Sự phát minh ra Internet là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người trong thế kỷ XX, nó có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Trong thế kỷ XXI này Internet phát triển với tốc độ cực kì nhanh chóng, theo Internet World Stats tới tháng 9/2009 số người truy cập Internet trên toàn cầu là hơn 1,7 tỷ người và năm 2010 là hơn 2 tỷ người. Tại Việt Nam mạng Internet được kết nối với cổng quốc tế từ năm 1997. Từ đó đến nay số lượng người sử dụng Internet không ngừng gia tăng. Theo số liệu thống kê qua các năm của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,1 triệu người, cuối năm 2005 khoảng 10,7 triệu người, năm 2010 con số này đã lên đến 27,4 triệu người. Với sự phát triển như vũ bão, Internet thực sự đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Những ứng dụng của nó vô cùng đa dạng đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Thương mại điện tử ra đời tạo bước ngoặc lớn cho kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Hiện nay TMĐT ở Việt Nam chủ yếu là hình thức marketing, bán hàng cho doanh nghiệp. Ngoài ra một số website sàn giao dịch, siêu thị điện tử…đã được xây dựng và đi vào hoạt động, thanh toán qua mạng cũng được khá nhiều người quan tâm bởi những tiện ích mà nó có được. Dịch vụ Internet-banking (ngân hàng trực tuyến) là một khái niệm bắt đầu phổ biến trong vài năm gần đây khi số lượng ngân hàng cung cấp dịch vụ này tăng mạnh từ năm 2004.
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8444 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển dịch vụ Internet-Banking của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Sự phát minh ra Internet là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người trong thế kỷ XX, nó có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Trong thế kỷ XXI này Internet phát triển với tốc độ cực kì nhanh chóng, theo Internet World Stats tới tháng 9/2009 số người truy cập Internet trên toàn cầu là hơn 1,7 tỷ người và năm 2010 là hơn 2 tỷ người. Tại Việt Nam mạng Internet được kết nối với cổng quốc tế từ năm 1997. Từ đó đến nay số lượng người sử dụng Internet không ngừng gia tăng. Theo số liệu thống kê qua các năm của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,1 triệu người, cuối năm 2005 khoảng 10,7 triệu người, năm 2010 con số này đã lên đến 27,4 triệu người. Với sự phát triển như vũ bão, Internet thực sự đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Những ứng dụng của nó vô cùng đa dạng đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Thương mại điện tử ra đời tạo bước ngoặc lớn cho kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Hiện nay TMĐT ở Việt Nam chủ yếu là hình thức marketing, bán hàng cho doanh nghiệp. Ngoài ra một số website sàn giao dịch, siêu thị điện tử…đã được xây dựng và đi vào hoạt động, thanh toán qua mạng cũng được khá nhiều người quan tâm bởi những tiện ích mà nó có được. Dịch vụ Internet-banking (ngân hàng trực tuyến) là một khái niệm bắt đầu phổ biến trong vài năm gần đây khi số lượng ngân hàng cung cấp dịch vụ này tăng mạnh từ năm 2004.
Để hiểu sâu hơn về phương thức thanh toán cũng như những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển dịch vụ Internet-banking của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, em quyết định thực hiện đề tài “ Phát triển dịch vụ Internet-banking của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp góp phần hoàn thiện dịch vụ này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực hiện dịch vụ Internet-banking của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) giai đoạn 2008-2010, những ưu và nhược điểm, cơ hội và thách thức của loại hình dịch vụ này. Qua đó kiến nghị những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngày càng tốt hơn. .
Mục tiêu cụ thể
Một số khái niệm cơ bản về Ngân hàng thương mại (NHTM) và dịch vụ Internet-banking.
Tình hình phát triển dịch vụ Internet-banking hiện nay của các NHTMVN giai đoạn 2008-2010.
Phân tích những ưu và nhược điểm, cơ hội và thách thức trong việc phát triển loại hình dịch vụ này
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp từ các Báo cáo thương mại điện tử, website của các NHTMVN. Thu thập số liệu sơ cấp từ việc khảo sát website của các NHTMVN
Phương pháp phân tích: phân tích tình hình thực tế triển khai dịch vụ Internet-banking, thông qua những số liệu thu thập được sử dụng số tuyệt đối, số tương đối để so sánh, giải thích vấn đề. Phân tích những ưu điểm và những tồn tại gặp phải trong chất lượng dịch vụ từ đó kiến nghị những giải pháp phù hợp.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ Internet-banking của các NHTMVN giai đoạn 2008-2010.
