Nhìn chung hệ số thanh toán nhanh của DN khá thấp, mức cao nhất cũng chỉ khoảng
0,215 (năm 2005), chứng tỏ khả năng chi trả nợ ngắn hạn của DN được tài trợ chủ yếu
bởi giá trị hàng tồn kho – là loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Điều này cho thấy độ
rủi ro cao trong sản xuất kinh doanh vì DN không có khả năng chi trả ngay cho các khoản
nợ ngắn hạn. Hơn nữa hệ số này có xu hướng giảm, do đó DN cần có các biện pháp cải
thi ện để tránh trường hợp vỡ nợ do không chi trả được nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn.
21 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3932 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần thuỷ sản Cafatex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 1
Báo cáo thực tập giữa khóa
Phân tích tình hình tài chính của
công ty cổ phần thuỷ sản Cafatex
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 2
Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần thuỷ sản Cafatex.
1.1 Tóm tắt nội dung thực tập:
- Thời gian thực tập tại công ty : từ ngày 26/6/2008 đến ngày 17/7/2008.
- Tuần 1, từ ngày 26/6/2008 đến 3/7/2008: tham quan nhà máy chế bíên tôm Cafatex,
gồm 4 xưởng : sơ chế tôm, điều phối và tinh chế tôm, xưởng tôm Nhật Bản, xưởng tôm
Bắc Mỹ và Châu Âu.
- Tuần 2, từ ngày 3/7/2008 đến 10/7/2008 : làm việc ở phòng xuất nhập khẩu và phòng tài
chính kế toán, thu thập các số liệu về tình hình xuất nhập khẩu và tình hình tài chính của
công ty.
- Tuần 3, từ ngày 10/7/2008 đến 17/7/2008: lập báo cáo thực tập giữa khóa, mang lên
Tổng giám đốc ký duyệt.
1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển
- Công ty được thành lập vào tháng 7/1992, từ tháng 8/1992 nhãn hiệu Cafatex chính
thức bước vào thương trường.
- Từ 1997 đến nay, công ty luôn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu
hải sản, kim ngạch xuất khẩu luôn duy trì trong top 5 cả nước.
- Năm 2000 Cafatex được nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng lao động
trong thời kỳ đổi mới”.
-3/2004 Cafatex chính thức đổi thành công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Cafatex
Corporation), kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu usd/năm.
- Hiện nay mạng lưới cung cấp sản phẩm thủy sản đông lạnh tinh chế cao cấp của
Cafatex trải rộng trên khắp thế giới, đó những khách hàng lớn gồm các nhà nhập khẩu
thủy sản và hệ thống siêu thị, nhà hàng của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu.
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 3
- Tiêu chuẩn chất lượng doanh nghiệp đã đạt được : ISO 9001 phiên bản 2000, HACCP,
GMP, SSOP, SOF 2000, BRC 2000, EU code DL.65.
- Những danh hiệu đã đạt được về thành tích xuất khẩu: Được Bộ thương mại thưởng
xuất khẩu các năm 1999, 2000, 2002, 2004.
- Lực lượng lao động hiện có 2300 CBCNV, chưa kể hơn 10000 công nhân làm việc
trong các xưởng của Cafatex.
1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Như tên gọi “ Công ty cổ phần thủy sản Cafatex “, công ty chuyên sản xuất chế biến các
mặt hàng thủy sản đông lạnh (tôm, cá, mực, các loài nhuyễn thể…) từ sản phẩm thô (xuất
đông) đến sản phẩm cao cấp, cụ thể là cá block, cá IOF, cá miếng áo bột, Ebifry cá,
Nobashi, Sushi, tôm hấp, Tempura.
Thương hiệu Cafatex đang có mặt ở 31 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó Nhật chiếm tỉ
trọng lớn nhất với 25% giá trị xuất khẩu, Hà Lan 19,9%, Thụy Sĩ 8,3%, Mỹ 7,7%, Hàn
Quốc 6,7%.
1.4 Cơ cấu tổ chức
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 4
1.5 Khái quát kết quả họat động sản xuất kinh doanh qua 3 năm của công ty cổ
phần thủy sản Cafatex.
