Xu hướng phát triển tất yếu của ngân hàng hiện đại trong thời kì hội
nhập là xu hướng điện tử hóa các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng Việt
Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Các hội thảo về E-Banking được tổ
chức hàng năm thu hút ngày một nhiều sự quan tâm chú ý của các ngân hàng
cũng khẳng định xu thế này.
Các NHTM Việt Nam hiện nay nếu so sánh với trình độ phát triển của
các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn có 1 khoảng cách rất
xa và các ngân hàng cần phải nỗ lực hết sức để có thể đuổi kịp. Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam có thể coi là ngân hàng đi đầu trong việc phát triển
các dịch vụ ngân hàng điện tử, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những bước đầu
tiên. Các dịch vụ ngân hàng điện tử cần phải được quan tâm và đầu tư hơn
nữa, cần phải được coi là trọng tâm trong chiến lược phát triển ngân hàng
hiện đại đã thúc đẩy em lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam”. Trong chuyên đề này, ngoài
việc giới thiệu một cách cụ thể về các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử mà
ngân hàng đang cung cấp, người viết còn đánh giá về tình hình phát triển của
các dịch vụ này trong những năm qua đồng thời tìm hiểu về phương hướng
phát triển trong thời gian tới.
80 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam”
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ .......................................8
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................... 8
1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM) .................................... 8
1.1.2. Hoạt động của NHTM ................................................................... 9
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn ........................................................ 10
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn .......................................................... 12
1.1.2.3. Hoạt động khác ...................................................................... 13
1.2. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ .................................................. 16
1.2.1 Khái niệm ngân hàng điện tử ........................................................ 16
1.2.2. Các dịch vụ ngân hàng điện tử: .................................................... 18
1.2.2.1. Các điểm chấp nhận thanh toán( EFTPOS- Electronic Fund
Transfer At Point Of Sale) .................................................................. 18
1.2.2.2. Hệ Thống máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine-
ATM) ................................................................................................. 19
1.2.2.3. Ngân hàng qua điện thoại (Phone & mobile-Banking) ........... 20
1.2.2.4. Ngân hàng tại nhà (Homebanking) ........................................ 21
1.2.2.5. Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) ............................... 22
1.2.3. Sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ......................... 22
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngân hàng điện
tử: .......................................................................................................... 24
1.2.4.1. Vấn đề về vốn: ....................................................................... 25
1.2.4.2. Vấn đề về công nghệ ............................................................. 25
1.2.4.3.Vấn đề an toàn bảo mật: ......................................................... 26
1.4.4.Vấn đề quản trị và phòng ngừa rủi ro ............................................ 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .................................................................................... 28
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG.................................. 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. .................................................. 28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 30
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh.................................................... 31
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn ......................................................... 32
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng: ............................................................... 32
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế ................................................ 33
2.1.3.4. Hoạt động kinh doanh thẻ. ..................................................... 34
2.1.3.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. ............................................. 35
2.1.3.6. Hoạt động kinh doanh chứng khoán (thông qua công ty
con- công ty chứng khoán VCB VCBS) ............................................. 35
2.2. THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ EBANKING TẠI VCB ........................... 36
2.2.1 Những dịch vụ E-Banking mà VCB đang cung cấp ...................... 36
2.2.1.1 Hệ thống máy ATM và thẻ thanh toán của VCB ..................... 36
2.2.1.2 VCB iB@anking .................................................................... 40
2.2.1.3.SMS Banking ......................................................................... 41
2.2.1.4 VCB Money ........................................................................... 42
2.2.2. Đánh giá về khả năng phát triển. .................................................. 47
2.2.2.1.Quan hệ đối với khách hàng, các tổ chức tín dụng trong và
ngoài nước ......................................................................................... 47
2.2.2.2. Các kế hoạch triển khai sản phẩm mới ................................... 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG..................................................................................... 58
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN E-BANKING ...................................... 58
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ................................................ 59
3.2.1. Vốn đầu tư. .................................................................................. 60
3.2.2. Hạ tầng cơ sở và giải pháp công nghệ .......................................... 62
3.2.3. Nguồn nhân lực trình độ cao. ....................................................... 66
3.2.4. Hỗ trợ về mặt pháp lý, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực. ............... 67
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1. Số lượng thẻ thanh toán .............................................. 37
Biểu đồ 2.2. POS ............................................................................ 37
Biểu đồ 2.3. Số lượng máy ATM .................................................... 38
Bảng 2.4.Quá trình triển khai dịch vụ VCB-Money ........................ 42
Hình 2.5 Mẫu của cổng kết nối RSA secureID. ............................... 44
Biểu đồ 2.6. Số lượng khách hàng của VCB iB@king và SMS
banking tính đến cuối 2007 ............................................................. 47
Biểu 2.7. Tỷ trọng sử dụng các dịch vụ trong VCB iB@nking ........ 49
Biểu đồ 2.8. Số lượng giao dịch qua kênh ....................................... 51
Bảng 2.9. Tổng kết hiệu quả 3 năm hoạt động ................................ 52
Danh mục các chữ cái viết tắt
1. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – VCB
2. Ngân hàng điện tử E-Banking
3. Ngân hàng thương mại NHTM
4. Tổ chức tín dụng TCTD
5. Tổ chức kinh tế TCKT
6. Ngân hàng nhà nước NHNH
7. Công ty chứng khoán CTCK
8. Nhà đầu tư NĐT
LỜI NÓI ĐẦU
Xu hướng phát triển tất yếu của ngân hàng hiện đại trong thời kì hội
nhập là xu hướng điện tử hóa các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng Việt
Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Các hội thảo về E-Banking được tổ
chức hàng năm thu hút ngày một nhiều sự quan tâm chú ý của các ngân hàng
cũng khẳng định xu thế này.
