Có nhiều bài toán hiệu quảvà độtin cậy phụthuộc rất nhiều vào khâu nhập sốliệu
như các bài toán điều tra xã hội học, thi tuyển sinh qua trắc nghiệm, nhập chứng từngân
hàng, nhập các tờkhai thuế. Khó khăn ởchỗkhối lượng nhập rất nhiều và việc kiểm
soát nhập có chính xác không là một vấn đềnan giải.
Nhập dữliệu theo kiểu thủcông truyền thống sửdụng giao tiếp trực tiếp qua màn
hình và bàn phím. Người ta đã tìm cách đểtăng hiệu quảvà chất lượng tương tác với máy
trong nhập liệu. Vấn đềnhập liệu tựđộng trởthành một nội dung lớn nhất của khoa học
tương tác người –máy (Human Computer Interaction –HCI)
Đểtăng tốc độnhập dữliệu, một sốphương pháp được nghiên cứu là:
- Phân tải đểcó thểnhập từnhiều nguồn, nhiều đầu mối,
- Nhập qua các giá mang tin trung gian đểtận dụng được nhiều phương pháp,
nhiều đầu mối, sau đó dùng các tool đểchuyển vềđịnh dang cần thiết,
- Nhập qua giao diện âm thanh hoặc hình ảnh, trong đó hình ảnh là phương
pháp được quan tâm nhiều hơn. Đã có nhiều thành công trong các hệthống
nhận dạng chữviết, nhận dạng các form tài liệu, nhận dạng các phiếu đánh
dấu.
113 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích và thiết kế bài toán quản lý điểm và ứng dụng công nghệ mã vạch hài chiều trong nhập liệu tự động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Vương Hiệp
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐIỂM
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH HÀI CHIỀU
TRONG NHẬP LIỆU TỰ ĐỘNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành:Công nghệ phần mềm
HÀ NỘI - 2010
Trang 2
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Nhập liệu tự động:
Có nhiều bài toán hiệu quả và độ tin cậy phụ thuộc rất nhiều vào khâu nhập số liệu
như các bài toán điều tra xã hội học, thi tuyển sinh qua trắc nghiệm, nhập chứng từ ngân
hàng, nhập các tờ khai thuế... Khó khăn ở chỗ khối lượng nhập rất nhiều và việc kiểm
soát nhập có chính xác không là một vấn đề nan giải.
Nhập dữ liệu theo kiểu thủ công truyền thống sử dụng giao tiếp trực tiếp qua màn
hình và bàn phím. Người ta đã tìm cách để tăng hiệu quả và chất lượng tương tác với máy
trong nhập liệu. Vấn đề nhập liệu tự động trở thành một nội dung lớn nhất của khoa học
tương tác người – máy (Human Computer Interaction – HCI)
Để tăng tốc độ nhập dữ liệu, một số phương pháp được nghiên cứu là:
- Phân tải để có thể nhập từ nhiều nguồn, nhiều đầu mối,
- Nhập qua các giá mang tin trung gian để tận dụng được nhiều phương pháp,
nhiều đầu mối, sau đó dùng các tool để chuyển về định dang cần thiết,
- Nhập qua giao diện âm thanh hoặc hình ảnh, trong đó hình ảnh là phương
pháp được quan tâm nhiều hơn. Đã có nhiều thành công trong các hệ thống
nhận dạng chữ viết, nhận dạng các form tài liệu, nhận dạng các phiếu đánh
dấu.
Để tăng độ tin cậy, người ta thường phải áp dụng các biện pháp tìm sai sót và chỉnh
sửa như:
- Kiểm lỗi trực tiếp
- Nhập hai lần từ hai người khác nhau để phát hiện sai lệch
- Tăng cường độ tin cậy của các hệ nhập liệu tự động
Trang 3
- Phát hiện những ràng buộc toàn vẹn để đặt ra các cơ chế kiểm soát tự động
theo các ràng buộc và trong nhiều truờng hợp có thể tự sửa lỗi.
