Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất tại công ty TNHH Tấn Quốc

Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, ngay từ thời cổ xưa người ta đã thấy sự cần thiết muốn duy trì và phát triển đời sống của mình và xã hội thì phải tiến hành sản xuất những vật dụng, thức ăn đồ mặc, nhà ở như thế nào, muốn sản xuất phải hao phí bao nhiêu sức lao động và phải có những tư liệu sản xuất gì, trong thời gian bao lâu, kết quả sản xuất sẽ phân phối như thế nào v.v... Tất cả những điều đó liên quan đến sản xuất mà con người quan tâm đã đặt ra nhu cầu tất yếu phải thực hiện chức năng quản lí sản xuất. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có xác định phương hướng mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về các nguồn nhân lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh để từ bỏ cơ chế đánh giá đầy đủ mặt mạnh yếu trong quản lý doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Bởi vì giai đoạn sản xuất chính là giai đoạn tạo ra giá trị thặng dư và nó vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó qua phân tích kinh doanh giúp các nhà doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực tế để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về lao động, máy móc,... vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao kết quả sản xuất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh là một trong những hoạt động quan trọng trong nền kinh tế. Có nhiều nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh: các nhân tố về điều kiện tự nhiên, con người, các nhân tố khoa học kỹ thuật, các nhân tố văn hóa, chính trị, xã hội…Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Con người phải thường xuyên điều tra tính toán, cân nhắc, soạn thảo và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu và đồng thời cũng phải thường xuyên đánh giá kết quả công việc, tìm ra những nguyên nhân của những thiếu sót ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh và những tiềm năng chưa sử dụng, đề ra các biện pháp khắc phục thiếu sót, khai thác tiềm năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Chính vì những lẽ đó nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài:"Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất" Để thực hiện đề tài nhóm đã chọn một doanh nghiệp tư nhân thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nội dung phân tích sử dụng các yếu tố sản xuất tại doanh nghiệp bao gồm:  Phân tích tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp  Phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản  Phân tích tình hình cung ứng và sử dụng vật liệu

doc42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4278 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất tại công ty TNHH Tấn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, ngay từ thời cổ xưa người ta đã thấy sự cần thiết muốn duy trì và phát triển đời sống của mình và xã hội thì phải tiến hành sản xuất những vật dụng, thức ăn đồ mặc, nhà ở như thế nào, muốn sản xuất phải hao phí bao nhiêu sức lao động và phải có những tư liệu sản xuất gì, trong thời gian bao lâu, kết quả sản xuất sẽ phân phối như thế nào v.v... Tất cả những điều đó liên quan đến sản xuất mà con người quan tâm đã đặt ra nhu cầu tất yếu phải thực hiện chức năng quản lí sản xuất. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có xác định phương hướng mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về các nguồn nhân lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh để từ bỏ cơ chế đánh giá đầy đủ mặt mạnh yếu trong quản lý doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Bởi vì giai đoạn sản xuất chính là giai đoạn tạo ra giá trị thặng dư và nó vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó qua phân tích kinh doanh giúp các nhà doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực tế để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về lao động, máy móc,... vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao kết quả sản xuất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh là một trong những hoạt động quan trọng trong nền kinh tế. Có nhiều nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh: các nhân tố về điều kiện tự nhiên, con người, các nhân tố khoa học kỹ thuật, các nhân tố văn hóa, chính trị, xã hội…Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Con người phải thường xuyên điều