũng có phần nhược điểm là nằm trong danh sách thực phẩm có thể gây dị ứng da, hệ tiêu hóa và hô hấp.Ngoài ra, nếu bảo quản không tốt, một số mốc có thể phát triển và sinh độc tố nếu có điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (độ ẩm trên 85%, nhiệt độ 30º C).Nếu hạt bị nhiễm mốc A. flavus thì mốc này có thể sinh độc tố aflatoxin gây nguy hiểm cho con người và động vật. Vì vậy, việc kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng trong hạt mè rất quan trọng và cần thiết.Nên với đề tài này em đã tìm hiểu về hạt mè cùng với các phương pháp xác định chỉ tiêu chất lượng của nó. Trong quá trình tìm hiểu đề tài không tránh khỏi những sai sót vì đây lần đầu em làm một bài đồ án em rất mong nhận được sự góp  ý kiến của cô, em xin chân thành cảm ơn!   Tp. Hồ Chí minh ngày 5 tháng 5 năm 2014. CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HẠT MÈ 1.1 Đặc điểm chung 1.1.1 Tổng quan nguồn gốc Vừng là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè, tên khoa học là Sesamum indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân. Vừng hay mè ( danh Pháp khoa học: Sesamum indicum L.) là một loại cây ra hoa thuộc chi Vừng (sesamum, họ vừng (Pedaliaceae)[13].Hạt mè là hạt song tử diệp (Hình 1.1).Cấu tạo hạt có nội phôi nhủ.Hạt mè nhỏ thường có hình trứng hơi dẹp trọng lượng 1000 hạt từ 2 - 4 g. Vỏ láng hoặc nhăn màu đen, trắng, vàng, nâu đỏ hay xám, cũng có hạt màu xám nâu, xanh olive và nâu đậm. Hạt mè tương đối mảnh và chứa rất nhiều dầu, do đó, dễ mất sức nảy mầm sau khi thu hoạch. Hình 1.1 Hạt mè Cây mè được trồng phổ biến ở nước ta và các nước nhiệt đới, sản lượng lớn nhất là ở Ấn Độ với các giống có màu sắc, vỏ hạt khác nhau( Hình 1.2). Đây là một cây được thuần hóa ở các vùng nhiệt đới khắp thế giới và được trồng để lấy hạt ăn do hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao. Hạt mè có từ cây mè là một cây cao cỡ 1-1,5m. Lá đơn và kép 3 lá phụ, có lông, hoa vàng nhạt, nang có khía, hạt nhỏ. Hình 1.2 Cây mè Bảng 1.1 Tên khoa học của loài cây có dầu cũng như tên gọi tương ứng của nguyên liệu và dầu [3] STT Tên khoa học Tên nguyên liệu Tên của dầu S2* Sesamum indicum L. E) Sesame (seeds) V) Vừng (hạt) E) Sesameseeds oil Sesame oil V) Dầu hạt vừng Dầu vừng * Thuật ngữ được xây dựng bởi ISTA 1.1.2 Phân loại Trên thế giới, mè được trồng là Sesamun indicum Linn.có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 26, ngoài ra còn có S. Capennsen, S. alanum, S. chenkii, S. laniniatum có 2n = 64. Mè có nhiều giống và nhiều dòng, khác nhau về thời gian sinh trưởng, màu sắc của hạt và dạng cây. Một giả thuyết cho rằng có một đoàn du khảo của Liên Xô đi khắp thế giới đã thu được 500 mẫu, chia ra 111 dạng khác nhau nhưng nói chung hiện nay phân loại mè dựa vào một số đặc tính thực vật như sau: Thời gian sinh trưởng: