Nền tảng và cơ sở lý thuyết của phương pháp HTQTHD thực ra đã có từ 2000năm trước đây, khi Seneca, nhà triết học lỗi lạc người Roman, nói: “khi chúng ta dạy cho người khác những gì chúng ta học được nghĩa là chúng ta học 2 lần rồi” (Doceno discimus). Sau đó, đến thời Trung đại, nhà giáo dục nổi tiếng J.A. Comenius (1592- 1679) tiếp tục phát triển triết lí đó. Theo ông, học sinh hoàn toàn có thể học thông qua thực hành dạy thông qua thực hành dạy cho các bạn khác và được các bạn khác dạy lại. Cùng thời với J.A. Comenius, học giả lỗi lạc St Thomas cho rằng, về cơ bản sự học của con người được tiến hành theo hai cách” cách học theo sự chỉ dẫn của người dạy (learning by instruction) và cách thứ hai được ông đề cao hơn đó là cách có sáng tạo và có khám phá (learning by discovery). Theo ông chỉ khi nào người học là động lực chính của quá trình dạy- học thì khi đó chúng ta mới thực sự học. Trong lí thuyết về dạy học của mình, ST Thomas gọi giáo viên là động lực thứ hai, rất cần thiết nhưng không phải là yếu tố không thể thiếu. Cách học tốt nhất là tự tìm hiểu và dạy lại những gì mình biết cho người khác dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên. Đây cũng chính là nguyên lý cơ bản của phương pháp HTQTHD.
Mặc dù đã có một cơ sở lí thuyết từ rất sớm nhưng phải đến năm 1980, sau nhiều năm nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm, tiến sĩ Jean- Pol Martins của trường Đại học Eichstott (Đức) đã phát triển một hệ thống lí luận hoàn chỉnh về phương pháp dạy học mà ông gọi là Lernen durch Lehren, viết tắt là LdL, trong tiếng Đức hay learning by teaching trong tiếng Anh. Ông đã ứng dụng phương pháp này vào dạy ngoại ngữ (tiếng Pháp) cho học sinh trung học cơ sở ở Đức và thấy rằng bằng cách để học sinh của mình dạy cho nhau những gì chúng biết, hứng thú học tập của học sinh tăng lên rõ rệt và từ đó mà kết quả của các em được nâng lên đáng kể.
14 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3089 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp học thông qua thực hành dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
I. Lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp……………………………….tr1
II.Khái niệm - cấu trúc- cách thức thực hiện - ý nghĩa của phương pháp……..tr2
2.1. Khái niệm…………………………………………………………………tr2
2.2. Cấu trúc của phương pháp học thông qua thực hành dạy………………...tr3
2.2.1. Cấu trúc…………………………………………………………………tr3
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy………………………………………………………………….tr4
2.3.Cách thức thực hiện và ý nghĩa của phương pháp ………………………..tr4
III.Vận dụng vào bài giảng tiếng pháp………………………………………..tr9
3.1. Mô hình của 1 lớp áp dụng PPDH thông qua thực hành dạy……………tr9
3.2. Áp dụng vào bài giảng ngoại ngữ cụ thể………………………………...tr12
IV.Tài liệu tham khảo
Lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp
Nền tảng và cơ sở lý thuyết của phương pháp HTQTHD thực ra đã có từ 2000năm trước đây, khi Seneca, nhà triết học lỗi lạc người Roman, nói: “khi chúng ta dạy cho người khác những gì chúng ta học được nghĩa là chúng ta học 2 lần rồi” (Doceno discimus). Sau đó, đến thời Trung đại, nhà giáo dục nổi tiếng J.A. Comenius (1592- 1679) tiếp tục phát triển triết lí đó. Theo ông, học sinh hoàn toàn có thể học thông qua thực hành dạy thông qua thực hành dạy cho các bạn khác và được các bạn khác dạy lại. Cùng thời với J.A. Comenius, học giả lỗi lạc St Thomas cho rằng, về cơ bản sự học của con người được tiến hành theo hai cách” cách học theo sự chỉ dẫn của người dạy (learning by instruction) và cách thứ hai được ông đề cao hơn đó là cách có sáng tạo và có khám phá (learning by discovery). Theo ông chỉ khi nào người học là động lực chính của quá trình dạy- học thì khi đó chúng ta mới thực sự học. Trong lí thuyết về dạy học của mình, ST Thomas gọi giáo viên là động lực thứ hai, rất cần thiết nhưng không phải là yếu tố không thể thiếu. Cách học tốt nhất là tự tìm hiểu và dạy lại những gì mình biết cho người khác dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên. Đây cũng chính là nguyên lý cơ bản của phương pháp HTQTHD.
Mặc dù đã có một cơ sở lí thuyết từ rất sớm nhưng phải đến năm 1980, sau nhiều năm nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm, tiến sĩ Jean- Pol Martins của trường Đại học Eichstott (Đức) đã phát triển một hệ thống lí luận hoàn chỉnh về phương pháp dạy học mà ông gọi là Lernen durch Lehren, viết tắt là LdL, trong tiếng Đức hay learning by teaching trong tiếng Anh. Ông đã ứng dụng phương pháp này vào dạy ngoại ngữ (tiếng Pháp) cho học sinh trung học cơ sở ở Đức và thấy rằng bằng cách để học sinh của mình dạy cho nhau những gì chúng biết, hứng thú học tập của học sinh tăng lên rõ rệt và từ đó mà kết quả của các em được nâng lên đáng kể.
Sau khi ra đời, phương pháp này đã được nhiều trường học ở Đức áp dụng và có kết quả rất khả quan, vì vậy ngày càng có nhiều trường áp dụng hình thức dạy học LdL vào giảng dạy không chỉ ở bộ môn ngoại ngữ mà còn ở các bộ môn khác, nhất là môn ngữ pháp.
