Phát triển trường đại học Bách Khoa theo mô hình đại học nghiên cứu: Cơ hội và triển vọng

Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020, trường Đại học Bách Khoa khẳng định sẽlà trường thành viên đầu tiên của Đại học Đà Nẵng thực hiện kếhoạch phân tầng đào tạo với mục tiêu lâu dài là phát triển trường Đại học Bách Khoa theo mô hình trường đại học nghiên cứu. Đây cũng là định hướng chung của Đại học Đà Nẵng nhằm thực hiện sứmạng: (a) đáp ứng nhu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụsựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và (b) phát triển theo xu thếcủa thếgiới vềtoàn cầu hóa giáo dục. Bài báo trình bày một sốnhận định vềtriển vọng đối với định hướng nói trên của trường Đại học Bách Khoa trên cơsởphân tích bối cảnh và những nhân tốtạo nên sựthành công cũng nhưcơhội mà trường có thểcó được trong quá trình phấn đấu theo mục tiêu đềra. Bài báo cũng đưa ra những khuyến nghị đểlãnh đạo trường có thểtham khảo trong việc xác định các lĩnh vực ưu tiên và hoạch định chiến lược phát triển cho từng giai đoạn.

pdf8 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển trường đại học Bách Khoa theo mô hình đại học nghiên cứu: Cơ hội và triển vọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 96 PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THEO MÔ HÌNH ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU: CƠ HỘI VÀ TRIỂN VỌNG DEVELOPING THE UNIVERSITY OF TECHNOLOGY TOWARDS A RESEARCH UNIVERSITY MODEL: OPPORTUNITIES AND PROSPECTS Dương Mộng Hà Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020, trường Đại học Bách Khoa khẳng định sẽ là trường thành viên đầu tiên của Đại học Đà Nẵng thực hiện kế hoạch phân tầng đào tạo với mục tiêu lâu dài là phát triển trường Đại học Bách Khoa theo mô hình trường đại học nghiên cứu. Đây cũng là định hướng chung của Đại học Đà Nẵng nhằm thực hiện sứ mạng: (a) đáp ứng nhu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và (b) phát triển theo xu thế của thế giới về toàn cầu hóa giáo dục. Bài báo trình bày một số nhận định về triển vọng đối với định hướng nói trên của trường Đại học Bách Khoa trên cơ sở phân tích bối cảnh và những nhân tố tạo nên sự thành công cũng như cơ hội mà trường có thể có được trong quá trình phấn đấu theo mục tiêu đề ra. Bài báo cũng đưa ra những khuyến nghị để lãnh đạo trường có thể tham khảo trong việc xác định các lĩnh vực ưu tiên và hoạch định chiến lược phát triển cho từng giai đoạn. ABSTRACT It is confirmed, in the development strategy for the period 2010-2015 and the vision towards 2020, that the University of Technology will be the first member of the UD system to implement the stratification plan in training in order to achieve its long-term goal: to develop the University of Technology towards a research university model. This is appropriate to the overall orientation of UD to fulfil the missions: (a) to response the social demands of high quality human resources for the industrialization and modernization of the country, and (b) to develop the university suitable for the world trend in educational globalization. The paper presents some prospects for the orientation of the University of Technology based on the analyses of context and driving factors for the success as well as opportunities they may have in the process of goal achievement. The paper also offers recommendations for the University leaders in determining priority fields and planning phases of the development strategy. 