phân loại giống có thời gian sinh trưởng dài ngày (trên 100 ngày) hoặc giống sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Cách phân loại này rất quan trọng khi chọn giống để luân canh với cây trồng khác như lúa, bắp, đậu, khoai... Số khía trên trái mè: phân loại các giống mè bốn khía, sáu khía, tám khía, phân loại naöy dùng để chọn cỡ hạt nhỏ lại. Trái bị nứt khi thu hoạch hay không bị nứt: phân loại này giúp cho việc thu hoạch được đồng loạt hay không vì những giống không nứt trái khi thu hoạch không bị nứt hạt. Màu hạt: đây là cách phân loại phổ biến nhất. Phân biệt hai loại mè: Mè đen (Sesamun indicum L.) và mè vàng (Sesamun orientalis L.) Mè đen cho màu có phẩm chất tốt và hàm lượng dầu cao hơn mè trắng (nhất là mè đen một vỏ), mè đen có giá trị xuất khẩu cao hơn mè trắng. Vỏ hạt phân biệt mè một vỏ với mè hai vỏ, vì mè một vỏ cho dầu cao hơn mè hai vỏ. Ngoài các cách phân loại trên, người ta còn phân loại mè theo thời vụ trồng, số hoa ở nách lá, sự phân cành trên thân. 1.2 Giá trị dinh dưỡng Là một loại hạt có dầu nên chứa hàm lượng lipid cao, ngoài ra còn chứa các protein, chất khoáng chủ yếu là sắt và vitamin chủ yếu là vitamin PP( bảng 1.2),( bảng 1.3) Bảng 1.2 Thành phần hóa học hạt mè [15] Thành phần Tỷ lệ (%) Dầu 44 – 52,5 Protein 18 – 23,5 Carbohydrate 13,5 Nước 5,2- 6 Chất khoáng 5,3 (Johnson, Suleiman & Lucas, 1979 ; Kahyaoglu & Kaya, 2006) Bảng 1.3 Dữ liệu dinh dưỡng – Hạt mè đã xử lý nhiệt so với hạt mè nguyên liệu[14] Thành phần Nhân hạt mè, đã xử lý nhiệt Giá trị dinh dưỡng 100g Nhân hạt mè, nguyên liệu thô Giá trị dinh dưỡng 100g Năng lượng 2.372 Kj 2.640 kJ Carbohydrate 26.04 g 11.73 g Đường 0.48 g 0.48 g Chất xơ 16.9 g 11.6 g Chất béo 48.00 g 61.21 g Protein 16.96 g 220.45 g Tryptophan 0.371 g 0.330 g Threonin 0.704 g 0.730 g Isoleucin 0.730 g 0.750 g Leucin 1.299 g 1.500 g Lysine 0.544 g 0.650 g Methionin 0.560 g 0.880 g Cystin 0.342 g 0.440 g Phenylalanin 0.899 g 0.840 g Tyrosin 0.710 g 0.790 g Valin 0.947 g 0.980 g Arginin 2.515 g 3.250 g Histidin 0.499 g 0.550 g Alanin 0.886 g 0.990 g Acid aspartic 1.574 g 2.070 g Acid glutamic 3.782 g 4.600 g Glycin 1.162 g 1.090 g Prolin 0.774 g 1.040 g Serin 0.925 g 1.200 g Nước 5.000 g 3.750 g Vitamin C 0.0 mg ( 0%) 0.0 mg (0%) Canxi 131 mg 60 mg Sắt 7.78 mg 6.4 mg Magie 346 mg 345 mg Phospho 774 mg 667 mg Kali 406 mg 370 mg Natri 39 mg 47 mg Kẽm 7.16 mg 11.16 mg Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA 1.3 Thành phần cơ bản [15] Protein Mè có khoảng 20% protein. Protein của mè nghèo lysine nhưng giàu methionin (bảng 1.4). Nếu so sánh hàm lượng acid amin có trong bột mè và trong thịt, ta thấy các acid amin có trong bột mè gần tương đương với acid amin có trong thịt. Bảng 1.4 Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng các acid amin có trong bột mè và