Giá cả của hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu như giá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước sự gia tăng rất nhanh của chỉ số giá tiêu dùng kể từ hơn 10 năm trở lại đây.
CPI được hình thành từ các thông tin chi tiêu của hàng nghìn hộ gia đình trên toàn quốc. Thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn và nhật kí chi tiêu của các đối tượng lựa chọn để nghiên cứu. Các số liệu này sẽ hình thành lên một bức tranh về sự biến động của chi phí sinh hoạt từ đó giúp các chuyên gia tài chính nhận định được khả năng lạm phát có nguy cơ làm suy sụp cả một nền kinh tế nếu ở lạm phát ở mức độ quá cao. Cả lạm phát và giảm phát quá mức đều rất đáng sợ mặc dù giảm phát quá mức ít khi xảy ra hơn.
Thay đổi của giá cả của hàng hoá dịch vụ trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu giá cả tăng, các khoản lãi cố định sẽ có giá trị thực tế thấp hơn và do đó làm giảm mức sinh lợi của các chứng khoán. Lạm phát cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các khoản tiền lương, trợ cấp, hưu trí vì chúng là các khoản tiền trả cố định.
Bên cạnh đó biến động giá cả có thể ảnh hưởng xấu đến các công ty. Người ta thường kì vọng mức độ lạm phát nhẹ trong nền kinh tế đang tăng trưởng, tuy nhiên nếu giá cả của các yếu tố đầu vào tăng quá nhanh các nhà sản xuất sẽ bị giảm lợi nhuận. Mặt khác giảm phát chắc chắn sẽ dẫn tới giảm mức cầu của người tiêu dùng. Trong trường hợp này các nhà sản xuất buộc phải giảm giá để bán được hàng, tuy nhiên giá cả các yếu tố đầu vào có thể không giảm một lượng tương ứng. Vì thế biên lợi nhuận của nhà sản xuất cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì thế mà đề tài: “ Phân tích và đánh giá chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2010”, nhằm thấy được thực trạng và nguyên nhân tăng giảm của chỉ số CPI, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì chỉ số này ở một tỷ lệ cho phép.
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3941 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích và đánh giá chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giá cả của hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu như giá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước sự gia tăng rất nhanh của chỉ số giá tiêu dùng kể từ hơn 10 năm trở lại đây.
CPI được hình thành từ các thông tin chi tiêu của hàng nghìn hộ gia đình trên toàn quốc. Thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn và nhật kí chi tiêu của các đối tượng lựa chọn để nghiên cứu. Các số liệu này sẽ hình thành lên một bức tranh về sự biến động của chi phí sinh hoạt từ đó giúp các chuyên gia tài chính nhận định được khả năng lạm phát có nguy cơ làm suy sụp cả một nền kinh tế nếu ở lạm phát ở mức độ quá cao. Cả lạm phát và giảm phát quá mức đều rất đáng sợ mặc dù giảm phát quá mức ít khi xảy ra hơn.
Thay đổi của giá cả của hàng hoá dịch vụ trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu giá cả tăng, các khoản lãi cố định sẽ có giá trị thực tế thấp hơn và do đó làm giảm mức sinh lợi của các chứng khoán. Lạm phát cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các khoản tiền lương, trợ cấp, hưu trí vì chúng là các khoản tiền trả cố định.
Bên cạnh đó biến động giá cả có thể ảnh hưởng xấu đến các công ty. Người ta thường kì vọng mức độ lạm phát nhẹ trong nền kinh tế đang tăng trưởng, tuy nhiên nếu giá cả của các yếu tố đầu vào tăng quá nhanh các nhà sản xuất sẽ bị giảm lợi nhuận. Mặt khác giảm phát chắc chắn sẽ dẫn tới giảm mức cầu của người tiêu dùng. Trong trường hợp này các nhà sản xuất buộc phải giảm giá để bán được hàng, tuy nhiên giá cả các yếu tố đầu vào có thể không giảm một lượng tương ứng. Vì thế biên lợi nhuận của nhà sản xuất cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì thế mà đề tài: “ Phân tích và đánh giá chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2010”, nhằm thấy được thực trạng và nguyên nhân tăng giảm của chỉ số CPI, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì chỉ số này ở một tỷ lệ cho phép.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung:
- Phân tích tình hình biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong những năm qua, các nhân tố ảnh hưởng đến CPI. Qua đó có thế biết được những tác động của CPI đối với nền kinh tế, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tốt hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Thực trạng chỉ số giá tiêu dùng trong những năm qua.
