Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới đã mở ra cho tất cả
các nước trên thế giới cơ hội và phát triển mạnh mẽ với các lợi thế kinh tế sẵn có của
mình. Tuy nhiên nó cũng đem lại những thách thức không nhỏ đối với các quốc gia
và các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong mỗi quốc gia. Trong bối cảnh đó, nếu
chúng ta hội nhập thành công với nền kinh tế thế giới chúng ta sẽ có thể phát triển
kinh tế một cách nhanh chóng, ngược lại chúng ta sẽ bị tụt hậu. Để hội nhập kinh tế
quốc tế thành không cần có những biện pháp đồng bộ từ nhà nước đến các doanh
nghiệp.
Về phía nhà nước, nắm bắt được xu thế hội nhập Đảng và Nhà nước đã chủ
trương m ở rộng và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại, chúng ta đã là thàng viên
tích cực của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hội nghị thượng đỉnh Á-Âu(ASEM), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), và đã là
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới(WTO),trong mỗi tổ chức nà
chúng ta tham gia Việt Nam đều được đánh giá là thành viên tích cực với nhiều đóng
góp có giá trị nhờ đó mà vị thế của Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng trong mắt
bạn bè quốc tế.
Về phía các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanhnghiệp xuất nhập khẩu việc
hiểu biết sâu rộng về hoạt động Marketing hàng hóa phục vụ kinh doanh xuất nhập rất
cần thiết. Những hiểu biết vềsản phẩm, thị trường giúp doanhnghiệp có thể phát triển
thành công các chính sách Marketing sản phẩm của mình với mụcđích thu được lợi
nhuận caonhất.
Công ty Thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội (Servico Hà Nội) là một công
ty có b ề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong những
năm gần đây công ty đã và đang có những biến chuyển mạnh mẽ cho phù hợp với
điều kiện kinh doanh mới. Tuy nhiên ban lãnh đạo công ty đang đứng trước lo ngại về
ưu thế thị trường xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất có thể bị giảm
sút trong vài năm tới. Qua thời gian thực tập tại công ty, xuất phát từ thực tiễn trên tại
công ty, em đã chọn đề tài:” Phát triển chínhsách Marketing sản phẩm nguyên
liệuphụcvụ kinh doanh xuất khẩu của công ty Thương Mại và dịch vụ tổng hợp
Hà Nội”
70 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển chính sách Marketing sản phẩm nguyên liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu của công ty Thương Mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th¬ng M¹i Quèc TÕ
NguyÔn Thµnh Trung Líp: K40E6 0
Trêng ®¹i häc th¬ng m¹i
Khoa th¬ng m¹i quèc tÕ
----- -----
luËn v¨n tèt nghiÖp
§Ò tµi :
Ph¸t triÓn chÝnh s¸ch marketing s¶n phÈm nguyªn liÖu
phôc vô kinh doanh xuÊt khÈu cña c«ng ty th¬ng m¹i vµ
dÞch vô tæng hîp hµ néi
lkl
Gi¸o viªn híng dÉn : Th.S NguyÔn V¨n LuyÒn
Sinh viªn thùc hiÖn : NguyÔn Thµnh Trung
Líp : K40E6
Hµ Néi - 2008
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th¬ng M¹i Quèc TÕ
NguyÔn Thµnh Trung Líp: K40E6 1
LỜI NÓI ĐẦU
Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới đã mở ra cho tất cả
các nước trên thế giới cơ hội và phát triển mạnh mẽ với các lợi thế kinh tế sẵn có của
mình. Tuy nhiên nó cũng đem lại những thách thức không nhỏ đối với các quốc gia
và các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong mỗi quốc gia. Trong bối cảnh đó, nếu
chúng ta hội nhập thành công với nền kinh tế thế giới chúng ta sẽ có thể phát triển
kinh tế một cách nhanh chóng, ngược lại chúng ta sẽ bị tụt hậu. Để hội nhập kinh tế
quốc tế thành không cần có những biện pháp đồng bộ từ nhà nước đến các doanh
nghiệp.
Về phía nhà nước, nắm bắt được xu thế hội nhập Đảng và Nhà nước đã chủ
trương mở rộng và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại, chúng ta đã là thàng viên
tích cực của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hội nghị thượng đỉnh Á-
Âu(ASEM), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), và đã là
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới(WTO),trong mỗi tổ chức nà
chúng ta tham gia Việt Nam đều được đánh giá là thành viên tích cực với nhiều đóng
góp có giá trị nhờ đó mà vị thế của Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng trong mắt
bạn bè quốc tế.