1.2. Nhập điểm trong hệ thống quản lý đào tạo
Ở ĐHQG hiện nay cũng như các trường đại học khác đang triển khai phần mềm
quản lý đào tạo, nhập điểm là một trong những khâu mất nhiều công sức nhất. Gần đây
ĐHQG HN đã triển khai hệ thống đào tạo theo hệ thống tín chỉ thay thế cho mô hình đào
tạo theo học phần - niên chế. Với hệ thống này có một số công việc có khối lượng công
việc rất lớn là đăng ký học của sinh viên, lên điểm của phòng đào tạo và xử lý học vụ.
Với quy mô 25000 sinh viên chính quy, số lượng đầu điểm chính thức phải nhập
lên tới 400.000 mỗi năm. Đó là chưa kể các điểm giữa kỳ. Vì thế việc đầu tư cho công
nghệ nhập liệu là một việc có ý nghĩa lớn.
Chúng ta hãy đánh giá một vài giải pháp nhập điểm đã thực hiện trong phần mềm
quản lý đào tạo hiện nay:
Nhập liệu thủ công trực tiếp
Với việc nhập điểm thủ công trực tiếp, giáo viên được phát các bảng điểm để điền
điểm, sau đó ký xác nhận và gửi lên Phòng đào tạo. Phòng đào tạo mở form nhập liệu
dưới dạng bảng để gõ điểm trực tiếp. Sau khi nhập điểm phải có một người soát lại để
đảm bảo không nhầm. Việc này rất mất công. Đôi khi người ta phải áp dụng cách cho hai
người nhập hai lần để so sánh . Mặc dù có một vài giải pháp nhập điểm, nhưng việc nhập
điểm trực tiếp như vậy vẫn phải duy trì vì có nhiều trường hợp không thể làm theo bất kỳ
cách nào, ví dụ khi cần sửa một vài điểm.
Trong trường hợp phải làm phách thì quy trình còn phức tạp hơn. Phòng đào tạo
sau khi rọc phách phải tạo một bảng phách gửi cho giáo viên. Giáo viên chấm bài xong
ghi điểm vào bảng phách, ký và nộp cho Phòng Đào tạo. Phòng Đào tạo ghép phách, lên
bảng điểm và mời giáo viên lên ký vào bảng điểm mới được coi là kết thúc việc nhập
điểm. Tóm lại nhập liệu thủ công rất phức tạp và tốn kém.
Nhập điểm trực tuyến
Trang 4
Một giải pháp khác đã được áp dụng trong phần mềm quản lý điểm hiện nay là
nhập trực tuyến cho phép giáo viên nhập điểm qua mạng. Giáo viên đăng nhập vào hệ
thống để hiển thị form bảng điểm, sau đó nhập điểm qua mạng. Phương pháp này giảm tải
cho phòng đào tạo, đồng thời số liệu chắc chắn chính xác hơn do chính giáo viên tự nhập
không qua một khâu trung gian nào. Tuy nhiên với cách này vẫn cứ phải yêu cầu giáo
viên tham gia thêm một pha nữa để ký bảng điểm. Sau khi các điểm thành phần được
nhập đủ, phòng đào tạo tính điểm tổng hợp để in bảng điểm. Cuối cùng Phòng đào tạo
mời giáo viên lên ký vào bảng điểm. Nếu không có việc ký bảng điểm thì nhập điểm trực
tuyến là cách tốt nhất.
Ngoài ra nhập điểm online đòi hỏi phải kết nối vào mạng của nhà trường trong thời
gian nhập điểm.
Nhập điểm theo lô từ file.
Nhiều trường trước đây yêu cầu các khoa tự lo nhập điểm nhưng không phải ghi
trên giấy mà đưa vào file. Thông thường các giáo viên được yêu cầu nhập vào bảng tính
trên Excel sau đó import vào hệ thống. Phần mềm quản lý đào tạo hiện nay cũng có khả
năng này.
Cán cán bộ phòng đào tạo sử dụng một tool để nhập (import) dữ liệu vào database.
