quy trình kiểm toán mua hàng- thanh toán tại Công ty TNHH KPMG VN

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU1 I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM2 1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH KPMG Việt Nam2 2.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của KPMG3 a.Phương châm hoạt động của KPMG3 b. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của KPMG4 c. Tình hình hoạt động kinh doanh của KPMG7 3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của KPMG8 a.Chức năng của các phòng ban8 b. Tổ chức hạch toán kế toán của KPMG10 II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI KPMG12 1.Đặc điểm chung của quy trình kiểm toán12 a.Khái quát về hoạt động kiểm toán tại KPMG12 b.Phương pháp kiểm toán tại KPMG12 c.Đặc điểm tổ chức bảo quản và lưu trữ Hồ sơ Kiểm toán15 d.Hệ thống kiểm tra chất lượng của cuộc kiểm toán17 2.Đặc điểm quy trình kiểm toán mua hàng- thanh toán tại KPMG18 KẾT LUẬN20 I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM 1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH KPMG Việt Nam KPMG được biết đến là một trong bốn công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ về kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính. Được thành lập vào năm 1987 với sự sát nhập của Peat Marwick International (PMI) và Klynveld Main Goerdeler (KMG), ngày nay Công ty đã phát triển một mạng lưới các chi nhánh rộng lớn trên 155 quốc gia với đội ngũ nhân viên hơn 100.000 người. KPMG luôn cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng cao nhất được hỗ trợ bởi các nguồn lực của từ mạng lưới quốc tế rộng lớn. Với phương châm “Biến kiến thức thành giá trị thực tiễn cho khách hàng, cho nhân viên và cho thị trường vốn” KPMG đã tạo dựng được uy tín và là địa chỉ tin cậy của hàng nghìn công ty, tổ chức trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Trong số các khách hàng này gần một phần tư là các tập đoàn thuộc nhóm có quy mô lớn nhất trên thế giới. Cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế, KPMG được chính phủ Việt Nam chấp nhận lập Văn phòng đại diện của Công ty từ năm 1992. Năm 1994, Công ty TNHH KPMG Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 863/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 17 tháng 5 năm 1994, trụ sở chính đặt tại tầng 16, Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Hiện nay, KPMG đã mở văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vốn đầu tư ban đầu của KPMG tại Việt Nam là 1 triệu USD, sau đó được tăng lên thành 4 triệu USD vào tháng 4/1998 nhằm mở rộng hoạt động của Công ty tại Việt Nam. Tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư hiện nay là 100%. Công ty không ngừng mở rộng, tăng vốn đầu tư nhằm phát triển hoạt động. Điều đó chứng minh khả năng cạnh tranh và vai trò to lớn của KPMG trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam. Cùng với việc tăng vốn và phát triển khách hàng, doanh thu của KPMG Việt Nam cũng tăng đều đặn trong suốt các năm gần đây. Đặc biệt là năm 2003, doanh số của Công ty tăng gần 14% so với năm trước. Trong thời gian sắp tới, doanh số của Công ty sẽ có khả năng tăng lên nhiều hơn nữa do nhu cầu về dịch vụ ngày càng tăng và dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng.

