Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng

1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ đất nước ngày càng phát triển, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới công nghiệp hoá hiện đại hoá phấn đấu đến năm 2020, đây chính là những mục tiêu cần đạt được. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thì việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Trên đà phát triển của đất nước, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế, sẽ có nhiều dự án đầu tư xây dựng và nhiều hạng mục công trình khác xác lập, cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc đầu tư cho các công trình này, chủ yếu dựa vào nguồn quỹ đất, đây là tiềm lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Nhưng công việc này không phải là vấn đề đơn giản, khi mà quỹ đất công hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu đề ra, buộc Nhà nước phải thực hiện phương án thu hồi đất từ dân, việc thu hồi này hoàn toàn đúng đắn, phục vụ cho sự phát triển, cho lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; Tuy nhiên, người dân khi bị thu hồi đất phần lớn sẽ bị thiệt hại, cuộc sống thường nhật bị xáo trộn. Mặt khác, phần lớn đất bị thu hồi là đất nông nghiệp, nước ta tỉ lệ người dân làm nông nghiệp khá cao. Để khắc phục cho người dân những phần thiệt hại đó, trong thời gian gần đây Nhà nước ta đã có những chính sách thu hồi đất đi liền với bồi thường, hỗ trợ cho người dân; Nhưng thực tế cho thấy việc bồi thường không phải chỉ thiệt hại về đất, mà còn có những thiệt hại mà trong quá trình thu hồi đất gây ra, trong đó có vấn đề “thiệt hại về vật nuôi khi thu hồi đất”. Đây là vấn đề nhạy cảm và mang tính thời sự cao. Bởi cơ cấu đất sử dụng cho nông nghiệp của nước ta chiếm tỉ trọng cao, việc thu hồi đất đa phần là đất tốt, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến đất nông nghiệp và những sản phẩm nông nghiệp có trên đất. Vì thế có một số bộ phận không nhỏ trong số người dân bị thu hồi đất bức xúc do mức giá bồi thường chưa thật sự hợp lý, tương xứng với giá hiện tại của thị trường, chính sách bồi thường chưa phù hợp, việc hỗ trợ vật nuôi cho người dân chưa đạt hiệu quả cao, khi mà pháp luật bồi thường thiệt hại về vật nuôi của nước ta vẫn đang trong tiến trình hoàn thiện

pdf44 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng GVHD: PGS.TS.Phan Trung Hiền SVHT: Trần Sơn Nhất MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 2 5. Kết cấu của đề tài........................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ....................................................................... 4 1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................. 4 1.1.1 Khái niệm thu hồi đất .......................................................................................... 4 1.1.2 Khái niệm về vật nuôi và các loại vật nuôi. ........................................................ 5 1.1.3 Khái niệm về bồi thường thiệt hại vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất ............. 7 1.2. Vai trò và mục đích của Nhà nước khi thu hồi đất đối với vật nuôi ..................... 7 1.2.1 Vai trò của Nhà nước khi thu hồi đất đối với vật nuôi ..................................... 7 1.2.2 Mục đích của Nhà nước khi thu hồi đất đối với vật nuôi ................................. 9 1.3 Sơ lược sự hình thành và phát triển của việc bồi thường vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất. ........................................................................................................................ 10 1.3.1 Giai đoạn trước luật đất đai năm 1993 ................................................................ 10 1.3.2 Giai đoạn từ khi có luật đất đai năm 1993 đến khi có luật đất đai năm 2003 .... 11 1.3.3. Giai đoạn từ khi có luật Đất đai năm 2003 đến khi có luật Đất đai năm 2013 . 12 1.3.4. Giai đoạn từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay ................................................... 13 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT............................................................ 14 2.1 Chủ thể và điều kiện thực hiện về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất ............................................................................................................... 15 2.1.1. Chủ thể thực hiện bồi thường thiệt hại, hỗ trợ đối với vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất .................................................................................................................. 15 2.1.2. Trường hợp vật nuôi được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ................ 18 2.1.3 Trường hợp vật nuôi không được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đât ............................................................................................................................... 20 Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng GVHD: PGS.TS.Phan Trung Hiền SVHT: Trần Sơn Nhất 2.2 Một số lưu ý khi xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại vật nuôi. ................... 