Phát triển bền vững nói chung và phát triển cà phê bền vững nói riêng đều dựa
trên 3 trụ cột là kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, người sản xuất cà phê hiện nay
quan tâm nhiều đến lợi ích về kinh tế hơn là hai khía cạnh còn lại. Điều này có thể để
lại hậu quả khôn lường cho các thế hệ mai sau. Vì vậy, phát triển cà phê bền vững cà
phê là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.
Các mối quan tâm ngày càng lớn từ phía tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu
về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong sản xuất cà phê ngày càng gia
tăng, hình thành nên một mảng thị trường riêng cho các sản phẩm đạt được các chứng
chỉ về môi trường và xã hội như FairTrade (1997), UTZ Certified (2007), RainForrest
Alliance (1992) và bộ tiêu chí 4C (2006). Tuy nội dung, cách tiếp cận có khác nhau
nhưng các chứng chỉ này đều có điểm chung đó là hướng tới phát triển cà phê bền
vững. Với các chứng nhận trên, cà phê có khả năng mở rộng thị trường và tiếp cận
người mua một cách ổn định do nó đảm bảo với các nhà nhập khẩu/rang xay rằng sản
phẩm này đáp ứng một số tiêu chuẩn và quy định cụ thể.
Mô hình cà phê bền vững đã và đang phát triển tại Việt Nam với quy mô ngày
càng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn đọng xuất phát từ nhận thức của
người sản xuất cũng như người tiêu dùng trong nước. Mô hình cà phê bền vững tại
Việt Nam cũng chưa thật sự hoàn thiện. Do đó, con đường để cà phê Việt Nam thật sự
đạt được tiêu chí bền vững còn rất dài. Từ kinh nghiệm thực tiễn từ một số nơi trồng
cà phê bền vững trên thế giới cũng như điều kiện thực tế tại Việt Nam, có thể nói rằng
để đạt được mục tiêu trên cần có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía: người sản xuất,
cơ quan nhà nước và các viện nghiên cứu, hiệp hội cà phê và người tiêu dùng trong
nước. Bên cạnh đó, phải hoàn thiện rất nhiều từ quy trình sản xuất, đào tạo, tổ chức
quản lý, hỗ trợ và đầu ra cho sản phẩm.
95 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số: .
PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG
TẠI VIỆT NAM
TÓM TẮT NỘI DUNG
Phát triển bền vững nói chung và phát triển cà phê bền vững nói riêng đều dựa
trên 3 trụ cột là kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, người sản xuất cà phê hiện nay
quan tâm nhiều đến lợi ích về kinh tế hơn là hai khía cạnh còn lại. Điều này có thể để
lại hậu quả khôn lường cho các thế hệ mai sau. Vì vậy, phát triển cà phê bền vững cà
phê là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.
Các mối quan tâm ngày càng lớn từ phía tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu
về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong sản xuất cà phê ngày càng gia
tăng, hình thành nên một mảng thị trường riêng cho các sản phẩm đạt được các chứng
chỉ về môi trường và xã hội như FairTrade (1997), UTZ Certified (2007), RainForrest
Alliance (1992) và bộ tiêu chí 4C (2006)... Tuy nội dung, cách tiếp cận có khác nhau
nhưng các chứng chỉ này đều có điểm chung đó là hướng tới phát triển cà phê bền
vững. Với các chứng nhận trên, cà phê có khả năng mở rộng thị trường và tiếp cận
người mua một cách ổn định do nó đảm bảo với các nhà nhập khẩu/rang xay rằng sản
phẩm này đáp ứng một số tiêu chuẩn và quy định cụ thể.