Về phía các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việc
hiểu biết sâu rộng về hoạt động Marketing hàng hóa phục vụ kinh doanh xuất nhập rất
cần thiết. Những hiểu biết về sản phẩm, thị trường giúp doanh nghiệp có thể phát triển
thành công các chính sách Marketing sản phẩm của mình với mục đích thu được lợi
nhuận cao nhất.
Công ty Thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội (Servico Hà Nội) là một công
ty có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong những
năm gần đây công ty đã và đang có những biến chuyển mạnh mẽ cho phù hợp với
điều kiện kinh doanh mới. Tuy nhiên ban lãnh đạo công ty đang đứng trước lo ngại về
ưu thế thị trường xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất có thể bị giảm
sút trong vài năm tới. Qua thời gian thực tập tại công ty, xuất phát từ thực tiễn trên tại
công ty, em đã chọn đề tài:” Phát triển chính sách Marketing sản phẩm nguyên
liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu của công ty Thương Mại và dịch vụ tổng hợp
Hà Nội”
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th¬ng M¹i Quèc TÕ
NguyÔn Thµnh Trung Líp: K40E6 2
Mục đích nghiên cứu: hệ thống hóa lý luận về chính sách Marketing sản phẩm
nguyên liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu của công ty.Trên cơ sở nghiên cứu thực
trạng, xác định những ưu nhược điểm, những khó khăn, thuận lợi gặp phải trong thực
tiễn kinh doanh của công ty,căn cứ vào nguồn lực thực tế của công ty đưa ra một số
đề xuất nhằm phát phát triển chính sách Marketing sản phẩm nguyên liệu phục vụ
kinh doanh xuất khẩu.
Giới hạn nghiên cứu: Trong giới hạn bài luận văn, em chỉ tập trung nghiên
cứu vấn đề Marketing sản phẩm nguyên liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu, và các
biện pháp để phát triển hoạt động này tại Công ty tại các thị trường như Tây Á, Ai
Cập… với các số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh những năm gần đây.
Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào những lý luận của Marketing nói chung
và Marketing sản phẩm nguyên liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu, dựa vào thực
trạng Marketing sản phẩm này tại công ty, dựa vào quan điểm đường lối phát triển
kinh tế của Đảng và Nhà nước, thông qua tìm hiểu thực tế kết hợp với phương pháp so
sánh, phân tích thống kê, tổng hợp, phương pháp duy vật biện chứng, diễn giải từ khái
quát đến cụ thể, đặt vấn đế một cách logic, hợp lí có khoa học.
Kết cấu luận văn gồm ba chương:
Chương I Một số cơ sở lý luận cơ bản về chính sách Marketing sản phẩm của
công ty kinh doanh quốc tế
Chương II Thực trạng triển khai chính sách Marketing sản phẩm nguyên liệu
phục vụ kinh doanh xuất khẩu của Công Ty Thương mại Dịch vụ tổng hợp Hà Nội
Chương III Một số đề xuất phát triển chính sách Marketing sản phẩm nguyên
liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu của công ty Thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà
Nội.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th¬ng M¹i Quèc TÕ
NguyÔn Thµnh Trung Líp: K40E6 3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
CHÍNH SÁCH MARKETING SẢN PHẨM NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ
KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ
1.1 Cơ sở lý thuyết của sản phẩm và sản phẩm xuất khẩu theo quan điểm
Marketing hiện đại
1.1.1 Khái niệm và cấu trúc phổ mặt hàng xuất khẩu
Sản phẩm xuất khẩu là một phối thức sản phẩm hỗn hợp được lựa chọn
xác định và chuẩn bị để bán ở các cơ sở doanh nghiệp thương mại đối với thị
trường nước ngoài mục tiêu và cho những tập khách hàng nước ngoài xác định.
- Phối thức sản phẩm hỗn hợp: Đó là một tổ hợp hữu cơ gồm ba lớp thuộc
tính hỗn hợp của một sản phẩm Marketing, sản phẩm cốt lõi, sản phẩm hiện
hữu, sản phẩm gia tăng:
+ Bản chất của sản phẩm cốt lõi là lợi ích công năng khi khách hàng mua
hay người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của mình
+ Sản phẩm hiện hữu là những thuộc tính mà người mua cảm nhận được
phân biệt giữa hai phối thức có cùng một sản phẩm cốt lõi trong quá trình
thương thảo đi đến quyết định mua.
