Phong cách lãnh đạo của nguyễn thị kim ngân – bí thư đoàn khoa kế toán – kiểm toán trong hội trại truyền thống 26-03-2011

Như chúng ta đã biết, ngày 26 tháng 03 là ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Bởi vậy, hằng năm, để kỷ niệm ngày này, Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán thuộc trường Đại học Kinh tế - Luật thường tổ chức hội trại tại một số địa điểm khác nhau. Khi đó đòi hỏi phải có một người lãnh đạo có đủ năng lực để tổ chức tốt hội trại này. Với chức vụ là Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán của trường Đại học Kinh tế - Luật, chị Nguyễn Thị Kim Ngân đã đóng vai trò là người lãnh đạo, quản lý các sinh viên trong hội trại này. Từ hội trại, chị Ngân cần nhận thấy được phong cách lãnh đạo của mình trong quá trình tổ chức, quản lý hội trại, từ đó tìm ra giải pháp phát huy các ưu điểm và khắc phục nhược điểm, tạo kinh nghiệm cho việc tổ chức các chương trình khác tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Phong cách lãnh đạo của chị Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011’’

doc27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2176 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phong cách lãnh đạo của nguyễn thị kim ngân – bí thư đoàn khoa kế toán – kiểm toán trong hội trại truyền thống 26-03-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn học: Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo Đề tài: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN – BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011 Giáo viên hướng dẫn: TS. Huỳnh Thanh Tú Lớp: K09405B Nhóm: 06 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2011  Môn học: Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Họ và tên sinh viên MSSV Nguyễn Thị Thanh Chi K094050950 Nguyễn Thị Ngọc Diệu K094050953 Bạch Thị Thu Hằng K094050978 Phạm Thị Hiền K094050980 Lê Thị Mỹ K094051018 Trần Thị Thu Nga K094051021 Lê Đức Ngọc K094051025 Trần Thị Cẩm Nhung K094051034 Lê Thị Phương Thuý K094051070 Nguyễn Trần Minh Thư K094051073 Nguyễn Thị Mỹ Trinh K094051084 Lý Quang Vinh K094051094 Đặng Thị Vọng K094051095 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 5 1.1 Các khái niệm 5 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo 10 Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011 12 2.1 Giới thiệu về Nguyễn Thị Kim Ngân 12 2.2 Thực trạng về phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011 13 2.3 Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011 15 2.4 Đánh giá 17 Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011 20 3.1 Mục tiêu của giải pháp 20 3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011 21 KẾT LUẬN 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 LỜI MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, ngày 26 tháng 03 là ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Bởi vậy, hằng năm, để kỷ niệm ngày này, Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán thuộc trường Đại học Kinh tế - Luật thường tổ chức hội trại tại một số địa điểm khác nhau. Khi đó đòi hỏi phải có một người lãnh đạo có đủ năng lực để tổ chức tốt hội trại này. Với chức vụ là Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán của trường Đại học Kinh tế - Luật, chị Nguyễn Thị Kim Ngân đã đóng vai trò là người lãnh đạo, quản lý các sinh viên trong hội trại này. Từ hội trại, chị Ngân cần nhận thấy được phong cách lãnh đạo của mình trong quá trình tổ chức, quản lý hội trại, từ đó tìm ra giải pháp phát huy các ưu điểm và khắc phục nhược điểm, tạo kinh nghiệm cho việc tổ chức các chương trình khác tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Phong cách lãnh đạo của chị Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011’’. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phong cách lãnh đạo của chị Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán thuộc trường Đại học Kinh tế - Luật trong hội trại truyền thống 26/03/2011. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Chị Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán, một số đoàn viên trong ban tổ chức hội trại và một vài đoàn viên tham gia hội trại 26/03/2011. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phỏng vấn trực tiếp chị Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán. Thu thập ý kiến đóng góp của một số đoàn viên trong ban tổ chức hội trại và một vài đoàn viên tham gia hội trại 26/03/2011. Phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng là phương pháp tư duy. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Khái niệm chung về phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức mà nhà lãnh đạo thường dùng để gây ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo. 1.1.2 Các mô hình phong cách lãnh đạo Có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, bao gồm: quyết đoán, độc đoán chuyên quyền, tổng thể, thủ lĩnh, đối tác, điều khiển, trực tiếp, ủy thác, tự do, ủng hộ, định hướng, nhóm… Song trên thực tế, theo các nhà nghiên cứu chỉ có ba phong cách lãnh đạo cơ bản là: lãnh đạo độc đoán (chuyên quyền), lãnh đạo dân chủ (dựa trên nền tảng của sự trao đổi, thảo luận) và lãnh đạo tự do (ủy thác, giao phó). Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định, song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh, cách thiết lập mục tiêu, ra quyết định, quá trình kiểm soát và sự ghi nhận kết quả. 1.1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền Những nhà lãnh đạo theo phong cách này thường nói với nhân viên rằng từng người phải làm gì, làm như thế nào và khi nào thì phải hoàn thành. Họ phân công vai trò và gắn trách nhiệm cho từng người, thiết lập các tiêu chuẩn và dự kiến kết quả mà họ mong muốn đạt được. Cách truyền đạt mệnh lệnh: Nhà lãnh đạo nói, nhân viên lắng nghe và sau đó phát biểu ý kiến của mình. Thông thường, những nhà lãnh đạo có phong cách này thường đưa ra các chỉ dẫn chi tiết, vì vậy, nhân viên biết chính xác họ phải làm gì. Cách giao tiếp của nhà lãnh đạo là rõ ràng, ngắn gọn và súc tích, những gì màu mè và kiểu cách không hợp với họ. Khi muốn nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, họ thường chỉ đặt một câu hỏi: anh đã hiểu cần phải làm gì chưa? Cách thiết lập mục tiêu: Nhà lãnh đạo sẽ thường thiết lập các mục tiêu ngắn hạn với nhân viên. Khi mục tiêu đã được xác định rõ ràng và thời gian cũng được ấn định, thì người nhân viên biết rõ nhà lãnh đạo mong chờ ở anh ta điều gì. Các mục tiêu và thời hạn thường là động lực thúc đẩy nhân viên. Ra quyết định: Nhà lãnh đạo thường quyết định phần lớn nếu không muốn nói là tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ. Khi nảy sinh vấn đề cần giải quyết, nhà lãnh đạo đánh giá các sự lựa chọn, ra quyết định và trực tiếp hướng dẫn nhân viên những hành động họ cần phải thực hiện. Quá trình kiểm soát: Những nhà lãnh đạo thường thiết lập các khâu kiểm soát nhất định để điều khiển quá trình thực hiện công việc. Các nhà lãnh đạo này thường xuyên cung cấp thông tin dưới dạng các hướng dẫn cụ thể về cách làm thế nào để cải tiến công việc tốt hơn. Sự ghi nhận kết quả: Điều gì khiến cho nhà lãnh đạo theo phong cách độc đoán cảm thấy hạnh phúc? Đó là khi nhân viên dưới quyền làm đúng theo sự hướng dẫn của họ. Phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm nó như thế nào. Khi đó, nhà lãnh đạo là người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu cầu. Phong cách lãnh đạo này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Nhà lãnh đạo theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ. Ưu điểm: Giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, nó đặc biệt cần thiết khi tập thể mới được thành lập lúc có nhiều mâu thuẫn và sự không thống nhất trong hệ thống. Phong cách này cũng đặc biệt cần thiết khi phải giải quyết các vấn đề riêng, các vấn đề phải giữ bí mật thuộc thẩm quyền trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Nhược điểm : Triệt tiêu tính sáng tạo của mọi người trong doanh nghiệp. Nhân viên ít thích lãnh đạo. Hiệu quả thấp khi không có mặt lãnh đạo. Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định tính cá nhân. 1.1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ (dựa trên nền tảng sự trao đổi, thảo luận) Những nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này thường tận dụng thời gian để thảo luận các vấn đề về kinh doanh. Điều gì sẽ xảy ra trong một cuộc thảo luận sôi nổi? Nhân viên đưa ra các ý kiến, đặt câu hỏi, lắng nghe, cung cấp thông tin phản hồi, những giả định về thách thức và các chương trình đào tạo khi cần thiết. Nhà lãnh đạo là người đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và biến thành một cuộc tranh luận thực sự. Họ đóng vai trò như là một nhân tố đảm bảo cho các cuộc thảo luận đi đúng hướng và tất cả mọi nhân viên đều có cơ hội góp ý kiến. Cách truyền đạt mệnh lệnh: Giao tiếp hai chiều là quy tắc của các nhà lãnh đạo thuộc phong cách này. Họ đi xung quanh bàn và tạo cho mọi người có cơ hội được những người khác thảo luận về ý kiến của mình. Nhà lãnh đạo sẽ dành rất nhiều thời gian để đặt câu hỏi và lắng nghe. Họ cùng hội thoại với nhân viên và chia sẻ các ý kiến của mình. Đặt ra những câu hỏi đúng tập trung vào vấn đề thảo luận và vẽ ra ý tưởng của mọi nhân viên là cách thức giao tiếp phổ biến nhất của họ. Cách thiết lập mục tiêu: Sau khi thảo luận cặn kẽ, mục tiêu sẽ được thiết lập. Tận dụng sự thảo luận của nhiều người để kết nối những tài năng và kiến thức của từng nhân viên riêng lẻ để đạt được mục tiêu đề ra là phong cách của nhà lãnh đạo này. Ra quyết định: Đặt câu hỏi trước khi ra quyết định là phong cách của các nhà lãnh đạo dân chủ. Quyết định chỉ được đưa ra sau khi có sự cộng tác và phối hợp của nhân viên. Cả nhà lãnh đạo và nhân viên đều đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc xác định vấn đề, đánh giá sự lựa chọn và ra quyết định. Quá trình kiểm soát: Nhà lãnh đạo và nhân viên cùng kiểm soát quá trình thực hiện và thảo luận xem cần phải tiến hành những hành động nào. Công việc sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi cả hai bên cùng cởi mở và có những điều chỉnh khi thấy cần thiết. Sự ghi nhận kết quả: Các nhà lãnh đạo ghi nhận những thành quả đóng góp của các nhân viên trong cuộc thảo luận, xây dựng ý tưởng cùng với người khác và gợi mở ra những ý tưởng mới. Phong cách lãnh đạo dựa trên trao đổi và thảo luận đặc biệt thích hợp khi cần câu trả lời cho các vấn đề. Phong cách thảo luận thường có hiệu quả khi nhân viên là những người có chính kiến riêng và tự tin nói ra chính kiến của mình. Nhà lãnh đạo sẽ xác định những gì cần phải làm và làm như thế nào để tăng sự ràng buộc của nhân viên với những gì sẽ xảy ra. Ưu điểm: Nhân viên thích lãnh đạo hơn. Phát huy tính sáng tạo của nhân viên. Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ. Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo. Nhược điểm: Nếu người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng phong cách này mà là người nhu nhược sẽ dẫn đến tình trạng theo đuôi quần chúng, các quyết định đưa ra chậm chạp để lỡ mọi cơ hội thuận tiện. 1.1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do Những nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này thường giải thích hoặc có những cam kết về các công việc cần được thực hiện và khi nào phải hoàn thành công việc đó. Còn cách thức làm việc thì toàn quyền do người nhân viên quyết định. Cách truyền đạt mệnh lệnh: Đối với những công việc cần thực hiện, các giao tiếp có thể chỉ là một chiều. Trong nhiều trường hợp khác lại là hai chiều. Giao tiếp để xem xét lại những gì đã được thực hiện và cách ngăn ngừa những cản trở trong quá trình thực hiện. Cách thiết lập mục tiêu: Cũng giống như cách thức giao tiếp, mục tiêu có thể được nhà lãnh đạo thiết lập ngay hoặc có thể đưa ra sau khi đã thảo luận với nhân viên. Thất bại trong sự giao phó, ủy thác công việc có thể do nhân viên không hiểu nhà lãnh đạo mong gì ở mình hoặc không tự tin vào chính sự giao phó đó. Ra quyết định: Quyết định thực hiện nhiệm vụ được chuyển cho nhân viên. Người nhân viên có quyền chọn lựa những phương cách thích hợp để đạt được kết quả mong đợi. Nhà lãnh đạo phải tránh “tiếp tục duy trì sự giao phó” khi nhân viên không muốn tự ra quyết định mà tìm cách “trả lại” quyền ra quyết định cho nhà lãnh đạo. Quá trình kiểm soát: Nhà lãnh đạo thuộc phong cách này