Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đài Loan rơi vào khủng hoảng trầm trọng: thu nhập bình quân dưới 200 USD/người, lạm phát cao, dân số tăng 3,5%/năm; tỷ lệ đất nông nghiệp trên đầu người thấp, 0,2 ha/người; tỷ lệ thất nghiệp lên tới 50%. Tuy nhiên bắt đầu thập kỷ 50, kinh tế Đài Loan đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển đổi ổn định từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đưa Đài Loan thành nước công nghiệp mới của châu á. Giai đoạn 1950-80, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt trên 12%. Những yếu tố tạo nên sự thần kỳ của nền kinh tế Đài Loan có thể kể đến là: đầu tư phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp; chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại, phát triển công nghiệp đều khắp giữa các vùng; vai trò hỗ trợ hợp lý của chính phủ.
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4754 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) của Đài Loan và Trung Quốc: kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) của đài loan và trung quốc: kinh nghiệm đối với việt nam
Phát triển CNNT ở Đài Loan
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đài Loan rơi vào khủng hoảng trầm trọng: thu nhập bình quân dưới 200 USD/người, lạm phát cao, dân số tăng 3,5%/năm; tỷ lệ đất nông nghiệp trên đầu người thấp, 0,2 ha/người; tỷ lệ thất nghiệp lên tới 50%. Tuy nhiên bắt đầu thập kỷ 50, kinh tế Đài Loan đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển đổi ổn định từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đưa Đài Loan thành nước công nghiệp mới của châu á. Giai đoạn 1950-80, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt trên 12%. Những yếu tố tạo nên sự thần kỳ của nền kinh tế Đài Loan có thể kể đến là: đầu tư phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp; chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại, phát triển công nghiệp đều khắp giữa các vùng; vai trò hỗ trợ hợp lý của chính phủ.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Đài Loan
1962-65
1966-75
1976-85
1986-95
Tốc độ tăng trưởng(%/năm)
GDP
Công nghiệp
Nông nghiệp
Dịch vụ
GNP đầu người/năm
10,1
13,3
6,6
10,3
194,5
9,4
14
1,7
9,3
684,5
8,7
10,5
1,5
8,4
2214,5
7,9
6,3
1,1
10,5
8194
Nguồn: Rong-I Wu. 1997 và Basic agricultural statistics 1998.
Khác với nhiều nước, phát triển công nghiệp của Đài Loan không tập trung ở các trung tâm đô thị mà trải đều trên khắp cả nước, từ các thành phố đến các thị trấn của các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, những chính sách của Chính phủ cũng hỗ trợ các ngành CNNT phát triển. Nhờ đó CNNT của Đài Loan phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng tài trợ cho quá trình công nghiệp hoá, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho khu vực nông thôn, và giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Trong thập kỷ 60, CNNT của Đài Loan đã đóng góp 60% thu nhập cho khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm cho khoảng 20% lao động nông thôn, và đóng góp 60% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước.
1. Các giai đoạn phát triển CNNT
Phát triển CNNT của Đài Loan có thể được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ thập kỷ 50 đến 70 và giai đoạn hai từ cuối thập kỷ 70 đầu 80 trở đi. Từ thập kỷ 50, Đài Loan tập trung phát triển công nghiệp trải đều ở các vùng nông thôn, tận dụng lợi thế so sánh và đa dạng hoá của nông nghiệp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản chế biến, từ các sản phẩm thô như đường, chuối, chè....chuyển dần sang các sản phẩm chế biến đóng hộp như nấm, dứa, mã thầy. Cuối thập kỷ 70 đầu 80, Đài Loan tập trung quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp ở nông thôn, hướng mạnh sang các ngành công nghiệp nhẹ, hàng điện tử, nông sản chế biến chỉ còn tập trung vào một vài mặt hàng có lợi thế so sánh như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh. Một đặc điểm đáng lưu ý là trong từng giai đoạn nhất định, Chính phủ thay đổi chiến lược phát triển nhằm hỗ trợ cho những ngành công nghiệp nội địa được lựa chọn ưu tiên trong từng thời kỳ, trong đó có các ngành CNNT. Chiến thuật phổ biến là Chính phủ chọn ra các ngành công nghiệp mới có triển vọng hay các ngành cần đầu tư chuyển đổi công nghệ và áp dụng chiến lược bảo hộ, khi các doanh nghiệp này đủ mạnh, Chính phủ chuyển sang áp dụng chiến lược thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích xuất khẩu.