23 2.2.1 Thời điểm xác định nuôi vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất .......................... 23 2.2.2 Đất đủ điều kiện bồi thường thiệt hại về vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất 23 2.2.3 Quy định về mật độ vật nuôi .............................................................................. 24 2.3 Quy định về giá bồi thường thiệt hại về vật nuôi theo quy định của pháp luật .. 25 2.4 Trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất ......................................................................................................................... 25 2.5 Khiếu nại khiếu kiện và xử lý vi phạm trong công tác bồi thường thiệt hại vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất ........................................................................................ 31 2.5.1 Khiếu nại khiếu kiện trong công tác bồi thường thiệt hại vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất. ........................................................................................................ 31 2.5.2 Xử lý vi phạm trong công tác bồi thường thiệt hại vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất ......................................................................................................................... 31 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN BỒI THUỒNG THIỆT HẠI VỀ VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH..........................................................33 3.1 Những quy định triển khai chính sách bồi thường thiệt hại về vật nuôi đối với người dân bị thu hồi đất theo Luật đất đai trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói chung và quy định cụ thể của tỉnh về bồi thường thiệt hại với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng. ................................................................................... 33 3.2 Thuận lợi và khó khăn trong công tác triển khai bồi thường thiệt hại về vật nuôi đối với người dân khi bị thu hồi đất trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng ............................. 35 3.2.1 Thuận lợi trong công tác triển khai bồi thường thiệt hại về vật nuôi đối với người dân khi bị thu hồi đất trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng ....................................... 36 3.2.2 Khó khăn trong công tác triển khai bồi thường thiệt hại về vật nuôi đối với người dân khi bị thu hồi đất tại Tỉnh Sóc Trăng. ..................................................... 37 3.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại về vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất ......................................................................................................................... 38 3.3.1. Đối với cơ quan nhà nước ................................................................................ 38 3.4.2. Đối với người dân ............................................................................................. 39 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 41 Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng GVHD: PGS.TS.Phan Trung Hiền Trang 1 SVHT: Trần Sơn Nhất LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ đất nước ngày càng phát triển, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới công nghiệp hoá hiện đại hoá phấn đấu đến năm 2020, đây chính là những mục tiêu cần đạt được. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thì việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Trên đà phát triển của đất nước, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế, sẽ có nhiều dự án đầu tư xây dựng và nhiều hạng mục công trình khác xác lập, cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc đầu tư cho các công trình này, chủ yếu dựa vào nguồn quỹ đất, đây là tiềm lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Nhưng công việc này không phải là vấn đề đơn giản, khi mà quỹ đất công hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu đề ra, buộc Nhà nước phải thực hiện phương án thu hồi đất từ dân, việc thu hồi này hoàn toàn đúng đắn, phục vụ cho sự phát triển, cho lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; Tuy nhiên, người dân khi bị thu hồi đất phần lớn sẽ bị thiệt hại, cuộc sống thường nhật bị xáo trộn. Mặt khác, phần lớn đất bị thu hồi là đất nông nghiệp, nước ta tỉ lệ người dân làm nông nghiệp khá cao. Để khắc phục cho người dân những phần thiệt hại đó, trong thời gian gần đây Nhà nước ta đã có những chính sách thu hồi đất đi liền với bồi thường, hỗ trợ cho người dân; Nhưng thực tế cho thấy việc bồi thường không phải chỉ thiệt hại về đất, mà còn có những thiệt hại mà trong quá trình thu hồi đất gây ra, trong đó có vấn đề “thiệt hại về vật nuôi khi thu hồi đất”. Đây là vấn đề nhạy cảm và mang tính thời sự cao. Bởi cơ cấu đất sử dụng cho nông nghiệp của nước ta chiếm tỉ trọng cao, việc thu hồi đất đa phần là đất tốt, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến đất nông nghiệp và những sản phẩm nông nghiệp có trên đất. Vì thế có một số bộ phận không nhỏ trong số người dân bị thu hồi