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm (2005-2007)
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1.063.099.812.267 893.831.083.844 817.311.605.571
2 Các khoản giảm trừ
doanh thu
12.303.056.132 9.827.106.422 1.559.221.068
3 Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dv
1.050.796.756.135 884.003.977.422 815.752.384.503
4 Giá vốn hàng bán 939.763.672.335 811.121.540.640 748.980.201.224
5 Lợi nhuận gộp 111.034.083.800 72.882.436.782 66.772.183.279
6 Doanh thu hoạt động
tài chính
6.123.826.960 7.737.368.449 6.527.908.018
7. Chi phí tài chính 22.966.358.732 23.922.975.958 25.327.106.146
Trong đó: chi phí lãi
vay
18.894.711.067 18.850.744.862 19.929.447.733
8 Chi phí bán hàng 72.581.081.377 38.359.470.888 27.704.542.251
9 Chi phí quản lý 15.156.293.041 13.996.572.216 15.842.495.169
10 Lợi nhuận thuần từ
họat động kinh doanh
6.545.213.610 4.340.786.169 4.425.947.731
11 Thu nhập khác 3.743.134.858 5.865.136.748 1.447.980.031
12 Chi phí khác 2.071.190.646 4.856.855.992 1.459.428.789
13 Lợi nhuận khác 1.671.944.212 1.008.280.756 11.448.758
14 Lợi nhuận trứơc thuế 8.126.157.822 5.349.066.925 4.414.498.973
15. Thuế thu nhập DN 363.854.069 115.667.468
16 Lợi nhuận sau thuế 8.126.157.822 4.975.212.856 4.298.831.505
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 5
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng doanh thu của công ty qua từng năm có sự giảm sút đáng
kể. Lợi nhuận năm 2006 so với 2005 bị tụt rất mạnh (chỉ còn 65.6%), đến 2007 lợi nhuận
chỉ còn 61.1% so với 2005. Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này công ty phải
thanh tóan các chi phí khách quan, cụ thể là các chi phí phát sinh trong vụ kiện bán phá
giá tôm, cá da trơn vừa qua. Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần giảm mạnh, năm
2005 là 0.77%, qua 2006 chỉ còn 0.6% và đến 2007 giảm còn 0.54%. Sau vụ kiện ngày
càng ít người nuôi cá tra, cá ba sa và hệ quả là việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Công ty
hầu như cũng không xuất khẩu được sang thị trường Mỹ nên doanh số tiêu thụ giảm. Bên
cạnh đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp ra đời khiến cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh
ngày càng cao.
Năm 2004 công ty cổ phần hóa nên 2004,2005 được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
2006 công ty chỉ phải nộp 50% thuế thu nhập doanh nghiệp.
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 6
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần thuỷ sản Cafatex
2.1 Khái quát tình hình tài chính:
Giới thiệu bảng cân đối kế toán (tóm tắt) của công ty qua 3 năm, từ 2005-2007:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 416.915.200.770 286.156.345.570 496.844.677.152
1. Tiền và các khoản tương
đương tiền
3.964.930.312 1.048.350.974 5.290.950.222
2 Khoản phải thu 77.824.962.212 54.155.208.670 86.396.206.853
3 Hàng tồn kho 310.270.287.945 212.107.154.955 391.459.933.235
4. Tài sản ngắn hạn khác 24.855.020.301 18.845.630.971 13.697.586.842
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 95.668.172.678 107.015.901.289 113.229.369.364
1. Tài sản cố định 95.668.172.678 93.868.990.402 96.434.236.944
2. Đầu tư tài chính dài hạn - - -
3. Tài sản dài hạn khác - 13.146.910.887 16.795.132.420