Giai đoạn từ 50 đến 70
Đầu thập kỷ 50, Đài Loan phải đối mặt nghiêm trọng với tình trạng dư thừa lao động nông thôn và khan hiếm về vốn. Giai đoạn này, chiến lược phát triển kinh tế của Đài Loan tập trung vào các mục tiêu: ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thanh toán, đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, phát triển công nghiệp ở nông thôn. Để có thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, Chính phủ hướng sản xuất vào thị trường nội địa và thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Cuối thập kỷ 50, do sức mua của thị trường nội địa trở nên bão hoà, đe doạ kìm hãm tăng trưởng của nền kinh tế, Đài Loan đã chuyển sang chiến lược phát triển hướng ngoại, tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu. Một loạt chính sách được áp dụng nhằm đạt được mục tiêu trên:
Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Đầu tư vào khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ
Quy hoạch vùng nguyên liệu, áp dụng chính sách giá thu mua hợp lý, đảm bảo ổn định nguồn cung cho các doanh nghiệp chế biến
Thúc đẩy cạnh tranh
Thực hiện thuế ưu đãi
Tăng đầu tư của Nhà nước.
Nhờ sự uyển chuyển về chiến lược phát triển và các chính sách hợp lý nên đã thúc đẩy CNNT phát triển, đặc biệt đối với các ngành chế biến nông sản. Thu nhập trong các hoạt động công nghiệp tăng lên đã thu hút một lực lượng lớn lao động ra khỏi các hoạt động nông nghiệp. Giai đoạn từ thập kỷ 60 đến 70, tỷ lệ lao động nông thôn trong các hoạt động phi nông nghiệp của Đài Loan tăng từ 35% lên 65%. Cũng trong cùng giai đoạn này, lao động trong nông nghiệp giảm từ 45% xuống còn 29%. Nhờ lao động được rút bớt ra khỏi nông nghiệp nên sản xuất nông nghiệp có điều kiện tăng năng xuất lao động, tăng quy mô sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, và do đó tăng tiết kiệm, tái đầu tư vào nông nghiệp và các hoạt động CNNT.
Những năm 60, Đài Loan tăng mạnh xuất khẩu nông sản chế biến, chuyển hướng từ các sản phẩm sơ chế sang các sản phẩm đóng hộp, tăng giá trị gia tăng. Đài Loan xuất khẩu mạnh các mặt hàng như đường, đồ hộp (măng tây, nấm, mã thầy, hoa quả), thực phẩm đông lạnh, bột ngọt. Thập kỷ 60, giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm đồ hộp tăng từ 10 triệu USD lên 83 triệu USD, thực phẩm đông lạnh chế biến tăng lên 0,4 triệu USD.
Bảng 2: Giá trị kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chế biến của Đài Loan (triệu USD)
Trước 1960
1961-70
1971-80
Sau 1980
Đường
Đồ hộp
Thực phẩm đông lạnh
Bột ngọt
110,7 (79,8)
10
-
-
135,4 (29,2)
83 (12,3)
0,4 (0,05)
-
282,8 (5)
483 (2,4)
347,8 (2,2)
28,7 (0,13)
-
200 (0,1)
2045,7 (2,2)
130,7 (0,17)
Nguồn: APO. 2000.
