Tại Việt Nam hiện nay, công nghiệp hỗ trợ không còn là thuật ngữ quá xa lạ với các nhà hoạch định chính sách cũng như những người làm kinh tế bởi tầm quan trọng của CNHT đã được khẳng định mạnh mẽ. Việt Nam cũng đã có một số bước tiến quan trọng trong việc tăng cường phát triển CNHT. Năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo xúc tiến “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản” nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó hạng mục đầu tiên được đề cập phát triển là CNHT. Tuy nhiên, CNHT Việt Nam vẫn bị đánh giá là một ngành chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất lắp ráp. Là một nước đang phát triển, Việt Nam hướng tới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, theo đó nhiều ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của ngành sản xuất lắp ráp kéo theo nhu cầu lớn về các sản phẩm hỗ trợ, đặc biệt trong các ngành ô tô - xe máy, điện - điện tử, … Điều này đặt ra cho Việt Nam bài toán khó trong việc giải quyết nhu cầu sản phẩm CNHT mà phần lớn hiện nay đang phải nhờ vào nhập khẩu. Với nguồn vốn hạn hẹp, trình độ nhân công tương đối thấp, Việt Nam nói riêng, các nước đang phát triển nói chung phải làm thế nào để có thể phát triển một ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn lớn như CNHT? Thực tế cho thấy,tại một số nước Đông Á rất thành công trong việc phát triển CNHT như Trung Quốc,Nhật Bản ,Hàn Quốc … Vậy họ đã làm thế nào và bài học kinh nghiệm gì có thể rút ra cho Việt Nam trong việc phát triển CNHT chính là câu hỏi người viết muốn đi tìm câu trả lời khi chọn đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình: “Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam”.
87 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3476 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Bố cục của khóa luận 7
CHƯƠNG I 8
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 8
I. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ 8
1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ của một số nước trên thế giới 8
2. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam 11
II. Phạm vi của ngành công nghiệp hỗ trợ 13
III. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ 15
IV. Đặc điểm ngành công nghiệp hỗ trợ 17
1. Sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ 17
2. Phạm vi của CNHT phụ thuộc vào chính sách 17
3. CNHT bao phủ một diện rộng trong các ngành công nghiệp khác 18
4. Công nghiệp hỗ trợ là ngành đòi hỏi đầu tư nhiều vốn và nguồn nhân lực có trình độ cao 18
5. Công nghiệp hỗ trợ có quan hệ mật thiết với đầu tư trực tiếp nước ngoài 19
6. Sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ có thể được dùng trong nước hoặc xuất khẩu 21
V. Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ 21
1. Công nghiệp hỗ trợ phát triển giúp tăng cường thu hút vốn FDI 21
2. Công nghiệp hỗ trợ phát triển đẩy mạnh quá trình chuyên môn hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất 22
3. Công nghiệp hỗ trợ phát triển tạo công ăn việc làm và cải thiện cơ cấu lao động theo hướng tích cực 23
4. Công nghiệp hỗ trợ giúp phát triển ngành công nghiệp nội địa 23
5. Công nghiệp hỗ trợ phát triển tạo tiền đề cho phát triển bền vững 24
CHƯƠNG II 26
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 26
I. Thực trạng phát triển CNHT tại một số nước Đông Á 26
1. Tại Nhật Bản 26
2. Trung Quốc 30
II. Kinh nghiệm phát triển CNHT tại một số nước Đông Á 31
1. Phát triển các SMEs 32
2. Phát triển công nghệ và nguồn nhân lực 35
2.1. Nhật Bản 35
2.2. Trung Quốc 36
2.3. Hàn Quốc 39
2.4. Đài Loan 41
3. Chuyên môn hóa và liên kết công nghiệp 43
3.1. Xu hướng chuyên môn hóa theo chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản 43
3.2. Cụm công nghiệp ô tô Quảng Châu, Trung Quốc 46
4. Chính sách yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa 49
5. Thu hút đầu tư nước ngoài 50
CHƯƠNG III 52
VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG Á TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI VIỆT NAM 52
I. Khái quát tình hình CNHT tại Việt Nam 52
1. Sự yếu kém về sản phẩm hỗ trợ của Việt Nam hiện nay 53
2. Sự yếu kém về doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ tại Việt Nam 55
II. Một số vấn đề đặt ra cho ngành CNHT tại Việt Nam 57
1. Sự cần thiết phải phát triển CNHT tại Việt Nam 57
2. Các vấn đề Việt Nam phải đối mặt khi phát triển CNHT 58
III. Giải pháp phát triển ngành CNHT tại Việt Nam 62
1. Hình thành một chiến lược trợ cụ thể để phát triển CNHT 63
1.1. Xây dựng khuôn khổ chính sách phát triển CNHT phù hợp 63
1.2. Xây dựng chiến lược phát triển ngành CNHT phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện 63
1.3. Xác định trọng tâm phát triển CNHT 64
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp hỗ trợ và sản phẩm hỗ trợ và phổ biến thông tin doanh nghiệp 66