Các này cũng nhanh, tiện lợi tương tự như nhập điểm trực tuyến. Thậm chí giảng viên có
thể tự in bảng điểm để ký khi lên nộp cùng với nộp file. Tuy nhiên có một hiểm hoạ là
nếu do nhầm lẫn hoặc làm sai lạc mã sinh viên thì sai sót rất khó phát hiện. Khi nhập từng
điểm hoặc trực tuyến thì người nhập thấy rõ các thông tin từng đối tượng. Nhưng khi
import hàng trăm đối tượng thì sẽ không kiểm soát được từng người. Mặc dù danh sách
thí sinh được chính phần mềm tạo ra với mã số sinh viên chính xác và đã có khuyến cáo
cán bộ không được sửa mã số nhưng đã từng có những sự cố sai lạc mã số thí sinh.
Ưu điểm của nhập điểm theo lô kiểu này là giáo viên không phải kết nối với mạng
mới có thể lên điểm được.
Nhập điểm bằng nhận dạng ảnh phiếu điểm
Một trong các giải pháp nhập điểm khác được áp dụng là dùng các phiếu ghi điểm
được viết theo những định dạng đặc biệt. Thay vì ghi điểm là một số, người ta lập các cột
Trang 5
có sẵn những ô hình tròn đại diện cho các mức điểm. Điểm thí sinh được thể hiện bảng
cách tô kín ô tương ứng giống như tô các phiếu trắc nghiệm hiện nay. Sau đó bảng điểm
được quét vào thành một ảnh và dùng một phần mềm nhận dạng để biết cột nào được
đánh dấu để suy ra điểm và ghi vào CSLD. Giải pháp này có ưu điểm là giảm tải cho
phòng đào tạo, thay vì việc phải nhập điểm chỉ cần quét ảnh, sau đó chạy phần mềm nhận
dạng. Tuy nhiên vẫn phải in bảng điểm và mời giáo viên lên ký.
1.3. Giải pháp nhập liệu mới cho hệ thống quản lý đào tạo:
Các giải pháp để giảng viên phải nhập điểm nói trên đều nhằm các mục đích sau:
- Tăng độ tin cậy vì không qua khâu trung gian
- Tăng công suất nhập điểm vì huy động mọi giáo viên đều có thể tham gia
nhập điểm. Dù có ghi trên bảng điểm trên giấy thì giảng viên vẫn phải mất
công vào điểm mà sau đó phòng đào tạo lại phải vào một lần nữa. Vì vậy
việc giảng viên nhập vào máy không hề làm tăng khối lượng công việc. Chỉ
có một điều kiện là giáo viên phải sử dụng máy tính mà ngày nay thì yêu
cầu này không phải là một đòi hỏi khó khăn.
- Nhờ vậy mà có thể giảm tải cho phòng đào tạo giúp trường nhanh chóng
triển khai xử lý học vụ mà theo quy chế đào tạo theo tín chỉ, kể cả xét
ngừng học thôi học đều phải làm sau mỗi học kỳ.
Tuy vậy tất cả các giải pháp trên đều có một điều phiền phức là sau khi có điểm,
giảng viên lại phải lên ký bảng điểm.
Liệu có thể giao cho giáo viên tự làm bảng điểm, tự in và ký sau khi nộp phòng
đào tạo vẫn có thể cho nhập liệu tự động sử dụng chính bảng điểm đó hay không ? Khoá
luận này nghiên cứu thử nghiệm phương pháp sử dụng mã vạch hai chiều để giải quyết
việc nhập điểm nêu trên.
Khóa luận có hai phần:
Phần 1: Phân tích thiết kế phân hệ tổ chức thi trong hệ thống quản lý đào tạo theo tín
chỉ
Trang 6
Phần 2: Ứng dụng mã vạch hai chiều trong nhập liệu bảng điểm
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
2.1. Mô tả hệ thống:
2.1.1. Các chức năng nghiệp vụ:
Các hoạt động quản lý đào tạo của một đại học bao gồm hai mảng chính là
- Điều hành giảng dạy
- Quản lý kết quả học tập và tu dưỡng của sinh viên.