tra tính toán, cân nhắc, soạn thảo và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu và đồng thời cũng phải thường xuyên đánh giá kết quả công việc, tìm ra những nguyên nhân của những thiếu sót ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh và những tiềm năng chưa sử dụng, đề ra các biện pháp khắc phục thiếu sót, khai thác tiềm năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Chính vì những lẽ đó nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài:"Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất" Để thực hiện đề tài nhóm đã chọn một doanh nghiệp tư nhân thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nội dung phân tích sử dụng các yếu tố sản xuất tại doanh nghiệp bao gồm: Phân tích tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp Phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản Phân tích tình hình cung ứng và sử dụng vật liệu Những nội dung phân tích trên sẽ thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất với kết quả sản xuất, thấy được những nguyên nhân tích cực, những nguyên nhân tiêu cực trong quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất. Từ đó, có những giải pháp thích hợp để sử dụng các yếu tố sản xuất tốt hơn, đem lại kết quả cao hơn trong sản xuất. B. NỘI DUNG Cơ sở lý luận phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất: 1. Phân tích tình hình sử dụng lao động tại doanh nghiệp 1.1 Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình hình sử dụng lao động: Tiến hành sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động, và tư liệu lao động. Vì vậy, sau khi phân tích tính hình sản xuất về mặt chất lượng và số lượng sản phẩm cầ phân tích các yếu tố sản xuất, bởi vì việc tổ chức quản lý và sử dụng các yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Trong 3 yếu tố trên thì sức lao động là yếu tố cơ bản nhất, với tính năng động chủ quan và sức sáng tạo sẵn có nó có ý nghĩa quyết định lớn đến tính hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất Yếu tố lao động tác động đến sản xuất tổng hợp ở cả hai mặt là số lượng và chất lượng, cụ thể là số lượng lao động và trình độ sử dụng lao động (năng suất lao động ). Sự tác động này được thể hiện bằng công thức sau: Gs =  *  Gs: giá trị sản xuất : Số lao động bình quân : Năng suất lao động bình quân Phân tích ảnh hưởng của yếu tố lao động đến sản xuất là đánh giá ảnh hưởng của hai mặt số lượng và chất lượng đến sản xuất và có ý nghĩa quan trọng vì: + Qua phân tích mới đánh giá được tình hình biến động về số lượng lao động, tình hình bố trí lao động, từ đó có biện pháp bố trí hợp lý, tiết kiệm lao động. + Qua phân tích đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động, trình độ thành thạo của lao động, tình hình năng suất lao động, thấy rõ khả năng tiềm tàng về lao động , trên cơ sở đó có biện pháp khai thác có hiệu quả. + Qua phân tích mới có biện pháp quản lý sửa chữa, sử dụng hợp lý sức lao động và tăng năng suất lao động. Nhiệm vụ phân tích: Với ý nghĩa trên, thì nhiệm vụ phân tích là : + phân tích tình hình tăng giảm lao động , tình hình bố trí lao động. + phân tích tình hình năng suất lao động, điều này cho ta đánh giá được tình hình sử dụng thời gian lao động, cải tiến kỹ thuật, tổ chức lao động. Lao động là 1 trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất, có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Phân tích tình hình lao động là việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động và phân tích tình hình năng suất lao động. 1.2. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động: Số lượng và chất lượng lao động là 1 trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí. Trên cơ sở tìm mọi biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất. Vận dụng phương pháp so sánh, xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối về trình độ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động. Mức biến động tuyệt đối : là kết quả so sánh số lao động sản xuất thực tế bình quân với số lượng kế hoạch bình quân để tính ra số chênh lệch tuyệt đối. Mức chênh lệch tuyệt đối = Số LĐ thực tế - số LĐ kế hoạch Hay :  =  -  Kết quả phân tích này phản ánh tình hình sử dụng số lượng lao động thực tế với kế hoạch tăng giảm , chưa nêu được DN sử dụng số lượng lao động tiết kiệm hay lãng phí, vì lao động được sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. - Mức biến động