+ Sản phẩm gia tăng là những dịch vụ hoặc lợi ích bổ xung được nhà
hoạch định hoặc nhà quản trị Marketing chào hàng thêm nhằm kích thích quyết
định mua
Phổ mặt hàng xuất khẩu được hiểu là tập hợp có lựa chọn và phân phối
mục tiêu các nhóm, loại, nhãn hiệu mặt hàng và được ghi vào tổng doanh thu
hàng hóa mà một công ty, một cơ sở doanh nghiệp thương mại chào hàng và
chuẩn bị sẵn sàng để bán cho tập khách hàng trọng điểm ( khách hàng quốc tế )
trên một khu vực thị trường mục tiêu (thị trường quốc tế ) xác định.Cấu trúc
phổ mặt hàng xuất khẩu của một công ty thương mại được xác định bởi 4 thông
số:
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th¬ng M¹i Quèc TÕ
NguyÔn Thµnh Trung Líp: K40E6 4
- Chiều rộng phổ mặt hàng xuất khẩu: biểu thị số lượng các nhóm mặt
hàng khác nhau của công ty kinh doanh để thỏa mãn những loại nhu cầu khác
nhau.
- Chiều sâu phổ mặt hàng: được phân định bằng tổng số các loại phương
án mặt hàng cùng thỏa mãn một nhu cầu như nhau nhưng khác nhau về pha trộn
phối thức sản phẩm và mức giá.
- Chiều dài của phổ mặt hàng: được xác định bằng tổng số tên mặt hàng
trong từng danh mục mặt hàng kinh doanh của công ty.
- Độ bền tương hợp của phổ mặt hàng: biểu thị độ liên quan chặt chẽ và
mức tương quan tỉ lệ liên kết giữa các nhóm hàng khác nhau hoặc trong tiêu
dùng cuối cùng hoặc trong những yêu cầu của sản xuất, trong các kênh phân
phối. Các nhóm sản phẩm có độ bền tương hợp càng kém nếu chúng thực hiện
những chức năng khác nhau đối với kế hoạch.
1.1.2 Các lý thuyết sản phẩm xuất khẩu cơ bản:
1.2.2.1 Lý thuyết về sản phẩm xuất khẩu và chu kỳ sống của nó
- Lý thuyết sản phẩm xuất khẩu
Các quyết định chính sách sản phẩm có tầm quan trọng cơ bản và xứng
đáng nhận được sự lưu tâm cao nhất của các thành viên trong ban quản trị
doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp
cần phải quan tâm đến các chính sách tổ chức sản phẩm của mình như thế nào
để tung vào thị trường quốc tế, xoay quanh vấn đề duy trì, cải tiến hoặc thải loại
sản phẩm hiện có và phát triển sản phẩm mới. Có hai phương pháp chủ yếu phát
triển chính sách sản phẩm đó là chính sách địa phương hóa và thích ứng hóa.
+ Chính sách địa phương hóa: đòi hỏi tùy biến chương trình sản phẩm
theo khách hàng ở các thị trường khác nhau và các sản phẩm được thiết kế để
thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng địa phương và các nhân tố môi trường.
+ Chính sách thích ứng hóa: bao gồm sự phù hợp hóa cao chương trình
sản phẩm cơ bản với các thị trường khác nhau để chúng tương đồng với các nhu
cầu người tiêu dùng và các môi trường thị trường đa dạng.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th¬ng M¹i Quèc TÕ
NguyÔn Thµnh Trung Líp: K40E6 5
Lý thuyết sản phẩm xuất khẩu giúp doanh nghiệp khi kinh doanh vào thị
trường quốc tế hiểu được mình nên có chính sách tổ chức sản phẩm như thế nào
cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong từng thị trường đó.
- Học thuyết chu kỳ sống của sản phẩm xuất khẩu:
Học thuyết cho rằng: khi một sản phẩm chuyển dịch theo chu kỳ sống của
nó, các yêu cầu nhân tố đầu vào sẽ thay đổi và vị trí của các trung tâm sản xuất
có lợi thế tương đối sẽ thay đổi. Ta có chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế như
sau :
+ Giai đoạn sản phẩm mới: hầu hết các sản phẩm mới được phát triển và
sản xuất đầu tiên ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Trong giai đoạn này
tiêu dùng địa phương cấu thành phân đoạn nhu cầu quan trọng nhất. Toàn bộ
nhu cầu bị giới hạn và được đặc trưng bởi sự không co giãn theo giá, thiết kế
sản xuất hàng hóa vẫn ở trong giai đoạn thử nghiệm nên các trung tâm sản xuất,
nghiên cứu và phát triển luôn được kết hợp chặt chẽ và thường xuyên. Các nhu
cầu về sản phẩm mới ở nước ngoài còn hạn chế và được đáp ứng thông qua
hàng xuất khẩu từ các quốc gia có sản phẩm mới.
