Phát triển thị trường thẻ ATM của Ngân hàng Đông á

Cùng với sự phát triển và hội nhập của nên kinh tế là sự phát triển của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các ngân hàng liên tục mở rộng chi nhánh nâng cấp dịch vụ truyền thống và cho ra đời nhiều dịch vụ mới. Một trong những dịch vụ mới nhất đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng là dịch vụ Thẻ Ngân Hàng. Đặc biệt trong 3 năm gần đây thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh.Một trong 10 sự kiện của ngành ngân hàng năm 2005 là sự bùng nổ dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thẻ ngân hàng. Thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam đang có mức tăng trưởng khá cao tới 300%năm , có ngân hàng tăng trưởng đến 400% năm trong năm 2005. Đông á là ngân hàng đi sau trong lĩnh vực thẻ nhưng luôn học hỏi từ các ngân hàng đi trước và luôn tìm cách cải tiến các tiện ích về thẻ và nâng câp dịch vụ thanh toán bằng thẻ. Tuy nhiên so với các ngân hàng lớn thì doanh thu cũng như số lượng phát hành thẻ mà ngân hàng Đông á đạt được là chưa lớn. Hơn nữa thị trường thẻ cũng còn khá mới mẻ đối với đại bộ phận dân chúng và vì đây là một dịch vụ mới nên cũng như các ngân hàng khác Đông á cũng phải tự tìm con đường phát triển cho mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu của chuyên đề gồm có 3 chương: - Chương I : Những vấn đề chung về thị trường thẻ của NHTM - Chương II: Thực trạng thị trường thẻ của NH Đông á - Chương III: Giải pháp phát triển thị trường thẻ ngân hàng Đông á CHƯƠNG 1: NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ CỦA NHTM 1.1.Khái niệm và các hoạt động của NHTM 1.1.1.Khái niệm về NHTM Theo pháp lệnh “ Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” ban hành ngày 24/05/1990 thì “ Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm nhiệm vụ thanh toán”. Thực vậy tại mỗi thời điểm luôn xảy ra tình trạng có những người thừa vốn và muốn cho vay, và có những người thiếu vốn và muốn đi vay. Ngân hàng đóng vai trò là cầu nối trung gian giúp cho những người thừa vốn và thiếu vốn có thể đạt được nhu cầu của mình. Ngân hàng thương mại (NHTM )bằng cách thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau (đáp ứng nhu cầu của những người cho vay) rồi tiến hành cho vay đối với những người cần vốn (đáp ứng nhu cầu của người đi vay) làm cho đồng tiền luôn ở trạng thái vận động, điều hòa nguồn vốn trong nền kinh tế. 1.1.2.Các hoạt động của một ngân hàng thương mại 1.1.2.1.Huy động vốn Đây là nghiệp vụ đặc trưng trong kinh doanh của NHTM, đồng thời cũng là nghiệp vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng của ngân hàng. Nguồn vốn hoạt động của các Ngân hàng chủ yếu thu từ các khoản tiền gửi, các khoản tiết kiêm của dân cư ( 80% nguồn vốn của các ngân hàng là từ tiết kiệm dân cư ) hay của các tổ chức kinh tế. Ngoài ra trong trường hợp đặc biệt cần thiết thì các NHTM có thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi , hay vay vốn trực tiếp của NHTW hoặc các tổ chức tín dụng khác. 1.1.2.2. Tín dụng Nghiệp vụ tín dụng là hoạt động chính và là nguồn sinh lời chủ yếu của NHTM . Ở các nước phát triển thì 70-80% nguồn sinh lời là từ nghiệp vụ tín dụng. Ở nước ta hiện nay tỉ lệ này còn cao hơn từ 80-90 %. Trong nền kinh tế thị trường, nghiệp vụ này có vai trò thức đẩy tăng trưởng kinh tế vì nguồn vốn do ngân hàng cung cấp chiếm tỉ trọng cao trong nguồn vốn kinh doanh của đơn vị. Phần lớn quan hệ tín dụng được thực hiện ở ngân hàng. 1.1.2.3.Thanh toán Khi huy động vốn