Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh chóng, hiệu quả và bền vững

Trong xu thế liên kết và hội nhập kinh tế thế giới thành một chỉnh thể thống nhất, hầu hết các nước trên thế giới đều tham gia ngày càng tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế. Trong số các hoạt động kinh tế đối ngoại thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động có vị trí và vai trò ngày càng lớn và được nhiều quốc gia sử dụng như một chính sách kinh tế quan trọng và lâu dài. Khai thác và sử dụng có hiệu quả FDI đang là một mục tiêu được ưu tiên hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển, nơi có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư để phát triển kinh tế . Ở nước ta, FDI có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo động lực phát triển Kinh tế -Xã hội trong thời kỳ đổi mới. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại Hội IX đã chỉ rõ: “ Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh chóng, hiệu quả và bền vững”. Mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực, sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh CNH - HĐH theo định hướng XHCN. Trước nhu cầu phát triển đất nước, chúng ta phải tìm ra những giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ thu hút FDI và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Vì thế, việc nghiên cứu có hệ thống lĩnh vực hoạt động này để tìm ra các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư ở nước ta, nhằm thu hút và sử dụng vốn FDI để phát triển nền kinh tế của nước ta đền năm 2010 và cả trong những năm tiếp theo là yêu cầu bức xúc cả về lý luận và thực tiễn

doc62 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh chóng, hiệu quả và bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Mở đầu Tính cấp thiết của đề tài: Trong xu thế liên kết và hội nhập kinh tế thế giới thành một chỉnh thể thống nhất, hầu hết các nước trên thế giới đều tham gia ngày càng tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế. Trong số các hoạt động kinh tế đối ngoại thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động có vị trí và vai trò ngày càng lớn và được nhiều quốc gia sử dụng như một chính sách kinh tế quan trọng và lâu dài. Khai thác và sử dụng có hiệu quả FDI đang là một mục tiêu được ưu tiên hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển, nơi có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư để phát triển kinh tế . ở nước ta, FDI có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo động lực phát triển Kinh tế -Xã hội trong thời kỳ đổi mới. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại Hội IX đã chỉ rõ: “ Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh chóng, hiệu quả và bền vững”. Mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực, sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh CNH - HĐH theo định hướng XHCN. Trước nhu cầu phát triển đất nước, chúng ta phải tìm ra những giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ thu hút FDI và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Vì thế, việc nghiên cứu có hệ thống lĩnh vực hoạt động này để tìm ra các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư ở nước ta, nhằm thu hút và sử dụng vốn FDI để phát triển nền kinh tế của nước ta đền năm 2010 và cả trong những năm tiếp theo là yêu cầu bức xúc cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đánh giá đúng thực trạng FDI tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó luận giải và đề xuất những giải pháp có tính đồng bộ để thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong xu thế hiện nay. Đề tài cung cấp một số thông tin tham khảo cho các cơ quan điều hành vĩ mô xây dựng chính sách, pháp luật và xác định các công cụ, biện pháp tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi . Đồng thời đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các nhà đầu tư của doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược thu hút đầu tư của doanh nghiệp . 3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu : Đề tài lấy việc xác định và luận giải vấn đề đầu tư trong xu thế hội nhập và những giải pháp thu hút vốn FDI của Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đầu tư nước ngoài của Việt Nam và xác định những giải pháp đồng bộ để thu hút và sử dụng vốn FDI trong xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự kết hợp giữa trừu tượng hoá với cụ thể hoá, logic và lịch sử, hệ thống hoá và khái quát hóa các phương pháp dự báo kinh tế, các phương pháp thống kê so sánh và phân tích thực chứng, phương pháp sơ đồ hoá và mô hình hóa. 5. Kết cấu đề tài: Tên đề tài: “ Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu thế hội nhập kinh tế từ nay đến năm 2010”. Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương : Chương I : Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong xu thế hội nhập. Chương III: Một vài giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu thế hôi nhập để phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2010. chương I lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài I. Khái niệm, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) đối với sự phát triển kinh tế Khái niệm về FDI Trên thế giới có nhiều định nghĩa về FDI, tuy nhiên, khái niệm được chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn cả là khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra năm 1977, đó là: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn thực hiện nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó” (ĐTNN trong những năm 1990 – NXB Thế Giới 1994). Định nghĩa này nhấn mạnh vào 2 yếu tố: tính lâu dài của hoạt động đầu tư và đặc biệt là sự tham gia vào hoạt động quản lý đầu tư nhằm phân biệt với những hoạt động đầu tư chứng khoán vốn rất phổ biến trong các nền kinh tế hiện đại. Nói cách khác, định nghĩa này nhấn mạnh động cơ đầu tư và phân biệt FDI với đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp có đặc trưng cơ bản là nhằm thu được lợi nhuận từ việc mua bán các tài sản tài chính từ nước ngoài, các nhà đầu tư không quan tâm đến quá trình quản lý doanh nghiệp, đặc biệt họ quan tâm đến lợi ích chính trị nhiều hơn. Với FDI các nhà đầu tư vẫn dành quyền kiểm soát quá trình quản lý. Các quan điểm và định nghĩa về FDI được đưa ra tuỳ theo góc độ nhìn nhận của các nhà kinh tế nên rất phong phú. Qua đó ta có thể rút ra một định nghĩa chung như sau : FDI là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thiết lập ra các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đứng chủ sở hữu tự quản lý, khai thác hoặc thuê người quản lý, khai thác cơ sở này hoặc hợp tác với đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lý cùng đối tác nước sở tại hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro. 2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1 Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh doanh Đây là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia mà không thành lập một xí nghiệp mới hoặc bất cứ một pháp nhân mới nào. Hợp đồng hợp tác kinh doanh do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thoả thuận và được cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư chuẩn y. 2.2. Doanh nghiệp liên doanh Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó một pháp nhân mới được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới do các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước nhận đầu tư. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm đối với bên kia và với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vị phần vốn góp của mình trong vốn pháp định. Tỷ lệ góp vốn của các bên nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận. 2.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp luật nước chủ nhà. Một vài dạng đặc biệt của hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài là: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao ( BOT ) Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO ) Hợp đồng xây dựng – chuyển giao ( BT ) 3. Vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế 3.1. Tích cực FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt vốn và ngoại tệ : Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào cái vòng luẩn quẩn đó là: thu nhập thấp dẫn đến tiết kiện thấp, vì vậy đầu tư thấp và rồi hậu quả lại là thu nhập thấp. Tình trạng này chính là nút khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác vào cái vòng luẩn quẩn này. Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều này của các nước kém phát triển đó chính vốn và kỹ thuật. Vốn là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước và đổi mới kỹ thuật, tăng năng suất lao động từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho nền kinh tế. Tuy nhiên để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích luỹ nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sự tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do vậy, vốn nước ngoài sẽ là một “cú hích” để đột phá “cái vòng luẩn quẩn” này. Trong đó FDI là một nguồn quan trọng khắc phục tình trạng thiếu vốn mà ít gây nợ. Theo lý thuyết “hai lỗ hổng” của Cherery và Strout (1966) thì có hai cản trở chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là: Tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, được gọi là “lỗ hổng tiết kiệm”. Thứ hai là thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu, gọi là “lỗ hổng thương mại”. ở các nước kém phát triển hai lỗ hổng trên thường rất lớn. Vì thể FDI là một nguồn quan trọng đẻ bổ xung sự thiếu hụt về ngoại tệ do nó góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của các nước tiếp nhận đầu tư. FDI mang lại công nghệ và trình độ kỹ thuật cao, trình độ quản ký tiên tiến cho nước tiếp nhận vốn đầu tư . Xét về lâu dài thì đây là một lợi ích căn bản nhất cho nước tiếp nhận đầu tư. FDI thúc đẩy sự đổi mới về công nghệ ở các nước tiếp nhận đầu tư như góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thay đổi cấu thành sản phẩm và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao. Như vậy FDI có tác dụng lớn đối với quá trình CNH-HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng và phát triển nhanh ở các nước tiếp nhận đầu tư. Hơn thế nữa, FDI còn đem lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cao cho các đối tác trong nước tiếp nhận đầu tư thông qua những chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm. FDI mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các nước đầu