Ghi chú: Số trong ngoặc là tỷ lệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản chế biến, Chính phủ Đài Loan đã hỗ trợ các DNNT, đặc biệt trong công tác xuất khẩu. Một kinh nghiệm thành công của xuất khẩu nông sản chế biến của Đài Loan là Chính phủ thực hiện chính sách thống nhất xuất khẩu, với các biện pháp sau:
Các công ty xuất khẩu tập hợp lại thành hiệp hội xuất khẩu
Mỗi nhà máy hội viên không bán đơn lẻ, mà đặt giá xuất khẩu, cùng chia lợi ích
Hiệp hội xuất khẩu, thay mặt nhà máy hội viên tiêu thụ sản phẩm, phối hợp cung ứng nguyên liệu sản xuất với đơn vị sản xuất nông nghiệp và vay vốn sản xuất giúp cho các nhà máy chuyên tâm sản xuất và cải thiện chất lượng trong quá trình hợp tác tiêu thụ đã duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế
Giai đoạn từ cuối thập kỷ 70 và đầu 80
Trong giai đoạn này có hai yếu tố làm các ngành công nghiệp xuất khẩu của Đài Loan gặp nhiều khó khăn, nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Thứ nhất, giá nguyên liệu đầu vào và lao động trong nước tăng làm cho các doanh nghiệp nội địa mất đi lợi thế lao động rẻ. Thứ hai, trên thị trường quốc tế, áp lực cạnh tranh của các nước đang phát triển tăng lên. Kết quả là, Đài Loan không còn xuất khẩu đường, và xuất khẩu đồ hộp giảm hơn một nửa. Để đối phó với tình hình trên, Đài Loan một lần nữa thay đổi chiến lược phát triển, chuyển đổi từ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang sử dụng nhiều vốn, áp dụng công nghệ mới. Các ngành CNNT của Đài Loan chuyển dịch cơ cấu theo hai hướng chính:
Chuyển dịch cơ cấu từ chế biến nông sản sang các ngành công nghiệp nhẹ, điện tử, và các hoạt động dịch vụ (biểu 2).
Trong các ngành công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, thực hiện chuyển dịch từ các sản phẩm sơ chế sang tinh chế, chế biến trọn gói, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng giá trị gia tăng. Đài Loan chỉ xuất khẩu một vài sản phẩm chế biến có khả năng cạnh tranh cao như nấm hộp, măng hộp, bột ngọt, còn các sản phẩm khác quay về phục vụ nhu cầu thị trường nội địa.
Cũng trong thập kỷ 80, Đài Loan thực hiện một số chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Một hệ thống chính sách mới được ban hành phục vụ mục tiêu trên
Khuyến khích đầu tư
Cải thiện công nghệ quản lý
Thiết lập các khu công nghiệp và chế xuất nhằm nâng cao trình độ công nghệ và tiêu chuẩn hoá sản phẩm của các doanh nghiệp.
Trong các chính sách trên, quan trọng nhất là chính sách quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp và chế biến xuất khẩu ở các thị trấn của nông thôn do Chính phủ hoặc tư nhân thực hiện. Chính phủ đưa ra một số nguyên tắc phát triển khu công nghiệp như: Đảm bảo cơ chế 1 thủ tục; cơ sở hạ tầng hoàn thiện; luật và các quy định hoàn chỉnh; áp dụng thuế ưu đãi; lực lượng lao động có tay nghề; áp dụng chiến lược kinh doanh mềm dẻo; tất cả các sản phẩm trong khu phải xuất khẩu; các máy móc trang thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu dùng trong khu công nghiệp đều được miễn thuế.
Năm 1995, Đài Loan phát triển 95 cụm công nghiệp với diện tích 13003 ha và 3 khu chế xuất có tổng diện tích 192 ha. Ba khu chế xuất có 235 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư là 1,26 tỷ USD. Tính đến năm 1996 tổng kim ngạch xuất khẩu của các khu chế xuất đạt 56,15 tỷ USD, riêng năm 1996 kim ngạch xuất khẩu đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 18% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, thu hút 55 ngàn lao động.