Điều hành giảng dạy gồm có các khâu sau:
- Quản lý các khoá học (đi theo năm), các bậc học (đại học, cao học, tiến sỹ),
các chương trình đào tạo (chương trình chuẩn, chương trình tài năng, chất
lượng cao...), các hệ học (chính quy, tại chức...)
- Quản lý các đơn vị đào tạo (các khoa, các bộ môn, các trung tâm đào tạo,
các viện có tham gia đào tạo, các đơn vị bên ngoài có tham gia đào tạo)
- Quản lý các môn học, các ngành các chuyên ngành do các đơn vị đào tạo
phụ trách
- Quản lý giáo viên
- Quản lý các trang thiết bị, giảng đường, phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo
- Quản lý các lớp – ngành học với tư cách là tập hợp các sinh viên cùng khoá
chia theo ngành học để quản lý hành chính và sinh hoạt đoàn thể. Trong đào
tạo theo tín chỉ, sinh viên cùng lớp theo ngành học không nhất thiết
- Thiết lập chương trình đào tạo cho từng khoá tương ứng với cách ngành,
chuyên ngành học, các bậc học, các chương trình đào tạo (chỉ định các môn
học tương ứng sẽ được giảng dạy)
Trang 7
- Phân công giảng dạy , lập các lớp – môn học
- Sinh viên đăng ký tham dự các lớp môn học
- Lập thời khoá biểu giảng dạy, thông báo lịch giảng
- Theo dõi thực dạy
- Lập lịch thi
- Phân công giáo viên coi thi
- Theo dõi nộp đề thi, theo dõi nộp bài thi, theo dõi giao bài thi chấm điểm và
nộp điểm
- Thanh toán giảng dạy
Quản lý sinh viên gồm các khâu sau:
- Tiếp nhận sinh viên nhập học, cấp mã, chia ngành, chia lớp – ngành học, làm
thẻ
- Lập các danh sách (lọc, tìm kiếm) theo các tiêu chuẩn nhất định phục vụ các
yêu cầu quản lý
- Sinh viên đăng ký học
- Thu học phí
- Lập các danh sách thi (liên quan đến việc đăng ký và đóng học phí)
- Xử lý học vụ
- Quản lý khen thưởng, kỷ luật
- Quản lý nghiên cứu khoa học sinh viên
- Xét tốt nghiệp
Quá trình đào tạo theo Hệ thống tín chỉ tại trường Đại học bao gồm những công việc
cụ thể sau:
Trang 8
Trước khi bắt đầu một học kỳ mới, nhân viên phòng đào tạo căn cứ vào khung
chương trình để thiết lập danh sách các lớp môn học và thời khóa biểu cho các lớp môn
học trong học kỳ. Căn cứ vào việc phân bố số tiết lý thuyết, số tiết bài tập, số tiết thực
hành của từng môn học để xác định số lượng giáo viên tham gia giảng dạy trong các lớp
môn học.
Tiếp đến, nhân viên phòng đào tạo tiến hành mời giáo viên phụ trách, giáo viên
giảng dạy và thực hành. Việc mời giáo viên vào các lớp môn căn cứ vào quyết định của
lãnh đạo khoa cũng như chuyên môn của từng bộ môn (bộ môn nào chịu trách nhiệm
giảng dạy môn nào).
Sau khi hoàn tất việc mời giáo viên, nhân viên phòng đào tạo tiến hành lập thời
khóa biểu dự kiến, gửi thời khóa biểu dự kiến đến lãnh đạo khoa, các bộ môn và các lớp
cho ý kiến. Sau khi các đơn vị gửi ý kiến phản hồi, nhân viên phòng đào tạo lập thời khóa
biểu chính thức.
Đối với sinh viên, mỗi sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập toàn khóa. Trong mỗi
kỳ, sinh viên phải tự đăng ký các môn học theo các lớp môn học – phù hợp với năng lực
và điều kiện cụ thể của bản thân – do nhà trường tổ chức trong thời gian nhà trường đã
công bố. Đăng ký học phần trong mỗi học kỳ của sinh viên phải đảm bảo điều kiện môn
tiên quyết, học trước, song hành của các học phần đặt ra trong chương trình đào tạo
Hệ thống thông tin phục vụ đào tạo và quản lý sinh viên trong nhà trường phải đủ
mạnh để có thể triển khai tổ chức đăng ký học phần trực tuyến, phân cấp nhiệm vụ triển
khai cho sinh viên đăng ký và tổ chức thí nghiệm, thực hành thực tập cho các trung tâm
thí nghiệm, trung tâm thực nghiệm của trường.