3. Phát triển các DNNVV trong ngành CNHT 68
3.1. Các biện pháp hỗ trợ về vốn 69
3.2. Các biện pháp hỗ trợ về công nghệ 70
3.3. Các biện pháp giải quyết khó khăn về mặt bằng xây dựng nhà xưởng sản xuất 71
4. Hoàn thiện và bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ 71
5. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc định hướng phát triển 73
6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào CNHT 74
7.Thúc đẩy các mối liên kết công nghiệp 74
8. Chính sách về tỷ lệ nội địa hóa 77
9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 78
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam hiện nay, công nghiệp hỗ trợ không còn là thuật ngữ quá xa lạ với các nhà hoạch định chính sách cũng như những người làm kinh tế bởi tầm quan trọng của CNHT đã được khẳng định mạnh mẽ. Việt Nam cũng đã có một số bước tiến quan trọng trong việc tăng cường phát triển CNHT. Năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo xúc tiến “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản” nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó hạng mục đầu tiên được đề cập phát triển là CNHT. Tuy nhiên, CNHT Việt Nam vẫn bị đánh giá là một ngành chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất lắp ráp. Là một nước đang phát triển, Việt Nam hướng tới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, theo đó nhiều ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của ngành sản xuất lắp ráp kéo theo nhu cầu lớn về các sản phẩm hỗ trợ, đặc biệt trong các ngành ô tô - xe máy, điện - điện tử, … Điều này đặt ra cho Việt Nam bài toán khó trong việc giải quyết nhu cầu sản phẩm CNHT mà phần lớn hiện nay đang phải nhờ vào nhập khẩu. Với nguồn vốn hạn hẹp, trình độ nhân công tương đối thấp, Việt Nam nói riêng, các nước đang phát triển nói chung phải làm thế nào để có thể phát triển một ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn lớn như CNHT? Thực tế cho thấy,tại một số nước Đông Á rất thành công trong việc phát triển CNHT như Trung Quốc,Nhật Bản ,Hàn Quốc … Vậy họ đã làm thế nào và bài học kinh nghiệm gì có thể rút ra cho Việt Nam trong việc phát triển CNHT chính là câu hỏi người viết muốn đi tìm câu trả lời khi chọn đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình: “Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam”.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của khóa luận tốt nghiệp này là xem xét một số kinh nghiệm về phát triển CNHT ở một số nước Đông Á đã thành công, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, áp dụng vào phát triển CNHT Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở lý luận về CNHT ở Việt Nam.
Xem xét những chính sách tại một số nước đã thành công trong việc phát triển CNHT như :Nhật Bản, Trung Quốc
Trên cơ sở phân tích các chính sách và hiệu quả của chúng, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển CNHT tại Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: ngành CNHT của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản
Phạm vi nghiên cứu: Để có được cái nhìn bao quát, người viết đã thu thập số liệu từ cuối những năm 1990 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận được thực hiện với nhiều phương pháp:
Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích dự báo… được sử dụng trong việc so sánh số liệu đạt được của năm nay so với năm khác, để nhận thấy được xu hướng phát triển của các ngành CNHT.
Phương pháp chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia về CNHT để đưa ra các nhận định, rút ra các kết luận có tính chính xác hơn.
Bố cục của khóa luận
Khóa luận ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các phụ lục đi kèm, nội dung chính được chia làm 3 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Chương 2: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CNHT
Chương 3: VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CNHT TẠI VIỆT NAM
Do vấn đề còn khá mới mẻ, kiến thức và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Người viết rất mong sẽ nhận được sự đóng góp quý báu từ thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện hơn đề tài này.
Người viết xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Bùi Thị Lý đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để người viết có thể hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
I. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ
1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ của một số nước trên thế giới
Thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ (CNHT – supporting industry), hay còn gọi là công nghiệp hỗ trợ đã được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước công nghiệp phát triển nhưng khái niệm về CNHT vẫn chưa có sự thống nhất.