.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỊCH VỤ INTERNET-BANKING CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Khái niệm về NHTM và ngân hàng điện tử
Khái niệm về NHTM
Ngân hàng Thương mại (NHTM) là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng bằng cách huy động vốn tức là nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá, rồi sử dụng số vốn huy động đó vào nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, làm dịch vụ thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân
Ngân hàng Thương mại(NHTM) đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay các NHTM phải không ngừng hoàn thiện mình để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh loại hình kinh doanh truyền thống các ngân hàng đã và đang triển khai hệ thống ngân hàng hiện đại hay còn gọi là ngân hàng điện tử.
Ngân hàng điện tử
Khái niệm ngân hàng điện tử (E-banking)
Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt là E-Banking là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. E-Banking là một dạng của thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cụ thể hơn, E-Banking là một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực hiện một số giao dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện tử (công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự).
Các loại hình E-banking
Dịch vụ SMS-banking
SMS-banking là dịch vụ cho phép tra cứu thông tin tài khoản và đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di động.
Dịch vụ Call Center
Call Center là dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại. Khách hàng gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm dịch vụ để được cung cấp thông tin chung và thông tin cá nhân. Call Center có thể linh hoạt trả lời các thắc mắc của khách hàng, tuy nhiên phải có người trực 24/24 giờ.
Dịch vụ Phone-banking
Dịch vụ Phone-banking sử dụng Call Center tự động, chỉ cần gọi từ điện thoại cố định hoặc di động vào tổng đài tự động của ngân hàng và thực hiện theo hướng dẫn sẽ được những thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thông tin tài khoản cá nhân.
Dịch vụ Home-banking
Dịch vụ Home-banking là dịch vụ cho phép khách hàng có thể ngồi tại nơi làm việc thực hiện hầu hết các giao dịch với ngân hàng như chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo nợ, báo có…
Với Home-banking, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính ngân hàng
Dịch vụ Internet-banking
Dịch vụ Internet-banking giúp khách hàng thực hiện các giao dịch với ngân hàng qua mạng Internet (mạng toàn cầu).
Để tham gia, khách hàng truy cập vào website của ngân hàng và thực hiện giao dịch, truy cập thông tin cần thiết. Khách hàng cũng có thể truy cập vào các website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với ngân hàng.
Kiosk Ngân hàng
Là sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng hướng tới việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất. Trên đường phố sẽ đặt các trạm làm việc với đường kết nối Internet tốc độ cao. Khi khách hàng cần giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ mình.
Giới thiệu chung về dịch vụ Internet-banking
Nội dung dịch vụ Internet-banking
Đối tượng khách hàng
Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài (có cư trú) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định Pháp luật hiện hành.
Người có năng lực hành vi dân sự và từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được người đại diện theo pháp luật của người đó chấp nhận về việc sử dụng kênh dịch vụ Internet-banking.
Tổ chức là đơn vị có tư cách pháp nhân.
Tính năng dịch vụ
Dịch vụ Internet-banking có các tính năng cơ bản sau:
Truy vấn thông tin:
Tra cứu thông tin tài khoản và số dư tài khoản
Tra cứu sao kê tài khoản theo thời gian
Tra cứu thông tin của các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
Thanh toán:
Thanh toán chuyển khoản trong hệ thống
Thanh toán chuyển khoản ngoài hệ thống
Thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ (hóa đơn điện, nước, du lịch…)
Đăng ký thay đổi yêu cầu sử dụng các dịch vụ khác
Thông qua dịch vụ Internet-banking, khách hàng có thể đăng ký sử dụng hoặc yêu cầu thay đổi các dịch vụ điện tử khác như SMS-banking, Phone-banking, Dịch vụ nhận sao kê tài khoản hàng tháng qua mail…và nhiều tiện ích khác của ngân hàng.
Quy trình đăng ký sử dụng dịch vụ
Quy trình đăng ký sử dụng dịch vụ Internet-banking tùy theo yêu cầu cụ thể của từng ngân hàng, nhưng nhìn chung gồm các bước sau:
Mở tài khoản tại ngân hàng (nếu chưa có tài khoản).
Điền thông tin vào mẫu Đăng ký sử dụng dịch vụ tại điểm giao dịch của ngân hàng.
Sau khi nhận được mẫu Đăng ký sử dụng dịch vụ, ngân hàng sẽ cung cấp Mã truy cập và Mật khẩu truy cập tạm thời. Ở lần đăng nhập sử dụng đầu tiên, phải thay đổi mật khẩu tạm thời để kích hoạt sử dụng dịch vụ.
Những lợi ích mà dịch vụ Internet-banking mang lại
Đối với ngân hàng
Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu
Phí giao dịch Internet-banking được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịch truyền thống, từ đó góp phần tăng doanh thu hoạt động cho ngân hàng. Theo thống kê của Ngân hàng Đông Á, chi phí cho giao dịch trên Internet chỉ bằng 1/12 giao dịch tại quầy, bằng 2/3 chi phí giao dịch qua ATM.
Đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm
Ngày nay, dịch vụ ngân hàng đang vươn tới từng người dân. Đó là dịch vụ ngân hàng tiêu dùng và bán lẻ. "Ngân hàng điện tử", với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, cho phép tiến hành các giao dịch bán lẻ với tốc độc cao trong đó nổi bậc là dịch vụ Internet-banking, một thị trường hàng tỷ dân đang mở ra trước mắt họ. Các ngân hàng đua nhau tung ra thị trường một loạt các sản phẩm cho dịch vụ Internet-banking làm cho dịch vụ Ngân hàng trở nên phong phú và phổ biến rộng rãi.
Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh
Internet-banking là một giải pháp của NHTM để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM. Internet-banking còn giúp NHTM thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa” mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Internet-banking cũng là công cụ quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của NHTM một cách sinh động, hiệu quả.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng, Internet-banking sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua các dịch vụ của ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng
Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Khả năng phát triển, cung ứng các tiện ích dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của Internet-banking là rất cao.
Đối với khách hàng
Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian.
Dịch vụ Internet-banking đặc biệt có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít thời gian để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với ngân hàng, các khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng không nhiều, số tiền mỗi lần giao dịch không lớn. Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác.
Thông tin liên lạc thuận tiện hơn, hiệu quả hơn
Internet-banking là một kênh giao dịch, giúp cho khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào và ở bất cứ nơi đâu có Internet. Dịch vụ Internet-banking giúp khách hàng dễ dàng hơn trong vấn đề chuyển khoản và thanh toán qua mạng. Việc mua bán hàng hóa qua mạng đặc biệt là hàng hóa số hóa thì thanh toán trực tuyến rất tiện lợi cho cả người mua và người bán.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ INTERNET-BANKING CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Internet-banking của các NHTM Việt Nam
Chính sách và pháp luật
Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 phê duyệt tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là kế hoạch dài hạn, vĩ mô đầu tiên của Việt Nam về Thương mại điện tử (TMĐT), đặt ra mục tiêu, lộ trình và giải pháp mang tính tổng thể nhằm thúc đẩy ứng dụng TMĐT trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn 5 năm.
Sự ra đời Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005 và Luật Công nghệ thông tin ngày 29/06/2006 cơ bản định hình khung pháp lý cho các ứng dụng CNTT(Công nghệ thông tin) và TMĐT tại Việt Nam…Sau khi hai luật này được ban hành thì hàng loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện được ban hành.
Ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ Iternet-banking nói riêng là hình thức phát triển ở mức độ cao của TMĐT. Trong các chính sách đưa ra có khá nhiều chính sách liên quan đến Ngân hàng điện tử và dịch vụ Internet-banking.
Dịch vụ Internet-banking được triển khai trên nền tảng của hệ thống viễn thông đặc biệt là Internet. Với các chính sách phát triển Viễn thông và Internet đã tạo nhiều thuận lợi cho loại hình dịch vụ này phát triển ngày càng mạnh mẽ. Chương trình phát triển công nghệ phần mềm tạo nhiều ứng trong hoạt động của ngân hàng cụ thể là hệ thống phần mềm Core-banking.
Bảng 2.1 : Khung chính sách liên quan tới việc phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ Internet-banking
Ngày
Nội dung
07/02/2006
Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyhoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010
12/04/2007
Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010
03/04/2009
Quyết định 50/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”
Bên cạnh các chính sách liên quan tới phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ, các chính sách về giao dịch điện tử của ngân hàng đã tạo hành lang pháp lí cho dịch vụ Internet-banking được triển khai dễ dàng hơn. Sự ra đời của Luật giao dịch điện tử về chữ ký số là nền tảng pháp lí cho các giao dịch điện tử trong đó có giao dịch Internet-banking. Đề án thanh toán không dùng tiền mặt góp phần thúc đẩy Internet-banking được ứng dụng rộng rãi.
Bảng 2.2 : Khung chính sách liên quan tới các giao dịch điện tử của ngân hàng
Ngày
Nội dung
24/05/2006
Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
29/12/2006
Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam
15/02/2007
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số
23/02/2007
Nghị định số 27/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
08/03/2007
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
01/06/2009
Quyết định 698/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Cơ sở hạ tầng cho dịch vụ Internet-banking
Một trong những yếu tố dẫn đến thành công của dịch vụ ngân hàng điện tử Internet-banking là phải xây dựng một cơ sở hạ tầng hiện đại ở một mức nhất định. Cơ sở này dựa trên tiến bộ của công nghệ máy tính, công nghệ thông tin viễn thông.