doc21 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3426 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu quy trình kiểm toán mua hàng- thanh toán tại Công ty TNHH KPMG VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đất nước cùng với sự hình thành của thị trường chứng khoán Việt Nam đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp phải công khai và đảm bảo tính trung thực của thực trạng tài chính. Chính vì vậy hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng với chức năng đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Thực tế đã cho thấy mặc dù chỉ xuất hiện ở Việt Nam khoảng 10 năm song hiện nay con số các công ty kiểm toán độc lập đang hoạt động ở nước ta rất lớn và không ngừng tăng lên. Công ty TNHH KPMG được biết đến là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. KPMG Việt Nam là thành viên của KPMG quốc tế chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn. Qua quá trình thực tập tại Công ty được nghiên cứu các tài liệu làm việc của kiểm toán viên và trực tiếp tham gia vào một số phần hành kiểm toán, em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp về Công ty. Báo cáo trình bày một cách khái quát về đặc điểm tổ chức và hoạt động kinh doanh của KPMG Việt Nam và đi sâu vào phân tích đặc điểm hoạt động kiểm toán và phần hành kiểm toán mua hàng và thanh toán. I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH KPMG Việt Nam KPMG được biết đến là một trong bốn công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ về kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính. Được thành lập vào năm 1987 với sự sát nhập của Peat Marwick International (PMI) và Klynveld Main Goerdeler (KMG), ngày nay Công ty đã phát triển một mạng lưới các chi nhánh rộng lớn trên 155 quốc gia với đội ngũ nhân viên hơn 100.000 người. KPMG luôn cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng cao nhất được hỗ trợ bởi các nguồn lực của từ mạng lưới quốc tế rộng lớn. Với phương châm “Biến kiến thức thành giá trị thực tiễn cho khách hàng, cho nhân viên và cho thị trường vốn” KPMG đã tạo dựng được uy tín và là địa chỉ tin cậy của hàng nghìn công ty, tổ chức trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Trong số các khách hàng này gần một phần tư là các tập đoàn thuộc nhóm có quy mô lớn nhất trên thế giới. Cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế, KPMG được chính phủ Việt Nam chấp nhận lập Văn phòng đại diện của Công ty từ năm 1992. Năm 1994, Công ty TNHH KPMG Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 863/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 17 tháng 5 năm 1994, trụ sở chính đặt tại tầng 16, Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Hiện nay, KPMG đã mở văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vốn đầu tư ban đầu của KPMG tại Việt Nam là 1 triệu USD, sau đó được tăng lên thành 4 triệu USD vào tháng 4/1998 nhằm mở rộng hoạt động của Công ty tại Việt Nam. Tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư hiện nay là 100%. Công ty không ngừng mở rộng, tăng vốn đầu tư nhằm phát triển hoạt động. Điều đó chứng minh khả năng cạnh tranh và vai trò to lớn của KPMG trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam. Cùng với việc tăng vốn và phát triển khách hàng, doanh thu của KPMG Việt Nam cũng tăng đều đặn trong suốt các năm gần đây. Đặc biệt là năm 2003, doanh số của Công ty tăng gần 14% so với năm trước. Trong thời gian sắp tới, doanh số của Công ty sẽ có khả năng tăng lên nhiều hơn nữa do nhu cầu về dịch vụ ngày càng tăng và dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng. Là một trong các công ty cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới, KPMG ghi nhận tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật của bất cứ quốc gia nào mà công ty hoạt động tại đó. Tổng số thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước của Công ty trong 6 năm qua đạt trên 2,5 triệu USD, một con số khá lớn so với các công ty kiểm toán cùng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Năm 2003, KPMG đã được Bộ Tài Chính tặng bằng khen ghi nhận những đóng góp của Công ty vào ngành kiểm toán, kế