Thuật ngữ CNHT được cho là có nguồn gốc từ Nhật Bản, sau này được du nhập và sử dụng rộng rãi vào các nước châu Âu, châu Mỹ. Tài liệu chính thức sử dụng thuật ngữ này là “Sách trắng về Hợp tác kinh tế” năm 1985 của Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Nhật Bản (MITI) đã chính thức đưa ra khái niệm CNHT, theo đó, CNHT được dùng để chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có đóng góp trong việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nước châu Á trong trung và dài hạn hay các SMEs sản xuất linh phụ kiện. MITI đã đưa ra khái niệm CNHT với mục đích chính là nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và phát triển các SMEs ở các nước ASEAN, đặc biệt là ASEAN 4. Sau đó, năm 1993, trong khuôn khổ Kế hoạch phát triển châu Á mới (New AID plan), Nhật Bản đã giới thiệu thuật ngữ CNHT tới các nước châu Á, lúc đó, CNHT được định nghĩa là các ngành công nghiệp cung cấp những gì cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hóa cơ bản cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử). Định nghĩa này đã mở rộng phạm vi của ngành CNHT, từ các SMEs thành các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa trung gian và hàng hóa tư bản, tránh việc đồng nhất CNHT với SMEs như ở một số nước châu Âu và châu Mỹ. Hơn nữa, phạm vi của CNHT đã tính tới cả nguyên liệu thô và nó cũng liên quan nhiều hơn tới sản xuất theo kiểu lắp ráp, nhấn mạnh vào các ngành công nghiệp lắp ráp chính: ô tô, điện và điện tử.
Hình 1: Ngành công nghiệp hỗ trợ (theo MITI)
Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp Hải ngoại Nhật Bản JOEA
(Japanese Oversea Enterprise Association)
Ngoài ra, trên thế giới còn có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CNHT, mỗi khái niệm ở tùy từng nước lại có sự chênh lệch tương đối trong phạm vi từng ngành CNHT. Mỗi khái niệm được đưa ra đều nhằm mục đích đảm bảo sự tương thích giữa định nghĩa đó với mục tiêu của chính sách của mỗi quốc gia.
Các giáo sư trường Đại học Waseda, Nhật Bản cho rằng CNHT là khái niệm để chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính, cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, … và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.
Khái niệm do giáo sư Michael E.Porter của Đại học Havard đưa ra vào năm 1990 về “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ”, cho rằng CNHT thường được đánh giá là một trong 4 yếu tố tạo nên lợi thế so sánh của một quốc gia. CNHT tạo ra lợi thế cho các ngành công nghiệp về sau bởi chúng cung cấp nhiều loại đầu vào rất quan trọng nhằm tạo ra sự đổi mới trong sản xuất và tạo ra những thuận lợi cho việc quốc tế hóa sản phẩm.
Bộ năng lượng Mỹ thì cho rằng CNHT là những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường.
Thuật ngữ “công nghiệp phụ thuộc” được sử dụng rộng rãi tại Ấn Độ từ đầu những năm 1950. Thuật ngữ này được định nghĩa trong Luật (Phát triển và Điều chỉnh) Công nghiệp năm 1951 là “hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có liên quan đến hoặc có dự định liên quan đến việc chế tạo hoặc sản xuất linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, công cụ hoặc hàng hóa trung gian, hoặc cung cấp dịch vụ,…”
Còn ở Thái Lan, CNHT được hiểu là Các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện được sử dụng trong các công đoạn lắp ráp cuối cùng của các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, máy móc và điện tử.
Như vậy, rất nhiều định nghĩa về CNHT đã được đưa ra trên thế giới. Mặc dù có sự khác nhau tương đối trong phạm vi ngành nhưng các khái niệm về CNHT đều có nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành CNHT – một ngành sản xuất đầu vào cho thành phẩm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay khó có thể áp dụng bất kỳ khái niệm sẵn có nào về CNHT của nước ngoài vì sự khác biệt về điều kiện kinh tế cũng như trình độ phát triển. Việt Nam cần phải lựa chọn cho mình một định nghĩa phù hợp nhất với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.
2. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ CNHT được chính thức sử dụng khá muộn, từ năm 2003 khi chúng ta đang chuẩn bị tiến tới kí kết “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản” giai đoạn I (2003 – 2005).
