Phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong xét xử hình sự ở nước ta hiện nay

Quyền con người là một trong những vấn đề thiêng liêng, cơ bản và cũng luôn luôn là khát vọng của toàn thể nhân loại. Quyền con người được sinh ra và đồng thời cũng phải bảo đảm thực hiện như một lẽ tự nhiên. Cho nên, nó không chỉ là vấn đề trọng yếu trong luật pháp quốc tế mà còn là chế định pháp lý cơ bản trong pháp luật của các quốc gia. Ở Việt Nam, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, quyền con người được chính thức tuyên bố và ghi nhận bằng pháp. Quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, với những nhiệm vụ nặng nề mà vinh quang, xét cho cùng cũng chỉ là vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội mà cốt lõi của nó là bảo đảm thực hiện quyền con người. Phản ánh các quá trình phát triển đó, từ Hiến pháp 1946, 1959, 1980 đến Hiến pháp 1992 đều thể chế hoá quyền con người, từng bước mở rộng quyền con người. Trên cơ sở đó, hệ thống chính sách pháp luật bảo đảm quyền con người ngày càng được củng cố hoàn thiện. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước ta đã chuyển hoá nhiều nội dung về quyền con người trong các tuyên bố, công ước quốc tế mà Nhà nước ta tham gia phê chuẩn, ký kết. Bên cạnh các hoạt động "lập pháp" đó, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp và hoạt động thực tế bảo đảm thực hiện quyền con người. Các cơ quan bảo vệ pháp luật không ngừng được củng cố, phát triển, xã hội ngày càng công bằng, văn minh, tạo cho mọi người có môi trường tự do, bình đẳng để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, đồng thời bảo vệ con người khỏi các hành vi xâm hại.

doc100 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2699 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong xét xử hình sự ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.DOC
  • docBIA-THS.DOC
Luận văn liên quan