Đến cuối học kỳ, nhân viên phòng đào tạo tiến hành lập lịch thi cuối kỳ. Căn cứ
vào thời khóa biểu của các lớp môn học để lập lịch thi, căn cứ vào lịch thi để lập danh
sách cử cán bộ coi thi, đề nghị giáo viên ra đề thi và đáp án. Trước khi thi một tuần, nhân
viên phòng đào tạo lập danh sách sinh viên thi/ cấm thi cho từng lớp môn học tương ứng.
Trong quá trình lập lịch thi, hệ thống phải hỗ trợ tối đa quá trình lập lịch thi cho
nhân viên phòng đào tạo. Cũng như việc lập thời khoá biểu, chúng ta không thể có được
Trang 9
một hệ thống tự động hoàn toàn khâu lập lịch thi nhưng hệ thống phải cung cấp nhiều
công cụ hỗ trợ việc lập lịch thi. Hiện nay, việc lập lịch thi nói chung được thực hiện thủ
công, không có một công cụ hỗ trợ nào ngoài việc sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản
và in ấn. Cách làm này khiến nhân viên lập lịch thi tốn rất nhiều thời gian và công sức,
thời gian để có được một lịch thi phải mất vài tuần.
Trong quá trình điều hành thi, hệ thống phải hỗ trợ nhân viên phòng đào tạo luôn
luôn nắm được tại một thời điểm có bao nhiêu phòng thi, bao nhiêu cán bộ coi thi, phòng
thi nào thi môn gì, ai là người coi thi phòng thi đó, danh sách thi của phòng thi, thời gian
thi, cán bộ coi thi nào vắng mặt có lý do, cán bộ coi thi nào vắng mặt không có lý do, cán
bộ coi thi nào coi thi bổ sung, hỗ trợ việc thống kê số buổi coi thi của từng cán bộ, số cán
bộ vắng không lý do, ...
Sau mỗ kỳ thi, nhân viên phòng đào tạo có nhiệm vụ cập nhập điểm của sinh viên
từ bảng điểm của các giáo viên phụ trách lớp môn học gửi về. Tùy theo quy mô của
trường, số bảng điểm gửi vè phòng đào tạo là rất lớn. Việc nhập điểm hiện nay chủ yếu là
thủ công nên thời gian cho việc nhập điểm là rất lớn tốn nhiều thời gian và công sức.
Đây là một hệ thống thông tin rất lớn. Trong khuôn khổ của bản khoá luận tốt nghiệp này,
chúng ta chỉ phân tích các chức năng có liên quan đến việc tổ chức thi để làm rõ giải pháp
nhập điểm.
Trang 10
2.1.2. Phân tích các ca sử dụng:
2.1.2.1. Xác định các tác nhân nghiệp vụ:
Tác nhân nghiệp vụ là những đối tượng trực tiếp tương tác với hệ thống. Do đó,
thông qua việc xác định tác nhân nghiệp vụ ta sẽ xác định được giới hạn của hệ thống.
Tác nhân nghiệp vụ Vai trò
Giảng viên
-Xem lịch thi, lịch phân công coi thi, thống kê số buổi coi
thi, thống kê cán bộ vắng không lý do, …
- Gửi đề thi và đáp án, góp ý, kiến nghị, …
Sinh viên
-Xem thông thông lịch thi, điểm thi học kỳ, …
-Yêu cầu sửa điểm
Nhân viên phòng đào tạo
1. Quản lý thi cử:
-lập lịch thi, lên danh sách thi, điều hành việc coi thi.
- Lập các báo cáo thống kê số buổi coi thi, thống kê cán bộ
vắng không lý do, …
2. Quản lý điểm:
- Thống kê sinh viên theo điểm trung bình, điểm khá, giỏi.
