Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiêp hóa - Hiện đại hóa ở TP Hồ Chí Minh đến năm 2020

Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại mà một trong những đặc trưng nổi bật là cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Có thể nói, CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới. Nền kinh tế công nghiệp đang chuyển sang nền kinh tế tri thức. Là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, TP.HCM phải phát triển CNTT, con đường tất yếu để hình thành xã hội thông tin, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh, bền vững, tạo khả năng đi tắt, đón đầu, rút ngắn quá trình CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao là khâu đột phá, có ý nghĩa quyết định thành công. TP.HCM hiện chiếm gần 50% tổng số trường đại học và cao đẳng có chức năng đào tạo về CNTT của cả nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn luôn than phiền là việc tuyển dụng nhân sự CNTT rất khó và quá tốn thời gian, tỷ lệ tuyển dụng được chỉ đạt dưới 10% số lượng ứng viên. Việc phát triển ngành công nghiệp non trẻ này đang bị khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng.

pdf24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3051 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiêp hóa - Hiện đại hóa ở TP Hồ Chí Minh đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại mà một trong những đặc trưng nổi bật là cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Có thể nói, CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới. Nền kinh tế công nghiệp đang chuyển sang nền kinh tế tri thức. Là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, TP.HCM phải phát triển CNTT, con đường tất yếu để hình thành xã hội thông tin, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh, bền vững, tạo khả năng đi tắt, đón đầu, rút ngắn quá trình CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Trong đó, phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao là khâu đột phá, có ý nghĩa quyết định thành công. TP.HCM hiện chiếm gần 50% tổng số trường đại học và cao đẳng có chức năng đào tạo về CNTT của cả nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn luôn than phiền là việc tuyển dụng nhân sự CNTT rất khó và quá tốn thời gian, tỷ lệ tuyển dụng được chỉ đạt dưới 10% số lượng ứng viên. Việc phát triển ngành công nghiệp non trẻ này đang bị khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng. Do vậy, việc nghiên cứu các vấn đề về phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM là rất cần thiết, có tính cấp bách về ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. Đó là lý do tác giả chọn đề tài "Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong tiến trình CNH, HĐH ở TP.HCM đến năm 2020” làm luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Do tầm quan trọng và mang tính chiến lược của đề tài, nên đã có một số công trình nghiên cứu, sách và bài báo, bài tham luận ở nhiều cuộc hội thảo liên quan đến đề tài luận án từ nhiều góc độ khác nhau. Về phát triển nguồn nhân lực nói chung H. John Bernardin (2007), Human resource management ; Nolwen Henaff, Jean Yves Martin ( 2001), Labour, employment and human resources in Viet Nam after 15 years of renovation; William J. Rothwell, Robert K. Prescott và Maria W. Taylor (2010), Human resources transformation; PGS. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt Nam; PTS. Mai Quốc Chánh chủ biên (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước; TS Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động – cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam ; TS. Nguyễn Trần Dương chủ nhiệm (2005), Đề tài “Hiện trạng cung – cầu nguồn lao động kỹ thuật TP.HCM và 2 định hướng giải pháp đào tạo, sử dụng cho giai đoạn tới 2010”; Huỳnh Thiện Nhi (2003), Luận văn “Thực trạng nguồn nhân lực khoa học- công nghệ ở TP.HCM. Những giải pháp phát triển đến năm 2010”; Phạm Văn Quý (2005), Luận án “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH”; Lê Thị Hồng Điệp ( 2010), Luận án “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”… Các tác phẩm trên đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH, đúc kết kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số nước, phân tích thực trạng của nguồn lực con người nói chung hoặc đi sâu về nguồn nhân lực khoa học- công nghệ ở Việt Nam hay tại TP.HCM. Từ đó, đưa ra hệ thống các giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, góp phần hình thành nền kinh tế tri thức tại Việt Nam. Về nguồn nhân lực CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT Tác giả ngoài nước: Narendra M. Agrawal, Mohan Thite (2003), Human resource issues, challenges and strategies in the Indian software industry, phân tích về nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ; Thomas L. Friedman (2006), The world is flat: CNTT đang bùng nổ với tốc độ mạnh mẽ và đang mở ra thời đại mới, biến tất cả thế giới thành láng giềng, “thế giới phẳng”. Tác giả trong nước: “CNTT và TT TP.HCM, hiện trạng, mục tiêu và giải pháp tới 2010”, GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân (2005), đánh giá kết quả việc phát triển CNTT của TP.HCM giai đoạn 2001-2005 và nêu ra các giải pháp thực hiện đến năm 2010; “CNTT - mũi nhọn đột phá đưa loài người vào thời đại kinh tế tri thức”, GS Đặng Hữu (2005), phân tích về sự bùng nổ của CNTT và sự tác động của nó đến mọi mặt của đời sống xã hội loài người, đánh giá việc thực hiện chỉ thị 58 của Đảng qua 4 năm (2000 - 2004) về ứng dụng CNTT của Việt Nam để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước; PGS.TS. Vũ Anh Tuấn (2006), “Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở TP.HCM”, phân tích thực trạng 4 ngành công nghệ mũi nhọn của TP.HCM, trong đó có ngành CNTT và dự báo, đề xuất hệ thống giải pháp phát triển thị trường khoa học công nghệ của TP.HCM; “Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực CNTT và TT theo nhu cầu xã hội”, Bộ TT và TT (2008), tập hợp các bài tham luận bàn về việc cải tiến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT Việt Nam theo nhu cầu của xã hội Việt Nam và thế giới; Những bài tham luận trong Hội thảo “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT”, Sở TT và TT TP.HCM (25/9/2008), tập trung vào thực trạng và một số giải pháp phát triển nhân lực CNTT ở TP.HCM; Đề tài nghiên cứu khoa học “Chính sách phát 3 triển nhân lực và thu hút nhân tài CNTT thành phố Đà Nẵng”, KS. Phạm Kim Sơn chủ nhiệm (2005), nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và phương hướng về chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài CNTT ở thành phố Đà Nẵng; Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển “ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT của TP.HCM đến năm 2020”, Nguyễn Hoàng Nhiên (2008), đánh giá việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM năm 2007 và trình bày một số giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực CNTT có chất lượng; Luận văn “Đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam”, Đỗ Thị Ngọc Ánh (2008), đánh giá thực trạng nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam giai đoạn 1997 - 2007 và đề xuất một số giải pháp chủ yếu về giáo dục- đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực CNTT đáp ứng tiến trình đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ hoặc nghiên cứu nguồn nhân lực CNTT phạm vi cả nước hoặc chỉ ở lĩnh vực đào tạo nhân lực CNTT ở TP.HCM, thực trạng năm 2008. Ngoài ra, trong ba năm 2008, 2009, 2010, có rất nhiều bài phát biểu, bài tham luận, bài viết ngắn đánh giá, nhận xét và đề xuất ở một khía cạnh nào đó về nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM trên các trang web chuyên ngành CNTT hoặc trong nhiều cuộc hội thảo về đề tài nhân lực CNTTở TP.HCM. Gần đây TS. Cao Hào Thi , chủ nhiệm đề tài “ Dự báo nguồn nhân lực CNTT cho TP.HCM trong giai đoạn 2011 đến 2020”, đang tiến hành bổ sung để chờ thẩm định lại: nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình chuỗi thời gian, mô hình nhân quả, mô hình cân đối liên ngành (I-O) dự báo và đề xuất định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM đến năm 2020. Như vậy, cho đến nay, do những góc độ khác nhau trong mục đích, phương pháp tiếp cận, thời điểm nghiên cứu, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu như luận án này về đề tài « Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong tiến trình CNH, HĐH ở TP.HCM đến năm 2020” một cách có hệ thống cả về cơ sở lý luận và thực tiễn đến năm 2011, dưới góc độ Kinh tế chính trị. Ngoài ra, luận án này còn đề xuất và phân tích những giải pháp cần thiết, mang tính đặc thù, để phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa, trong sự vận động và phát triển, vấn đề phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề mới cấp bách, cần được tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn. Trong luận án này, tác giả đã kế thừa những thành quả nghiên cứu của những công trình trong và ngoài nước, đồng thời xây dựng, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về phát triển nguồn nhân lực CNTT trong tiến trình CNH, HĐH đất nước. Từ đó, đánh giá thực trạng và làm rõ định hướng, phân tích sâu 4 những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực CNTT của TP.HCM trong tiến trình CNH, HĐH đến năm 2020. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực CNTT, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực CNTT trong tiến trình CNH, HĐH ở TP.HCM đến năm 2020 . Với mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án như sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực CNTT nói riêng trong sự nghiệp CNH, HĐH. - Tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước và một số thành phố khác về phát triển nguồn nhân lực CNTT để rút ra những bài học cần thiết cho TP.HCM. - Phân tích thực trạng nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM, đánh giá mặt đạt được, hạn chế và làm rõ nguyên nhân . - Đề xuất và phân tích một số giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM đến năm 2020. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là nguồn nhân lực CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM, dưới góc độ kinh tế chính trị. Đối tượng nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH ở TP.HCM và xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Đề tài được nghiên cứu ở địa bàn TP.HCM, cụ thể là các đơn vị, các trường đại học, các trường dạy nghề, các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng CNTT và phát triển nhân lực CNTT… Thời gian nghiên cứu của luận án : phân tích, đánh giá thực trạng đối tượng nghiên cứu những năm 2009, 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 . 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án: Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận và lý luận kinh tế chính trị học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, phát triển nguồn nhân lực và các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực CNTT trong quá trình CNH, HĐH cùng các lý thuyết kinh tế liên quan đến đề tài. Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm của một số nước và một số thành phố khác ở Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực CNTT và thực trạng phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu của luận án: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử . 5 Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích - tổng hợp , diễn dịch – quy nạp, kết hợp lô gích và lịch sử, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn, dự báo, mô hình hóa, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã công bố . Phương pháp tiếp cận của luận án: Thu thập và xử lý thông tin ( sơ cấp và thứ cấp), các số liệu được sử dụng trong luận án chủ yếu được thu thập qua nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua các đơn vị Bộ TT và TT, Sở TT và TT TP. HCM, Hội tin học TP.HCM, UBND TP. HCM, Tổng cục thống kê, Cục thống kê TP. HCM, các báo cáo và kết quả nghiên cứu của các đề tài có liên quan . 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Xây dựng được hệ thống lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực CNTT trong tiến trình CNH, HĐH đất nước. Làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM. - Luận án phân tích ưu thế và làm rõ mặt hạn chế cùng nguyên nhân của sự phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM. - Đề xuất và luận giải hệ thống giải pháp chủ yếu mang tính khả thi để phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM đến năm 2020. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và mục lục, luận án gồm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực CNTT trong tiến trình CNH, HĐH Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM hiện nay Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM đến năm 2020. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1. Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực công nghệ thông tin 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là toàn bộ tiềm năng lao động của con người ( thể lực, trí lực và tâm lực) có trong một thời điểm xác định; là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và chất lượng con người với tất cả đặc điểm, tiềm năng và sức mạnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực công nghệ thông tin - Khái niệm CNTT ( Information Technology – IT) CNTT là hệ thống các tri thức và phương pháp khoa học, các kỹ thuật, công cụ và phương tiện hiện đại, các giải pháp công nghệ,... được sử dụng để thu thập, lưu trữ, xử lý, sản xuất, xuất bản, phát hành và truyền thông tin nhằm giúp con người nhận thức, tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Như vậy, CNTT gắn liền với truyền thông (ICT). - Nhân lực CNTT Nhân lực CNTT là nhân lực làm công tác đào tạo về CNTT, điện tử, viễn thông; nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, điện tử, viễn thông làm trong các DN và công nghiệp; nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ quan, tổ chức, DN; cán bộ, viên chức và mọi người dân sử dụng, ứng dụng CNTT. 1.2. CNH, HĐH ở Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH 1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về CNH, HĐH ở Việt Nam - Khái niệm CNH, HĐH: Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. -Mục tiêu CNH, HĐH ở Việt Nam Mục tiêu cơ bản: cải biến thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng-an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Mục tiêu cụ thể: đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 7 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, ra sức phấn đấu xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2.2. Phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc 1.2.2.