TỔNG TÀI SẢN 512.583.373.448 393.172.246.859 610.074.046.516
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 387.175.742.991 283.083.321.345 500.747.140.311
1. Nợ ngắn hạn 380.528.833.992 278.240.279.608 487.856.029.421
2. Nợ dài hạn 6.646.908.999 4.843.041.737 12.891.110.890
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 125.407.630.457 110.088.925.514 109.326.906.205
1. Vốn chủ sở hữu 121.375.458.973 108.637.480.245 109.306.252.600
2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 4.032.171.484 1.451.445.269 200.653.605
TỔNG NGUỒN VỐN 512.583.373.448 393.172.246.859 610.074.046.516
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 7
Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn:
2.1.1 Cơ cấu tài sản:
a) Bảng tỉ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch (%)
06-05 07-06
Tài sản ngắn hạn 416.915 286.156 496.844 (31.36) 73.64
Tổng tài sản 512.583 393.172 610.074 (23.3) 55.17
Tài sản ngắn hạn/ Tổng
tài sản
81.34% 72.78% 81.44% (8.56) 8.66
Qua bảng phân tích ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp có mức biến động mạnh trong
giai đoạn 2005-2007, từ 2005-2006 tổng tài sản (TTS) giảm 23,3%, sang 2007 tăng trở
lại và vượt mức đã đạt được năm 2005 (mức tăng tương đối 73,64%). Trong đó:
- 2005 tỉ trọng tài sản ngắn hạn (TSNH) trong tổng tài sản là 81,34%. Đến 2006 TTS
giảm 23,3% nhưng TSNH giảm 31,36%, nhiều hơn mức giảm tương đối của TTS. Do đó
tỉ trọng TSNH/ TTS giảm xuống, còn 72,78%. Nguyên nhân của biến động âm này chủ
yếu là vì giá trị hàng tồn kho (HTK) của doanh nghiệp giảm 31,64%. Lượng tiền mặt
trong DN giảm hơn 2/3 so với 2005. Sau vụ kiện chống bán phá giá tôm, cá da trơn, thị
trường Mỹ ngày càng khắt khe hơn với các DN xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có
Cafatex. Lượng sản phẩm xuất sang Mỹ trong 2005 là 3.019.651kg tương đương
26.784.255$, sang 2006 chỉ còn 284.033kg, tương đương2.285.375$ (giảm 12lần, số liệu
từ Báo cáo xuất khẩu 2005,2006). Đây lại là thị trường mũi nhọn của DN nên sau biến cố
này, doanh thu DN giảm mạnh. Vì thế 2006 DN đã thu nhỏ quy mô sản xuất, tập trung
tiêu thụ lượng hàng tồn kho và thu hồi các khoản nợ. Bên cạnh đó DN cũng đẩy mạnh
phạm vi tiêu thụ bằng cách xúc tiến thương mại, tìm kiếm các đối tác, bạn hàng mới ở
khu vực Châu Âu. Nếu như 2005 thị trường của Cafatex chỉ giới hạn ở phạm vi 17 nước,
trong đó các đối tác chính là Mỹ, Nhật và Hà Lan thì đến 2006 đã có thêm 3 nước là Ba
Lan, Bỉ và Italia.
-Sang 2007 DN lấy lại đà tăng trưởng. TSNH tăng 73,64%, cao hơn mức tăng 55,17%
của TTS, khiến tỉ trọng TSNH tăng 8,66%, lên mức 81,44%. Lượng tiền mặt tăng 404%,
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 8
phải thu tăng 59,53%, hàng tồn tăng 84,56%. Điều này cho thấy biến động trong 2006
không đến từ nguyên nhân chủ quan (năng lực quản lý, khả năng sản xuất kinh doanh của
DN). Tuy trong hiện tại DN phải chi thêm các chi phí cho việc quảng bá và vận chuyển,
nhưng về lâu dài đây là hướng đi đúng đắn. Mở rộng thị trường tiêu thụ không những
giúp DN tăng thị phần, củng cố uy tín thương hiệu mà còn giúp DN chủ động, không bị
lệ thuộc vào một thị trường chủ lực nào, tránh được những khó khăn có thể xảy ra như vụ
kiện chống bán phá giá vừa qua.