trong thịt Acid amin Bột mè % Thịt % Lysine 2,8 10,0 Triptophan 1,8 1,4 Methionine 3,2 3,2 Phenilatanine 8,0 5,0 Leucine 7,5 8,0 Isoleucine 4,8 6,0 Valine 5,1 5,5 Threonine 4,0 5,0 Lipid Mè gồm mè đen và mè trắng cả hai loại này đều giàu chất béo, nhất là chất béo không no. nhân hạt mè chứa 42¸ 75% dầu, có màu vàng nhạt đến vàng rơm. Dầu mè làm từ mè trắng có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hòa (Bảng 1.5). Tỷ lệ 4:4:1 đạt tiêu chuẩn đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hòa, dầu mè thì ít acid béo bão hòa phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu mè tốt hơn ăn dầu dừa, dầu cọ.Thành phần axit hữu cơ chủ yếu của dầu mè là 2 loại acid béo chưa no tính theo phần trăm tổng acid béo như sau: Axit oleic (C18 H34 O2): 45,3 - 49,4%. Axit linoleic (C18 H32 O2): 37,7 - 41,2%. Còn lại 12- 16% là acid béo bão hòa (SFAs ). Bảng 1.5 Thành phần acid béo trong hạt mè Acid béo Tỷ lệ (%) Oleic 45.3- 49.4 Linoleic 37.7- 41.2 Palmitic 7.8- 9.1 Stearic 3.6- 4.7 Arachidic 0.4- 1.1 Hexadecenoic 0.0- 0.5 Myritic 0.1 Saturated fatty acids 12- 16 Adapted from Weiss, E.A (1983) Các thành phần khác Hạt mè cũng chứa phytosterols hàm lượng tổng là 900- 3000 ppm. Những phytosterols chủ yếu gồm có: β- sitosterol (> 80% tổng phytosterols), campesterol ( khoảng 10 %), và stigmasterol (<5%). Hạt mè giàu mangan, đồng và calcium ( 90mg/l muỗng súp hạt chưa bóc vỏ, 10 mg đã bóc vỏ ) và chứa vitamine B1 (Thiamine) và vitamine E ( chứa chủ yếu là 2 loại: α- tocopherol 50- 373 ppm và γ- tocopherol 90- 390 ppm. Chúng chứa đựng một số chất có khả năng chống oxy hóa như lignans- có khả năng chống ung thư. Chất dinh dưỡng của hạt mè được hấp thụ tốt nếu chúng được nghiền hoặc nghiền thành bột trước khi sử dụng. 1.4 Chỉ tiêu chất lượng [15] Hạt mè đưa vào sản xuất phải chứa 98% hạt mè vàng. Cảm quan : không có lẫn sạn, đá, cát, không có sâu mọt, không vón cục. Độ ẩm : không quá 6%. Tạp chất : không quá 2%. Hàm lượng dầu : tối thiểu 44%. Acid béo tự do (FFAs) : không quá 2% tính theo acid oleic. 1.5 Bảo quản hạt mè [1] Các biện pháp phòng ngừa và diệt trừ sự xâm nhập của côn trùng và bọ ve: có thể chống xâm nhập bằng cách loại bỏ khả năng tiếp cận của côn trùng và bọ ve, bằng cách duy trì môi trường không thuận lợicho quá trình phát triển của chúng, hoặc bằng cách áp dụng các biện pháp xử lý bảo vệ hạt. Các biện pháp kỹ thuật cơ bản để chống xâm nhập là tăng cường vệ sinh (ví dụ loại bỏ tất cả các hạt hỏng cũng như bụi hạt mà côn trùng và bọ ve có thể dựa vào đó để phát triển), xử lý kho rỗng, khống chế môi trường... bằng các biện pháp sau: - Bảo quản hạt ở điều kiện nhiệt độ hoặc độ ẩm thấp hơn mức cần thiết cho quá trình sinh sản của côn trùng, bọ ve (ví dụ bằng cách sấy khô, bảo quản trong kho có thông gió, kho lạnh); - Bảo quản trong kho