1. Đặt vấn đề Với lịch sử 35 năm hoạt động và phát triển, với vai trò quan trọng trong hệ thống Đại học Đà Nẵng cũng như trong hệ thống giáo dục đại học toàn quốc, đã đến lúc trường Đại học Bách Khoa đặt tầm nhìn theo xu thế toàn cầu hóa giáo dục đại học để khẳng định vị thế của mình trong tương lai. Phát triển trường Đại học Bách Khoa theo mô hình trường đại học nghiên cứu là định hướng phù hợp, thể hiện mục tiêu nâng cao TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 97 chất lượng đào tạo và nghiên cứu lên tầm cao mới. Định hướng trên phù hợp với nhận định của Ngân hàng thế giới, đó là, hiện nay các quốc gia không còn thỏa mãn với việc phát triển giáo dục đại học chỉ nhằm phục vụ cho cộng đồng địa phương hay cho riêng quốc gia đó. Các cơ sở giáo dục đại học cần tập trung nhiều hơn vào định hướng phát triển theo những tiêu chí đánh giá toàn cầu nhằm đạt được những tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới. Những hoạt động và ảnh hưởng của trường đại học nghiên cứu không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia. Trường đại học nghiên cứu phải có được sự công nhận của thế giới về những thành tích xuất sắc của mình theo những tiêu chí cạnh tranh. Phấn đấu theo mô hình trường đại học nghiên cứu cũng có nghĩa, mục tiêu lâu dài của trường Đại học Bách Khoa là phấn đấu để có tên trong bảng xếp hạng của các trường đẳng cấp thế giới. Để thực hiện định hướng này, việc nghiên cứu những đặc điểm của một trường đại học đẳng cấp thế giới, phân tích bối cảnh và những yếu tố tác động trong quá trình phấn đấu để xây dựng một kế hoạch chiến lược với lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn là hết sức cần thiết. 2. Phân tích tiềm năng và triển vọng 2.1. Tạo dựng thương hiệu, nâng cao danh tiếng của trường Thuật ngữ “trường đại học đẳng cấp thế giới” ngày càng trở nên phổ biến và được hiểu đó là nơi không chỉ chất lượng học tập và nghiên cứu luôn được cải thiện mà quan trọng hơn là năng lực cạnh tranh trong môi trường giáo dục đại học trên toàn cầu luôn được phát triển thông qua việc lĩnh hội, thích ứng và sáng tạo tri thức tiến bộ. Trường đại học đẳng cấp thế giới hay “trường đại học tinh hoa” là trường có khả năng cạnh tranh toàn cầu với các trường ưu tú nhất. Phấn đấu theo mô hình trường đại học đẳng cấp thế giới cũng có nghĩa là phấn đấu để nâng cao các chỉ số cạnh tranh về chất lượng trong các bảng xếp hạng. Hiện tại có hai hệ thống xếp hạng được xem là toàn diện nhất do The Times Higher Education Supplement (THES) và Đại học Giao thông Thượng Hải (SJTU) thực hiện. Mặc dầu có những ý kiến tranh luận về phương pháp luận xếp hạng, các trường có tên trong top 200 của các bảng xếp hạng của THES và SJTU được xem là những trường đẳng cấp thế giới. Trong những năm gần đây, danh mục các trường đại học đẳng cấp hàng đầu trong các bảng xếp hạng không còn độc quyền đối với các trường đại học phương Tây nữa. Theo thống kê, trong top 200 của bảng xếp hạng năm 2009 (QS-WUR) có 11 trường đại học Nhật Bản, 6 trường Trung quốc, 5 trường Hồng Kông, 4 trường Hàn Quốc. Ấn Độ và Singapore, mỗi nước có 2 trường còn Đài Loan, Malaysia và Thái Lan có 1 đại diện cho mỗi nước. Nếu tính trong top 400, Châu Á có 70 đại diện. Điều này cho thấy rằng, nếu được đầu tư và có chiến lược phát triển với lộ trình đúng đắn, mục tiêu có tên trong bảng xếp hạng ở khu vực không quá xa đối với các trường đại học Việt Nam. Định hướng phát triển để trường Đại học Bách Khoa có tên TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 98 trong các bảng xếp hạng các trường đại