b) Tỉ suất đầu tư (TSĐT)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch(%)
Tài sản dài hạn 95.668 107.015 113.229 11.86 5.8
Tài sản cố định 95.668 93.868 96.434 (1.88) 2.73
Tổng tài sản 512.583 393.172 610.074 (23.3) 55.17
Tỉ suất đầu tư tổng quát
(%)
18.66 27.22 18.56 8.56 (8.66)
Tỉ suất đầu tư tài sản cố
định (%)
18.66 23.87 15.8 5.21 (8.07)
- Giai đoạn 2005-2006 : năm 2006 TSĐT tổng quát 27,22% nếu so với 2005 thì đã tăng
9,06%, trong đó TSĐT tài sản cố định là 23,87% tăng 5,21%. Ta có thể thấy nguyên nhân
tăng không đến từ việc DN đầu tư thêm vào TSCĐ ( TSCĐ giảm 1,88% so với 2005) mà
do chi phí trả trước dài hạn tăng. Trong đó là chi phí công cụ dụng cụ, chi phí sữa chữa,
giá trị lợi thế thương mại và chi phí cho vụ kiện chống bán phá giá phát sinh từ 2005 trở
về trước (13.146.910.887). TTS giảm khiến cả TSĐT tổng quát và TSĐT tài sản cố định
tăng, trong đó TSĐT tổng quát tăng 8.56%, TSĐT tài sản cố định tăng 5,21%.
-Giai đoạn 2006-2007: năm 2007 TSDH tăng nhẹ (5,8%) trong đó TSCĐ tăng 2.73%.
Tuy nhiên tỷ suất đầu tư tổng quát của DN giảm, thấp hơn 2005, ở mức 18,56%. Lý giải
cho điều này là TTS tăng đột biến 55,17%, trong đó chủ yếu là TSNH.
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 9
2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn
a) Tỉ suất nợ:
Bảng phân tích tỷ suất nợ:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch (%)
06-05 07-06
Nợ phải trả 387.175 283.083 500.747 (26.88) 76,89
Tổng nguồn vốn 512.583 393.172 610.074 (23.3) 55,17
Tỷ suất nợ (%) 75.53 72 82.08 (3.53) 10,08
-Giai đoạn 2005-2006: 2006 các khoản phải trả của DN đã giảm tới 26,88%. Tổng nguồn
vốn cũng giảm 23,3%, thấp hơn mức giảm của nợ nên tỉ suất nợ giảm 3,53% xuống còn
72%. Như đã nói ở trên, DN đã giảm cường độ sản xuất, tăng cường tiêu thụ lượng thành
phẩm tồn kho và trả bớt nợ ngắn hạn. Giá trị hàng tồn giảm từ 310.270.287.945 xuống
212.107.154.955.
-Giai đoạn 2006-2007: 2007 quy mô sản xuất của DN tăng vọt tuy nhiên nợ phải trả cũng
tăng rất mạnh 76,89% do đó tỷ suất nợ cũng tăng theo, lên đến 82,08% (tăng 10,08%).
Trong đó chiếm chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy 2007 DN tập trung
tăng cường lượng vốn bằng cách đi vay để phục hồi năng lực sản xuất kinh doanh như
trước đây.
b) Tỉ suất tự tài trợ (TSTTT):
Bảng phân tích tỉ suất tự tài trợ:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch
06-05 07-06
Vốn chủ sở hữu 125.407 110.088 109.326 (12.21%) (0.7%)
Tổng nguồn vốn 512.583 393.172 610.074 (23.3%) 55.17%
Tỷ suất tự tài trợ(%) 24.47 28 17.92 3.53 (10.08)
-Giai đoạn 2005-2006: 2005 TSTTT của DN là 24,47% đến 2006 tăng 3,53%. Cùng với
đà giảm của tổng nguồn vốn trong 2006 thì vốn chủ sở hữu (VCSH) cũng giảm, tuy nhiên
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 10
mức giảm tương đối của VCSH lại thấp hơn của tổng nguồn vốn, do đó TSTTT 2006
tăng tương đối.
-Giai đoạn 2006-2007: mặc dù tổng nguồn vốn của DN 2007 tăng gấp rưỡi (55,17) nhưng
VCSH lại có xu hướng giảm, thay vào đó là nợ tăng (bảng trên: tăng 76,89%) do đó
TSTTT tiếp tục giảm, còn 17,92%. Con số này cho thấy một sự không chắc chắn về mức
độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, vì trên thực tế TSTTT của DN cần nằm
trong khỏang 30 – 70% mới là tốt. DN đang trong giai đoạn cần rất nhiều vốn để mở rộng
quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ, thể hiện ở mức nợ vay ngân hàng tăng cao. Nợ
ngắn hạn trong 2006 là 269.076.737.038 thì đến 2007 là 474.206.572.280. Nếu như việc
kinh doanh tiếp tục thuận lợi thì việc vấn đề nợ nần của DN không thực sự đáng lo.