- Phân tích tình hình biến động chỉ số giá tiêu dùng.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số CPI.
- Một số giải pháp nhằm kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tốt hơn.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
+ Tổng hợp những thông tin từ tạp chí, tài liệu, báo cáo của tổng cục thống kê, Internet…
3.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh, thống kê mô tả tổng hợp số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp từ việc tổng hợp các tài liệu từ báo, tạp chí, truyền hình và internet để phân tích.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu là hạn chế nên các số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu tập trung từ năm 2008, 2009 đến 6 tháng đầu năm 2010.
4.2. Phạm vi về không gian
- Đề tài tập trung nghiên cứu ở Việt Nam
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm kính mong có sự cảm thông và góp ý của cô để hoàn thiện hơn.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 – THỰC TRẠNG CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ VỀ CPI
1.1 Một số khái niệm cơ sở về chỉ số giá tiêu dùng CPI.
1.1.1 Định nghĩa CPI.
Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một số hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. ( Ví dụ như: gạo, thịt, cá, hàng may mặc, xăng dầu, vật liệu xây dựng, điện, nước, ...) 1.1.2 Cách tính CPI.
Việc tính toán CPI ở Việt nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền số để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001. Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức sống dân cư Việt nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999. Điều đáng chú ý là quyền số của nhóm hàng Lương thực - Thực phẩm chiếm tới 47,9% trong khi Văn hoá - Thể thao - Giải trí chỉ chiếm 3,8%.
Để làm được điều đó phải tiến hành như sau:
1. Cố định giỏ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm.
3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:
=> CPIt = 100 x (Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t)/(Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở).
Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước
1.1.3. Sự khác nhau giữa CPI và lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng là tỷ số phản ảnh giá cả của một rổ hàng hóa chọn lựa qua các năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hóa đó trong một năm được chọn là năm gốc. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng không hoàn toàn phản ảnh chính xác mức độ lạm phát do chỉ số này chỉ phản ảnh sự gia tăng trong giá cả các hàng hóa tiêu dùng trong khi lạm phát không những chỉ phản ảnh sự thay đổi giá cả các hàng hóa tiêu dùng mà còn là sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa mà người tiêu dùng không trực tiếp mua, ví dụ như các loại máy móc dùng trong công nghiệp... Nhiều nhà kinh tế trên thế giới cho rằng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng thường cao hơn tốc độ lạm phát thực tế trong nền kinh tế. Dù vậy, giá tiêu dùng là một thước đo của lạm phát, giá tiêu dùng tăng cao ắt sẽ dẫn đến lạm phát.
1.2 Thực trạng chỉ số giá tiêu dùng CPI hiện nay của Việt Nam.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 10/2010 đã tăng 1,05% so với tháng 9 và tăng 9,66% so với tháng 10 năm 2009, đưa CPI 10 tháng qua tăng 7,58% so với tháng 12/2009 và tăng 8,75% so với bình quân 10 tháng năm 2009. Với đà tăng này, cộng với những diễn biến bất lợi tác động và quy luật tiêu dùng “nóng” cuối năm, khả năng CPI cả năm 2010 không giữ được mốc 8,5%.
Theo số liệu công bố ngày 23/10 của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 10 tăng ở 10/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung. Nhóm giáo dục tiếp tục dẫn đầu tháng thứ 2 liên tiếp với mức tăng mạnh nhất là 3,9%. Tiếp đến là hai nhóm có mức tăng trên 1% gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,32%, trong đó lương thực tăng 1,89%, thực phẩm tăng 1,22%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,03%, Nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 1,04%.
Các nhóm có mức tăng dưới 1% gồm đồ uống và thuốc lá; hàng hóa và dịch vụ khác, thiết bị và đồ dùng gia đình, may mặc, mũ nón, giày dép, thuốc và dịch vụ y tế, văn hóa giải trí và du lịch. Riêng nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục nhiều tháng liên tiếp giảm 0,07%.
Nguyên nhân, do giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục tăng mạnh (nguồn cung lương thực giảm) trong khi tại các tỉnh phía Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường thu mua lúa gạo để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã “đẩy” giá gạo trong nước tăng rõ rệt. Mặt khác, giá một loạt các mặt hàng thiết yếu như khí hóa lỏng, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, sữa tiếp tục tăng giá đã kéo CPI tháng 10 tăng mạnh. Đặc biệt, do ảnh hưởng nặng nề của các đợt thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, giá lương thực, thực phẩm…đã bị tăng đột biến bởi nguồn cung bị giảm mạnh.