học đẳng cấp thế giới không chỉ là ý kiến chủ quan của lãnh đạo Đại học Đà Nẵng và lãnh đạo nhà trường. Đây là ý thức và trách nhiệm của cán bộ toàn trường, vì sự phát triển của một trường có tiềm năng nói riêng và vì sự cải tiến hệ thống giáo dục đại học quốc dân nói chung. Phát triển theo mô hình trường đại học đẳng cấp thế giới sẽ giúp trường vượt qua những định kiến và cách đánh giá chủ quan để tạo dựng thương hiệu, nâng cao danh tiếng và uy tín trong hệ thống giáo dục toàn cầu. 2.2. Phát triển và thu hút đội ngũ giảng viên tài năng Nếu chỉ nhìn vào đội ngũ cán bộ giảng dạy hiện nay tại trường Đại học Bách Khoa – tổng số 353, trong đó có 62 tiến sĩ (chiếm 17,6%) - có thể nói rằng, chỉ số này là một thách thức lớn đối với trường cho các hoạt động học thuật và nghiên cứu. So với một số trường trong nước, chỉ số hiện nay của trường Đại học Bách Khoa về đội ngũ cán bộ cũng còn khiêm tốn. Câu hỏi của nhiều người đặt ra là: Với nguồn nhân lực như hiện nay, định hướng phát triển trường Đại học Bách Khoa theo mô hình trường đại học nghiên cứu có phù hợp không? Câu trả lời thật ra đã được xác định ở phần đầu. Chính việc định hướng phát triển theo mô hình các trường đẳng cấp thế giới giúp cho nhà trường tự đánh giá đúng thực trạng của mình để hoạch định chiến lược và sử dụng các chỉ số cạnh tranh như những mục tiêu cụ thể cho quá trình phấn đấu. Hơn nữa, việc phân tích về đội ngũ cán bộ không dừng lại ở những con số chung ở hiện tại mà cần xem xét kế hoạch phát triển trong tương lai. - Hiện nay, một số ngành học của trường có số lượng tiến sĩ vượt quá 50%. Một số ngành khác cũng đạt tỷ lệ này trong vài năm tới khi số cán bộ được đào tạo ở nước ngoài trở về. Đặc điểm này là một trong những yếu tố giúp cho việc định hướng phát triển khác nhau của từng khoa hoặc từng bộ môn. Kinh nghiệm từ các trường đẳng cấp hàng đầu thế giới cho thấy, không phải các ngành đào tạo của các trường này đều có nguồn nhân lực cao và nổi tiếng như nhau. - Trường đã chủ động xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ đến năm 2020 với chỉ tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Bảng 1: Kế hoạch phát triển đội ngũ của trường Đại học Bách Khoa Năm 2010 2012 2013 2014 2015 2020 Tổng số CBGD 343 418 453 483 503 703 Tiến sĩ 62 96 116 133 144 350 Tỷ lệ 17,6% 23% 25,6% 27,5% 28,6% 49,7% TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 99 - Quá trình thực hiện theo định hướng trở thành trường đại học nghiên cứu sẽ tạo ra những tác động tích cực cho kế hoạch phát triển đội ngũ của trường: (a) chính sách tuyển mới cán bộ, chú trọng đến việc thu hút nhân tài, (b) chính sách khuyến khích và hỗ trợ cán bộ trẻ đi học sau đại học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài, (c) danh tiếng, uy tín và điều kiện làm việc của một trường được đầu tư theo mô hình đẳng cấp thế giới sẽ thu hút nhiều giảng viên tài năng trong nước và quốc tế đến giảng dạy và nghiên cứu tại trường theo những hợp đồng dài hạn. Như vậy, chỉ số về đội ngũ giảng viên trong nước và giảng viên quốc tế sẽ tăng theo từng giai đoạn và triển vọng chỉ số này sẽ cao hơn nhiều so với kế hoạch ở Bảng 1. 