Nhưng sẽ là vấn đề lớn khi DN gặp bất kỳ bất ổn nào vì khả năng tự chi trả của DN khá
yếu, mặt khác đây cũng là yếu tố khiến DN trở nên kém hấp dẫn với các ngân hàng khi
cần vay thêm vốn kinh doanh.
2.2 Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:
2.2.1 Phân tích tình hình thanh toán:
a) Phân tích khoản phải thu: (KPT)
Tình hình biến động và các chỉ số liên quan đến khoản phải thu:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch
06-05 07-06
Khoản phải thu 77.824 54.155 86.396 (30.41%) 59.53%
Tài sản lưu động 416.915 286.156 496.844 (31.36%) 73.63%
Khoản phải trả 387.175 283.083 500.747 (26.89%) 76.89%
Khoản phải thu/ tài sản
lưu động (%)
18.67 18.92 17.39 0.25 (1.53)
Khoản phải thu/khoản
phải trả(%)
20.1 19.13 17.25 (0.97) (1.88)
2006 so với 2005: cả KPT và tài sản lư động, khoản phải trả đều giảm. Tuy nhiên tỉ lệ
KPT/ tài sản lưu động 2006 lại tăng 0,25%, còn tỉ lệ KPT/ khỏan phải trả giảm 0,97%. Lý
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 11
do nằm ở chỗ tốc độ giảm của KPT thấp hơn của tài sản lưu động nhưng lại cao hơn của
khoản phải trả.
2007 tỉ lệ KPT/ tài sản lưu động và KPT/khoản phải trả giảm so với 2006, do tốc độ tăng
KPT thấp hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động và khoản phải trả. Tỉ lệ KPT/ khoản phải
trả tiếp tục giảm do mức tăng tương đối của khoản phải trả (76,89%) cao hơn mức tăng
tương đối của KPT (59,53%).
Như vậy trong 3 năm từ 2005-2007 tỉ lệ KPT/ khoản phải trả có chiều hướng giảm dần,
riêng 2006 tỉ lệ KPT/ tài sản lưu động có tăng nhẹ nhưng đến 2007 lại giảm rõ rệt
(1,53%). Điều này cho thấy DN có cố gắng trong việc kiểm sóat và thu hồi nợ để nhanh
chóng đưa vốn vào sản xuất. Dù vậy mức biến động theo hướng lên quá cao của cả KPT,
tài sản lưu động và khoản phải trả 2007 không thực sự là dấu hiệu tốt nếu xét về mức độ
rủi ro. Nợ nhiều và vốn bị chiếm giữ cao có thể khiến DN khó ứng phó với những biến
động kinh doanh.
b) Phân tích các khỏan phải trả:
Tình hình biến động các khoản phải trả( KPT):
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch
06-05 07-06
Khoản phải trả 387.175 283.083 500.747 (26,89%) 76,89%
Tài sản lưu động 416.915 286.156 496.844 (31,36%) 73,63%
Khoản phải trả/ tài sản
lưu động(%)
92,87 98,93 100,78 6,06 1,85
Qua bảng phân tích ta thấy tỉ lệ KPT/ tài sản lưu động có xu hướng tăng trong giai đoạn
2005-2007. Riêng 2006 DN giảm quy mô sản xuất và tập trung tiêu thụ lượng thành
phẩm tồn kho, thu hồi các khoản nợ và trả nợ ngân hàng, do đó cả tài sản lưu động và
KPT đều giảm. Mức giảm tương đối của tài sản lưu động cao hơn nên tỉ lệ này tăng
(6,06%). 2007 KPT và tài sản lưu động tăng mạnh, và tỉ lệ giữa chúng cũng tăng, điều
này thể hiện lượng vốn do doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị khác tăng. Dấu hiệu
này cho thấy DN cần lưu ý và có các điều chỉnh kịp thời vì DN có xu hướng mắc nợ
nhiều hơn.
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 12
Tóm lại, quá trình phân tích KPT và KPT của DN cho thấy KPT thấp hơn KPT. Mức cao
nhất của KPT/ tài sản lưu động là 18.67% (2005), và có xu hướng giảm. Trong khi đó,
mức thấp nhất của KPT/ tài sản lưu động là 92,87% (2005) và có xu hướng tăng. DN vì
thế cần thận trọng trong các phương án kinh doanh do các khoản nợ này có thể trở thành
nợ quá hạn nếu không thành công.