Trước đây, trong thời kỳ kinh tế tập trung, mặc dù ngành CNHT cũng có một vai trò hết sức quan trọng trong chính sách phát triển công nghiệp nặng của Việt Nam, nhưng Việt Nam lại không chú ý tới khái niệm CNHT vì lúc này các linh phụ kiện dùng cho các sản phẩm cuối cùng của ngành công nghiệp nặng (như máy nông nghiệp, xe đạp, ô tô, …) đều được sản xuất trong cùng một doanh nghiệp theo cơ cấu tích hợp chiều dọc. Tới khi thuật ngữ CNHT được giới thiệu rộng rãi ở các nước châu Á tại các cuộc họp của Tổ chức Năng suất châu Á (APO – Asian Productivity Organization) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) thì Việt Nam lại đang loay hoay trong giai đoạn đầu của quá trình Đổi mới, cho nên một lần nữa Việt Nam lại không dành sự quan tâm thích đáng cho ngành công nghiệp này.
Đến giữa những năm 1990, khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, đặc biệt là trong các ngành sản xuất lắp ráp, các nhà đầu tư nước ngoài đã vấp phải vấn đề rất lớn về nguồn cung cấp các sản phẩm đầu vào cho họ. Chính vì thế, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản đã nêu vấn đề này tới Chính phủ Việt Nam và đề nghị Chính phủ có những biện pháp thích hợp để phát triển CNHT, giải quyết vấn đề cho các nhà sản xuất lắp ráp. Chính vì vậy, “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản” đã được chính thức ký kết vào tháng 4 năm 2003, theo Bản kế hoạch hành động triển khai sáng kiến chung đã được thông qua sau đó gồm 44 hạng mục lớn, hạng mục đầu tiên chính là nhằm phát triển CNHT ở Việt Nam.
Mặc dù hiện nay Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa cụ thể, chính thức nào về CNHT trong các văn bản pháp lý, nhưng theo các chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, Bộ Công nghiệp thì: “CNHT là hệ thống các công nghệ và cơ sở sản xuất chuyên đảm nhận việc cung cấp, đảm bảo thiết kế nguyên vật liệu, bán thành phẩm và linh kiện… phục vụ cho việc lắp ráp đồng bộ các sản phẩm công nghệ cuối cùng.”
Theo chuyên gia của Cục xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội, Kyoshiro Ichikawa, trong Báo cáo nghiên cứu về ngành CNHT tại Việt Nam đã nhấn mạnh rằng: “Ngành CNHT cần được coi là một cơ sở công nghiệp hoạt động với nhiều chức năng để phục vụ một số lượng lớn các ngành lắp ráp, chứ không nên coi nó là ngành thu thập ngẫu nhiên những linh kiện sản xuất không liên quan. Bên cạnh đó, ngành CNHT không chỉ sản xuất linh kiện mà quan trọng hơn là thực hiện các quá trình sản xuất hỗ trợ việc sản xuất các bộ phận và kim loại, ví dụ như cán, ép, dập khuôn.” (Xem Hình 2, trang 6).
Như vậy, qua một số định nghĩa về CNHT, có thể hiểu một cách cơ bản nhất CNHT là nhóm các hoạt động công nghiệp làm ra các sản phẩm có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất ra thành phẩm chính. Cụ thể hơn nó bao gồm các sản phẩm là linh phụ kiện, phụ liệu, phụ tùng, bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm,… hoặc cũng có thể bao gồm những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Do đó, CNHT có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp chính yếu khác.
Hình 2: Ngành công nghiệp hỗ trợ
Nguồn: Kyoshiro Ichikawa – Cục xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội –
“Báo cáo điều tra xây dựng tăng cường ngành CNHT ở Việt Nam” (2004)
II. Phạm vi của ngành công nghiệp hỗ trợ
Các định nghĩa khác nhau về CNHT sẽ dẫn đến những phạm vi ngành khác nhau cũng như chính sách khác nhau để điều chỉnh ngành này. Hình sau đây minh họa ba khái niệm về CNHT và ba phạm vi tương ứng của ngành CNHT.
Hình 3: Các phạm vi của CNHT
Nguồn: Kenichi Ohno (2006), Xây dựng công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam
Khái niệm hạt nhân trong mô hình trên là phạm vi hẹp nhất với định nghĩa: CNHT là những ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ tùng và các công cụ sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng này.
Phạm vi mở rộng 1 – tương ứng với khái niệm: CNHT là những ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ tùng, công cụ để sản xuất linh kiện, phụ tùng này và các dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, phân phối và bảo hiểm.