tư, thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo kỹ sư, các nhà quản lý có chuyên môn, trình độ để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài. FDI tạo ra công ăn việc làm cho nước tiếp nhận đầu tư FDI trực tiếp ảnh hưởng đến cơ hội tạo công ăn việc làm thông qua việc thu hút lao động vào các hãng có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức trong nước khác, khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hàng hóa và dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước, hoặc thuê họ thông qua những hợp đồng gia công chế biến. Thực tiễn cho thấy ở một số nước FDI đã góp phần tích cực tạo ra công ăn việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, điện tử, chế biến… Tuy nhiên sự đóng góp của FDI vào việc tạo công ăn việc làm còn phụ thuộc rất nhiều vào nước tiếp nhận đầu tư như về phong tục tập quán, văn hoá, chính sách, khả năng kỹ thuật. FDI thúc đẩy chuyển dịch kinh tế Để tiến tới sự tăng trưởng và phát triển thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một đòi hỏi của nội tại bản thân nền kinh tế. Mặt khác, hiện nay xu hướng toàn cầu hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là một đòi hỏi tất yếu để phù hợp với thời đại. FDI là một bộ phạn quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên minh liên kết kinh tế giữc các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với trình độ phát triển của thế giới sẽ tạo điều khoản thuận lợi cho hoạt động FDI. FDI góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi vì FDI làm xuất hiện nhiều lĩnh vực ngành nghề mới, nâng cao trình độ kỹ thuật, tăng năng suất lao động. 3.2. Những mặt trái của FDI: Công nghệ và kỹ thuật lạc hậu . Các nước đầu tư thường bị buộc tội là đã chuyển giao công nghệ và kỹ thuật lạc hậu vào nước tiếp nhận đầu tư điều này có thể giải thích là : dưới sự tác động của cuộc cách mạng KHKT, máy móc, công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu. Các nhà đầu tư thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật đã lạc hậu cho các nước tiếp nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm của chính nước họ. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây ra nhiều thiệt hại cho nước tiếp nhận đầu tư như là: Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó cho nên các nước tiếp nhận đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp vốn vào các xí nghiệp liên doanh và hâu quả bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận. Gây tổn hại đến môi trường, do nhiều công nghệ và máy móc thiết bị lạc hậu không đảm bảo được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng môi trường trong quá trình vận hành. Chất lượng sản phẩm thấp, chi phí sản xuất cao, nên sản phẩm của nước tiếp nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trương thế giới. Sản xuất hàng hoá không thích hợp Các nhà đầu tư thường sản xuất và bán những hàng hoá không thích hợp cho các nước kém phát triển, thậm chí đôi khi lại là những hàng hoá có hại cho sức khoẻ con người và gây ô nhiễm môi trường như khuyến khích sử dụng thuốc lá, thuốc trừ sâu, nước ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi, thuốc tẩy thay thế xà phòng. FDI có những hạn chế trong tác động đến nền kinh tế : Mặc dù tính tổng thể vốn đầu tư trực tiếp lớn hơn và quan trọng hơn đầu tư gián tiếp, nhưng so với đầu tư gián tiếp thì mức vốn trung bình của một dự án đầu tư thường nhỏ hơn nhiều. Do vậy, tác động kịp thời của một dự án đầu tư trực tiếp cũng không tức thì như dự án đầu tư giám tiếp. Hơn nữa, các nhà đầu tư trực tiếp thường thiếu sự trung thành đối với thị trường đang đầu tư, do đó luồng vốn đầu tư trực tiếp cũng thất thường. Những mặt trái khác Mục đích chủ yếu của nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi nhất. Vì thế, nhiều khi lượng vốn nước ngoài đã tham gia tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị có thể gây bất ổn về chính trị. Các vấn đề ô nhiễm môi trường cùng với vấn đề tài nguyên bị cạn kiệt và những lợi dụng về chính trị đó là một trong những điều tất yếu mà nước chủ nhà phải hứng chịu khi quá trình thu hút vốn FDI diễn ra. Việc đưa những mặt trái của FDI vào không có nghĩa là phủ nhận những lợi thế cơ bản của nó mà chỉ nhấn mạnh rằng cần phải có những chính sách thích hợp, những biện pháp kiểm soát hữu hiệu để phát huy những mặt tích cựu, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI. Mức độ thiệt hại mà FDI gây ra cho nước chủ nhà nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, năng lực, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của nước tiếp nhận đầu tư . II. Các nhân tố tác động tới việc thu hút FDI trong tình hình mới 1. Thuận lợi Trước hết là sự ổn định về chính trị. Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam, được củng cố từ TW tới địa phương, được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân đã tạo môi trường chính trị ổn định lâu dài cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Về môi trường pháp lý, Luật Đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được ban hành năm 1987 không tránh khỏi tình trạng chưa hoàn thiện, còn sơ hở và ít hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chúng ta đã bổ sung và hoàn thiện dần, bước đầu lôi cuốn được các nhà đầu tư. Đến thời điểm này, nếu so sánh với các nước ASEAN khác thì Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã đạt tới mức độ tương đối hấp dẫn. Về nhân tố lao động, Việt Nam là một nước có lực lượng lao động dồi dào về số lượng, có trình độ tiên tiến. Hơn nữa, người lao động Việt Nam nói chung đều có ý thức tuân thủ kỷ cương, kỷ luật lao động, ít có đình công, bãi công tự do. Đây là một trong các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư. Về dung lượng thị trường, hiện nay, nhiều nhà đầu tư xếp Việt Nam là một trong những thị trường lớn trong khu vực (thị trường tiềm năng). Họ cho rằng, với vị trí địa lý khá thuận lợi của Việt Nam, đầu tư vào đây không những tiếp cận được nhu cầu của một thị trường hơn 75 triệu người ở nước sở tại mà đây còn là địa bàn để cung cấp hàng hoá cho một số thị trường nước láng giềng như Lào, Campuchia, Mianma và vùng Tây Nam Trung Quốc. Sự gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong tương lai là nhân tố quan trọng trong việc thu hút FDI bởi vì khi đó, hàng sản xuất tại Việt Nam không những có chi phí thấp (do có lợi thế về giá nhân công) mà còn được hưởng mức thuế ưu đãi khi xuất hàng sang các nước thuộc thị trường Bắc Mỹ, tạo cơ hội cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ đầy tiềm năng. Việt Nam gia nhập khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã tạo ra tính năng động đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dưới tác động của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (CEPT), chu chuyển mậu dịch giữa các nước ASEAN sẽ được thúc đẩy và đặc biệt giá thành của sản phẩm cuối cùng sản xuất tại ASEAN sẽ giảm. việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ thành công. 2. Khó khăn Về môi trường pháp lý: Nếu xét về môi trường pháp lý cho việc thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài thì Việt Nam còn phải tiếp tục hoàn thiện nhiều để tương đồng với các nước trong khu vực. Việt Nam phải nhanh chóng ban hành các chính sách có liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm tạo ra một hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như sự vận hành nền kinh tế nói chung. Đó là việc ban hành các đạo luật còn thiếu và sửa đổi các đạo luật trái với thông lệ quốc tế. Về thủ tục hành chính: Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thủ tục hành chính của Việt Nam còn nhiều phức tạp, gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Hoạt động quản lý chồng chéo, nhiều tầng nhiều lớp. Cán bộ quản lý lại thiếu thông hiểu về pháp luật, thiếu kinh nghiệm chuyên môn trong việc xử lý một số tình huống phát sinh và nhìn chung các nhà quản lý Việt Nam mang đậm tác phong nông nghiệp. Về nhân tố lao động: Như trên đã phân tích, chi phí tiền lương cho lao động Việt Nam tương đối thấp, nó chỉ đúng trong điều kiện so sánh với các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay. Về lâu dài, khi trình độ sản xuất phát triển, nếu lao động Việt Nam không được đào tạo kịp thời thì lợi thế đó cũng sẽ mất đi. Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN nên còn thiếu kinh nghiệm trong việc tạo lập một hệ thống thị trường đồng bộ. Chúng ta chưa có thị trường lao động (mới chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở một vài địa phương), thị trường tài chính, tiền tệ mới đạt mức sơ khai. Đây là những thị trường rất quan trọng, quyết định sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Về các điều kiện để tiếp nhận và sử dụng vốn, công nghệ của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: Để tiếp nhận được và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, các nước sở tại phải có một số điều kiện tối cần thiết như: vốn đối ứng trong nước phải gấp 2 - 3 lần vốn đầu tư nước ngoài; có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển; có năng lực nội tại đủ tiếp nhận các công nghệ phù hợp của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (như trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý sản xuất...) Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn có nhiều dấu hiệu nóng, phụ thuộc lớn vào đầu tư nước ngoài. Đầu tư chung tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng, có xu hướng gây ra cung vượt quá cầu ở một số mặt hàng như sắt, thép, xi măng, đường, phân bón... Bên cạnh đó, các yếu tố đầu vào phần lớn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài nên thường xuyên gây sức ép đối với hoạt động nhập khẩu, trong khi xuất khẩu tăng nhưng chưa đạt tốc độ và cơ cấu tương ứng. Để bảo vệ sản xuất trong nước, Nhà nước phải tăng thêm thuế nhập khẩu, tăng các biện pháp phi thuế quan, ngăn chặn nhập lậu. Sự thiếu nhất quán về hiệu lực thi hành các chính sách kinh tế vĩ mô, cộng với sự chậm trễ đổi mới, hiện đại hoá hệ thống tài chính ngân hàng đã và đang gây không ít trở ngại cho tiến trình đổi mơí kinh tế; vẫn còn sự lỏng lẻo trong quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà nước và hoạt động tiền tệ như công cụ thuế chưa phát huy hết tác dụng, buôn lậu vẫn tái diễn, tín dụng ngân hàng ách tắc, cung cầu vốn thất thường, dự trữ ngoại tệ quốc gia còn nóng,... Nhìn chung, rủi ro tiền tệ là khá lớn do nợ của các ngân hàng tăng nhanh, vốn Nhà nước bị thất thoát nhiều. Hiện tượng đôla hoá
Luận văn liên quan