toán và tài chính Việt Nam cùng với giải thưởng Rồng Vàng cho nhà cung cấp dịch vụ tài chính tốt nhất và cho đến nay, KPMG là công ty kiểm toán quốc tế duy nhất được nhận giải thưởng này. Hiện tại, KPMG Việt Nam có đội ngũ nhân viên khoảng trên 250 người. Tất cả các nhân viên đều có đều có trình độ cao và kinh nghiệm cùng sự hiểu biết sâu rộng kinh tế tài chính có khả năng cung cấp cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Với đội ngũ nhân viên trình độ cao, năng động và chuyên nghiệp, KPMG Việt Nam đã và đang nỗ lực mở rộng các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp, phấn đấu trở thành công ty kiểm toán tài chính lớn nhất Việt Nam. Việc ký kết hợp đồng trở thành công ty cung cấp dịch vụ cho tập đoàn FPT- tập đoàn tin học lớn nhất Việt Nam trong thời gian vừa qua là một bước tiến lớn của Công ty trên con đường phát triển đó. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của KPMG Phương châm hoạt động của KPMG Mục tiêu hoạt động của KPMG là phát triển thành Công ty tư vấn toàn cầu nhằm chuyển hóa kiến thức thành giá trị cho khách hàng, cho đội ngũ nhân viên của mình và cho cả cộng đồng xã hội. Để đạt được mục tiêu này, KPMG tập trung vào việc phát triển, nâng cao giá trị dịch vụ, và tận dụng triệt để ba nguồn lực quan trọng nhất của mình là khách hàng, đội ngũ nhân viên và kiến thức theo triết lý hoạt động như sau: KPMG tha thiết được cộng tác với khách hàng nhằm tạo ra giá trị kinh tế đặc biệt Điều này có nghĩa là KPMG luôn mong muốn phục vụ khách hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài và vững mạnh với khách hàng. Đội ngũ nhân viên của KPMG phát huy được tối đa tiềm năng của mình KPMG luôn mong muốn là nơi thu hút những nhân viên giỏi nhất, có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao. Để đạt được mục tiêu này Công ty không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên bằng cách tạo môi trường làm việc hiện đại, giao phó cho nhân viên những công việc khác nhau với nhiều thử thách, cùng với việc phát triển nghề nghiệp có định hướng. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao tinh thần đồng đội, khả năng làm việc theo nhóm và tinh thần đoàn kết của các nhân viên. KPMG mong muốn trở thành điểm đến mong muốn ( employee of choice ) của đông đảo nhân viên có trình độ trong và ngoài nước. Không ngừng trau dồi kiến thức của mình Mỗi thành viên trong Công ty được tạo điều kiện phát triển tư duy và nguồn kiến thức của mình. KPMG luôn xác định rõ kiến thức là nền tảng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của mình. b. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của KPMG KPMG nói chung và KPMG Việt Nam nói riêng cung cấp các dịch vụ rất đa dạng bao gồm dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn thuế và luật pháp, trong đó dịch vụ kiểm toán và tư vấn thuế là thế mạnh trên thị trường Việt Nam. Dịch vụ kiểm toán Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải đệ trình các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Cục thuế địa phương và Tổng cục Thống kê. Dịch vụ kiểm toán của KPMG đảm bảo theo đúng với các yêu cầu báo cáo tại Việt Nam, bao gồm: - Kiểm toán báo cáo tài chính và giám định các báo cáo kế toán, - Kiểm toán tuân thủ, - Kiểm toán các chương trình dự án, - Kiểm toán các báo cáo quyết toán hàng nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa, - Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh, - Rà soát và tư vấn kiểm soát nội bộ. Dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn doanh nghiệp Các dịch vụ tư vấn của KPMG Việt Nam bao gồm tư vấn tài chính và tư vấn doanh nghiệp nhằm giúp cho các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn trong kinh doanh tại Việt Nam. Mục tiêu của KPMG trong lĩnh vực này là cùng hợp tác với các nhà đầu tư nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của họ bằng cách đưa ra những kiến nghị để đổi mới hoặc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, phát triển các quy trình và tài liệu đào tạo chuyên môn hóa, nâng cao năng lực hoạt động và năng lực quản lý của các nhân viên, phù hợp với chuẩn mực chung trên thế giới, đề ra các giải pháp thực tế cho