Các NHTM Việt Nam hiện nay nếu so sánh với trình độ phát triển của
các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn có 1 khoảng cách rất
xa và các ngân hàng cần phải nỗ lực hết sức để có thể đuổi kịp. Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam có thể coi là ngân hàng đi đầu trong việc phát triển
các dịch vụ ngân hàng điện tử, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những bước đầu
tiên. Các dịch vụ ngân hàng điện tử cần phải được quan tâm và đầu tư hơn
nữa, cần phải được coi là trọng tâm trong chiến lược phát triển ngân hàng
hiện đại đã thúc đẩy em lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam”. Trong chuyên đề này, ngoài
việc giới thiệu một cách cụ thể về các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử mà
ngân hàng đang cung cấp, người viết còn đánh giá về tình hình phát triển của
các dịch vụ này trong những năm qua đồng thời tìm hiểu về phương hướng
phát triển trong thời gian tới.
Kết cấu của chuyên đề này được chia làm 3 phần như sau:
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử- chương này sẽ
tập trung giới thiệu khái quát về dịch vụ ngân hàng điện tử. Giới thiệu tổng
quan về các loại hình dịch vụ hiện đang được cung cấp trên thế giới, về những
thuận tiện và lợi ích mà những dịch vụ này mang lại cho khách hàng và nền
kinh tế.
Chương 2: Thực trạng các dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam(VCB). Phần này sẽ đi vào cụ thể các dịch vụ ngân
hàng điện tử mà VCB đang cung cấp cho khách hàng, đánh giá những mặt
tích cực và những hạn chế của các dịch vụ này
Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Phần này sẽ tập trung vào việc
xác định xu hướng phát triển của ngân hàng điện tử trong thời gian tới, qua đó
đưa ra những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử từ góc độ
của ngân hàng là VCB và góc độ từ phía cơ quan quản lý nhà nước là ngân
hàng nhà nước (NHNN) và các cơ quan chức năng khác có liên quan.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM)
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nến
kinh tế. Với vai trò là một tổ chức tài chính trung gian chuyển vốn từ nơi thừa
vốn sang nơi thiếu vốn trong nền kinh tế. Trên thực tế có nhiều cách định
nghĩa khác nhau về NHTM tuy nhiên cách định nghĩa dựa trên phương diện
những loại hình dịch vụ mà nó cung cấp được coi là cách tiếp cận tổng quát.
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài
chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực
hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào
trong nền kinh tế.
Theo luật các tổ chức tín dụng thì định nghĩa Hoạt động ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên
là nhận tiền gửi và sử dựng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ
thanh toán.
1.1.2. Hoạt động của NHTM
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ
tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và
thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế.
Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Với
các chức năng như: trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán, trung
gian thanh toán… ngân hàng đang ngày càng khẳng định vị thế của mình, trở
thành một tổ chức không thể thiếu trong sự đi lên và phát triển của bất kỳ một
quốc gia nào.
Để thực hiện tốt chức năng của mình, ngân hàng đã đưa ra nhiều loại
hình dịch vụ trong đó có thể kể đến các hoạt động sau:
Hoạt động huy động vốn
Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động khác
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Đây là hoạt động rất quan trọng và ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động
của NHTM. Theo đó, ngân hàng sẽ huy động từ đó tạo nguồn vốn cho
NHTM. Có nhiều cách khác nhau để hình thành nên nguồn vốn này.