kín khí hoặc kho dùng khí trơ; - Bảo quản những hạt không chứa côn trùng trong các vật chứa có khả năng chống côn trùng xâm nhập; - Thêm thuốc sâu (ví dụ pyret rin, thuốc phosphat hữu cơ) nhằm xua đuổi hoặc diệt trừ những côn trùng đã lọt vào. Diệt trừ: Thông thường, cần xây dựng một chiến lược tổng thể bao gồm các biện pháp khác nhau.Việc diệt trừ có thể bao gồm công tác tiêu diệt hoặc loại trừ côn trùng, bọ ve - Trong các gian nhà kho rỗng - Trong các phương tiện vận chuyển rỗng - Trong các thùng chứa (kể cả trong bao tải) trước khi đem đựng hạt - Trong hạt Các phương pháp cơ học và vật lý. Hạt có thể được: - Cho qua sàng để loại bỏ côn trùng và bọ ve sống tự do - Xử lý bằng bụi trơ - Sấy (nhưng cần lưu ý một điểm là có sự khác nhau rất nhỏ giữa nhiệt độ cần thiết để diệt côn trùng và nhiệt độ có thể gây hỏng hạt) - Xử lý bằng tia phóng xạ gamma, bằng sóng điện từ cao tần hoặc bằng dòng điện tử cao tốc - Xếp trong các kho kín khí có thể làm côn trùng chết khi hàm lượng oxy trong không khí giảm xuống dưới 2% - Xếp trong môi trường không khí nhân tạo có kiểm tra - Thông gió nhằm giảm nhiệt độ và/hoặc độ ẩm của hạt. 1.6 Ứng dụng của hạt mè trong đời sống và sản xuất thực phẩm [15] Chất béo trong mè chủ yếu là các chất béo chưa bão hòa, có khả năng bảo vệ tim mạch trước nguy cơ bị tổn thương do lão hóa, đồng thời giúp giảm xơ vữa mạch máu và thiếu máu cơ tim. Trong mè còn chứa hai loại chất xơ đặc biệt là sesamin và sesamolin có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol, bảo vệ gan khỏi nguy cơ bị ô-xy hóa và ngăn ngừa huyết áp cao. Ngay cả khi hạt mè không được nghiền nát thì lignan cũng được cơ thể hấp thu và chuyển đổi một cách có hiệu quả. Sesamin, thành phần lignan chính từ mè, có những tính năng vượt trội như hạ cholesterol, hạ huyết áp, ổn định lipid máu. Với 400 mg/100 gr thì hạt mè cũng là hạt chứa nhiều phytosterol nhất, với cấu trúc gần với sản phẩm từ động vật, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Hàm lượng magie trong hạt mè cao cũng giúp giảm và ổn định huyết áp, ngăn chặn những cơn đau tim, đột quỵ. Magie có trong mè, có tác dụng giãn cơ, giúp ngăn ngừa sự co thắt đường hô hấp.Không chỉ là một nguồn bổ sung can-xi tuyệt vời, hạt mè còn rất giàu các chất như mangan, đồng, ma-giê, sắt, phốt-pho, vitamin B1, kẽm, vitamin E, protein tốt và chất xơ. Nhiều nước châu Mỹ đã bổ sung thêm phytosterol vào các sản phẩm như mứt, margarin, mayonnaise, nước xốt trộn salad, yaourt và cả nước ép trái cây. Tuy nhỏ li ti nhưng hạt mè lại có hàm lượng chất xơ không hòa tan rất cao, nên được đưa vào thực đơn cho những bệnh nhân ung thư ruột kết và chế độ ăn giảm cân. Các danh y Hoa Đà (thời Tam Quốc), Tuệ Năng (nhà Minh), và Tuệ Tĩnh (Việt Nam, trong sách Nam dược thần hiệu) đều dùng mè đen để chế biến làm dược liệu chữa