- In bảng điểm môn học, bảng điểm cá nhân của sinh viên.
2.1.1.2. Các thực thể nghiệp vụ:
a) Môn học:
- Mã môn học
- Tên môn học
- Số tín chỉ
Trang 11
- Số tiết lý thuyết
- Số tiết bài tập
- Số tiết thực hành
- Số tiết thảo luận
- Số tiết tự học
- Mô tả môn học
b) Giáo viên
- Mã giáo viên
- Tên giáo viên
- Ngày sinh
- Giới tính
- Lĩnh vực nghiên cứu
- Địa chỉ
- Điện thoại
- Email
- Học vị
- Năm bắt đầu giảng dạy
c) Lớp:
- Mã lớp
- Tên lớp
- Bậc
- Hệ
Trang 12
- Khóa
- Nghành
- Năm thành lập
- Mã giáo viên
- Tên giáo viên chủ nhiệm
d) Sinh viên
- Mã sinh viên
- Họ tên
- Ngày sinh
- Giới tính
- Lớp
- Quê Quán
- Địa chỉ liên lạc
- Thông tin khác
- Email
e) Lớp môn học
- Tên lớp môn học
- Môn học
- Giáo viên
- Thời gian bắt đầu
- Thời gian kết thúc
Trang 13
f) Điểm tổng hợp:
- Mã sinh viên
- Mã môn học
- Điểm lần 1
- Điểm lần 2
- Học kỳ
- Ghi chú
g) Kỳ thi:
- Mã kỳ thi
- Thời gian bắt đầu
- Thời gian kết thúc
Trang 14
2.1.2.3. Các ca sử dụng nghiệp vụ:
Mô hình ca sử dụng mức cao:
Hình 2.1: Mô hình ca sử dụng mức cao
2.1.2.3.1. Ca sử dụng nghiệp vụ “lập lịch thi”:
a. Tác nhân nghiệp vụ
- Nhân viên phòng đào tạo, giáo viên giảng dạy
b. Mô tả chung
Luồng chính
1. Căn cứ vào TKB chính thức, nhân viên phòng đào tạo lập danh sách môn thi.
2. Căn cứ vào số phòng học hiện có, nhân viên phòng đào tạo lập danh sách các
phòng thi.
>
>
L·nh ®¹o
(from Use Case View)
Qu¶n lý SV
§iÒu hµnh thi
QL Häc vô
XÐt tèt nghiÖp
QL gi¶ng d¹y
QL Häc bæng
>
>
>
>
LËp lÞch thi
LËp TKB
Gi¸o viªn
(from Use Case View)
QL §iÓm
Sinh viªn
(from Use Case View)
Nh©n viªn P§T
(from Use Case View)
QL tµi vô
ĐK lớp môn học
>
Trang 15
4. Căn cứ vào 2 danh sách trên, nhân viên phòng đào tạo lập lịch thi. Lịch thi phải
thỏa mãn một số ràng buộc chặt như: sinh viên khoá trên được tham gia thi lại
với sinh viên khoá dưới, … và một số ràng buộc lỏng khác.
5. Căn cứ vào lịch thi để xác định số cán bộ coi thi, căn cứ vào số lượng cán bộ của
các phòng ban và các bộ môn để xác định số cán bộ coi thi của từng phòng ban,
từng bộ môn. Gửi lịch thi và đề nghị cử cán bộ coi thi tới các phòng ban.
6. Căn cứ vào danh sách cử cán bộ coi thi của các phòng ban, các bộ môn, nhân
viên phòng đào tạo lập danh sách cán bộ coi thi.
7. Trước khi thi một tuần, căn cứ vào danh sách sinh viên đăng ký học để lập danh
sách thi cho từng phòng thi. Căn cứ vào danh sách sinh viên thiếu học phí do
phòng hành chính tổng hợp gửi sang, căn cứ vào danh sách cấm thi của giáo
viên để lập danh sách sinh viên bị cấm thi.
Luồng phụ
4a. Gửi lịch thi dự kiến đến từng phòng ban, bộ môn và lãnh đạo Khoa để nhận ý
kiến phản hồi.