Ngoài các yếu tố bất lợi tác động kép đẩy CPI tháng 10 tăng như Tổng cục Thống kê nhận định, chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá giữa USD và đồng Việt Nam hiện nay tiếp tục tạo sức ép bất lợi khiến giá cả nhiều nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và các hàng hóa thiết yếu nhập khẩu phục vụ tiêu dùng như sữa, thuốc… tăng mạnh.
Thêm vào đó, CPI tháng 10 tăng còn có sự đóng góp đáng kể tăng CPI của đầu tàu kinh tế Hà Nội (tăng 1,22%, cao hơn mức tăng bình quân cả nước) khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, với diễn biến bất lợi của thiên tai trên thế giới và ở trong nước, giá lương thực, thực phẩm (nhóm hàng có quyền số cao nhất trong rổ hàng hóa chung) sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tháng 11, nhất là tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc cũng như miền Trung bởi nguồn cung về thực phẩm chủ yếu như thịt bò, thủy sản, thịt lợn... sẽ khan hiếm hơn.
CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI)
2.1. Phân tích tình hình biến động CPI
Phân tích mức độ biến động của chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 - 2010:
2.1.1.Phân tích mức độ biến động của chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 – 2010 tháng sau so với tháng trước (tháng trước = 100):
Bảng 1: Biến động chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 – 2010 tháng sau so với tháng trước
(Đvt: %)
Tháng
Năm
2008
2009
2010
1
102,38
100,32
101,36
2
103,56
101,17
101,96
3
102,99
99,83
100,75
4
102,20
100,35
100,14
5
103,91
100,44
100,27
6
102,14
100,55
100,22
(Nguồn: Niên giám thống kê 2009)
Nhìn chung sáu tháng đầu năm 2008 đến 2010, chỉ số giá tiêu dùng luôn tăng tháng sau cao hơn tháng trước cụ thể:
Sáu tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng luôn tăng tháng sau cao hơn tháng trước. Đặc biệt là tháng 5 chỉ số giá tiêu dùng tăng tháng sau so với tháng trước là cao nhất trong sáu tháng, với tỉ lệ tăng 3,91%. Nguyên nhân là giá nhóm thức ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 7,25%, trong đó lương thực tăng đột biến ở mức 22,19%; giá thực phẩm tăng 2,28% do chi phí đầu vào vẫn tiếp tục tăng. Giá các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng phổ biến từ 0,3% đến dưới 2%, trong đó giá đồ uống và thuốc lá tăng 1,88%; giá hàng may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,96%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,2%, tuy vẫn ở mức cao nhưng đã giảm so với mức tăng 2,62% của tháng trước; giá thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,93%; giá các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng từ 0,33% đến 0,57%. Đáng chú ý là chỉ số giá tiêu dùng tăng cao tại các vùng phía Nam với mức từ 4% đến trên 6% (vùng duyên hải Nam Trung Bộ tăng 4,33%, Tây Nguyên tăng 6,24%, Đông Nam Bộ tăng 4,5%, đồng bằng sông Cửu Long tăng 5,66%). Tháng 6, có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất là 2,14%. Nguyên nhân là trong các nhóm hàng hoá và dịch vụ, giá lương thực tháng 6 năm 2008 tuy tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng 22,19% của tháng trước nhưng vẫn là nhóm hàng có mức tăng cao nhất với 4,29%. Các nhóm hàng hoá, dịch vụ có giá tăng thấp hơn mức tăng của tháng trước gồm: đồ uống và thuốc lá tăng 1,07%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,92%; văn hoá, thể thao, giải trí tăng 0,4%. Giá nhóm hàng phương tiện đi lại, bưu điện giữ mức tăng 0,35%, trong đó bưu chính viễn thông giảm 0,1%. Các nhóm hàng hoá, dịch vụ có giá tăng cao hơn mức tăng của tháng 5/2008 gồm: Thực phẩm tăng 3,05%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,93%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,28%; dược phẩm, y tế tăng 0,66%; giáo dục tăng 0,67%; đồ dùng và dịch vụ khác tăng 0,96%.