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực CNTT Phát triển nguồn nhân lực CNTT là một quá trình nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ cấu, đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực CNTT không chỉ để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn chuẩn bị đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành CNTT trong tương lai. TP.HCM đang đi đầu, cùng cả nước thực hiện phát triển mạnh nguồn nhân lực CNTT nhằm đảm bảo đủ nhân lực CNTT phục vụ nhu cầu phát triển và ứng dụng CNTT, điện tử, viễn thông, phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.2.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực CNTT trong sự nghiệp CNH, HĐH cả nƣớc nói chung, TP.HCM nói riêng Vai trò của phát triển nguồn nhân lực nói chung trong sự nghiệp CNH, HĐH: Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người trong sự nghiệp phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, lấy mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người và do con người. Đề cao vai trò của nhân tố con người là nét nổi bật trong tư tưởng kinh tế của Chủ nghĩa Mác; V.I. Lê Nin : "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động" . Chủ tịch Hồ Chí Minh: " Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta. Chúng ta phải hết lòng chăm sóc sức khỏe và sử dụng thật hợp lý sức lao động của nhân dân ta". Quan điểm của Đảng ta: Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH... Có thể kết luận rằng nguồn lực chủ yếu nhất trong các nguồn lực để tiến hành CNH, HĐH là nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là con đường ngắn nhất để tạo ra sức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế, đặc biệt là trong kinh tế tri thức. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực CNTT trong sự nghiệp CNH, HĐH: (i)Yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp CNH, HĐH; (ii) Nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức; (iii) Nhân tố quan trọng góp phần rút ngắn tiến 8 trình CNH, HĐH đất nước; (iiii) Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Ngoài ra, còn là phát huy lợi thế của TP. HCM- cùng với Hà Nội, Đà Nẵng là ba tỉnh, thành trọng tâm của đề án cả nước “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT”, phấn đấu về trước cả nước trong sự nghiệp CNH, HĐH 1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực CNTT Thứ nhất, Yếu tố giáo dục- đào tạo: CNTT là một ngành công nghệ cao, là sự tích hợp của nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại nên đòi hỏi nhân lực CNTT có những phẩm chất đặc biệt, năng lực cơ bản cao dựa trên tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, phát triển nguồn nhân lực CNTT phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học. Thứ hai, Yếu tố trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Tạo điều kiện cải thiện cuộc sống con người, có điều kiện chăm sóc sức khỏe, phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ tiếp thu, sáng tạo và ứng dụng CNTT vào sản xuất và đời sống xã hội. Thứ ba, Yếu tố cơ chế chính sách của nhà nước: CNTT là một trong những ngành mũi nhọn nên các cơ chế, chính sách như hành lang pháp lý, chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách tuyển dụng, chính sách tiền lương, chính sách ưu đãi, chính sách đầu tư tác động quan trọng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT Thứ tư, Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi VN gia nhập WTO: Tạo cơ hội tiếp cận với thị trường CNTT thế giới, những công nghệ hiện đại, phát huy được nội lực đồng thời tranh thủ được tối đa các nguồn lực bên ngoài, nhất là sau khi là thành viên của WTO, sự đầu tư của thế giới đang hướng về Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn, đặc biệt, trong lĩnh vực CNTT và TT diễn ra rất sôi động. Như vậy, nguồn nhân lực CNTT phải thích ứng với sự toàn cầu hoá thị trường lao động CNTT. Trong các yếu tố trên, yếu tố hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực CNTT là giáo dục đào tạo. 1.3. Quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển CNTT, nguồn nhân lực CNTT : 1.3.1. Quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực nói chung: Đảng và Nhà nước nhấn mạnh việc phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại gắn với phát triển kinh tế tri thức. 9 Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, lần đầu tiên thuật ngữ “nguồn nhân lực chất lượng cao” được sử dụng trong Văn kiện của Đảng: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”
Luận văn liên quan