thường quyết định cách thức kiểm soát công việc. Số lần kiểm soát phụ thuộc vào tính chất ưu tiên của nhiệm vụ và người thực hiện nó. Cung cấp thông tin phản hồi là trách nhiệm của nhân viên. Việc giữ để nhà lãnh đạo không nổi giận và mất bình tĩnh, đặc biệt khi kế hoạch bị chệch hướng, là điều rất quan trọng. Sự ghi nhận kết quả: Nhà lãnh đạo thường khen thưởng và ghi nhận những ai chứng minh được khả năng làm việc một cách độc lập. Phong cách lãnh đạo này rất thích hợp khi nhân viên là người hiểu biết, có kỹ năng và động lực để hoàn thành công việc. Bởi vì, những nhân viên có kinh nghiệm sẽ không cần một nhà lãnh đạo nói rằng họ phải làm gì. Họ muốn tự do lựa chọn cách thức thực hiện công việc. Phong cách lãnh đạo này cũng tạo cho các nhà lãnh đạo có nhiều thời gian để dành cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác như xây dựng các tiêu chuẩn, suy nghĩ chiến lược và lên kế hoạch. Ưu điểm: Mỗi thành viên trong nhóm đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp những tư tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra. Các thành viên có quyền tham gia vào quyết định các việc lớn của tổ chức nên khai thác được tính sáng tạo của nhân viên và vì vậy có nhiều phương án giải quyết một vấn đề. Tạo cho nhân viên thoải mái trong công việc, không bị gò bó, dẫn đến hiệu quả công việc có thể cao hơn. Phong cách này phù hợp với các nhà lãnh đạo không có khả năng quyết đoán cao và chính xác, mọi việc được đưa ra bàn bạc và giảm được các sai lầm do quyết định của nhà lãnh đạo. Nhược điểm: Đôi khi tự do quá, người lãnh đạo không kiểm soát được công việc, và có thể dẫn đến mục tiêu không hoàn thành. Dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, dẫn tới tình cảm cô đơn, tùy tiện, lơ là công việc cho dù bản thân rất phù hợp với công việc đó. 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện và được biểu diễn bằng công thức phong cách lãnh đạo bằng công thức: cá tính x môi trường. Trong đó, cá tính là yếu tố khó có thể thay đổi vì đó là tính cách của con người. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo. Trước tiên, ta nói tới hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác, nó có tác động rất lớn tới phong cách lãnh đạo. Phần lớn các nhà lãnh đạo thường áp dụng phong cách làm việc của môi trường trước đó để làm việc trong môi trường hiện tại. Bởi vì môi trường trước đã tạo cho họ một thói quen nghề nghiệp, khó mà thay đổi được. Tiếp theo là môi trường đào tạo, nếu được học tập trong một môi trường tốt, có kỉ luật cao, nhưng mọi việc đều mang tính dân chủ, tự do hay độc đoán, thì người lãnh đạo sau này cũng sẽ làm việc theo phong cách đó, do họ đã có một thời gian khá dài tiếp xúc với môi trường như thế nên nó góp phần làm nên phong cách lãnh đạo của họ Một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là tâm lý của nhà lãnh đạo. Với bất kì ai cũng vậy, lúc mới bắt đầu công việc họ đều có phần nào đó e ngại, kiêng nể những người khác, không dám bộc lộ hết phong cách lãnh đạo của mình. Sau một thời gian, mọi việc tiến triển tốt đẹp thì họ sẽ thể hiện hết phong cách của mình. Yếu tố cuối cùng là trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo. Một người có trình độ chuyên môn cao, năng lực tốt thường sẽ chọn cho mình phong cách độc đoán để mọi việc được giải quyết một cách hiệu quả nhanh chóng. Ngược lại, một nhà lãnh đạo không nắm vững kỹ năng chuyên môn sẽ không dám một mình quyết định mọi việc, họ thường tham khảo ý kiến của cấp dưới. Do đó, họ thường có phong cách lãnh đạo tự do hay dân chủ. Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011 2.1 Giới thiệu về Nguyễn Thị Kim Ngân Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Ngân Ngày sinh: 18/03/1990 Nơi sinh: Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh Quê quán: Nghệ An Về gia đình: Hiện nay, chị đang sống cùng gia đình tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh (từ 0 tuổi đến 6 tuổi chị sống ở quận 1). Gia đình chị gồm bốn thành viên: cha, mẹ, em gái và chị. Cha là một công an tuy nghiêm túc nhưng tính tình rất hiền lành. Mẹ thì buôn bán và nội trợ. Bà rất đảm đang và tháo vác. Em chị hiện là học sinh. Về bản thân: Chị là một người năng động, thân thiện, dễ gần, vui vẻ và hòa đồng, được gia đình, thầy cô, bạn bè yêu mến. Suốt mười hai năm học (từ lớp 1 đến lớp 12) chị đều đạt học sinh giỏi với hạnh kiểm tốt. Hiện chị là sinh viên trường Đại Học Kinh Tế-Luật với điểm trung bình tích lũy 7.78, điểm rèn luyện 1.0 . Vào đại học, năm nhất chị giữ chức vụ là ủy viên thường trực, năm hai chị là Phó phí thư Đoàn Khoa và bây giờ chị là Bí thư Đoàn Khoa của Khoa Kế toán - Kiểm toán. Công việc chính hằng ngày của chị là check mail và một ngày của chị luôn bận rộn. Tuy nhiên, chị làm tốt cả hai vai trò vừa là một sinh viên giỏi vừa là một cán bộ Đoàn Khoa gương mẫu. 2.2 Thực trạng về phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011 2.2.1 Công tác chuẩn bị Hội trại 26/03 là ngày truyền thống của Đoàn trường Đại học Kinh tế - Luật, mà đặc biệt là của Đoàn Khoa Kế toán – Kiểm toán. Vì vậy, cũng như mọi năm, từ đầu năm 2011, Ban chấp hành Đoàn Khoa Kế toán – Kiểm toán đã họp bàn và lên kế hoạch tổ chức hội trại truyền thống này. Với tư cách là Bí thư Đoàn Khoa, chị Nguyễn Thị Kim Ngân đão giao cho bạn Lưu Khánh Trường - Phó Bí thư Đoàn Khoa - nhiệm vụ khảo sát và tìm hiểu thông tin về các địa điểm có thể làm nơi tổ chức hội trại. Địa điểm được chọn là khu sinh thái Cao Minh - Đồng Nai. Giữa tháng hai, chị Ngân triệu tập cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị cho kế hoạch chính thức. Cuộc họp gồm các nội dung: Xác định địa điểm, thời gian, kinh phí, đi tiền trạm, và các hoạt động trong hội trại. Đưa ra một số lựa chọn khác về địa điểm cắm trại và thuyết phục mọi người chọn Cao Minh vì đây là lựa chọn tối ưu nhất cho kế hoạch đặt ra. Phân chia nhiệm vụ và cơ cấu của ban tổ chức hội trại dựa vào năng lực và tính cách của mỗi người, cụ thể là:  Dựa vào cơ cấu trên, mỗi người trong ban tổ chức sẽ được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về phần mình phụ trách. Mỗi ban (trò chơi, hậu cần, chương trình buổi tối) sẽ tự họp bàn với nhau và quyết định nội dung chi tiết cho phần phụ trách của mình. Để bảo đảm cho kế hoạch, Đoàn Khoa họp lần cuối để các ban trình bày nội dung cụ thể và chi tiết cho hội trại truyền thống 26/03. Từ đó với tư cách là người chịu trách nhiệm chính, chị Ngân sẽ đóng góp, nêu ý kiến và xét tính khả thi của kế hoạch. Trong cuộc họp, với quyền hạn của mình, chị Ngân đã đưa ra những ý kiến chỉnh sửa như sau: Tôn trọng ý kiến của tập thể, chị Ngân vẫn lấy “Chinh phục vương quốc Avarta” là chương trình xuyên suốt trong hội trại theo ý tưởng của bạn Trường. Tuy nhiên, một số điểm trong chương trình quá phức tạp nên chị đã chỉ đạo mọi người chỉnh sửa và cắt bỏ những phần không hợp lý. Chương trình của Đoàn buộc phải có phần liên hệ đến ngày thành lập Đoàn nên chị yêu cầu lồng ghép thêm các hoạt động thể hiện ý nghĩa của ngày kỉ niệm thành lập Đoàn vào chương trình. Giải quyết các vấn đề phát sinh và thống nhất nội dung đã chuẩn bị. Cuộc họp phải kéo dài hơn bốn giờ đồng hồ. 2.2.2 Những vấn đề phát sinh trong hội trại Tuy công tác chuẩn bị rất kỹ lưỡng và mất nhiếu thời gian nhưng khi chương trình hội trại vừa bắt đầu tại Khu sinh thái Cao Minh vào ngày 26/03/2011 thì đã có vấn đề xảy ra. Theo kế hoạch, các đội chơi sẽ được chia ngẫu nhiên theo danh sách đăng ký nhưng đến lúc tham gia các trò chơi, các bạn chơi đã rất lộn xộn và rối loạn, thiếu tinh thần tập thể. Trong tình hình này, chị Ngân đã tự quyết định chia lại đội chơi theo chi đoàn giống với nguyện vọng của đa số trại viên. Theo chị, như vậy sẽ giúp các bạn chơi có tinh thần tập thể và “màu cờ sắc áo”. Nhưng cũng vì quyết định này của chị mà kế hoạch đã phải thay đổi: theo kế hoạch lúc đầu sẽ có tám đội chơi nhưng lúc này chỉ còn sáu đội nên chương trình hơi loạn, nhưng sau khi hiều rõ quyết định của chị thì mọi chuyện đã diễn ra suôn sẻ. Trong suốt chương trình, chị Ngân lúc nào cũng có mặt nhưng chủ yếu là quan sát mà không can thiệp gì vì chị đã hoàn toàn giao tất cả trách nhiệm cho bạn Trường. Đến chương trình buổi tối không phải do bạn Trường ch
Luận văn liên quan