- Tiền gửi
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
tiền của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ đầu tiên của một NHTM khi đi vào hoạt
động. Ngân hàng mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho
khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền gửi của các tổ chức doanh
nghiệp và dân cư. Để có được nguồn tiền chất lượng và dồi dào, ngân hàng đã
đưa ra nhiều hình thức huy động tiền gửi như
Tiền gửi thanh toán: là tiền của doanh nghiệp hoặc các nhân gửi vào
ngân hàng đẻ nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Loại tiền này chiếm tỷ
trọng khá lớn( khoảng trên dưới 50%) nguồn vốn của NHTM. Đặc điểm của
nguồn tiền này là lãi suất rất thấp hoặc không phải trả lãi nhưng tính chất vận
động khá phức tạp đòi hỏi khi ngân hàng sử dụng phải thận trọng, tránh rơi
vào tình trạng mất khả năng thanh toán
Tiền gửi có kỳ hạn: theo đó, khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) tự
mang tới ngân hàng gửi trong một thời gian xác định với lãi suất xác định,
nếu khách hàng rút ra trước hạn sẽ chỉ được nhận lãi suất rất thấp. Loại hình
tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tiền gửi thanh toán, có dặc điểm là
lãi suất cao hơn, vận động ổn định hơn tạo cho ngân hàng chủ động hơn trong
thanh toán.
Một nguồn khác mà ngân hàng có thể huy động là vay từ NHNN.
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của
NHTM.Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán)
NHTM thường vay NHNN dưới hình thức tái chiết khâu hoặc tái cấp vốn.
NHTM cũng có thể đi vay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị
trường liên ngân hàng. Nguồn này cũng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu dự
trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung và thay thế cho
nguồn vay từ NHNN.
Bên cạnh đó, cũng giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng
cũng vay mượn bằng cách phát hành giấy nợ như: kỳ phiếu, tín phiếu, trái
phiếu… trên thị trường vốn. Thông thường đây là nguồn vay trung và dài hạn
nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. Những ngân
hàng có uy tín và trả lãi cao sẽ vay mượn được nhiều hơn. Khả năng vay
mượn còn phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng
chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng.
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Từ những nguồn đã huy động ở trên, ngân hàng đưa vào sử dụng để thu
lợi nhuận
- Ngân quỹ: bản chất là dự trữ của NHTM. Ngân quỹ tồn tại dưới
hình thức sau:
Dự trữ bắt buộc: Ngân hàng luôn phải giữ lại một tỷ lệ tiền nhất
định theo quy định của NHNN khi nhận tiền gửi từ các tổ chức và cá nhân.
Lượng tiền này sẽ nộp cho NHNN và chỉ được rút ra khi ngân hàng lâm vào
tình trạng phá sản.
Dự trữ vượt quá: được tồn tại dưới dạng tồn quỹ nghiệp vụ của ngân
hàng. Cũng như dự trữ bắt buộc, ngân hàng luôn phải giữ lại một lượng tiền
nhất định (không bắt buộc theo tỷ lệ của NHNN) để ngăn chặn khả năng mất
khả năng thanh toán của chính mình.
- Cho vay
Theo đó, ngân hàng sẽ nhường quyền sử dụng vốn cho khách hàng
trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện nhất định về: lãi suất, thời
han, tài sản thế chấp…Đây là hoạt động sử dụng vốn lớn nhất của ngân hàng.
Các hình thức cho vay của ngân hàng rất đa dạng từ cho vay thương
mại, cho vay tiêu dùng và cho vay để tài trợ cho dự án. Cho vay thương mại
là hình thức cho vay được áp dụng ở thời kì đầu của các ngân hàng. Các ngân
hàng thực hiện họat động chiết khấu thương phiếu mà xét về bản chất chính là
tài trợ cho người bán, thông qua việc chiết khấu thương phiếu, người bán
được nhận tiền hàng bán chịu trước thời hạn, giúp làm giảm thời gan thu nợ,
tăng vòng quay tiền qua đó mà tăng hiệu quả kinh doanh. Sau đó ngân hàng
tiến tới tài trợ cho trực tiếp cho cả người mua bằng cách cho họ vay tiền để dự
trữ hàng hóa nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng có hình thức tài trợ cho các cá nhân thông qua việc cho vay
tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay
đối với các cá nhân và hộ gia đình do các khoản cho vay tiêu dùng có rủi ro
vỡ nợ khá cao khi mà người có nguồn thu nhập chính cho cả gia đình gặp tai
nạn, ốm đau, bệnh tật hay mất khả năng lao động thì việc hoàn trả các khoản
nợ gần như là không thể. Tuy nhiên sau này khi đời sống người lao động, cán
bộ công cức được nâng lên đồng thời cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay
gắt giữa các ngân hàng với nhau nên đã buộc các ngân hàng chú ý tới đối
tượng khách hàng tiềm năng này. Nhờ có động lực này, tín dụng cá nhân ngày
càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Các ngân hàng thường cũng rất quan tâm đến việc tài trợ cho các dự án.