2.3. Thu hút nhiều sinh viên tài năng Trường Đại học Bách Khoa là một trong những trường tiếp nhận sinh viên có điểm đầu vào khá cao. Đối với những chương trình xuất sắc, chương trình tiên tiến và một số ngành đào tạo đang được chú ý, sinh viên không những có điểm đầu vào cao (từ 22 điểm trở lên) mà đồng thời có trình độ tiếng Anh đầu vào cũng rất tốt (550 TOEFL hoặc 6.0 IELTS). Đây là cơ sở thực tế cho thấy rằng, nhiều sinh viên tài năng đang chờ đợi để ghi danh vào các chương trình chất lượng cao và có triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Phát triển theo mô hình đẳng cấp thế giới, trường sẽ tiếp tục thu hút sinh viên tài năng bằng danh tiếng và cơ hội như: (a) có nhiều thuận lợi để mở rộng các hoạt động nâng cao chất lượng của các chương trình đào tạo, (b) số chương trình liên kết giảng dạy bằng tiếng Anh sẽ tăng lên, (c) sự hợp tác với các công ty lớn trong nước và quốc tế được tăng cường tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa nhà trường và công nghiệp, (d) danh tiếng của trường sẽ giúp cho sinh viên dễ có việc làm tốt. Với những điều kiện thuận lợi như trên, trường có nhiều triển vọng thu hút được sinh viên tài năng trong nước và quốc tế. Đây cũng là một trong các chỉ số cạnh tranh quan trọng đối với một trường đẳng cấp thế giới. 2.4. Phát triển hợp tác quốc tế Trong thời gian qua, hoạt động hợp tác quốc tế là một điểm rất mạnh của trường Đại học Bách Khoa. Trường có nhiều hoạt động hợp tác và nhiều chương trình liên kết đào đạo và nghiên cứu với các đối tác có uy tín trên thế giới: hơn 20 chương trình hợp tác với Pháp, 50 chương trình với Nhật, 10 chương trình với Hoa kỳ, và nhiều chương trình với các nước khác. Một số chương trình hợp tác tiêu biểu như: Chương trình kỹ sư chất lượng cao (Grenoble), Chương trình hệ thống số (Đại học Washington), Chương trình hệ thống nhúng (Đại học Portland), Chương trình công nghệ (Intel Việt Nam, ASU). Có thể nói rằng, hoạt động hợp tác quốc tế của trường đã đi vào chiều sâu và có tính hiệu quả, góp phần phát triển nguồn nhân lực, cơ sở học tập, giảng dạy và nghiên cứu cũng như nâng cao uy tín của trường. Điểm mạnh về hợp tác quốc tế là cơ sở và đồng thời là tiềm năng cho quá trình phấn đấu trở thành trường đại học đẳng cấp thế giới. Đây cũng là một trong những yếu TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 100 tố chính để trường Đại học Bách khoa có thể được chọn cho dự án xây dựng trường đại học đẳng cấp tại Đà Nẵng. Về tác động ngược lại, quá trình phấn đấu trở thành trường đại học đẳng cấp thế giới sẽ tạo cho trường nhiều cơ hội để phát triển hợp tác quốc tế với các đối tác có uy tín trên thế giới, thu hút các đối tác quốc tế cùng thực hiện các nghiên cứu có ảnh hưởng lớn và có giá trị tiềm tàng về học thuật và kinh tế. 2.5. Vận động đầu tư Mục tiêu lâu dài và kế hoạch phấn đấu trở thành trường đẳng cấp thế giới phù hợp với định hướng của Đại học Đà Nẵng và sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ toàn trường. Đây là yếu tố bên trong có tác động tích cực đến mọi suy nghĩ và hành động của lãnh đạo và cán bộ toàn trường cho việc thực hiện những bước đi và tiến trình cần thiết nhằm đạt được mục tiêu trên. Tuy nhiên, nếu chỉ có yếu tố bên trong thì quá trình phấn đấu của trường sẽ rất lâu hoặc có thể không bao giờ vươn đến mục tiêu. Trường cần thiết phải có những yếu tố bên ngoài tác động cho định hướng trên. Đó là sự ủng hộ của các cơ quan và các tổ chức về đầu tư phát triển, đặc biệt, sự ủng hộ của Chính phủ sẽ đóng vai trò quyết định cho việc thực hiện định hướng nói trên. - Tính đến thời điểm hiện tại, trường Đại học Bách Khoa đã tiếp nhận các dự án tài trợ, các dự án ODA nhiều hơn bất cứ trường nào trong hệ thống Đại học Đà Nẵng và cả trong hệ thống các trường đại học Việt Nam. Các dự án Giáo dục đại học với kinh phí đầu tư trên 3 triệu USD, phòng thí nghiệm AVL với kinh phí 3 triệu euro, phòng thí