+ Giai đoạn chín muồi: đầu ra và nhu cầu tăng lên nhanh chóng trong giai
đoạn này, đặc biệt là các thị trường quốc ngoại tiên tiến khác. Sản phẩm trở nên
đồng dạng hơn, phương pháp sản suất được chuẩn hóa và cạnh tranh về giá cả
trở nên đều đặn hơn. Do đó, sản xuất ở nước ngoài trở nên hấp dẫn hơn đặc biệt
là đối với nền kinh tế công nghiệp nơi mà chi phí sản xuất mang tính cạnh tranh
cao và các chi phí vận chuyển hoặc biện pháp bảo hộ được sử dụng nhằm hạn
chế nhập khẩu. Xuất khẩu ở các nước phát triển được duy trì ở mức cao trong
nửa đầu giai đoạn này. Tuy nhiên, khi chi phí trên một đơn vị sản phẩm cùng
loại tại các quốc gia nhập khẩu giảm. Khi đó các nước phát triển và sản xuất sản
phẩm sẽ mất dần lợi thế về công nghệ và trở thành nhà nhập khẩu như vậy bắt
đầu có sự thay đổi về dòng thương mại.
+ Giai đoạn tiêu chuẩn hóa: sản phẩm và công nghệ được tiêu chuẩn hóa,
Sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt và rõ nét nhất là về giá cả. Tại giai đoạn này, sản
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th¬ng M¹i Quèc TÕ
NguyÔn Thµnh Trung Líp: K40E6 6
xuất giảm mạnh tại các nước phát triển và đồng thời giảm nhanh chóng tại các
quốc gia công nghiệp khác. Sản xuất hàng hóa tập trung ngày càng nhiều tại các
quốc gia mới công nghiệp hóa nơi có giá các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản
xuất rẻ.
Hiểu được học thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm xuất khẩu doanh
nghiệp sẽ đưa ra được các quyết định phát triển chính sách Marketing sản phẩm
xuất khẩu đúng đắn.
1.1.2.2 Lý thuyết về sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn
người đó sẽ thắng. Để giành được chiến thắng, công ty phải luôn biết tạo ra sức
cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Có nhiều yếu tố tạo ra sức canh tranh cho
sản phẩm như: giá cả, chất lượng, điều khoản giao dịch, sự đầy đủ của sản
phẩm, nhãn hiệu,bao gói, uy tín của công ty trên thị trường..
Trong cạnh tranh quốc tế, sức cạnh tranh của sản phẩm có một ý nghĩa
hết sức quan trọng trong sự phát triển thị trường của chính sản phẩm đó. Các
công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cần biết nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm để đạt kết quả cao trong kinh doanh.
1.1.2.3 Lý thuyết về nhãn hiệu sản phẩm quốc tế
Một vấn đề khá quan trọng mà các nhà quản trị nhãn hiệu luôn phải quyết
định đó là nên hay không nên triển khai các nhãn hiệu quốc tế. Các lợi ích của
nhãn hiệu quốc tế trước tiên là xúc tiến, đặc biệt là thông điệp quảng cáo có thể
xuyên biên giới và không làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn. Người tiêu dùng
cảm nhận nhãn hiệu hàng hóa như một phần không thể thiếu của sản phẩm,
nhãn hiệu giúp người tiêu dùng xác định được nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ
của sản phẩm.Vì vậy việc đặt nhãn hiệu và chọn nhãn hiệu là một mặt quan
trọng trong quản trị Marketing bán hàng.
- Nhãn hiệu là một tên gọi, thuật ngữ dấu hiệu, biểu tượng mẫu vẽ hay
tổng hợp những cái nêu trên nhằm chỉ định những hàng hóa hay dịch vụ của
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th¬ng M¹i Quèc TÕ
NguyÔn Thµnh Trung Líp: K40E6 7
một hay một nhóm người bán và để phân biệt với hàng hóa của đối thủ cạnh
tranh.
-Tên nhãn hiệu là phần đọc được trên nhãn hiệu.