Phạm vi mở rộng 2 – tương ứng với khái niệm: CNHT là những ngành công nghiệp cung cấp toàn bộ đầu vào vật chất, gồm linh kiện, phụ tùng, công cụ, máy móc và nguyên vật liệu.
Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, theo nội dung Quyết định phê duyệt “Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010 tầm nhìn 2020” của Bộ Công nghiệp (7/2007) có thể xác định phạm vi của ngành CNHT Việt Nam tương ứng với phạm vi mở rộng 2.
Từ việc xác định được phạm vi ngành CNHT ở trên, người viết cũng sẽ sử dụng làm cơ sở cho việc phân tích những đặc điểm và vai trò của ngành CNHT sẽ được trình bày sau.
III. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ
Thực tế các quốc gia trên thế giới cho thấy, CNHT có giai đoạn phát triển khá rõ ràng. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển CNHT tại các nước khác nhau lại không thống nhất. Ở các nước phát triển, CNHT hình thành trước hoặc đồng thời với ngành công nghiệp sản xuất chính. Ở các nước NICs, CNHT thường hình thành đồng thời với việc tổ chức, lắp ráp, sản xuất các sản phẩm công nghiệp cuối cùng. Còn ở các nước đang phát triển, do thiếu vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ, nên thông thường công nghiệp lắp ráp phát triển trước, ngành CNHT hình thành sau với tiến trình nội địa hóa các sản phẩm được các tập đoàn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ của nước sở tại và sau đó, tùy theo trình độ phát triển và khả năng cạnh tranh của hệ thống các cơ sở sản xuất hỗ trợ, có thể vươn ra xuất khẩu các sản phẩm hỗ trợ sang các thị trường khác.
Trên thực tế việc tách bạch từng giai đoạn là khá khó khăn vì các giai đoạn đều kế thừa lẫn nhau. Sự ngắn dài của mỗi giai đoạn tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia cộng với sự hỗ trợ của các nền kinh tế phát triển đi trước. Tuy nhiên, theo tổng kết của các chuyên gia, tại các nước đang phát triển, quá trình phát triển CNHT thường trải qua 5 gia đoạn:
Bảng 1: Các giai đoạn phát triển CNHT
Giai đoạn
Nội dung
1
Việc sản xuất được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các cụm linh kiện nhập khẩu nguyên chiếc. Số lượng các nhà cung cấp các chi tiết, linh kiện đơn giản sản xuất trong nước có rất ít.
2
Nội địa hóa thông quan sản xuất tại chỗ. Các nhà sản xuất lắp ráp chuyển sang sử dụng linh, phụ kiện sản xuất trong nước. Thường những linh, phụ kiện này là những loại thông dụng lắp lẫn, dùng chung. Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm công nghiệp trong nước có tăng lên nhưng thường là ít tăng số lượng các nhà sản xuất hỗ trợ, tính cạnh tranh trong sản xuất các sản phẩm này không cao
3
Giai đoạn xuất hiện các nhà cung ứng các sản phẩm hỗ trợ chủ chốt như sản xuất động cơ, hộp số đối với ngành ô tô – xe máy, chíp IC điện tử, nguyên vật liệu cao cấp.. một cách tự nguyện và độc lập không theo yêu cầu của các nhà lắp ráp. Giai đoạn này phát triển mạnh việc gia công tại nước sở tại các chi tiết phụ tùng có độ phức tạp cao và khối lượng hàng nhập về để lắp ráp giảm dần.
4
Giai đoạn tập trung các ngành CNHT. Trong giai đoạn này hầu như toàn bộ các chi tiết, phụ tùng, linh kiện đã được tiến hành sản xuất tại nước sở tại, kể cả một phần các sản phẩm nguyên liệu sản xuất các linh kiện đó. Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất hỗ trợ trở nên gay gắt hơn. Xu thế chung của cạnh tranh lúc này là hạ giá thành sản xuất trong khi vẫn duy trì và phát triển chất lượng sản phẩm.
5
Giai đoạn nghiên cứu, phát triển và xuất khẩu. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nội địa hóa. Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu dịch chuyển các thành tựu nghiên cứu, phát triển tới nước sở tại. Năng lực nghiên cứu, phát triển nội địa cũng đã được củng cố và phát triển. Bắt đầu giai đoạn sản xuất phục vụ xuất khẩu triệt để.
Nguồn: Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (2007),
Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010,
tầm nhìn đến 2020, Hà Nội, trang 10-11
IV. Đặc điểm ngành công nghiệp hỗ trợ
1. Sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đây là một đặc