Công nghệ phần mềm lõi Core-banking
Core-banking là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng … Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Về bản chất đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro … trong hệ thống ngân hàng. Tất cả các giao dịch được chuyển qua hệ thống core banking và trong một khoảng thời gian cực kì ngắn vẫn duy trì hoạt động đồng thời xử lý thông tin trong suốt thời gian hoạt động. Cơ sở dữ liệu của ngân hàng được quản lý tập trung theo quan hệ và theo module: tiền gửi, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, tài trợ thương mại, cho vay, thẩm định, nguồn vốn, Internet Banking …Công nghệ phần mềm lõi (core banking) là điều kiện cần để thực hiện dịch vụ Internet-banking. Hầu hết các hệ thống core banking hiện đại đều hoạt động không ngừng (24x7) để cung cấp Internet banking, những hoạt động giao dịch toàn cầu .
Internet
Interet là cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển dịch vụ Internet-banking. Tại Việt Nam, mạng Internet được kết nối với cổng quốc tế tế từ 1997, từ đó đến nay tốc độ phát triển của nó vô cùng nhanh chóng.
Bảng 2.3: Sự phát triển của Internet ở Việt Nam giai đoạn 2008-2010
2008
2009
2010
Số thuê bao Internet (triệu thuê bao)
2,03
2,96
3,77
Số người sử dụng Internet (triệu lượt người)
20,8
22,9
27,4
Nguồn: Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế -xã hội năm 2008-2010
Giai đoạn 2008-2010 số lượng thuê bao Internet tăng liên tục. Năm 2008 số thuê bao Internet là 2,03 triệu, năm 2009 số lượng thuê bao 2,96 triệu, năm 2010 con số này đã lên đến 3,77 triệu. Số người sử dụng Intenet cũng tăng rất nhanh, tỷ lệ gia tăng năm sau cao hơn so với năm trước, năm 2009 tăng 10,1%, năm 2010 tăng 19,7%. Sự phát triển Internet là cơ hội tốt để các NHTM năng động tại Việt Nam triển khai dịch vụ Internet-banking.
Số lượng máy Vi tính
Máy tính là công cụ cần thiết trong dịch vụ Internet-banking, là một trong những chỉ tiêu nền tảng nói lên mức độ sẵn sàng sử dụng dịch vụ này của người dân.
Bảng 2.4: Sự phát triển của số lượng máy Vi tính ở Việt Nam
Nguồn Sách trắng Việt Nam 2010
Số lượng máy tính cá nhân để bàn, xách tay năm 2009 tăng 402.289 máy so với năm 2008. Việc này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM phát triển sản phẩm dịch vụ Internet-banking. Tuy nhiên có thể thấy số lượng máy tính cá nhân so với dân số Việt Nam hiện nay còn thấp, trong 100 dân chưa có đến 6 người có máy tính cá nhân. Nhu cầu của người dân cao nhưng điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế. Thị trường cho dịch vụ Internet-banking còn nhiều tiềm năng, khai thác chưa hiệu quả.
Vấn đề an toàn và bảo mật
Để phát huy hiệu quả, khai thác hết tìm năng và thế mạnh của Internet-banking thì an toàn và bảo mật trong giao dịch là vấn đề sống còn. Có nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề xác thực và bảo mật an toàn giao dịch Internet-banking như sử dụng bàn phím ảo, phương pháp mật khẩu một lần ( One Time Password), xác thực hai phương thức ( Two Factor Authentication), hay dùng thiết bị khóa phần cứng ( Hardware Token), Thẻ thông minh (TTM) có chữ ký số (PKI Smartcard. Hiện tại các ngân hàng lớn trên thế giới thường sử dụng các phương pháp xác thực và an toàn giao dịch dựa trên hạ tầng khóa công khai (PKI) cùng với sự tham gia của Hardware Token (TTM tích hợp sẵn đầu đọc cổng USB) hay thẻ thông minh (PIK Smartcard).
So với các giải pháp khác, giải pháp bảo mật sử dụng chữ ký điện tử giải quyết đồng thời được 4 vấn đề quan trọng trong các giao dịch điện tử là: Xác thực người dùng, bảo mật thông tin giao dịch, toàn vẹn dữ liệu và chống chối bỏ.
Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của dân cư
Bảng 2.5 : Trình độ học vấn của dân cư ở Việt Nam
Trình độ học vấn
%
Sau đại học
4%
Đại học
34%
Cao đẳng, trung cấp
10,5%
Học nghề
16%
Phổ thông trung học
23%
Phổ thông trung học cơ sở
12,5%
Nguồn:
Nhìn chung trình độ học vấn của Việt Nam vào loại cao so với khu vực. Đây là một thế mạnh để Việt Nam tham gia tiếp thu và áp dụng kiến t