2. Các yếu tố đóng góp vào phát triển CNNT của Đài Loan
Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
Khác với nhiều nước đang phát triển, Đài Loan có điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ngay cả trong thời kỳ thuộc địa trước 1945. Dưới thời kỳ đô hộ của Nhật Bản trước năm 1945, do muốn biến Đài Loan thành nơi cung cấp nguyên liệu nông nghiệp cho chính quốc nên đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn, tập trung mạnh vào giao thông (đường sắt, đường bộ), hệ thống điện, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp. Năm 1908, Nhật Bản xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên chia đôi hai miền Nam và Bắc của Đài Loan, nối các cảng và trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, đi qua khu vực phía Tây nơi phần lớn dân cư nông thôn sinh sống. Chính tuyến đường sắt này đã thúc đẩy liên kết giữa các vùng nông thôn và thành thị.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Chính phủ Đài Loan vẫn tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. ở khu vực nông thôn mạng lưới đường quốc lộ được xây dựng một cách đồng bộ, hình thành các con đường nhánh nối các khu vực với nhau. Giai đoạn 1962-72, ở khu vực nông thôn Đài Loan số km đường trải nhựa trên 1000 km2 tăng từ 76,4 km lên 214,5 km, trong khi cũng cùng giai đoạn này ở Hàn Quốc chỉ ở mức 10km và tăng lên 50 km. Ngoài ra, Đài Loan cũng đẩy mạnh các chương trình điện khí hoá nông thôn. Tính đến năm 1960, có tới 70% các hộ nông dân đã có điện. Đặc biệt, Đài Loan thực hiện chính sách giá điện của nông thôn và thành thị ngang nhau. Nhờ những chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, môi trường đầu tư của khu vực nông thôn trở nên hấp dẫn, giảm chi phí lưu thông, cho phép Đài Loan huy động các nguồn lực thuận lợi hơn để phát triển các hoạt động CNNT, giúp các doanh nghiệp nông thôn (DNNT) tiếp cận dễ dàng hơn đến các thị trường đầu vào và đầu ra. Do đó các hoạt động công nghiệp của Đài Loan phát triển đều khắp trong cả nước, số doanh nghiệp hoạt động ở khu vực nông thôn chiếm 85% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc.
Nông nghiệp phát triển và đa dạng hoá
Sau chiến tranh thế giới thứ II, nông nghiệp Đài Loan phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 6%/năm. Tăng trưởng nông nghiệp nhanh đã tạo nguồn vốn và thị trường tiêu thụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, kích thích CNNT phát triển. Những yếu tố đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp của Đài Loan bao gồm:
(i), Đài Loan có khí hậu phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, như lúa, hoa quả nhiệt đới và nhiều loại khác. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép Đài Loan phát triển nông nghiệp đa dạng hoá, tạo thuận lợi phát triển công nghiệp chế biến nông sản.
(ii), Chính sách từ thời Nhật Bản cai trị. Do muốn biến Đài Loan thành nơi cung cấp hàng nông sản cho chính quốc nên Nhật đã đầu tư mạnh vào nông nghiệp của Đài Loan, đặc biệt là mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng hệ thống tưới tiêu, nên sau chiến tranh nông nghiệp Đài Loan có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngoài ra, Nhật Bản còn thành lập các tổ chức nông thôn (tiền thân của tổ chức nông hội sau này) để phổ biến khoa học kỹ thuật, và trợ giúp các hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn.
(iii), Chủ trương của Chính phủ là đầu tư phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở phát triển công nghiệp hoá. Sau chiến tranh, Đài Loan đã đầu tư lớn vào nông nghiệp. Hàng năm, Mỹ hỗ trợ cho Đài Loan 100 triệu USD trong đó hơn 2/3 hỗ đầu tư vào nông nghiệp và cơ sở hạ tầng, trong khi công nghiệp chỉ nhận được ít hơn 1/5. Ngoài ra cải cách ruộng đất, với khẩu hiệu "người cày có ruộng" đã kích thích nông dân Đài Loan phát triển sản xuất.