4b. Thu thập ý kiến của lãnh đạo và các phòng ban, bộ môn, nhân viên phòng đào
tạo lập lịch thi chính thức.
5a. Đề nghị cử cán bộ coi thi của từng phòng ban, từng bộ môn phải được lãnh đạo
phòng và lãnh đạo khoa xét duyệt trước khi được gửi tới các phòng, các bộ
môn.
6a. Gửi đề nghị giáo viên giảng dạy ra đề thi và đáp án, nộp cho phòng đào tạo
trước một tuần.
7a. Sinh viên có thể gửi thắc mắc về danh sách thi và danh sách cấm thi lên phòng
đào tạo trước ngay thi 1 ngày, nếu có sai sót thì nhân viên phòng đào tạo cập
nhật lại các thông tin sai hoặc thiếu.
Mô hình ca sử dụng”Lập lịch thi”
Trang 16
Hình 2.2: Mô hình ca sử dụng”Lập lịch thi”
2.1.2.3.2. Ca sử dụng nghiệp vụ “Điều hành thi”:
a. Tác nhân nghiệp vụ
- Nhân viên phòng đào tạo, cán bộ coi thi
b. Mô tả chung
Luồng chính
1. Căn cứ vào lịch thi chính thức, trong thời gian tổ chức thi, nhân viên phòng đào
tạo tiến hành quản lý việc tổ chức thi. Nhân viên phòng đào tạo phải biết được
tại thời điểm hiện tại có bao nhiêu phòng thi đang thi, giáo viên nào đang trông
thi, ai trông hộ, ai vắng không có lý do, và phòng thi nào đang thi môn nào.
2. Cuối mỗi buổi thi, thu bài thi và các biên bản, giấy tờ cùng tang vật liên quan.
LËp lÞch thi
(from Use Case View)
LËp danh s¸ch m«n thi
T¹o kú thi
LËp danh s¸ch phßng thi
Nh©n viªn lËp lÞch thi
(from Use Case View)
LËp lÞch thi dù kiÕn
X¸c ®Þnh sè CB coi thi
L·nh ®¹o Khoa
(from Use Case View)
LËp DS c¸n bé coi thi
LËp lÞch thi chÝnh thøc
LËp danh s¸ch cÊm thi
Theo dâi ra ®Ò, ®¸p ¸n
Gi¸o viªn
(from Use Case View)
LËp danh s¸ch thi
Trang 17
3. Đến cuối kỳ thi, nhân viên phòng đào tạo tiến hành thống kê số buổi coi thi của
từng cán bộ để phòng tài chính thanh toán. Thống kê các cán bộ vắng không có
lý do để khiển trách, nhắc nhở.
Luồng phụ
2.a Các biên bản xử lý kỷ luật phải được lưu trữ cẩn thận và phải được phân loại,
nếu sinh viên nào bị đình chỉ thi hoặc xem tài liệu thì huỷ bài thi không phải
chấm, các sinh viên khác bị trừ điểm .
Mô hình ca sử dụng “điều hành thi”
§iÒu hµnh thi
(from Use Case View)
CËp nhËt nhËt ký thi
Thèng kª sè giê coi thi
Nh©n viªn P§T
(from Use Case View)
C¸n bé coi thi
Thèng kª c¸n bé bá coi thi kh«ng cã
lý do
L·nh ®¹o Khoa
(from Use Case View)
Hình 2.3: Mô hình ca sử dụng”điều hành thi”
2.1.2.3.3. Ca sử dụng nghiệp vụ “Quản lý diểm”:
a. Tác nhân nghiệp vụ
- Nhân viên phòng đào tạo, giảng viên giảng dạy, sinh viên
b. Mô tả chung
Luồng chính
Trang 18
1. Căn cứ vào các kỳ thi đã tổ chức trong học kỳ, căn cứ vào bảng điểm giảng viên
nộp cho phòng đào tạo, nhân viên phòng đào tạo nhập điểm thành phần cho
từng kỳ thi.
2. Sau khi đã nhập đủ các điểm thành phần của môn học, nhân