từ các thành phần kinh tế, NHTM không chỉ làm nhiệm vụ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, thức là người gửi tiền không cần đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách hàng ( còn được gọi là séc ), khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Như vậy, một dịch vụ mới quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch, cho phép người gửi viết sức thanh toán cho việc mua hàng hóa dịch vụ. Việc đưa loại tài khoản tiền gửi này được xem là một trong những bước tiến quan trọng của công nghệ ngân hàng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như: ủy nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện thẻ…

doc87 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 5358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển thị trường thẻ ATM của Ngân hàng Đông á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Cùng với sự phát triển và hội nhập của nên kinh tế là sự phát triển của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các ngân hàng liên tục mở rộng chi nhánh nâng cấp dịch vụ truyền thống và cho ra đời nhiều dịch vụ mới. Một trong những dịch vụ mới nhất đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng là dịch vụ Thẻ Ngân Hàng. Đặc biệt trong 3 năm gần đây thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh.Một trong 10 sự kiện của ngành ngân hàng năm 2005 là sự bùng nổ dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thẻ ngân hàng. Thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam đang có mức tăng trưởng khá cao tới 300%năm , có ngân hàng tăng trưởng đến 400% năm trong năm 2005. Đông á là ngân hàng đi sau trong lĩnh vực thẻ nhưng luôn học hỏi từ các ngân hàng đi trước và luôn tìm cách cải tiến các tiện ích về thẻ và nâng câp dịch vụ thanh toán bằng thẻ. Tuy nhiên so với các ngân hàng lớn thì doanh thu cũng như số lượng phát hành thẻ mà ngân hàng Đông á đạt được là chưa lớn. Hơn nữa thị trường thẻ cũng còn khá mới mẻ đối với đại bộ phận dân chúng và vì đây là một dịch vụ mới nên cũng như các ngân hàng khác Đông á cũng phải tự tìm con đường phát triển cho mình. Để tìm hiểu sâu thêm về loại hình dịch vụ mới mẻ Thẻ Ngân Hàng , nắm bắt tình hình về thẻ chung của các ngân hàng trên thị trường và tình hình hoạt động của thị trường thẻ Đông á nói riêng từ đó tìm ra một số giải pháp để ngân hàng Đông á phát triển mạnh hơn nữa dịch vụ thẻ của mình tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Phát triển thị trường thẻ của Ngân hàng Đông á”. 2.Mục tiêu nghiên cứu. - Làm rõ một số vấn đề lí luận về thẻ NH cũng như quá trình phát hành và thanh toán thẻ tại NH Đông á - Phân tích những tồn tại và bất cập trong hoạt động kinh doanh thẻ của NH Đông á - Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tại NH Đông á. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề tốt nghiệp tập trung vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng Đông á trên thị trường thẻ của Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề được nghiên cứu bằng các phương pháp - Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Tổng hợp, phân tích, so sánh và đối chiếu - Thống kê 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu của chuyên đề gồm có 3 chương: - Chương I : Những vấn đề chung về thị trường thẻ của NHTM - Chương II: Thực trạng thị trường thẻ của NH Đông á - Chương III: Giải pháp phát triển thị trường thẻ ngân hàng Đông á CHƯƠNG 1: NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ CỦA NHTM Khái niệm và các hoạt động của