Nhờ những chính sách trên nên tăng trưởng nông nghiệp Đài Loan sau chiến tranh luôn đạt mức cao, tạo điều kiện cho CNNT của Đài Loan phát triển. Thập kỷ 50 tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt khoảng 4,5%/năm, thập kỷ 60 tăng lên 5,8%/năm. Việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp cho phép giải phóng lao động khỏi nông nghiệp tham gia các hoạt động CNNT, tăng tích luỹ vốn phát triển các hoạt động CNNT. Ngoài ra xuất khẩu nông nghiệp của Đài Loan trong giai đoạn đầu tăng mạnh là nguồn thu ngoại tệ lớn tạo điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị cho các hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong suốt thập kỷ 50 kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp chiếm trên 95% tổng kim ngạch xuất khẩu và duy trì trên 75% trong thập kỷ 60.
Phát triển nguồn nhân lực
Trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn của Đài Loan, phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò hàng đầu. Thời kỳ thuộc địa, người Nhật đã đầu tư phát triển hệ thống giáo dục tiểu học ở khu vực nông thôn, sau đó, do chú ý đến tiềm năng phát triển công nghiệp ở Đài Loan, nên chuyển hướng đầu tư phát triển hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo kỹ thuật hướng nghiệp. Giáo dục nông thôn tiếp tục được duy trì và phát triển thời kỳ sau chiến tranh. Năm 1970, tỉ lệ biết chữ đạt 90%, và hơn 2/3 dân số nông nghiệp Đài Loan có bằng cấp giáo dục chính thức. Đầu tư phát triển giáo dục mạnh tạo ra cho Đài Loan một lực lượng lao động được đào tạo tốt, có tay nghề, nắm bắt được khoa học kỹ thuật.
Ngoài ra Đài Loan còn tiếp nhận được "nguồn chất xám" rất lớn do luồng người đến tị nạn đến từ Đại lục, trong đó có nhiều nhà công nghiệp có kỹ năng quản lý và kỹ thuật. Do có trình độ cao, nên đội ngũ này có thể dễ dàng tiếp thu công nghệ mới, kiến thức kinh doanh, độc lập xử lý các hợp đồng, giao dịch với các khách hàng nước ngoài. Chính đội ngũ trên đã tạo nên tầng lớp chủ DNNT của Đài Loan khi bước vào giai đoạn công nghiệp hoá.
Chính sách vĩ mô
Chính sách công nghiệp Đài Loan đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ 50, Đài Loan thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên sang thập kỷ 60, do sức mua của thị trường nội địa nhỏ, hạn chế các ngành công nghiệp phát triển nên Đài Loan chuyển sang chiến lược hướng ngoại. Trong cả hai thời kỳ này các chính sách kinh tế vĩ mô đều tạo thuận lợi cho CNNT phát triển, cụ thể như:
Trong giai đoạn đầu phát triển, Đài Loan áp dụng lãi xuất ngân hàng cao thúc đẩy nhân dân gửi tiền tiết kiệm nhằm huy động vốn tài trợ phát triển công nghiệp
Quy định mức tiền lương tối thiểu thấp cho phép các doanh nghiệp tận dụng lợi thế chi phí lao động rẻ
Khuyến khích thị trường hoạt động, duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng. Ngay cả trong thời kỳ thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu Đài Loan vẫn duy trì mức lãi xuất và tỷ giá hối đoái sát với thị trường.
Vai trò của Nông hội
ủy ban Nông nghiệp gọi tắt là Nông hội là tổ chức của nông dân, nhằm bảo vệ quyền lợi và là đại biểu của nhân dân. Nông hội đã đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp nông thôn cũng như là CNNT của Đài Loan, thực sự là cầu nối giữa Chính phủ và người nông dân. Trong thời kỳ đầu sau chiến tranh, Nông hội giúp khu nông dân sơ chế sản phẩm nông nghiệp và cải tiến kỹ thuật. Thập kỷ 60, Nông hội giúp các DNNT xuất khẩu các nông sản chế biến đặc biệt là nấm, măng tây. Những hoạt động chính của Nông hội thúc đẩy hoạt động công nghiệp chế biến ở nông thôn gồm:
Tổ chức các khoá đào tạo cho nông dân, mời các chuyên gia dạy các kỹ thuật sản xuất: ươm trồng chăm sóc, bón phân, phun thuốc, quản lý đồng ruộng, thu hoạch.