tương đối: = - * Hay:  Trong đó: : Số lao động trực tiếp tăng giảm tương đối. T : tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (hoặc tốc độ phát triển) = * 100% = * 100% + Nếu số công nhân bình quân tăng lên chứng tỏ việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động không tốt. + Nếu số công nhân bình quân giảm chứng tỏ việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động tốt hơn. - Trường hợp phân tích tình hình biến động nhân viên bán hàng. Kết quả hoạt động của nhân viên bán hàng có quan hệ trực tiếp với doanh thu tiêu thụ, do vậy khi phân tích ngoài việc tính mức biến động tuyệt đối nhân viên bán hàng, ta còn tính được mức biến động tương đối của nhân viên bán hàng theo công thức sau: = - * * 1.3. Phân tích tình hình năng suất lao động. 1.3.1 Các chỉ tiêu về năng suất lao động: Năng suất lao động là năng lục sản xuất của người lao động có thể sáng tạo ra 1 số sản phẩm vật chất có ích trong 1 đơn vị thời gian nhất định, hoặc thời gian lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao năng suất lao động là biện pháp chủ yếu giá thành sản phẩm Như vậy, năng suất lao động càng cao thì chi phí lao động xã hội tính trên 1 sản phẩm càng thấp và ngược lại. Đối với doanh nghiệp sản xuất, năng suất lao động được xác định: Khối lượng sản phẩm sản xuất Năng suất lao động = (1) Thời gian lao động Thời gian lao động Năng suất lao động = (2) Khối lượng sản phẩm sản xuất Thực tế trong các doanh nghiệp sản xuất rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, cho nên chỉ tiêu (1) trên không sử dụng số lượng sản phẩm tính bằng giá trị sản phẩm sản xuất. tuy nhiên, để đảm bảo tính so sánh được thì thước đo giá trị phải được tính theo giá cố định và giá trị sản xuất dung để tính năng suất lao động phải được loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu. Sở dĩ như vậy vì ; GTSX là sự kết tinh của lao động quá khứ ( vật hóa: NVL, khấu hao…) và lao động sống. Sự kết tinh này trong1 sản phẩm giữa các kì phân tích sẽ khác nhau, nên chỉ tiêu năng suất lao động tính ra sẽ khác nhau. Việc khác nhau này không phải do thay đổi lao động mới sang tạo ra mà do giá trị lao động quá khứ của xã hội đã tạo ra trước đó. Lượng thời gian hao phí có thể sử dụng nhiều đơn vị thời gian khác nhau ( giờ, ngày, tháng, năm). -Năng suất lao động bình quân giờ: chính là giá trị sản xuất bình quân một giờ làm việc của công nhân sản xuất trực tiếp.  -Năng suất lao động bình quân ngày: nói lên khối lượng sảm xuất thực hiện trong một ngày công.  -Năng suất lao động bình quân năm: phản ánh khối lượng sản phẩm sản xuất được trong năm của một công nhân.  Trong đó: Tg: Tổng số giờ làm việc trong năm của toàn bộ công nhân Tn : Tổng số ngày làm việc trong năm của toàn bộ công nhân Gs: Giá trị sản xuất CN: Số lao động bình quân trong năm n: là số ngày làm việc bình quân trong năm của 1 công nhân. h: là số giờ làm việc bình quân trong ngày của 1 công nhân. - Năng suất lao động giờ: chính là giá trị sản xuất bình quân 1 giờ làm việc của công nhân sản xuất trực tiếp. Năng suất lao động giờ biến động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhưng có thể qui về các nhân tố sau: + Do trình độ thành thạo về kỹ thuật, kỹ năng của công nhân + Do trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao hay thấp, tình trạng máy móc thiết bị mới hay cũ. + Do phẩm chất, quy cách, số lượng vật liệu cung cấp cho sản xuất có đầy đủ không. + Do trình độ quản lý, tổ chức sản xuất , bố trí nơi làm việc, sử dụng kích thích lao động. - Năng suất lao động ngày: Nói lên khối lượng sản xuất thực hiện trong một ngày công. Nó không chỉ phản ánh năng suất lao động giờ mà còn phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động trong ngày. Giữa chỉ tiêu năng suất lao động ngày và năng suất lao động ngày có mối quan hệ như sau: Số giờ làm việc Năng suất lao Năng suất lao = bình quân trong x động trong một động ngày ngày giờ Qua công thức này: nếu tốc độ tăng của năng suất lao động ngày càng cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động giờ thì chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày đã tăng lên và ngược lại. Do vậy, từ đây ta có thể đánh giá tình hình sử dụng ngày công trong kỳ phân tích. - Năng suất lao động năm: phản ánh khối lượng sản phẩm sản xuất được trong năm của một công nhân. Giữa chỉ tiêu năng suất lao động năm và năng suất lao động ngày được thể hiện