NHTM Khái niệm về NHTM Theo pháp lệnh “ Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” ban hành ngày 24/05/1990 thì “ Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm nhiệm vụ thanh toán”. Thực vậy tại mỗi thời điểm luôn xảy ra tình trạng có những người thừa vốn và muốn cho vay, và có những người thiếu vốn và muốn đi vay. Ngân hàng đóng vai trò là cầu nối trung gian giúp cho những người thừa vốn và thiếu vốn có thể đạt được nhu cầu của mình. Ngân hàng thương mại (NHTM )bằng cách thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau (đáp ứng nhu cầu của những người cho vay) rồi tiến hành cho vay đối với những người cần vốn (đáp ứng nhu cầu của người đi vay) làm cho đồng tiền luôn ở trạng thái vận động, điều hòa nguồn vốn trong nền kinh tế. Các hoạt động của một ngân hàng thương mại Huy động vốn Đây là nghiệp vụ đặc trưng trong kinh doanh của NHTM, đồng thời cũng là nghiệp vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng của ngân hàng. Nguồn vốn hoạt động của các Ngân hàng chủ yếu thu từ các khoản tiền gửi, các khoản tiết kiêm của dân cư ( 80% nguồn vốn của các ngân hàng là từ tiết kiệm dân cư ) hay của các tổ chức kinh tế. Ngoài ra trong trường hợp đặc biệt cần thiết thì các NHTM có thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi , hay vay vốn trực tiếp của NHTW hoặc các tổ chức tín dụng khác. 1.1.2.2. Tín dụng Nghiệp vụ tín dụng là hoạt động chính và là nguồn sinh lời chủ yếu của NHTM . Ở các nước phát triển thì 70-80% nguồn sinh lời là từ nghiệp vụ tín dụng. Ở nước ta hiện nay tỉ lệ này còn cao hơn từ 80-90 %. Trong nền kinh tế thị trường, nghiệp vụ này có vai trò thức đẩy tăng trưởng kinh tế vì nguồn vốn do ngân hàng cung cấp chiếm tỉ trọng cao trong nguồn vốn kinh doanh của đơn vị. Phần lớn quan hệ tín dụng được thực hiện ở ngân hàng. 1.1.2.3.Thanh toán Khi huy động vốn từ các thành phần kinh tế, NHTM không chỉ làm nhiệm vụ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, thức là người gửi tiền không cần đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách hàng ( còn được gọi là séc ), khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Như vậy, một dịch vụ mới quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch, cho phép người gửi viết sức thanh toán cho việc mua hàng hóa dịch vụ. Việc đưa loại tài khoản tiền gửi này được xem là một trong những bước tiến quan trọng của công nghệ ngân hàng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như: ủy nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện thẻ… 1.1.2.4. Hoạt động trên thị trường hối đoái Tham gia trên thị trường hối đoái chủ yếu là các NHTM có số vốn lớn, có nhiều khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và có hoạt động liên quan tới thu, chi ngoại tệ… Trên thị trường chứng khoán, NHTM tham gia như khách hàng bình thường với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, NHTM với tư cách là người phát hành, người mua bán, người bảo lãnh phát hành, người môi giới, người đầu tư… 1.1.2.5. Hoạt động khác. Các NHTM hiện đại nhận thấy lợi nhuận đem lại từ việc cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng lợi nhuận. Do vậy, việc đa dạng hóa các dịch vụ nâng cao hiệu quả chất lượng phục vụ luôn là mối quan tâm của ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng cung cấpcho khách hàng như: dịch vụ ngân quỹ, tư vấn, bảo quản và quản lý các chứng từ có giá, cho thuê két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Nói tóm lại, hoạt động của NHTM vô cùng phong phú và đa