Giúp nông dân thành lập trạm gia công. Nông hội cùng với nông dân bàn bạc xác định địa điểm, quy mô, mời các đơn vị tư vấn tiến hành quy hoạch, thiết kế nhà xưởng và thiết bị, huy động vốn. Nông hội tổ chức nông dân thành lập các nhóm, mỗi nhóm lập ra một trạm gia công, người phụ trách trạm là lớp trưởng. Trạm gia công có thể do một người bỏ vốn kinh doanh, hoặc vốn của nhiều thành viên kinh doanh. Trạm gia công lên kế hoạch sản xuất tiêu thụ, sau đó định giá theo nhu cầu của thị trường và hợp đồng với nông dân là thành viên của nhóm, sản phẩm do trạm gia công tự tiêu thụ.
Phối hợp với Hiệp hội Thương mại Quốc tế thiết kế nhãn hiệu và bao bì phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Nông hội tổ chức nông dân thành lập trung tâm bao tiêuvà các nhóm đóng gói, tổ chức giải quyết khâu vận chuyển và tiêu thụ. Nông hội sẽ thu phí dịch vụ và phí thủ tục của nông dân tham gia các hoạt động này.
phát triển công nghiệp nông thôn của Trung Quốc
Trong số các nước chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, Trung Quốc là một thành công điển hình. Cũng như Việt Nam, Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế từ khu vực nông nghiệp và nông thôn sau đó lan sang các lĩnh vực ngân hàng, thương mại. Bắt đầu từ năm 1979, đổi mới chính sách nông nghiệp đã đem lại những thành công to lớn, giai đoạn 1979-96, GDP nông nghiệp tăng 13,7 lần, thu nhập đầu người nông thôn tăng 14,7 lần, đói nghèo nông thôn giảm từ 32,7% xuống còn 6,5%, lương thực thực phẩm dồi dào, mức sống dân cư tăng, tạo đà cho công cuộc cải cách kinh tế và công nghiệp hóa.
Trong thành công của công cuộc cải cách nông nghiệp và nông thôn của Trung Quốc, phát triển CNNT là nhân tố nổi bật. Sự phát triển mạnh mẽ của các DNNT đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt nông thôn và đóng góp rất lớn đến sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Những đóng góp quan trọng của CNNT bao gồm: đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập của nông dân, tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, đóng góp vào GDP và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Có thể nói rằng sự phát triển mạnh mẽ của các DNNT của Trung Quốc tạo nên thành công cho chính sách “ly nông bất ly hương”, phần lớn dân cư nông thôn vẫn có thể làm giàu bằng các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ trên chính quên hương mình.
1. Vai trò của CNNT trong nền kinh tế Trung Quốc
Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách năm 1979, phát triển CNNT là nhân tố chủ yếu làm thay đổi bộ mặt nông thôn, và là động lực quan trọng đối với tăng trưởng của cả nền kinh tế Trung Quốc. Những thành tựu chủ yếu của các DNNT Trung Quốc được thể hiện trên các mặt kinh tế, chính trị và xã hội.
Về kinh tế, các DNNT Trung Quốc đóng góp đáng kể vào GDP. Trước cải cách, các doanh nghiệp trung ương sản xuất phần lớn hàng hoá công nghiệp. Năm 1978, sản lượng của các doanh nghiệp trung ương chiếm 3/4 tổng sản lượng công nghiệp, trong khi 1/4 sản lượng còn lại thuộc về các DNNT. Tuy nhiên, đến năm 1993, sản lượng của các DNNT đã vượt các doanh nghiệp trung ương. Đây là một thành công nổi bật vì các DNNT thường không được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp trung ương, vốn nhận được ưu đãi của Chính phủ. Trong giai đoạn 1978-96, số DNNT đã tăng hơn 15 lần, giá trị sản lượng của các DNNT trong nền kinh tế tăng từ 9,1% lên hơn 50%, giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tổng xuất khẩu tăng từ 9,2% lên