vấn đề kinh doanh và kiểm soát. Phương pháp tiếp cận của KPMG cho phép cung cấp các giải pháp từ việc hình thành chiến lược thông qua chuyển đổi kinh doanh đến hệ thống thực hiện và ích lợi trong việc kiểm soát, chú trọng đến tất cả các yếu tố của thay đổi trong tổ chức. KPMG cung cấp cho các nhà đầu tư các kinh nghiệm tại Việt Nam trong việc phát triển chiến lược kinh doanh và tiếp thị.Các dịch vụ rất đa dạng bao gồm giúp khách hàng nghiên cứu kĩ trước khi đầu tư vào Việt Nam hoặc tìm giúp các đối tác tiềm năng. Dịch vụ tư vấn chủ yếu bao gồm: Tư vấn về cổ phần hóa, sát nhập và giải thể doanh nghiệp. Rà soát mô hình tài chính và hoạt động, Tư vấn phát triển hoạt động, Tư vấn về tài sản, Tư vấn về giá tài sản, Tư vấn về tái tổ chức cơ cấu nợ, Tiếp thị và chiến lược, Hỗ trợ công nghệ thông tin bao gồm: chiến lược công nghệ thông tin, hệ thống công nghệ thông tin và kiểm soát các hoạt động, Quản lý dự án, Dịch vụ kiểm toán nội bộ, Tư vấn tổ chức bộ máy doanh nghiệp, Rà soát, đào tạo và tư vấn quản lý rủi ro, Giải pháp nguồn nhân lực. Đáng chú ý là dịch vụ tư vấn về công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là một trong các nhân tố chủ yếu nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng suất, thị phần và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để sử dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả và thiết kế một hệ thống thông tin quản lý toàn diện yêu cầu không những khả năng về công nghệ thông tin mà còn các kiến thức chuyên ngành của các ngành và các lĩnh vực ứng dụng máy tính. KPMG giúp các nhà đầu tư trong việc thiết kế, phát triển, thử nghiệm và thực hiện hệ thống thông tin quản lý mới, Tư vấn công nghệ thông tin. Dịch vụ tư vấn thuế và luật pháp Quản lý thuế và đảm bảo tuân thủ pháp luật là vấn đề cốt lõi ảnh hưởng tới hoạt động tài chính của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. KPMG cung cấp các giải pháp hiệu quả về thuế để đảm bảo rằng các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp là nhỏ nhất cho phép. Đồng thời, KPMG còn tư vấn cho các nhà đầu tư tại Việt Nam tổ chức thực hiện tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Tư vấn thuế và pháp luật bao gồm: Lập kế hoạch thuế thu nhập doanh nghiệp, Tư vấn và lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, Lập kế hoạch thuế cho các tổ chức quốc tế, Tư vấn mục đích đầu tư, Rà soát thuế, Hướng dẫn các thủ tục đăng ký kinh doanh, Hướng dẫn thủ tục lập văn phòng đại diện, Tư vấn và hỗ trợ gia nhập thị trường. Ngoài các dịch vụ nêu trên, KPMG còn có các dịch vụ khác như tư vấn đầu tư, đào tạo và tuyển dụng đều nhằm mục đích mang đến cho khách hàng của mình một dịch vụ có hiệu quả nhằm mở rộng dịch vụ cung cấp của mình và giúp khách hàng giảm chi phí tăng lợi nhuận. c. Tình hình hoạt động kinh doanh của KPMG Là thành viên của một trong những công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu thế giới, KPMG Việt Nam có số lượng khách hàng khá lớn là các công ty kinh doanh tại Việt Nam trong đó chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với tiến trình phát triển kinh tế và quá trình hội nhập lượng khách hàng của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này đã giúp cho doanh thu của Công ty đạt được tốc độ phát triển cao với mức trung bình trên 10%/năm. Quy mô và các loại hình dịch vụ của Công ty không ngừng được mở rộng. Các khách hàng của KPMG kinh doanh trên mọi lĩnh vực như: sản xuất, xây dựng, viễn thông, thương mại, kinh doanh dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm. Đa số đều là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thế mạnh của KPMG là kiểm toán ngân hàng, KPMG hiện nay đang cung cấp dịch vụ kiểm toán cho hầu hết các ngân hàng của nước ngoài ở Việt Nam, trong đó có cả các ngân hàng lớn, nổi tiếng khắp thế giới, và rất nhiều các ngân hàng thương mại quốc doanh như ngân hàng Công thương, Ngoại thương, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.... Bên cạnh đó, KPMG còn tham gia kiểm toán cho các dự án của các tổ chức quốc tế từ các nước Anh, Hà Lan, Thụy Điển…, hay các quỹ bảo trợ quốc tế như các dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, các dự án về quản lý bảo vệ môi trường ven biển và hệ sinh thái, các dự án về phát triển và bảo tồn văn hóa dân tộc của FAO, UNICEP, WHO… Đây cũng được coi là thế mạnh trong lĩnh vực kiểm toán của KPMG. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của KPMG Chức năng của các phòng ban Cơ cấu bộ máy là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong hoạt động của Công ty. Do vậy, KPMG luôn chú trọng xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy một cách hợp lý. Theo đó mô hình được áp dụng trên toàn cầu và tại Việt Nam mô hình được thay đổi cho phù hợp với các điều kiện cụ thể. Tổ chức bộ máy quản lý của KPMG Việt Nam được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty KPMG Việt Nam Theo sơ đồ trên chức năng của từng phòng ban được thể hiện như sau: Tổng Giám đốc quản lý toàn diện các mặt hoạt động của Công ty tại Việt Nam, trực tiếp tham gia hoạt động của văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh và gián tiếp quản lý các hoạt động của văn phòng tại Hà Nội thông qua Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc còn phụ trách việc xây dựng các chiến lược kinh doanh, đa dạng các loại hình dịch vụ cung cấp. Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiêm hoàn toàn về hoạt động của văn phòng tại Hà Nội, thực hiện các kế hoạch theo chiến lược phát triển chung của Công ty, tổ chức thực hiện tất cả các dịch vụ tại văn phòng tại Hà Nội, có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của văn phòng tại Hà Nội lên Tổng Giám đốc. Các thành viên Ban giám đốc của Công ty đều là các chủ phần hùn. Họ là người trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, quyết định ký hợp đồng kiểm toán, thực hiện việc soát xét cuối cùng đối với mọi hồ sơ kiểm toán, và là người đại diện của Công ty ký và ban hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý với khách hàng. Khối nghiệp vụ có 3 phòng chính là Phòng Kiểm toán, Phòng Tư vấn và Phòng Thuế tương ứng với các dịch vụ cung cấp. PhòngKiểm toán được chia thành hai bộ phận phụ trách lĩnh vực ngân hàng và các lĩnh vực khác ( công nghiệp, thương mại, dịch vụ, dự án…). Hiện nay, kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng đang là thế mạnh của KPMG với thị phần chiếm tới 80% trong tổng số các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. PhòngTư vấn thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn doanh nghiệp và tư vấn nguồn nhân lực nhằm tìm kiếm ứng cử viên vào vị trí thích hợp. Đặc biệt là tư vấn nguồn nhân lực nhằm tìm kiếm ứng cử viên vào vị trí thích hợp và tư vấn quản trị doanh nghiệp, trợ giúp phát triển công nghệ thông tin trong quản lý và nâng cao trình độ quản lý của nhân viên cho các doanh nghiệp. Phòng Thuế hoạt động độc lập thực hiện các dịch vụ tư vấn về thuế và luật pháp. Phòng Hành chính bao gồm bộ phận tài chính, kế toán và bộ phận tin học. Phòng Hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính kế toán của Công ty, tổ chức tiền lương cho các nhân viên, cung cấp các biểu mẫu, sổ sách, chứng từ và đồ dùng cho toàn Công ty. Phòng Hành chính còn có nhiệm vụ bổ sụng, sửa đổi Quy chế tài chính của Công ty, xây dựng chi tiết kế hoạch thu chi tài chính, chủ động phối hợp các phòng nghiệp vụ đề xuất cách giải quyết vấn đề thu chi cho Ban Giám đốc và thực hiện quản trị mạng nội bộ. Bộ phận tin học cung cấp máy tính, phần cứng, phần mềm, đảm bảo hệ thống mạng thông tin trong toàn Công ty hoạt động hiệu quả và tính bảo mật an toàn thông tin,kết hợp với bộ phận kiểm toán và tư vấn thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công nghệ thông tin của khách hàng. Ngoài ra, Công ty còn có bộ phận văn phòng để giúp đỡ các nhân viên trong quá trình làm việc. b. Tổ chức hạch toán kế toán của KPMG Công ty thực hiện ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Tại trụ sở Hà Nội kế toán sẽ tự ghi chép sổ sách và hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải lập và gửi báo cáo cùng các chứng từ liên quan cho chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh để lập báo cáo hợp nhất. Báo cáo tài chính hàng quý và năm được gửi tới đơn vị kinh doanh của KPMG quốc tế tại Thái Lan. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán cùng nhiệm vụ của các nhân viên trong phòng như sau: Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng là người giúp Tổng Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính trong chi nhánh Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện. Nhiệm vụ chủ yếu của Kế toán trưởng là: Tổ chức chỉ đạo và thực hành công tác kế toán trong công ty theo đúng chế độ, giám sát việc thực hiện quy chế tài chính nội bộ; Quản lý các loại hợp đồng, phát hành hóa đơn, theo dõi thanh toán quyết toán tài chính cho hợp đồng, thường xuyên thông báo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của từng phòng cho các Trưởng, Phó phòng và kiểm toán viên thực hiện hợp đồng; Lập kế hoạch vay vốn, thanh toán, lập các báo cáo thống kê theo yêu cầu của địa phương cấp trên; Giao dịch ngân hàng, kho bạc, Bộ Tài chính, cơ quan thuế và tài chính địa phương; Chăm lo các nguồn tài chính, bảo quản, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn và tài sản của Công ty; Quản lý và đề xuất sử dụng các quỹ của Công ty, đảm bảo hợp lý công bằng, đúng chế độ; Chăm lo đời sống vật chất cho nhân viên, thanh toán kịp thời, chính xác mọi khoản thu nhập vho nhân viên. Kế toán thanh toán có nhiệm vụ: - Tiếp nhận, xử lý chứng từ gốc, lập phiếu thu phiếu chi và trình duyệt; - Lập hóa đơn cung cấp dịch vụ; - Giao dịch ngân hàng, kê khai nộp thuế; - Theo dõi và thanh toán các khoản công nợ - Nhập phiếu thu chi của chi nhánh Công ty và các tờ kê vào hệ thống máy tính. - Làm báo cáo nhanh các chỉ tiêu tài chính; - Gửi các chứng tư và báo cáo tới văn phòng thành phố Hồ Chí Minh để lập báo cáo hợp nhất. Thủ quỹ có nhiệm vụ: Thực hiện các nghiệp vụ thu tiền vào quỹ và chi tiền theo chứng tù đã phê duyệt, lập và ghi sổ quỹ tiền mặt; Nộp tiền, séc vào ngân hàng hoặc nhận tiền từ ngân hàng về quỹ. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI KPMG Đặc điểm chung của quy trình kiểm toán Khái quát về hoạt động kiểm toán tại KPMG Hoạt động kiểm toán là hoạt động chủ yếu tạo ra trên 70% trong tổng doanh thu hoạt động của KPMG mỗi năm. Đây cũng là thế mạnh đem đến danh tiếng cho KPMG. Mục tiêu hoạt động của KPMG trong thời gian sắp tới là phát triển thành Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán hàng đầu thế giới. Các loại hình dịch vụ kiểm toán mà KPMG cung cấp hết sức đa dạng gồm có: kiểm toán tuân thủ, tư vấn kiểm soát nội bộ, kiểm toán dự án…trong đó chủ yếu là loại hình kiểm toán báo cáo tài chính.Các khách hàng của KPMG hầu hết là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, các ngân hàng và các dự án của các tổ chức trên thế giới. Để chuyên môn hóa trong hoạt động cũng như có thể nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp Phòng Kiểm toán của Công ty được chia thành 3 phòng chuyên môn là phòng 1 ( Audit 1) kiểm toán dự án, phòng 2 ( Audit 2) kiểm toán ngân hàng và phòng 3 ( Audit 3) kiểm toán các doanh nghiệp sản xuất. Phương pháp kiểm toán tại KPMG Các công ty kiểm toán lớn đều xây dựng cho mình một phương pháp kiểm toán và áp dụng một cách thống nhất. Ở KPMG quy trình kiểm toán được thực hiện dựa trên Phương pháp kiểm toán KPMG gọi tắt là KAM ( KPMG Audit Manual ). Đây là một chương trình phần mềm hỗ trợ kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán để tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Chương trình phần mềm này được xây dựng dựa trên các kinh nghiệm quý báu được đúc kết nhiều năm của các chuyên gia hàng đầu KPMG. Chương trình được ứng dụng tại tất cả các văn phòng KPMG trên toàn thế giới và luôn được cập nhật, sửa đổi nhằm phù hợp với các thay đổi của tình hình kinh tế cũng như sự phát triển của khoa học kĩ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin. Theo KAM các cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo một trình tự chuẩn được áp dụng trên toàn cầu. Trên cơ sở đó, căn cứ vào đặc điểm riêng biệt tại mỗi nước cũng như các quy mô, ngành nghề của công ty khách hàng mà các kiểm toán viên có thể xây dựng nên một trình tự kiểm toán phù hợp cho công ty được kiểm toán. Phương pháp này tuân thủ chặt chẽ các Chu
Luận văn liên quan