nghiệm công nghệ bậc cao với kinh phí 5,3 triệu euro, các phòng thí nghiệm do Intel tài trợ,... là những ví dụ điển hình. - Sự ủng hộ của Chính phủ: Chính phủ đã quyết định đầu tư xây dựng một trường đại học đẳng cấp thế giới tại Đà Nẵng, bước đầu tập trung vào các ngành khoa học công nghệ và quản lý. Có ít nhất hai quan điểm để có thể đưa ra quyết định này: (a) xây dựng một trường hoàn toàn mới, (b) phát triển một trường đã có. Các nghiên cứu tư vấn của ADB và của các đối tác nước ngoài đều nghiêng về quan điểm thứ hai. Điều này được khẳng định trong Tuyên bố chung ngày 9/3/2010 tại London giữa hai Chính phủ Việt Nam và Vương quốc Anh, trong đó hai bên tuyên bố sẽ hợp tác xây dựng một trường đại học đẳng cấp thế giới trên cơ sở phát triển Đại học Đà Nẵng. Việc nghiên cứu tiền khả thi cho thấy rằng, với kinh phí đầu tư ban đầu còn hạn chế, phương án phát triển toàn Đại học Đà Nẵng thành trường đại học đẳng cấp là chưa thể thực hiện được. Phương án đề nghị hợp lý nhất là ưu tiên phát triển các ngành kỹ thuật và công nghệ kết hợp với một số ngành quản lý và kinh doanh. Đây chính là mô hình của trường Đại học Bách Khoa khi mới thành lập năm 1975 nhưng được đầu tư và phát triển ở mức độ cao hơn rất nhiều. Định hướng phát triển phù hợp của trường Đại học Bách Khoa sẽ có tác động tích cực đến Chính phủ và các đối tác để đưa đến quyết định cho dự án này, đó là đầu tư phát triển trường Đại học Bách Khoa thành trường đẳng cấp thế giới. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 101 3. Kết luận và khuyến nghị Với sự phân tích trên, tác giả bày tỏ sự ủng hộ đối với lãnh đạo Đại học Đà Nẵng và trường Đại học Bách Khoa về định hướng phát triển theo mô hình trường đại học nghiên cứu. Đây là định hướng phù hợp với sứ mạng của trường và với xu thế thế giới nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu lên tầm cao mới, phấn đấu theo những tiêu chí đánh giá toàn cầu để có tên trong các bảng xếp hạng các trường đại học đẳng cấp thế giới. Sau đây là một số khuyến nghị để lãnh đạo trường tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch và xác định lộ trình phấn đấu nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 3.1. Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển với kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. Việc phát triển thành một trường đại học đẳng cấp thế giới yêu cầu lãnh đạo trường phải xác định sứ mạng, mục tiêu lâu dài và xây dựng một kế hoạch chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Quá trình phấn đấu theo định hướng của trường có thể được chia thành các giai đoạn như sau: - Giai đoạn xây dựng (2010-2014): Trong giai đoạn này, trường sẽ thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: (a) đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho cộng đồng địa phương và cả nước, (b) phát triển một số chuyên ngành mũi nhọn theo những tiêu chí đánh giá toàn cầu của trường đẳng cấp thế giới. Điều này được thể hiện theo kế hoạch phân tầng đào tạo của trường trên cơ sở khảo sát toàn diện và tham khảo ý kiến của các trường đối tác. - Giai đoạn cũng cố và phát triển (2015-2019): Sang giai đoạn này, trường sẽ chuyển nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đại trà cho một đơn vị khác để tập trung đầu tư tiếp tục phát triển các ngành mũi nhọn đã có và chọn thêm một số chuyên ngành khác được xem có sự phát triển tốt trong giai đoạn xây dựng - Giai đoạn phát triển (từ 2020 trở đi): tập trung phát triển theo hướng trường đại học đẳng cấp thế giới bằng việc sử dụng các