Mô hình cà phê bền vững đã và đang phát triển tại Việt Nam với quy mô ngày
càng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn đọng xuất phát từ nhận thức của
người sản xuất cũng như người tiêu dùng trong nước. Mô hình cà phê bền vững tại
Việt Nam cũng chưa thật sự hoàn thiện. Do đó, con đường để cà phê Việt Nam thật sự
đạt được tiêu chí bền vững còn rất dài. Từ kinh nghiệm thực tiễn từ một số nơi trồng
cà phê bền vững trên thế giới cũng như điều kiện thực tế tại Việt Nam, có thể nói rằng
để đạt được mục tiêu trên cần có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía: người sản xuất,
cơ quan nhà nước và các viện nghiên cứu, hiệp hội cà phê và người tiêu dùng trong
nước. Bên cạnh đó, phải hoàn thiện rất nhiều từ quy trình sản xuất, đào tạo, tổ chức
quản lý, hỗ trợ và đầu ra cho sản phẩm.
MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 2
1.1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................... 3
1.6. Hướng phát triển của đề tài ....................................................................................... 4
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 4
2.1. Vấn đề phát triển bền vững đối với cà phê ................................................................ 4
2.1.1. Các trụ cột phát triển bền vững trong ngành cà phê: .......................................... 4
2.1.1.1. Kinh tế: ........................................................................................................ 5
2.1.1.2. Môi trường: .................................................................................................. 7
2.1.1.3. Xã hội: .......................................................................................................... 8
2.1.2. Một số hệ thống chứng chỉ cho cà phê bền vững ............................................... 9
2.1.2.1. Hữu cơ (Organic) ....................................................................................... 10
2.1.2.2. Thương mại công bằng (Fairtrade) ............................................................ 12
2.1.2.3. Liên minh Rừng mưa (Rainforest Alliance) .............................................. 13
2.1.2.4. Chứng nhận UTZ (UTZ Certified) ............................................................ 14
2.1.2.5. Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê - 4C (Common Code for
Coffee Community) .................................................................................................... 15
2.1.2.6. Thị trường tiêu thụ cà phê có chứng nhận/ kiểm tra .................................. 17
2.1.2.7. Cơ hội và rủi ro của cà phê bền vững: ....................................................... 20
2.2. Vấn đề phát triển bền vững đối với cà phê Việt Nam ............................................. 22
2.2.1. Các đặc điểm của ngành cà phê Việt Nam hiện nay: ....................................... 22
2.2.1.1. Quá trình phát triển lâu dài: ....................................................................... 22
2.2.1.2. Sản lượng sản xuất tăng liên tục: ............................................................... 23
2
2.2.1.3. Thị trường tiêu thụ rộng lớn: ..................................................................... 26
2.2.1.4. Giá cả phụ thuộc thị trường thế giới: ......................................................... 28
2.2.2. Tình hình phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam ......................................... 31
2.2.2.1. Tổng quan chung về phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam ................. 31
2.2.2.2. Tình hình phát triển cụ thể ......................................................................... 32
2.2.2.3. Chương trình phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam những năm gần đây.
.................................................................................................................... 37
2.2.2.4. Mục tiêu đề án phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam trong những năm
tiếp theo. .................................................................................................................... 39
2.2.3. Những vấn đề tồn đọng trong việc phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam .. 39
2.2.3.1. Vấn đề tiêu thụ ........................................................................................... 39
2.2.3.2. Việc phân bố vùng nguyên liệu. ................................................................ 40
2.2.3.3. Công tác đào tạo, thay đổi tập quán của người dân Việt Nam .................. 40
2.2.3.4. Liên kết giữa các thành phần: .................................................................... 40
2.2.3.5. Chuẩn hóa công tác chứng nhận: ............................................................... 41
2.2.3.6. Vấn đề chi phí: ........................................................................................... 41
2.2.3.7. Gian lận thuế GTGT: ................................................................................. 41
2.3. Mô hình cà phê bền vững tại một số nước trên thế giới .......................................... 42
2.3.1. Tình hình sản xuất cà phê theo mô hình cà phê bền vững tại Brazil ................ 42
2.3.1.1. Sơ lược về những nhà sản xuất tại Brazil .................................................. 42
2.3.1.2. Chiến lược phối hợp đầu tư cho phát triển bền vững ................................ 43
2.3.1.3. Xu hướng phát triển cà phê bền vững tại Brazil ........................................ 44
2.3.1.4. Bài học kinh nghiệm tại Brazil .................................................................. 45
2.3.2. Phát triển cà phê bền vững tại Mexico: ............................................................ 46