qua công thức: Năng suất Số ngày làm việc bình quân Năng suất lao động = một công nhân sản xuất x lao động năm trong năm ngày Qua công thức này, nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động ngày, thì chứng tỏ số ngày làm việc bình quân một công nhân sản xuất trong năm tăng lên và ngược lại. Từ mối liên hệ này cho phép ta đánh gia được tình hình sử dụng số ngày công lao động của một công nhân sản xuất trong năm. Thông qua 3 loại năng suất lao động được trình bày trên ta có thể thiết lập được phương trinh biểu hiện mối liên hệ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Giá trị Số công nhân Số ngày làm Số giờ làm Năng suất sản = sản xuất * việc bình quân * việc bình quân * lao động xuất bình quân 1 CN trong năm 1 ngày giờ Hay Gs = CN x n x h x Nh Nếu các chỉ tiêu về lao động thay đổi sẽ làm cho giá trị sản xuất thay đổi, bằng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch ta có thể đánh giá được ảnh hướng từng nhân tố đến giá trị sản xuất. Phân tích năng suất lao động năm: - Chỉ tiêu phân tích: Nn = n * h * Nh => Xác định: Nn0, Nn1 Kỳ gốc : Nn0 = n0.h0.Nh0 Kỳ phân tích : Nn1 = n1.h1.Nh1 - Đối tượng phân tích: ΔNn = Nn1 – Nn0 - Các nhân tố ảnh hưởng: + Ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân trong năm của công nhân sản xuất: ΔNn(n) = n1.h0.Nh0 – Nn0 = (n1-n0).h0.Nh0 + Ảnh hưởng của số giờ làm việc bình quân trong ngày của công nhân sản xuất: ΔNn(h) = n1.h1.Nh0 – n1.h0.Nh0 = (h1-h0).n1.Nh0 + Ảnh hưởng của năng suất lao động giờ: ΔNn(Nh) = Nh1- n1.h1.Nh0 = (Nh1-Nh0).n1.h1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔNn = ΔNn(n) + ΔNn(h) + ΔNn(Nh) 1.3.2. Phương pháp phân tích: Phân tích chung tình hình sử dụng năng suất lao động là xem xét đánh giá tình hình biến động năng suất lao động giờ, ngày, năm, đồng thời tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động đó nhằm xác định trọng tâm phân tích, đề ra biện pháp không ngừng nâng cao năng suất lao động. Phân tích năng suất lao động cần áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch và thực hiện theo các nội dung sau: - So sánh, xác định mức độ tăng, giảm các loại năng suất lao động. Trên cơ sở đó, đánh giá tình hình thực hiện các loại năng suất lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động theo giờ công, ngày công. - Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu giá trị sản xuất sản xuất trong kỳ, trong đó đi sâu phân tích nhân tố năng suất lao động. - Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân gây ảnh hưởng của các nhân tố, đặc biệt là số ngày làm việc bình quân một công nhân. Đánh giá một số trường hợp biến động năng suất lao động + Năng suất lao động giờ giảm: biểu hiện không tốt, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này có thể do trình độ thành thạo kỹ thuật của công nhân chưa tốt, máy móc thiết bị cũ kỹ, quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu không đảm bảo. + Năng suất lao động ngày. Trường hợp 1: - Năng suất lao động giờ tăng: Nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày nhỏ hơn năng suất lao động giờ, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chưa tốt giờ công lao động trong ngày. - Năng suất lao động giờ giảm: Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày, mặc dù năng suất lao động giờ ảnh hưởng không tốt đến năng suất lao động ngày. Trường hợp 2: - Năng suất lao động giờ tăng, chứng tỏ doanh nghiệp không sử dụng tốt giờ công lao động. Năng suất lao động giờ giảm: Nếu tốc độ giảm của năng suất lao động ngày nhỏ hơn năng suất lao động giờ, doanh nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày. Nếu tốc độ giảm của năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, doanh nghiệp không sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày. 2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định trong doanh nghiệp là tư liệu lao động chủ yếu, thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, giá trị còn lại của tài sản cố định thể hiện một lượng vốn đang đầu tư vào sản xuất kinh doanh luôn được đòi hỏi với hiệu quả cao Do vậy, cần có biện pháp sử dụng và quản lý tài sản cố định khoa học, hợp lý nhằm huy động đến mức tối đa, không ngừng tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Qua phân tích sẽ chỉ ra những ưu điểm và tồn tại trong việc trang bị và sử dụng tài sản cố định. Từ đó có phương hướng đầu tư, xây dựng tài sản cố định được hợp lý hơn, việc khai thác và sử dụng tài sản cố định ngày càng cao hơn. Nội dung phân tích này thể hiện ở hai mặt: Phân tihcs tình hình trang bị và phân tihcs tình hình sử dụng tài sản cố định 2.1 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định Việc phân tích tình hình trang bị TSCĐ thể hiện trên hai mặt, đó là phân tích tình hình biến động TSCĐ và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. 