dạng, và luôn biến đổi, luôn có các dịch vụ mới đáp ứng các nhu cầu của người dân Một trong nhưng hoạt động mới nhất của ngân hàng là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bằng thẻ ngân hàng. Hoạt động của thị trường thẻ 1.2.1. Khái niệm về thị trường thẻ: Có nhiều khái niệm về thị trường thẻ ngân hàng: nhưng ở đây chỉ xin nêu ra khái niệm mang tính phổ biến như sau: Thị trường thẻ là nơi tập hợp sự thoả thuận qua đó các hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ thẻ được thực hiện theo nguyên tắc thị trường nhằm giúp cho việc thanh toán hàng hoá dịch vụ được thực hiện một cách nhanh chóng. Qua khái niệm trên, cho thấy thị trường thẻ cũng tương tự như các thị trường hàng hoá khác, được thể hiện qua một số nội dung chính như sau: Đó là nơi tập hợp sự thoả thuận của các bên tham gia trong thị trường Là nơi gặp nhau giữa người bán và người mua các hàng hóa và dịch vụ thẻ Các hoạt động trên thì trường theo nguyên tắc thị trường nhằm mục đích giúp cho việc thanh toán tiền hàng hóa , dịch vụ được thực hiện một cách nhanh chóng. Như vậy, khái niệm về thị trường thẻ được đề cập ở trên đã phản ánh vấn đề cơ bản của thị trường thẻ, đó là nơi gặp nhau giữa người mua , và người bán và các quyết định của họ đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả. Và mặc dù bên ngoài có sự khác nhau giữa các thị trường, nhưng nhìn chung các thị trường đều thực hiện cùng một chức năng kinh tế là ấn định giá cả nhằm đảm bảo sao cho số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người muốn mua bằng số lượng hàng hóa dịch vụ mà những người muốn bán. 1.2.2. Nguyên tắc hoạt động của thị trường thẻ Tương tự như các thị trường hàng hóa khác, hoạt động của thị trường thẻ bao gồm một số nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc trung gian mua bán: Việc thực hiện giao dịch, bán sản phẩm và dịch vụ thẻ đều được thực hiện thông qua ngân hàng. Nguyên tắc trung gian mua bán được thể hiện nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thẻ tham gia trên thị trường, đảm bảo cho việc thanh toán tiền hàng hóa , dịch vụ bằng thẻ trên thị trường được thực hiện một cách nhanh chóng và an toàn. Để thực hiện theo nguyên tắc này , trong thực tế cho thấy các chủ thẻ khi tham gia hoạt động trên thị trường thẻ đều phải mở tài khoản tại một ngân hàng được phép thực hiện hoạt động kinh doanh thẻ trên thị trường nhằm cho phép ngân hàng thực hiện việc điều phối nguồn tiền giữa các chủ thẻ tham gia thị trường. -Nguyên tắc công khai, rõ ràng: Tất cả các hoạt động mua bán hoặc thực hiện giao dịch thẻ trên thị trường đều được thực hiện một cách công khai, rõ ràng . Việc công khai rõ ràng ở đây được biểu hiện ở việc mua bán các sản phẩm thẻ đều được thông báo cụ thể những thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm, dịch vụ thẻ như: các tiện ích sử dụng thẻ, các khoản phí dịch vụ mà các bên phải gánh chịu -Nguyên tắc cạnh tranh: Nguyên tắc cạnh tranh trên thị trường thẻ được thể hiện qua việc mua , bán thực hiện giao dịch thanh toán bằng thẻ được thực hiện dựa trên quan hệ cung cầu hàng hóa dịch vụ trên thị trường, giá cả hàng hóa được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu, không một người nào , hoặc một tổ chức nào áp đặt một mức giá( phí dịch vụ) theo ý muốn chủ quan của mình. - Nguyên tắc pháp chế hàng hóa dịch vụ mua bán, thực hiện giao dịch bằng thẻ. Nguyên tắc này được thể hiện qua việc các giao dịch mua và bán . Thực hiện giao dịch thẻ trên thị trường đều được quyết định bằng các văn bản