Tương tự như năm 2008, sáu tháng đầu năm 2009 cũng không có sự thay đổi về xu hướng của chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng này củng luôn tăng tháng sau cao hơn tháng trước. Đặc biệt trong sáu tháng đầu năm chỉ có tháng 2 là có sự tăng tỉ lệ giá tiêu dùng cao nhất là 1,17%. Nguyên nhân là nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá tăng trên 1% là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,67% (lương thực tăng 0,82%; thực phẩm tăng 1,72%); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,59%. Nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá tăng dưới 1% gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,8%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,44%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,7%; dược phẩm, y tế tăng 0,36%; giáo dục tăng 0,04%. Tháng 3 năm 2009, chỉ số giá tiêu dùng giảm so với tháng 2 là 0,17%. Nguyên nhân là thức ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,46% (Lương thực tăng 1,27%; thực phẩm giảm 1,55%); phương tiện đi lại, bưu điện giảm 0,55%; văn hóa, thể thao, giải trí giảm 0,12%. Giá các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng nhẹ: Giáo dục tăng 0,09%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,19%; dược phẩm, y tế tăng 0,29%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,3%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,34%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,35%.
Sáu tháng đầu năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng của tháng 2 tăng so với tháng 1 là cao nhất với tỉ lệ tăng 1,96%. Nguyên nhân là nhóm hàng hoá và dịch vụ có giá tăng mạnh là: thức ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,09% (lương thực tăng 2,94%; thực phẩm tăng 3,46%); đồ uống và thuốc lá tăng 2,27%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,75%; giao thông tăng 1,45%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,39%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 1,22%. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ có giá tăng dưới 1% gồm: Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,93%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,42%; giáo dục tăng 0,12%. Riêng giá bưu chính viễn thông giảm 1,23%. Chỉ số giá tiêu dùng vào tháng 4 tăng so với tháng 3 là thấp nhất với tỉ lệ là 0,14%. Nguyên nhân là nhóm thức ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,63% (lương thực giảm 1,91%; thực phẩm giảm 0,53%); bưu chính viễn thông giảm 0,06%. Tuy nhiên, giá các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng đã tác động làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng nhẹ, trong đó nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao nhất với 2,51%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,45%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,37%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,35%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,32%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,25%; giao thông và giáo dục đều tăng 0,12%.
Biểu đồ 1: Biến động chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 – 2010 tháng sau so với tháng trước
2.1.2. Phân tích mức độ biến động của chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ năm trước từ năm 2008 – 2010 (năm trước = 100):
Bảng 2: Biến động chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ năm trước từ năm 2008 - 2010
(Đvt: %)
Tháng
Năm
2008
2009
2010
1
113
117,48
107,62
2
114,89
116,13
108,46
3
116,60
111,25
109,46
4
117,16
109,23
109,23
5
125,2
105,18
109,05
6
107
104,94
108,69
(Nguồn: Niên giám thống kê 2009)
Nhìn chung chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 đến 2010 đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:
Sáu tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ năm 2007 đều tăng. Đặc biệt tăng cao nhất vào tháng 5, với tỉ lệ 25,2% và thấp nhất là vào tháng 6, tỉ lệ này là 7% . Nguyên nhân là năm 2008 Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lạm phát tăng cao lên đến mức 28,3%. Giá cả các mặt liên tục tăng như đã phân tích ở trên. Trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 26,56%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 12,17%; phương tiện đi lại và bưu điện tăng 10,2%; đồ uống và thuốc lá tăng 7,06%; may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 5,69%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 5,07%; văn hoá, thể thao giải trí tăng 4,87%. So với cùng kỳ năm 2007, giá tiêu dùng tháng này tăng 25,2%.
Đối với sáu tháng đầu năm 2009, chỉ số giá tăng so với cùng kỳ sáu tháng đầu năm 2008. Tăng cao nhất là tháng 1, với tỉ lệ là 17,48%. Nguyên nhân là đầu năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao, vì cuối năm 2008 ảnh hưởng của khủng hoảng là đỉnh điểm tại Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán. Hầu hết giá các nhóm hàng hoá, dịch vụ đều tăng ở mức trên dưới 1%, trong đó nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,89%; văn hoá, thể thao, giải trí tăng 1,66%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,46%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,77%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,61%; dược phẩm, y tế tăng 0,47%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,39% (lương thực giảm 0,04%; thực phẩm tăng 0,55%). Riêng nhóm phương tiện đi lại, bưu điện giảm 3,51% do giá xăng dầu giảm mạnh. Tháng sáu có tỉ lệ tăng thấp nhất là 4,49%, thời điểm này với chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát nên chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng thấp.