2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán:
a) Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch
06-05 07-06
Tài sản ngắn hạn 416.915 286.156 496.844 (31,36%) 73,63%
Nợ ngắn hạn 380.528 278.240 487.856 (26,88%) 75,34%
Hệ số thanh toán ngắn
hạn
1,096 1,028 1,018 (0,068) (0,01)
Bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của DN
qua 3 năm có chiều hướng giảm dần. Năm 2005 tỉ lệ này là 1,096 lần, sang 2006 giảm
0,068 lần và đến 2007 tiếp tục giảm 0,01 lần. Nguyên do là trong 2006 cả TSNH và NNH
của DN đều giảm, nhưng TSNH của DN lại có tốc độ giảm nhanh hơn NNH. Đến 2007
biến động theo chiều ngược lại, do đó tỉ lệ này vẫn giảm mặc dù cả TSNH và NNH tăng.
Mặc dù hướng chung là giảm nhưng tỉ lệ này vẫn giữ được ở mức trên 1, cho thấy doanh
nghiệp vẫn có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
b) Khả năng thanh toán nhanh:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch
06-05 07-06
Tiền+Khoản phải thu 81.789 55.203 91.687 (32,5%) 66%
Nợ ngắn hạn 380.528 278.240 487.856 (26,88%) 75,34%
Hệ số thanh toán nhanh 0,215 0,198 0,188 (0,017) (0,01)
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 13
Nhìn chung hệ số thanh toán nhanh của DN khá thấp, mức cao nhất cũng chỉ khoảng
0,215 (năm 2005), chứng tỏ khả năng chi trả nợ ngắn hạn của DN được tài trợ chủ yếu
bởi giá trị hàng tồn kho – là loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Điều này cho thấy độ
rủi ro cao trong sản xuất kinh doanh vì DN không có khả năng chi trả ngay cho các khoản
nợ ngắn hạn. Hơn nữa hệ số này có xu hướng giảm, do đó DN cần có các biện pháp cải
thiện để tránh trường hợp vỡ nợ do không chi trả được nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn.
c) Khả năng thanh toán tức thời:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch
06-05 07-06
Tiền 3.964 1.048 5.290 (73,56%) 404,77%
Nợ ngắn hạn 380.528 278.240 487.856 (26,88%) 75,34%
Hệ số thanh toán tức
thời
0,01 0,004 0,011 (0,006) 0,007
Qua bảng phân tích khả năng thanh toán tức thời ta thấy khả năng thanh toán bằng tiền
của doanh nghiệp rất thấp, dù chỉ số này đến 2007 được cải thiện đôi chút (tăng 0,001
so). Năm 2006 hệ số thanh toán tức thời giảm 0,006 do cả lượng tiền và nợ ngắn hạn của
DN đều giảm, nhưng tốc độ giảm của tiền mặt cao hơn ( 73,56%) dẫn tới chỉ số này
giảm. 2007 cả tiền và nợ ngắn hạn của DN đều tăng, nhưng tiền có mức biến động vượt
trội hơn (404,7%) vì thế hệ số thanh toán tức thời của DN cũng được đẩy lên 0,011. Năm
2007 đánh dấu bước chuyển của DN trong chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ, dẫn
đến lượng tiền mặt thu về tăng mạnh. Nhưng nếu so với NNH thì tỉ lệ này vẫn ở mức rất
thấp, do đó trong những năm tới DN cần có các biện pháp khắc phục bằng cách nâng dự
trữ tiền mặt và giảm dần NNH để đáp ứng nhu cầu thanh toán.
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
GVHD: ĐÀO THU GIANG
SVTH : ĐỖ THỊ XUÂN KHÁNH Anh2- QTA-K44 14
2.3 Phân tích khả năng luân chuyển vốn:2.3.1 Luân chuyển hàng tồn kho:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch(%)
06-05 07-06
Giá vốn hàng bán 939.763 811.121 748.980 (13,69%) (7,67%)
Trị giá HTK đầu kỳ 347.175 310.270 212.