pháp luật tối cao nhằm bảo vệ lợi ích cho các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường, hạn chế tối đa các trường hợp tranh chấp, gian lận, hoặc giả mạo trong quá trình mua bán hoặc thực hiện các giao dịch thẻ. 1.2.3. Các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường thẻ. Có rất nhiều chủ thể khác nhau hoạt động trên thị trường thẻ, bao gồm các chủ thể mua và bán sản phẩm hàng hóa thẻ , các chủ thẻ làm đại lý chấp nhận thanh toán thẻ…Bên cạnh đó còn có các chủ thể cơ quan nhà nước , tổ chức thẻ quốc tế… đóng vai trò là những người tổ chức thị trường. Chủ thẻ: Chủ thẻ tham gia thị trường thẻ với tư cách là những người mua hàng hóa trên thị trường. Theo đó, họ yêu cầu ngân hàng bán ( ngân hàng phát hành) thẻ cho họ để họ sử dụng vào mục đích thanh toán. Như vậy hoạt động chủ yếu của chủ thẻ trên thị trường thẻ là sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa , dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Quyền lợi cơ bản của chủ thẻ này trên thị trường thẻ là quyền sử dụng những tiện ích do phương tiện thanh toán bằng thẻ mang lại như: sử dụng trước nguồn vốn của ngân hàng( đối với thẻ tín dụng) , thanh toán nhanh chóng tiện ích, an toàn và hiện đại Bên cạnh quyền lợi nêu trên chủ thẻ phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ ( đối với thẻ tín dụng) cho ngân hàng và trả các khoản phí dịch vụ cho ngân hàng so đã sử dụng những tiện ích của dịch vụ thanh toán mà ngân hàng đã cung cấp -Ngân hàng phát hành thẻ( NHPHT) : Tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàng hoá( cấp thẻ ) trên thị trường thẻ. Để có thể hoạt động trên thị trường thẻ, đòi hỏi NHPHT phải được NHNN cho phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ ( cấp thẻ) ra thị trường. Đối với các ngân hàng phát hành các loại thẻ quốc tế, ngoài việc được phép của ngân hàng nhà nước Việt Nam còn phải được phép của các tổ chức thẻ quốc tế. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng phát hành thẻ trên thị trường là cung cấp các sản phẩm dịch vụ thẻ để khách hàng sử dụng trong thanh toán. Để thực hiện chức năng này đòi hỏi NHPHT cùng với các tổ chức quốc tế ( đối với thanh toán thẻ quốc tế) phải không ngừng cải tiến công nghệ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thẻ phát triển hệ thông cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc lưu thông và thanh toán bằng thẻ nhằm mang lại sự tiện nghi cho chủ thẻ. Nguồn thu chủ yếu đối với NHPHT là các khoản phí dịch vụ, lãi vay ( đối với thẻ tín dụng) thu được từ chủ thẻ. Ngoài ra, NHPHT cũng thu được một khoản phí dịch vụ từ các đơn vị chấp nhận thẻ khi thực hiện giao dịch thẻ. -Đơn vị chấp nhận thẻ( ĐVCNT) : Là các tổ chức hoặc cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có chấp nhận thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ theo hợp đồng kí kết với Ngân hàng thanh toán thẻ. Các đơn vị này sẽ được NHTTT cung cấp( miễn phí hoặc cho thuê) các máy móc, thiết bị chuyên dùng để thực hiện các giao dịch thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ bằng thẻ. ĐVCNT tham gia trên thị trường thẻ là nhằm để tăng cường lợi thế cạnh tranh của họ so với các đối thủ khác do đa dạng hoá các hình thức thanh toán tại đơn vị của mình, góp phần tăng doanh số bán hàng hóa , dịch vụ . Tuy nhiên , để có thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ do NH thanh toán thẻ cung cấp, ĐVCNT phải trả cho NH thanh toán thẻ một khoản phí. -Ngân hàng thanh toán thẻ(NHTTT): Ngân hàng thanh toán thẻ tham gia trên