đất bức xúc do mức giá bồi thường chưa thật sự hợp lý, tương xứng với giá hiện tại của thị trường, chính sách bồi thường chưa phù hợp, việc hỗ trợ vật nuôi cho người dân chưa đạt hiệu quả cao, khi mà pháp luật bồi thường thiệt hại về vật nuôi của nước ta vẫn đang trong tiến trình hoàn thiện. Trong bối cảnh chung đó, tỉnh Sóc Trăng đã có những sự vươn lên vượt bậc trong công cuộc xây dựng và phát triển góp một phần vào tiến trình phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của quê hương, đất nước. Trong đó, có nhiều hạng mục công trình được đầu tư xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng, mà chủ yếu được xây dựng trên đất sản xuất nông nghiệp của người dân, người dân trong các xã, huyện, thành phố đa Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng GVHD: PGS.TS.Phan Trung Hiền Trang 2 SVHT: Trần Sơn Nhất phần phấn khởi, vui mừng trước sự thay da, đổi thịt của quê hương. Nhưng, trong quá trình triển khai chính sách bồi thường thiệt hại với vật nuôi trên địa bàn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không ít đến tiến độ giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ dự án đầu tư, vì thế việc tìm ra những cơ sở lý luận, ưu diểm, khuyết điểm cùng với những đề xuất của người viết trong công tác bồi thường thiệt hại về vật nuôi Chính vì thế, người viết lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng” làm mục tiêu nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trọng tâm của đề tài, người viết tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về những vấn đề bồi thường thiệt hại về vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất thực tiễn áp dụng tại tỉnh Sóc Trăng, qua thực tiễn áp dụng đó ta có thể tìm ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tế, qua đó thấy được những thiếu sót, những trường hợp được bồi thường và không được bồi thường cũng như những trường hợp bị thiệt hại nhưng không được Nhà nước bồi thường thiệt hại về vật nuôi, nhằm khắc phục khó khăn hạn chế để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại, trên cơ sở hài hòa lợi ích của các bên giữa người bị thu hồi đất, chủ đầu tư và Nhà nước. Góp phần hạn chế những bức xúc của người dân, tránh những tình trạng khiếu nại, khiếu kiện, tạo thành những điểm nóng của người dân bị thiệt hại do quá trình thu hồi đất gây nên. Tạo ra dư luận không tốt về các chính sách của Nhà nước, làm cho kẻ thù xuyên tạc, kích động, phá rối an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. 3. Phạm vi nghiên cứu Người viết tập trung nghiên cứu các quy định về bồi thường thiệt hại về vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất, những văn bản pháp luật có liên quan và những yếu tố có ảnh hưởng đến việc bồi thường thiệt hại vật nuôi. Nghiên cứu ở cả hai phương diện lý luận và thực tế áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu, người viết vận dụng và kết hợp các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, tài liệu, văn bản liên quan và xâm nhập thực tế qua điền dã, khảo sát... để tiến hành đánh giá, phân tích những quy định của pháp luật trong bồi thường thiệt hại về vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất. Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng GVHD: PGS.TS.Phan Trung Hiền Trang 3 SVHT: Trần Sơn Nhất 5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 03 chương và trình bày như sau: Chương 1: Sơ lược về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất. Trong phạm vi của chương này người viết tập trung vào cơ sở lý luận chung về bồi thường thiệt hại về vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất như: các khái niệm về thu hồi đất, khái niệm vật nuôi và loại vật nuôi, song song đó người viết cũng nêu lên mục đích và vai trò của công tác bồi thường thiệt hại vật nuôi, sơ lược sự hình thành và phát triển của việc bồi thường vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất cũng như những lưu ý khi xác định thiệt hại về vật nuôi để tạo tiền đề làm cơ sở cho chương 2. Chương 2: Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất Trong chương này, ngoài việc trình bày quy định pháp luật, pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất như điều kiện để được bồi thường, chủ thể thực hiện bồi thường, cách tính bồi thường, khiếu nại khiếu kiện và xử lý vi phạm trong công tác bồi thường thiệt hại vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất; Song song đó, có sự phân tích đánh giá những điểm hợp lý và chưa hợp lý của các quy định có liên quan, từ đó làm cơ sở cho chương 3 so sánh đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để tìm ra các giải pháp, góp phần hướng tới hoàn thiện pháp luật trong quá trình nghiên cứu. Chương 3: Thực tiễn pháp luật về bồi thường thiệt hại với vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Sóc Trăng Chương này, người viết nêu lên tình hình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng, qua đó người viết đưa ra những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện công tác bồi thường thiệt hại về vật nuôi, những thiệt hại về vật nuôi chưa được bồi thường từ đó đưa ra giải pháp khắc phục và hoàn thiện hơn. Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng GVHD: PGS.TS.Phan Trung Hiền Trang 4 SVHT: Trần Sơn Nhất CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm thu hồi đất Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá có vai trò đặc biệt trong đời sống kinh tế-xã hội. Đất đai nước ta có cơ cấu phong phú và đa dạng như: đất rừng, đất nông nghiệp, đất công nghiệp, đất khai thác khoáng sản,... tất cả được quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, một cách khoa học sẽ giúp ích cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, ở nước ta đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, nên từ đó xuất hiện khái niệm giao và thu hồi đất. Về mặt pháp luật, theo Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 nêu rõ: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”1 trong khi đó Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”2. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là Hiến pháp đầu tiên ghi nhận cơ sở hiến định về thu hồi đất của Việt Nam, là cơ sở pháp lí quan trọng để Luật Đất đai năm 2013 quy định chi tiết các trường hợp thu hồi đất. Theo đó Luật Đất đai năm 2013 có quy định “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”3 Tuy nhiên việc thu hồi đất có rất nhiều nguyên nhân mà từ khái niệm ta có thể thấy thu hồi đất được chia làm hai nhóm: Nhóm 1 là thu hồi đất của các đối tượng được Nhà nước trao quyền sử dụng đất nay thu hồi lại vì mục đích quốc phòng, an ninh;4 phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;5 Nhóm 2: Nhà nước thu hồi đất do vi phạm phạm pháp luật về đất đai6 hoặc do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con 1 Điều 53 hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2 Điều 4 Luật đất đai năm 2013. 3 Khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013. 4 Điều 61 Luật Đất đai năm 2013. 5 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013. 6 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013. Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng GVHD: PGS.TS.Phan Trung Hiền Trang 5 SVHT: Trần Sơn Nhất người7 nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Thu hồi đất được xem là thành phần cốt lõi trong quá trình thực hiện các dự án, kế hoạch đầu tư cho quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế vì nó không những ảnh hưởng tới tiến độ dự án mà còn ảnh hưởng đến an ninh kinh tế ổn định về xã hội của khu vực bị thu hồi đất, Nhà nước thu hồi đất sẽ phải bồi thường về đất, bồi thường thiệt hại về tài sản mà trong đó có vật nuôi, trong khi tiến hành thu hồi đất mà có thiệt hại về vật nuôi thì được bồi thường, vì thế việc thu hồi đất là cơ sở để hình thành lên chế định bồi thường về vật nuôi. 1.1.2 Khái niệm về vật nuôi và các loại vật nuôi. Theo giáo trình giống vật nuôi của giáo viên Đặng Vũ Bình thì vật nuôi là các động vật đã được thuần hóa và chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp.Vật nuôi chủ yếu là gia súc và gia cầm. Hầu hết các vật nuôi ngày nay nhất là trong nước đều có nguồn gốc từ các động vật hoang dã. Quá trình biến các động vật hoang dã thành vật nuôi được gọi là quá trình thuần hóa, quá trình này được thực hiện bởi con người. Còn trong Luật Đất đai 2013 cũng có quy định vật nuôi được bồi thường là thuỷ sản. Vật nuôi là gia súc gia cầm: Giống vật nuôi là một tập hợp các vật nuôi có chung một nguồn gốc nhất định, chúng được hình thành trong quá trình chọn lọc và tạo gống của con người. Các giống vật nuôi có đặc điểm về ngoại hình, sinh lý, sinh hoá và các lợi ích kinh tế khác nhau. Căn cứ vào nguồn gốc các giống vật nuôi được chia làm 2 nhóm sau: + Giống địa phương: là giống có nguồn gốc địa phương, được hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế xã hội, tự nhiên của địa phương. Chẳng hạn lợn móng Cái, Bò Vàng, Vịt cỏ,... Là giống địa phương của nước ta. Các giống địa phương có khả năng thích ứng cao với điều kiện và tập quán chăn nuôi của địa phương, sức chống bệnh tốt xong năng suất thường bị hạn chế + Giống nhập là các giống có nguồn gốc từ các vùng khác hoặc nước khác, các giống nhập nội thường là giống có năng xuất cao hoặc có những đặc điểm tốt nổi bật so với địa phương. Tuy nhiên, do nguồn gốc xuất phát ở cùng có điều kiện môi trường khác biệt với nơi nhập vào nuôi, các giống nhập phải thích ứng với điều kiện sống mới. Điều 7 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013. Pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại tỉnh Sóc Trăng GVHD: PGS.TS.Phan Trung Hiền Trang 6 SVHT: Trần Sơn Nhất này tuỳ thuộc vào khả năng thích nghi của giống nhập vào những điều kiện mà con người tạo ra nhằm giúp chúng thích ứng với điều kiện sống ở nơi ở mới.8 -Vật nuôi là thuỷ sản: Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá. Một số loài cá là: cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, cá hồi, hàu, tôm và sò điệp có năng suất khai thác cao. Trong đó ngành thủy sản có liên quan đến việc đánh bắt cá tự nhiên hoặc cá nuôi thông qua việc nuôi cá. Nuôi trồng thủy sản đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác
Luận văn liên quan