2.3.2.1. Các rào cản phát triển cà phê bền vững tại Mexico: .................................. 46
2.3.2.2. Vai trò của chính phủ đối với phát triển cà phê bền vững tại Mexico ...... 48
2.3.3. Phát triển cà phê bền vững tại Indonesia .......................................................... 50
2.3.4. Phát triển cà phê bền vững tại Thái Lan: .......................................................... 51
3
2.4. Giải pháp đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững cho cà phê Việt
Nam ................................................................................................................................. 53
2.4.1. Ma trận SWOT cho cà phê bền vững tại Việt Nam: ........................................ 53
2.4.2. Đào tạo .............................................................................................................. 57
2.4.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................................ 57
2.4.2.2. Nâng cao nhận thức của người sản xuất .................................................... 58
2.4.3. Kỹ thuật ............................................................................................................ 59
2.4.3.1. Cải thiện chất lượng giống cây trồng ......................................................... 59
2.4.3.2. Tối ưu hóa phân hữu cơ ............................................................................. 59
2.4.3.3. Thay đổi tập quán thu hoạch cà phê .......................................................... 60
2.4.3.4. Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến cà phê .......................................... 62
2.4.3.5. Trồng cây che bóng và chắn gió và kết hợp trồng xen trong Phát triển cà
phê bền vững ............................................................................................................... 63
2.4.4. Sử dụng tài nguyên ........................................................................................... 65
2.4.4.1. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển cà phê bền vững ................. 65
2.4.4.2. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước cho sự phát triển cà phê bền vững ......... 66
2.4.5. Hoàn thiện mô hình sản xuất cà phê bền vững ................................................. 67
2.4.5.1. Xây dựng mô hình quản lý sản xuất cà phê dựa vào cộng đồng ............... 67
2.4.5.2. Xây dựng chuỗi giá trị ngành cà phê ......................................................... 70
2.4.6. Qui hoạch, chính sách ....................................................................................... 70
2.4.6.1. Qui hoạch diện tích cà phê, bảo đảm cơ cấu hợp lý diện tích cà phê theo độ
tuổi .................................................................................................................... 70
2.4.6.2. Chính sách cho vay vốn đối với hộ sản xuất cà phê .................................. 71
2.4.7. Tiêu thụ ............................................................................................................. 72
2.4.7.1. Minh bạch đầu ra ....................................................................................... 72
2.4.7.2. Đẩy mạnh tiêu dùng nội địa ....................................................................... 72
PHẦN 3. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 74
4
MỤC LỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1 Diễn biến giá kỳ hạn cà phê robusta và arabica năm 2013 ..................................... 2
Hình 2 Giá cà phê từ 1960 đến 2011 (USD/pound) ............................................................ 6
Hình 3 Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam ............................................................... 23
Hình 4 Sản lượng cà phê Việt Nam ................................................................................... 25
Hình 5 Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam ............................................................... 25
Hình 6 Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam ........................................... 27
Hình 7 Giá xuất khẩu cà phê xanh của Việt Nam ............................................................. 28
Hình 8 Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 20 năm qua ................................ 29
Hình 9 Giá cà phê Robusta tại Đắk Lăk và Lâm Đồng ..................................................... 30
Hình 10 Sơ đồ canh tác của Brazil 2013 ........................................................................... 42
Hình 11 Mô hình chi phí sản xuất của Brazil và Ethiopia ................................................ 42
MỤC LỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành ........................................... 24
Bảng 2 Xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam, từ mùa vụ 2011/12 đến mùa vụ 2012/13 ....... 27
Bảng 3 Giá hạt cà phê Robusta tại một số khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam mùa
vụ 2012/13 ......................................................................................................................... 30
Bảng 4 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà phê chè sau 18 tháng trồng ..................... 35
2
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài:
Năm 2013 vừa qua thị trường cà phê thế giới và trong nước có nhiều xáo
trộn: giá xấu, biến động nhiều, cung đang vượt cầu. Từ đó có thể thấy thử thách
trước mắt và lâu dài cho cà phê Việt Nam còn rất lớn. Trong bối cảnh đó, lựa chọn
con đường phát triển cho cà phê Việt Nam là vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Một trong những yêu cầu đặt ra là làm sao cho ngành cà phê Việt Nam có được sự
phát triển bền vững.