tiêu chí xếp hạng làm mục tiêu phấn đấu. 3.2. Xác định lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển Tiến hành một đợt khảo sát và đánh giá toàn diện về các nguồn lực, nghiên cứu và dự báo về nhu cầu phát triển của thị trường lao động trong nước và quốc tế, xem xét thế mạnh của trường về hợp tác quốc tế và đặc biệt là sự ủng hộ của Chính phủ để xác định các chuyên ngành cần tập trung phát triển. Kinh nghiệm của việc triển khai các chương trình kỹ sư chất lượng cao (hợp tác với các trường đại học Pháp), các chương trình tiên tiến (hợp tác với Đại học Washington, Đại học Portland, Đại học Arizona và với Intel Việt Nam) và đặc biệt là sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn của các trường đối tác sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định và phát triển các chuyên ngành mũi nhọn trong giai đoạn xây dựng. 3.3. Xác định chỉ số cạnh tranh trong xếp hạng để cải tiến chất lượng Thành lập Hội đồng Đánh giá chất lượng của trường, giao nhiệm vụ cụ thể cho TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 102 các thành viên, đặc biệt là Chủ tịch Hội đồng, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng theo các tiêu chí cạnh tranh trong hệ thống xếp hạng: (a) đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, (b) xuất sắc trong nghiên cứu và chuyển giao tri thức, (c) giảng dạy có chất lượng cao, (d) sinh viên tài năng, (e) có nhiều sinh viên quốc tế, (f) có nguồn tài trợ lớn từ chính phủ và phi chính phủ, (g) tự do nghiên cứu, (h) có cơ cấu quản trị tự chủ tốt, (i) cơ sở trang thiết bị tốt cho giảng dạy, nghiên cứu, quản lý hành chính, (j) danh tiếng quốc tế của trường, (k) sự đóng góp của trường đối với xã hội, (l) số sinh viên tốt nghiệp được nhiều nhà tuyển dụng mong đợi tiếp nhận và trả lương cao. Trong giai đoạn đầu, trường tham gia vào các mạng lưới xếp hạng ở cấp khu vực, xác định các tiêu chí cạnh tranh để phấn đấu và so sánh với các trường đại học có tên trong bảng xếp hạng của khu vực. Theo đề xuất của Hội đồng đánh giá, trường chọn chỉ số cạnh tranh của một số trường có tên trong bảng xếp hạng để xác định mục tiêu và học hỏi kinh nghiệm phấn đấu theo từng năm. Việc phát triển các chỉ số nên được thực hiện theo mô hình bậc thang, sử dụng kết quả tự đánh giá để xác định mục tiêu phấn đấu cho từng chỉ số. 3.4. Xây dựng biểu đồ phát triển cho từng chuyên ngành Các chuyên ngành ưu tiên đã được chọn cùng các chuyên ngành có tiềm năng được yêu cầu và được hướng dẫn xây dựng biểu đồ phát triển cho đơn vị mình, sử dụng các chỉ số cạnh tranh đã xác định. Từng chuyên ngành thực hiện tự đánh giá để xác định chỉ số hiện tại, dựa theo nguồn lực và bối cảnh để đề ra mục tiêu từng năm. Xây dựng khung logic để liên tục theo dõi, đánh giá và điều chỉnh mục tiêu cũng như các hoạt động trong quá trình triển khai kế hoạch. Tăng cường hợp tác và học tập kinh nghiệm từ các đối tác có thứ tự xếp hạng cao hơn. Hàng năm, ngoài việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của các chuyên ngành, Hội đồng đánh giá của trường tiến hành đánh giá tổng thể dựa trên kết quả xếp hạng để điều chỉnh kế hoạch cho năm tiếp theo. 3.5. Phát huy những điểm mạnh để nhanh chóng nâng cao chỉ số cạnh tranh Trường Đại học Bách Khoa là một trong số rất ít trường ở Việt Nam hội đủ hai yếu tố tác động quyết định sự thành công cho quá trình xây dựng trường đẳng cấp thế giới, đó là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong - Phát huy tính đồng thuận của lãnh đạo và cán bộ của trường để
Luận văn liên quan