thị trường như người trung gian, họ hoạt động như các đại lý cho các NHPH thẻ, được NHPHT uỷ quyền thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng; hoặc là thành viên chính thức hoặc là thành viên liên kết của một tổ chức thẻ quốc tế ( đối với thẻ quốc tế) nhằm đứng ra mua các hoá đơn giao dịch của các ĐVCNT và sau đó bán lại cho NHPHT. Với việc mua bán như vây, NHTTT sẽ được hưởng khoản phí hoà hồng từ phía các ĐVCNT và NHPHT. Trong thực tế cho thấy khi làm trung gian thanh toán giữa đơn vị CNT và NHPHT, NHTTT sẽ thay mặt NHPHT thanh toán các khoản tiền mà chủ thẻ đã thực hiện ( mua hàng hoá dịch vụ) tại các ĐVCNT , sau đó NHTTT sẽ thu tiền lại từ NHPHT Người tổ chức thị trường: là các cơ quan quảnlý nhà nước của từng quốc gia nhằm tổ chức và quản lýnhà nước của quốc gia mình , Đối với thị trường thẻ quốc tế người tổ chức thị trường sẽ là các tổ chức quốc tế. Theo đó các tổ chức này cấp phép hoạt động thanh toán và phát hành thẻ cho các thành viên có nhu cầu thực hiện dịch vụ thanh toán và phát hành các sản phẩm thẻ mang thương hiệu của tổ chức thẻ đã đưa ra những quyết định hết sức chặt chẽ đối với các ngân hàng thành viên: như các quyết định liên quan đến việc sử dụng thương hiệu, quá trình thực hiện các giao dịch thẻ, các khoản phí dịch vụ. Các thành viên của các tổ chức thẻ thường gồm 3 loại thành viên. Thành viên liên kết: là các thành viên được thành lập bởi một hoặc nhiều định chế tài chính để trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh thẻ thay cho các định chế tài chính đó. Thành viên chính thức: Là các định chế tài chính trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh thẻ. Thành viên phụ: Là các thành viên gián tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh thẻ thông qua sự bảo trợ của thành viên liên kết hoặc các thành viên chính thức. Các chủ thể nói trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hoạt động dưới sự quản lý kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhờ đó hoạt động trên thị trường thẻ được diễn ra một cách lành mạnh góp phần tạo điều kiên cho việc lưu thông hàng hoá , tiền tệ một cách nhanh chóng. 1.2.4..Khái niệm về thẻ ngân hàng 1.2.4.1.Khái niệm Có rất nhièu quan điểm khác nhau khi đề cập đến khái niệm thẻ ngân hàng cụ thể là: Quan điểm 1: Cho rằng thẻ NH là một trong những công cụ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ thay thế cho tiền mặt hoặc có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các NH đại lý, hoặc tại các máy ATM. Quan điểm 2: Thẻ ngân hàng được sử dụng để thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân hàng, các định chế tài chính Quan điểm 3 : Thẻ được sử dụng để thanh toán là một phương thức ghi sổ những số tiền cần để thanh toán thông qua các máy móc, thiết bị chuyên dùng được lắp đặt tại các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng đưa ra khái niệm về thẻ ngân hàng được quy định trong văn bản quy chế phát hành , sử dụng và thanh toán thẻ NH được ban hành ngày 19/10/1999. Theo đó, NHNN quy định thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do NH phát hành cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ. 