Sáu tháng đầu năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng so với cùng kỳ năm 2008 là cao nhất với tỉ lệ là 9,46%. Nguyên nhân là sự tăng giá của các mặt hàng trong nước, kết hợp với thông tin tăng lương cho cán bộ, nhân viên nhà nước. Chỉ số giá đô la Mỹ tăng so với tháng 3 năm 2009 là 9,52%. Tháng 1 có chỉ số giá tăng thấp nhất với tỉ lệ là 7,62%.
Biểu đồ 2: Biến động chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ năm trước từ năm 2008 - 2010
2.2. Các nhân tố tác động đến chỉ số CPI hiện nay.
2.2.1. Tỷ giá hối đoái:
Có hai điểm đáng chú ý đối với tỷ giá hối đoái vào thời điểm những tháng cuối năm đó là “chiến tranh tiền tệ” trên thế giới và giá USD chợ đen tăng cao. Việc Mỹ đang thông qua kế hoạch tiếp tục bơm thêm tiền vào nền kinh tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước sau khi gói kích thích kinh tế thứ nhất chưa đạt yêu cầu đã làm cho đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền trên thế giới và đặc biệt là với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong nước giá USD chợ đen lại tăng cao, nhiều doanh nghiệp và người dân không mua bán được USD với giá niêm yết tại ngân hàng đã phải giao dịch chủ yếu bằng giá USD tại chợ đen. Như vậy, so với các đồng tiền khác ví dụ như đồng Nhân dân tệ thì VND được tính là giảm giá hai lần (một lần do USD giảm giá so với nhân dân tệ, một lần do VND giảm giá so với USD). Với nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cuối năm tăng cao và chủ yếu những mặt hàng tiêu dùng nhập từ Trung Quốc nên hàng hoá nhập khẩu cuối năm sẽ phải nhập với giá cao hơn đặc biệt những sản phẩm hàng hóa mà trong nước không sản xuất được. 2.2.2. Xăng dầu, năng lượng :
Xăng dầu là mặt hàng có tác động khá lớn tới giá cả các hàng hoá khác và ảnh hưởng tới chỉ số CPI, xu hướng tăng giá xăng dầu vẫn có thể tiếp tục diễn ra vào cuối năm khi USD tiếp tục giảm giá và nhu cầu tiêu dùng xăng dầu tăng cao vào dip cuối năm sẽ tác động làm tăng giá cả hàng hóa.
2.2.3. Thiên tai :
Vừa qua tình hình lũ lụt diễn biến phức tạp và xẩy ra dồn dập tại nhiều tỉnh thành của khu vực miền Trung và cả Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này cũng gây thiệt hại về vật chất, làm đình trệ sản xuất và làm cản trở giao thông, nhiều mặt hàng đã tăng giá. Không những vậy các nước láng giềng như Indonesia, Trung Quốc, Philippin, Thái Lan cũng bị ảnh hưởng của thiên tai nặng nề, do vậy nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu như lương thực và thực phẩm tăng cao. Cũng đã từng xảy ra hiện tượng các thương nhân Trung Quốc qua Việt Nam thu mua gạo để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trong nước. Như vậy, tình hình thiên tai diễn biến vào cuối năm cũng ảnh hưởng tới sự biến động giá cả các mặt hàng thiết yếu trong nước và có khả năng còn tiếp tục ảnh hưởng.
2.2.4. Sự biến động của vàng:
Biến động tăng giá vàng cũng có ảnh hưởng một cách gián tiếp vào chỉ số giá CPI thông qua tỷ giá. Với việc chính phủ một số nước lớn đặc biệt là Mỹ đã in thêm một lượng tiền lớn bơm vào kinh tế đã làm cho người dân ngày càng có xu hướng thích giữ vàng để bảo vệ sự mất giá của đồng tiền. Với tình hình lạm phát tăng như ở Việt Nam, người dân Việt Nam cũng có thói quen tích trữ vàng để đề phòng sự mất giá của VND. Sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế cùng với nhu cầu tích trữ vàng của người dân tăng cũng là một nguyên nhân góp phần làm giá USD tại chợ đen tăng lên do hoạt động gom USD để nhập lậu vàng.
2.2.5. Chính sách tiền tệ:
Một trong những giải pháp để hạn chế tăng CPI là chính sách thắt chặt tiền tệ. Nhưng điều này lại không đơn giản khi mà các doanh nghiệp đang thiếu vốn và đang phải vay để sản xuất kinh doanh với lãi xuất cao, nếu tiếp tục siết chặt tiền tệ dễ dẫn tới nhiều doanh nghiệp khó khăn và dẫn tới phá