2.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản cố định Mục tiêu: nhằm đánh giá tính hợp lí trong việc đầu tư cho TSCĐ, tình hình phân bổ TSCĐ của doanh nghiệp Phương pháp phân tích: So sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều dọc giữa số cuối kỳ và số đầu năm, tức là so sánh về nguyên giá và tỷ trọng của từng loại TSCĐ. So sánh theo chiều ngang để đánh giá ựu biến động về quy mô của TSCĐ tăng hay giảm so với đầu năm, theo đó sẽ đánh giá tình hình đầu tư mở rộng quy mô của doanh nghiệp. So sánh theo chiều dọc để đánh giá tính hợp lý về tình hình đầu tư cho TSCĐ của doanh nghiệp. Thông thường, ở doanh nghiệp sản xuất thì tỷ trọng của TSCĐ dành cho sản xuất phải chiếm tỷ trọng lớn và có xu hương biến động tăng lên là hợp lý. Tuy nhiên, tỷ trọng TSCĐ dành cho sản xuất sản phẩm tuy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành, từng thời kỳ ( giai đoạn khoa học ông nghệ) Qua phân tích biến động về mặt kết cấu TSCĐ nhằm khai thác được những tiềm năng đang tiềm ẩn và khắc phục những yếu kém trong việc bố trí cơ cấu TSCĐ. TSCĐ trong doanh nghiệp xét theo phạm vi có thể chia làm 3 nhóm: Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng Tài sản cố định không dùng, chưa dùng, chờ thanh lý 2.1.2. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định (TSCĐ) TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh sẽ bị hao mòn dần, về giá trị hao mòn được chuyển dần vào giá trị sản phẩm. TSCD càng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh thì càng cũ đi, tình trạng kỹ thuật càng kém; số hao mòn lũy kế càng lớn. Do đó để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định ta phải căn cứ vào hệ số hao mòn của TSCĐ, ta có chỉ tiêu phân tích sau: H= H: Hệ số hao mòn tài sản cố định HM: Giá trị hao mòn lũy kế NG: Nguyên giá TSCĐ Hệ số hao mòn càng gần 1, chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp càng cũ do đó doanh nghiệp cần đổi mới và trang bị lại tài sản cố định. Hệ số hao mòn tài sản cố định càng nhỏ hơn 1, chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp càng mới hoặc được đổi mới nhiều. Phương pháp phân tích: là so sánh hệ số hao mòn tài sản cố định ở các thời điểm cuối kỳ so với đầu năm, ta sẽ đánh giá được sự biến động về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, từ đó có biện pháp như: trang bị đổi mới, sửa chữa TSCĐ. 2.2 Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ Để đánh giá TSCĐ sử dụng có hiệu quả hay không ta tính chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định (H)  Hs: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Gs: Giá trị sản xuất : Nguyên giá TSCĐ bình quân  = 2 NGđk: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đầu kỳ NGck: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm cuối kỳ Trong đó, nguyên giá tài sản cố định có thể tính toàn bộ tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doang hoặc chỉ tính tài sản cố định dùng trong sản xuất + Trường hợp tính theo TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu phản ánh này phản ánh cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại + Trường hợp tính theo tài sản cố định dùng cho sản xuất: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá TSCĐ dùng trong sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Nó phản ánh tình hình sử dụng TSCĐ đối với bộ phận tài sản cố định dùng cho sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng TSCĐ dùng trong sản xuất của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại Phương pháp phân tích: tình hình sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định được tiến hành bằng cách so sánh chỉ tiêu giữa các kỳ phân tích với kế hoạch hoặc giữa các kỳ với nhau. Qua đó, đánh giá trình độ quản lý, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tốt hay xấu và tìm hiểu các nguyên nhân có liên qua, làm cơ sở cho các biện pháp về quản lý, sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp
Luận văn liên quan