1.2.4.2.Mô tả thẻ ngân hàng Tất cả các loại thẻ lưu hành trên thị trường đều làm bằng nhựa được cấu tạo bởi 3 lớp , có hình dạng như một tấm thẻ điện thoại và có cùng kích cỡ theo quy định như sau: Chiều dài: 80,5598 mm Chiều ngang: 50,3975mm Bề dày: 0,4572 mm Tại mặt trước của thẻ sẽ có các yếu tố cơ bản như sau: Biểu tượng và tên của ngân hàng phát hành thẻ: Đây là yếu tố bắt buộc đối với tất cả các loại thẻ nhằm đẻ phân biệt NH phát hành thẻ. Bộ nhớ điện tử: thường được gọi là “chip” được sử dụng đối với các loại thẻ thông minh, trong đó có chứa các dữ liệu liên quan đến chủ thẻ. Số thẻ: được in dập nổi hoặc in chìm tuỳ theo từng loại sản phẩm thẻ Tên của chủ thẻ: chỉ định tên của cá nhân ( hoặc tổ chức) được NH phát hành cấp thẻ để sử dụng. Thời hạn và hiệu lực của thẻ: Để chỉ định khoản thời gian theo đó NH phát hành thẻ cho phép chủ thẻ sử dụng. Khoảng thời gian sử dụng thẻ có thể là 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, tuỳ theo chính sách của từng ngân hàng phát hành. Hết thời hạn sử dụng thẻ , chủ thẻ phải trả lại thẻ cho ngân hàng. Trong trường hợp thẻ hết hạn sử dụng , chủ thẻ có nhu cầu tiếp tục sử dụng thẻ thì chủ thẻ phải làm thủ tục gia hạn thẻ. Thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế( đối với thẻ quốc tế) được sử dụng để nhận biết loại thẻ quốc tế sử dụng. Tại mặt sau của thẻ, bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Chữ ký của chủ thẻ: Việc NH phát hành yêu cầu chủ thẻ ký tên vào mặt sau của thẻ nhằm để xác định đúng người sử dụng thẻ khi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ. Dải băng từ: là nơi lưu trữ các dữ liệu liên quan đến chủ thẻ đã được mã hoá theo những tiêu chuẩn nhất định, trong đó bao gồm 3 rãnh. Trong đó: Rãnh 1 : Lưu trữ các thông tin như số tài khoản thẻ, tên chủ thẻ , thời hạn hiệu lực thẻ. Rãnh 2 : Lưu trữ mã số kiểm tra , loại thẻ các thông tin khác Rãnh 3 : Lưu trữ mã số nhận dạng cá nhân ( số PIN) được sử dụng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền mặt tự động. Một số thông tin tham chiếu: Bao gồm các thông tin như số điện thoại của NH phát hành thẻ để liên hệ, số kiểm tra để tăng thêm sự an toàn của thẻ nhằm hạn chế các trường hợp làm giả thẻ. 1.2.5. Phân loai thẻ Có nhiều cách phân loại thẻ vì thế ta có thể biết đến nhiều tên gọi khác nhau của thẻ. Sau đây là những cách phân loại cơ bản: 1.2.5.1. Theo công dụng và chức năng của thẻ. - Thẻ thanh toán: (hay thẻ ghi nợ) là loại thẻ phát hành dựa trên cơ sở tài khoản ký quỹ, tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, khi chủ thể sử dụng thì số dư của tài khoản sẽ giảm tức thì. Nếu được Ngân hàng cấp hạn mức thấu chi, thì khách hàng có thể chi tiêu vượt quá số dư trên tài khoản vãng lai nhưng phải trong hạn mức tín dụng đã thông báo trước cho khách hàng (thông thường bằng 1 hay 2 tháng lương của khách hàng). Khách hàng được hưởng lãi trên số dư tài khoản của mình. - Thẻ tín dụng: là loại thẻ dùng thanh toán trước, trả tiền cho Ngân hàng sau nghĩa là dựa vào uy tín hoặc khả năng tài chính của chủ thẻ mà Ngân hàng sẽ cấp thẻ cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định cho phép chủ thẻ tiêu xài trong hạn mức ấy, sau đó theo từng định kỳ (có thể cuối tháng) Ngân hàng sẽ gửi hoá đơn thanh toán giành cho chủ thẻ. Chủ thẻ phải thanh toán lại cho Ngân hàng số tiền tín dụng mà chủ thẻ đã sử dụng kèm lãi. Với hai loại thẻ này đặc điểm giống nhau là khách hàng có thể sử dụng trực tiếp hoặc rút tiền mặt. Đặc điểm khác nhau chính là số tiền mà khách hàng sử dụng. Đối với thẻ thanh toán khách hàng tuỳ ý sử dụng số tiền có trong tài khoản thẻ mà mình đã gửi và được hưởng lãi trên số dư còn lại trong tài khoản. Đối với thẻ tín dụng khách hàng chỉ được sử dụng trong hạn mức tín dụng mà Ngân hàng đồng ý. Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng phải thanh toán lãi trên dư nợ tí
Luận văn liên quan