-Nhãn hiệu thương mại là một nhãn hiệu hoặc một phần của nhãn hiệu
được pháp luật bảo hộ. Nhãn hiệu được bảo vệ độc quyền riêng của người bán
trong việc sử dụng tên hiệu hay dấu hiệu trên thị trường.
- Một nhãn hiệu được đem sử dụng trên thị trường quốc tế cần có một cái
tên quốc tế chấp nhận được. Nó phải dễ phân biệt và phù hợp với văn hóa, luật
pháp của địa phương. Ngôn ngữ sử dụng phải được lựa chọn sao cho có thể phát
âm dễ dàng và không bao hàm các các ý nghĩa không mong muốn ở các nước
mà nó được sử dụng.
Triển khai các nhãn hiệu quốc tế đồng dạng thường được ưu tiên cao nhất
ở các công ty quốc tế phát triển trương trình Marketing toàn cầu, nó sẽ giúp cho
công ty có thể đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô trên toàn cầu và giao tiếp
với người tiêu dùng cuối cùng.
1.1.2.4 Lý thuyết về quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Quản lý chất lượng về cơ bản là những hoạt động được sử dụng nhằm đạt
được và duy trì chất lượng của một sản phẩm. Quy trình quản lý chất luợng bao
gồm việc theo dõi , tìm hiểu và loại trừ các nguyên nhân gây ra những trục trặc
về chất lượng để các yêu cầu về chất lượng luôn được đáp ứng.
Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế và xây dựng
phương án kinh doanh- quản lý chất lượng sản phẩm được tiến hành ở tất cả các
khâu trong quá trình hình thành chất lượng sản phẩm.
Đối với các công ty kinh doanh trên thị trường quốc tế việc quản lý chất
lượng sản phẩm xuất khẩu khá quan trọng. Các sản phẩm xuất khẩu phải có chất
lượng phù hợp với tập quán thị hiếu của người tiêu dùng từng thị trường nước
ngoài. Hơn nữa các sản phẩm lựa chọn để xuất khẩu phải được sản xuất theo
một tiêu chuẩn nhất định tại các quốc gia nhập khẩu.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th¬ng M¹i Quèc TÕ
NguyÔn Thµnh Trung Líp: K40E6 8
1.2 Nội dung phát triển chính sách Marketing sản phẩm của các công ty
kinh doanh quốc tế
1.2.1 Khái niệm chính sách Marketing sản phẩm
Theo Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam: chính sách là những chuẩn tắc cụ
thể để thực hiện đường lối nhiệm vụ, được thực hiện trong một thời gian nhất
định trên một lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của
chính sách thường tùy thuộc vào đường lối, nhiệm vụ chình trị, kinh tế, văn hóa
xã hội…Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong
từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu phương hướng được
xác định trong đường lối nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn
cảnh và điều kiện cụ thể.
Như vậy Chính Sách Marketing sản phẩm là những chuẩn tắc cụ thể của
một doanh nghiệp nhằm thực hiện việc kinh doanh một loại sản phẩm cụ thể
của mình trên thị trường quốc tế trong một thời gian nhất định với nguồn lực
hiện có của mình
Phát triển chính sách Marketing sản phẩm là hoạt động của doanh nghiệp
từ những sản phẩm và thị trường hiện có, căn cứ vào tình hình thực tiễn kinh
doanh đưa ra những chuẩn tắc, bước đi cụ thể nhằm hoàn thiện hơn nữa chính
sách Marketing sản phẩm của mình, tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm và lợi
ích cho doanh nghiệp.
1.2.2 Nội dung phát triển chính sách Marketing sản phẩm xuất khẩu của
các công ty kinh doanh quốc tế
1.2.2.1 Nghiên cứu và phân tích quá trình Marketing sản phẩm xuất khẩu
Nghiên cứu và phân tích Marketing sản phẩm xuất khẩu của các công ty
thương mại là một quá trình hoạch định, thu thập, phân tích và thông đạt một
cách có hệ thống, chính xác các dữ liệu thông tin và những phát hiện nhằm tạo
cơ sở cho công ty thích ứng đối với các tình thế Marketing xác định.
* Nội dung nghiên cứu và phân tích quá trình Marketing sản phẩm quốc tế
- Nghiên cứu môi trường:
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th¬ng M¹i Quèc TÕ
NguyÔn Thµnh Trung Líp: K40E6 9
+ Yếu tố chính trị: các quyết định về chiến lược sản phẩm chịu tác động
mạnh mạnh mẽ của những biến chuyển trong mội trường chính trị. Môi trường
này tạo ra các chính sách, luật lệ có ảnh hưởng đến mọi tổ chức và cá nhân
trong xã hội.