Ngân hàng xem xét các dự án khả thi và ra quyết định tài trợ cho các dự án
này. Việc tài trợ cho các dự án có tính rủi ro cao nhưng lại mang lại lợi nhuận
cao nên các ngân hàng trước khi tài trợ cho dự án thường thẩm định rất kĩ.
- Đầu tư:
NHTM tiến hành đầu tư với ngoài mục đích tìm kiếm lợi nhuận thì
ngân hàng còn có các mục tiêu về làm giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, chẳng hạn như việc đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn
ngoiaf mục tiêu sinh lời, các chứng khoán đõ còn là tấm đệm để đỡ cho ngân
hàng không mất khả năng thanh khoản khi thiếu hụt tiền mặt. Bên cạnh các
ngân hàng tiến hành đầu tư vào các loại cổ phiếu của các công ty thuộc các
lĩnh vực khác nhau để thâm nhập vào nền kinh tế, có thể hình thành tập đoàn
tài chính, điều tiết doanh nghiệp…
1.1.2.3. Hoạt động khác
Ngoài hai hoạt động trên, NHTM còn tiến hành nhiều hoạt động trung
gian khác nhằm thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh
toán của mình
Theo đó, ngân hàng đứng giữa các chủ thể tiến hành cung cấp các dịch
vụ tài chính. Có thể kể ra một vài hoạt động sau:
- Mua bán ngoại tệ: Hoạt động này là hoạt động cơ bản đầu tiên của
ngân hàng lúc mới sơ khai. Việc mua bán ngoại tệ hiện nay ngoài hình thức
đơn giản và thông dụng là giữa khách hàng với ngân hàng. Các ngân hàng còn
tham gia mua bán ngoại tệ lẫn nhau trên thị trường ngoại hối (FOREX). Thị
trường này còn có các công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi ro như SWAP,
FUTURE, FORWARD...
- Quản lý ngân quỹ: các ngân hàng thường quản lý tài khoản tiền gửi
thanh toán của doanh nghiệp và các cá nhân và vì thế ngân hàng có mối liên
hệ khá chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do đó hiện nay các ngân hàng còn
cung câp thêm dịch vụ quản lý ngân quỹ cho khách hàng, trong đó ngân hàng
đảm nhiệm việc quản lý thu chi, tiến hành đầu tư phần tiền mặt tạm thời dư
thừa vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách
hàng có nhu cầu thanh toán cần sử dụng đến tiền.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán: ngân hàng sẽ giữ vai trò là trung
gian thực hiện các hoạt động thanh toán theo yêu cầu cho khách hàng. Thông
qua ngân hàng khách hàn có thể trực tiếp tự thực hiện việc thanh toán thông
qua hoạt động chuyển tiền.Chuyển tiền là việc ngân hàng làm theo yêu cầu
của khách hàng chuyển trả tiền cho một người ở một địa phương hoặc quốc
gia khác. Ở đây ngân hàng chỉ đóng vai trò là người thay mặt người trả tiền
chuyển tiền đến người nhận đã được chỉ định từ trước. Ngoài ra các ngân
hàng còn cung cấp dịch vụ thanh toán bằng các phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt như: séc, L/C, hối phiếu, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi… Các
tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt như là an toàn, nhanh chóng,
chính xác, tiết kiệm chi phí đã góp phần rút ngắn thời gian thu hồi vốn, nâng
cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.Nhiều hình thức thanh toán được
chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các
ngân hàng trong nước mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các ngân
hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ cho nhau thông qua hệ thống thanh toán
điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng trung ương, Quy mô của hoạt động thanh
toán ngày càng được mở rộng, việc áp dụng các công nghệ hiện đại cũng làm
cho hoạt động thanh toán đạt hiêu quả cao.
- Cung cấp các dịch vụ tiện ích như:
Uỷ thác: ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng thực hiện nghĩa vụ tài
chính với chủ thể khác. Dịch vụ ủy thác vay hộ, ủy thác vốn để cho vay hộ, ủy
thác phát hành, thậm chí là ủy thác trong các di chúc, quản lý tài sản cho
người đã qua đời...
Tư vấn: Ngân hàng là một tổ chức chuyên về tài chính, có trong
tay rất nhiều các chuyên gia tài chính do vậy ngân hàng sẵn sàng tư vấn về
đầu tư, quản lý tài chính, thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và được
khá nhiều khách hàng tin tưởng.
Bảo lãnh: Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng mua chịu
trang thiết bị hoặc hàng hóa, phát hành chứng khoán hoặc vay vốn của các tổ
chức tín dụng khác...Dịch vụ bảo lãnh đang phát triển mạnh và ngày càng đa
dạng trong những năm gần đây. Đặc biệt đối với những ngân hàng có uy tín
thì tỷ trọng của hoạt động này là khá cao trong tổng nguồn thu của ngân