Hình 1 Diễn biến giá kỳ hạn cà phê robusta và arabica năm 2013
(nguồn: ft.com)
Các mối quan tâm ngày càng lớn từ phía tiêu dùng tại các thị trường nhập
khẩu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong sản xuất cà phê ngày
càng gia tăng, hình thành nên một mảng thị trường riêng cho các sản phẩm đạt
được các chứng chỉ về môi trường và xã hội như FairTrade (1997), UTZ Certified
(2007), RainForrest Alliance (1992) và bộ tiêu chí 4C (2006).... Tuy nội dung,
cách tiếp cận có khác nhau nhưng các chứng chỉ này đều có điểm chung đó là
hướng tới phát triển cà phê bền vững.
Vậy các chứng chỉ trên yêu cầu những tiêu chuẩn gì? Thực trạng của Việt
Nam trong việc áp dụng các tiêu chuẩn này ra sao? Định hướng phát triển cho cà
phê Việt Nam như thế nào mới gọi là bền vững? Để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này,
3
nhóm sinh viên chúng tôi đã thực hiện đề tài: PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN
VỮNG TẠI VIỆT NAM.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu làm sáng tỏ khái niệm cà phê
bền vững hiện nay. Vì sao cà phê được cấp một số chứng nhận được gọi là cà phê
bền vững. Cách thức các chứng chỉ trên được áp dụng tại một số nước trên thế giới
cũng như cái nhìn tổng quát về cà phê bền vững tại Việt Nam. Từ đó chúng tôi
mong muốn thông qua đề tài này ngành cà phê của Việt Nam sẽ tìm được con
đường đúng đắn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để có những hiểu biết về cà phê bền vững, các chứng chỉ cho cà phê bền
vững, việc áp dụng các tiêu chuẩn về cà phê bền vững tại một số nơi trên thế giới
cũng như tại Việt Nam, đề tài được thực hiện bằng cách tổng hợp thông tin từ
nhiều nguồn trong và ngoài nước. Trong đó gồm có các bài báo cáo, sách báo, tạp
chí, các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến phát triển bền vững, những biến
động trong ngành cà phê cũng như cà phê bền vững. Từ đó chúng tôi tìm ra các
thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về cà phê bền vững và tìm ra
giải pháp để việc thực hiện các tiêu chuẩn này một cách hiệu quả nhất.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Nhóm sinh viên thực hiện tập trung tìm hiểu về vấn đề phát triển bền vững
trong ngành cà phê. Cùng với đó, chúng tôi tập hợp thông tin về các chứng chỉ về
phát triển bền vững cho cà phê cũng như cách thức mà Việt Nam cũng như một số
nơi trên thế giới đã và đang thực hiện để đạt được các chứng chỉ này. Từ đó đề tài
đưa ra cách thức áp dụng mô hình cà phê bển vững một cách có hiệu quả, phù hợp
với thực tiễn nước ta.
1.5. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần mang lại những hiểu biết về cà phê bền vững, bài học kinh
nghiệm về phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam cũng như tại một số nơi trên
4
thế giới và làm sao để đạt được các chứng chỉ cho cà phê bền vững. Từ đó tìm ra
nguyên nhân mô hình cà phê bền vững chưa đạt được hiệu quả cao tại Việt Nam
cũng như các biện pháp hoàn thiện quy trình sản xuất cà phê bền vững.
1.6. Hướng phát triển của đề tài
Cà phê bền vững không còn xa lạ với nhiều vùng trồng cà phê tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cách thức thực hiện tại nhiều nơi chưa đạt được hiệu quả như mong
muốn, cà phê bền vững làm ra khó tiêu thụ. Những người thực hiện mong muốn đề
tài này sẽ được ứng dụng vào thực tiễn tại những vùng đang theo đuổi phát triển cà
phê bền vững nhưng chưa hiệu quả cũng như nhân rộng mô hình cà phê bền vững
sang các vùng trồng cà phê tự phát. Ngoài ra, thông qua quá trình thực hiện sẽ giúp
đề tài ngày càng hoàn thiện, từ đó tìm ra con đường để ngành cà phê Việt Nam có
bước tiến vững chắc và lâu dài, chiếm lĩnh thị trường quốc tế.