bệnh. Thành phần chủ yếu của hạt mè là chất béo, axit béo bão hòa có trong mè là yếu tố mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao, một số khác dùng để chế biến món ăn hoặc làm bánh, kẹoTrong dân gian, còn dùng mè để nấu cháo (nếp với mè) cho người mẹ cho con bú rất tốt. Trong đó ứng dụng đáng kể chính là hạt mè được dùng để ép lấy dầu (Hình 1.3). Dầu mè (vừng) được xem là loại dầu có nhiều dinh dưỡng, phòng ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt là tốt cho sức khỏe tim mạch và nhiều công dụng khác. Hình 1.3 Dầu mè CHƯƠNG 2 : CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG THEO TCVN, AOAC [12][13][16] 2.1 Lấy mẫu [4][7] Nguyên tắc: Sau khi tách riêng các tạp chất có kích thước lớn, nếu cần và chia mẫu phòng thử nghiệm bằng dụng cụ thích hợp để thu được mẫu thử đại diện của mẫu phòng thử nghiệm. Thiết bị, dụng cụ: Sử dụng thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau: Dụng cụ chia mẫu, ví dụ dụng cụ chia mẫu bốn ngăn, bộ chia mẫu hình nón, bộ chia mẫu nhiều rãnh có hệ thống phân phối hoặc dụng cụ chia mẫu và phân phối khác đảm bảo phân bố đồng đều các thành phần của mẫu phòng thử nghiệm trong mẫu thử. Hộp đựng mẫu, có kích thước phù hợp với mẫu thử, có thể đậy kín được. Cách tiến hành Khi nhận được mẫu phòng thử nghiệm, kiểm tra và ghi lại tình trạng của dấu niêm phong và hộp đựng mẫu. Bảo quản mẫu phòng thử nghiệm ở nơi an toàn cách xa nguồn nhiệt và nguồn ẩm cao cho đến khi chuẩn bị mẫu thử. Mở hộp đựng mẫu phòng thử nghiệm cẩn thận, rồi tiến hành ngay theo quy trình dưới đây: Đầu tiên, cân mẫu phòng thử nghiệm rồi tách và cân các tạp chất có kích thước lớn, nếu cần, vì không thể trộn đều các tạp chất. Trộn cẩn thận mẫu phòng thử nghiệm còn lại để thu được mẫu càng đều càng tốt, sau đó dùng dụng cụ chia mẫu phù hợp với bản chất của hạt, giảm mẫu liên tiếp cho đến khi thu được khối lượng tối thiểu theo quy định trong Bảng 2.1. Đối với các hạt không nêu trong Bảng 2.1, khối lượng hạt tối thiểu thu được phải bằng khối lượng tối thiểu của các loài có kích thước tương đương đã được quy định. Nếu phải phân tích mẫu không chứa tạp chất thì tiến hành theo TCVN 8947 (ISO 658). Việc tách các tạp chất trước khi trộn đều và chia mẫu phải được đề cập đến trong phần tính kết quả. Cho mẫu thử thu được vào hộp đựng mẫu khô, sạch rồi đậy kín và dán nhãn. Bảo quản mẫu thử Bảo quản mẫu thử ở nơi an toàn, cách xa nguồn nhiệt và nguồn ẩm cao. Việc phân tích phải được tiến hành trong một khoảng thời gian phù hợp với độ ổn định của mẫu. Bảng 2.1 Khối lượng tối thiểu của mẫu thử Hạt Tên khoa học Khối lượng tối thiểu của mẫu thử cho phép (g) Độ ẩm Tạp chất Dầu Dầu và độ acid Phép phân tích khác Dầu và nước xác định bằng NMR Hạt vừng Sesamum indicum Linnaeus 20 200 100 200 100 200 2.2 Phương pháp thử 2.2.1 Phân loại hạt và xá