+ Yếu tố pháp luật: luật pháp đóng một vai trò quan trọng trong thực tiễn
kinh doanh quốc tế, ảnh hưởng lớn đến những quyết định về chiến lược sản
phẩm xuất khẩu. Một số hiệp định và thỏa thuận được một loạt các quốc gia
tuân thủ có ảnh hưởng sâu rộng tới các quyết định kinh doanh của công ty.
+ Yếu tố kinh tế: công ty kinh doanh quốc tế luôn phải xác định sức mua
và người mua tai các thị trường khác nhau khi tung ra các sản phẩm của mình.
Có ba đặc tính kinh tế phản ánh sự hấp dẫn của đất nước xét như một thị trường
cho doanh nghiệp nước ngoài: nền công nghiệp nước đó định hình các chuẩn
đoán yêu cầu về sản phẩm; dịch vụ, mức lợi nhuận, mức độ sử dụng nhân lực;
kết cấu thu nhập, động thái của nền kinh tế.
+ Yếu tố văn hóa xã hội: mỗi quốc gia đều có tập tục riêng hình thành
nên truyền thống văn hóa, và tập tục này có ảnh hưởng không nhỏ đến tập tính
tiêu dùng của khách hàng nước đó. Nghiên cứu văn hóa kỹ càng trước khi tung
sản phẩm vào thị trường nước ngoài giúp giảm thiểu rủi ro do những rào cản về
ngôn ngữ, thói quen, tập tục mang lại.
- Nghiên cứu thị trường:
+ Nghiên cứu khái quát thị trường là nghiên cứu thăm dò và xâm nhập thị
trường của công ty nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng
xâm nhập và tiềm năng của thị trường để định hướng quyết định thị trường tiềm
năng và chiến lược kinh doanh của công ty.
+ Nghiên cứu chi tiết thị trường: Nghiên cứu khách hàng và người tiêu
thụ: xác định các thông số khái quát và phân loại kết cấu khách hàng tiềm năng
theo các chỉ tiêu kinh tế xã hôi, nghiên cứu các tập tính thực hiện của khách
hàng, nghiên cứu các tập tính tinh thần của khách hàng, nghiên cứu tâm lý tập
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Th¬ng M¹i Quèc TÕ
NguyÔn Thµnh Trung Líp: K40E6 10
khách hàng theo các dấu hiệu phân loại, các đặc trưng tính cách làm cơ sở cho
công ty xác lập ứng xử có biến hóa nhằm nâng cao hiệu lực tiếp thị bán hàng.
- Nghiên cứu sản phẩm kinh doanh: nghiên cứu cách sử dụng, tập quán
sử dụng của người tiêu thụ để giúp cho việc thiết kế sản phẩm, nghiên cứu hoàn
thiện các thông số của sản phẩm hỗn hợp và sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm
cho phép nhà quản trị có những quyết định cụ thể về lựa chọn nhãn hiệu sản
phẩm, dịch vụ sản phẩm, tính kịp thời, cách đóng gói và tiềm năng tiếp thị bán
sản phẩm mới trên thị trường.
- Nghiên cứu cạnh tranh: dựa trên cơ sở tìm hiểu toàn diện mục tiêu chiến
lược, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh để tạo ra sức mạnh cạnh tranh mạnh
nhất có thể. Trong khi nghiên cứu cạnh tranh công ty kinh doanh quốc tế cần
lưu ý môi trường cạnh tranh luôn luôn biến đổi đòi hỏi công ty luôn phải có
những chiến lược phù hợp.
* Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu trực tiếp tại hiện trường: đây là phương pháp thu thập dữ
liệu chính xác nhưng mất nhiều chi phí về mặt thời gian và công sức.
- Nghiên cứu tại bàn: phương pháp này tiết kiệm được chi phí nhưng chủ
yếu dựa vào chủ quan của một hay một nhóm người quyết định.
1.2.2.2 Xác định mục tiêu chiến lược của sản phẩm xuất khẩu
Mục tiêu chiến lược sản phẩm xuất khẩu nằm trong mục tiêu chiến lược
chung Marketing.
Nếu mục tiêu chiến lược chung Marketing là mục tiêu lợi nhuận thì mục
tiêu chiến lược sản phẩm xuất khẩu sẽ là: chất lượng và số lượng sản phẩm,