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Vấn đề phát triển bền vững đối với cà phê
2.1.1. Các trụ cột phát triển bền vững trong ngành cà phê:
Khi nhắc đến cụm từ “phát triển bền vững”, có thể mỗi người sẽ hiểu theo
một cách khác nhau. Trong lịch sử, đã có rất nhiều định nghĩa cho cụm từ này.
Một trong những định nghĩa tồn tại lâu dài và được chấp nhận nhiều nhất được
trình bày trong Báo cáo Brundtland năm 1987 (còn gọi là Báo cáo Our Common
Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban
Brundtland). Theo báo cáo Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp
ứng nhu cầu hiện tại mà không gây tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế
hệ tương lai”. Báo cáo này đã gây được sự chú ý khi đề cập đến ba trụ cột của phát
triển bền vững là kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Phát triển
bền vững cũng có thể được xem như là việc sản xuất đảm bảo được các yêu cầu về
môi trường và lợi ích của xã hội trong dài hạn đồng thời có thể cạnh tranh hiệu quả
và đảm bảo doanh thu có thể trang trải chi phí và đạt được mức lợi nhuận nhất
định.
5
Trên thế giới cũng như tại Việt nam, phát triển cà phê bền vững trở thành
chủ đề thảo luận sôi động của những tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê. Cộng
đồng cà phê quốc tế cũng đã tiến đến thống nhất về quan niệm phát triển bền vững
trong ngành cà phê (ICO WD Board 30/01/2006), theo đó tính bền vững trong
ngành cà phê bao gồm những điều kiện sản xuất, chế biến và thương mại cho tất cả
các bên liên quan trong chuỗi cung ứng sao cho:
- Đem lại lợi nhuận kinh tế đủ trang trải chi phí sản xuất và sinh hoạt cũng
như một phần dôi ra cho đầu tư phát triển
- Đối xử có trách nhiệm với môi trường để duy trì tài nguyên thiên nhiên
cho các thế hệ tương lai
- Bảo đảm các điều kiện xã hội và làm việc phù hợp với các chuẩn mực
quốc tế, tạo điều kiện duy trì sự ổn định của cộng đồng
2.1.1.1. Kinh tế:
Ngành cà phê hiện nay chịu sự chi phối độc quyền của môi trường kinh tế,
trong khi đó các yếu tố về xã hội và môi trường không được xem trọng. Tình trạng
cung vượt quá cầu trong sản xuất cà phê hiện nay đã dẫn đến tình mặt bằng chung
trong giá cà phê giảm mạnh. Mặt khác, giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu đối
với những nhà sản xuất, kinh doanh cà phê. Đó là bởi vì giá cả là yếu tố quyết định
đến khả năng thu lợi từ cà phê. Và do đó giá cả ảnh hưởng đến việc phát triển hoặc
thu hẹp diện tích trồng cà phê. Diện tích cà phê thay đổi lại dẫn đến biến động
trong cung cầu, từ đó lại gây ra những biến động về giá.
Từ những năm 1980 đến 2002, tình trạng cung vượt quá cầu trong sản xuất
cà phê đã khiến giá cả của mặt hàng này giảm đến 70%. Theo một tính toán được
thực hiện bởi Ban thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
(UNCTAD), từ năm 1999 đến năm 2002, doanh thu của các nước sản xuất cà phê
đã giảm 19 tỷ USD so với năm 1998. Điều đáng lưu ý là 70% sản lượng cà phê
được đến từ những người sản xuất với quy mô nhỏ, và khi giá cà phê giảm sẽ ảnh
hưởng đến thu nhập cũng như khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ. Giá
giảm cũng dẫn đến sự suy giảm tro