Bởi thế, nó đã được nhiều nước khác trên thế giới như Mỹ, Australia, Anh, Pháp…,kế thừa và mở rộng quy mô áp dụng ở nhiều cấp học (từ phổ thông lên đến Đại học) trong giảng dạy nhiều bộ môn như triết học, vật lí, tiếng Hy Lạp cổ đại, thậm chí cả toán học (ví dụ như ở các trường Đại học và Cao đẳng St. John ở tiểu bang Annapolis, Mỹ). Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một lớp mà mở rộng ra cho các học sinh, sinh viên trong một trường. Những học sinh, sinh viên lớp trên sẽ dạy cho học sinh, sinh viên lớp dưới một vài bài trong chương trình học của lớp dưới đó.
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có uy tín và hiệu quả áp dụng phương pháp này. Tiêu biểu trong những công trình nghiên cứu đó phải kể đến kết quả khảo sát về lợi ích của phương pháp “dạy học đồng trang lứa” (peer tutoring), một tên gọi thông dụng khác của phương pháp HTQTHD, đối với sinh viên dạy (tutors) và các sinh viên được dạy (tutuees) của tác giả như Cohen(1982), Hedin(1987), Goodlad và Hirst (989), Berard(1990) và Swengel (1991). Ngoài ra cũng đã có nhều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hương đến hiệu quả áp dụng phương pháp HTQTHD như tính đồng nhất tương đối về lứa tuổi và trình độ của người dạy và người được dạy (DePaulo,1989), sự chưa hoàn thiện về khả năng sư phạm và kiến thức của một số sinh viên dạy (Wilis và Crowder,1974), hay về việc thiếu sự duy trì đều đặn những tiến bộ đã đạt được của sinh viên được dạy (Atherly, 1989).
Khái niệm - cấu trúc- cách thức thực hiện - ý nghĩa của phương pháp
2.1. Khái niệm
“Phương pháp học thông qua thực hành dạy là phương pháp dạy học định hướng hoạt động, trong đó mỗi học sinh hay nhóm học sinh thay nhau đảm nhận vai trò như một giáo viên để hướng dẫn các bạn khác trong lớp một vấn đề kiến thức nào đó dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Vấn đề kiến thức này có thể do học sinh tự lựa chọn hoặc cũng có thể do giáo viên nêu lên. Trong phương pháp học thông qua thực hành dạy giáo viên giữ vai trò là người quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ học sinh hoàn thành nhiệm vụ như một giáo sinh thực tập (student- tutor)”. (Jean-Pol Martins).
2.2. Cấu trúc của phương pháp học thông qua thực hành dạy
2.2.1. Cấu trúc
Khác với phương pháp giáo dục khác (chỉ có 2 thành tố chính đó là giáo viên và người học sinh). PPGD này có 3 thành tố chính tham gia đó là:
Người hướng dẫn: là giáo viên chuyên nghiệp (professional teachers), có nhiệm vụ giúp cho những sinh viên đảm nhận vai trò giảng dạy (hay có thể gọi là những giáo viên không chuyên =non-professional teachers=students- tutors): định hướng hoạt động dạy, lựa chọn vấn đề kiến thức để thực hành giảng, gợi ý những tài liệu cần thiết, hướng dẫn những phương pháp hay tiến trình giảng,…(tuy không trực tiếp tham gia đảm trách các khâu cơ bản của bài giảng) và đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề lý thuyết cần nắm, bổ sung hoặc chỉnh lý chỗ sai hay thiếu sót trong bài giảng của sinh viên. Ngoài ra, người giáo viên còn đưa ra những nhận xét đánh giá về phương pháp dạy của mỗi sinh viên tham gia vào bài giảng của các sinh viên còn lại trong lớp.=> Giúp sinh viên đi sâu vào nghiên cứu từng phần, từng đơn vị bài học, hiểu thêm về chủ đề.
Người dạy: là sinh viên dạy- giáo viên không chuyên (non-professional teachers=students- tutors). Một hay một nhóm sinh viên đảm nhận hầu hết các khâu của quá trình dạy từ chuẩn bị giáo án đến thực hành dạy. Những sinh viên này có nhiệm vụ lựa chọn một nội dung kiến thức để giảng dạy theo gợi ý của giáo viên hay ý kiến của cá nhân mình; tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu để hiểu rõ vấn đề mà mình cần lên lớp; thảo luận với giáo viên về phàn nội dung chính và phương pháp dạy của mình, sau đó tiến hành dạy trên lớp => sinh viên thực hành dạy có thể trao đổi kiến thức với các sinh viên khác.
Người học: những sinh viên còn lại trong lớp (student- tutuees) => đánh giá người được thực hành dạy đã đạt được những gì về mặt kiến thức.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy.
- Tính đồng nhất về lức tuổi và trình độ giữa người dạy và người học
Trong PPDH truyền thống, khoảng cách về tuổi tác và kiến thức giữa giáo viên và học sinh, cũng như việc xem giáo viên là nguồn kiến thức duy nhất ngoài sách vở làm cho học sinh dễ có tâm lý e dè, sợ sệt, cản trở tính sáng tạo, chủ động và tất nhiên là kết quả quá trình tiếp thu tri thức. Với phương pháp HTQTH, hạn chế này không còn nữa, người học tự tin hơn trong việc phát huy tính tích cực chủ động nhận thức của mình, làm chủ được việc học của bản thân dẫn đến nâng cao hiệu quả tiếp thu tri thức.
- Tính chưa hoàn chỉnh về nghiệp vụ sư phạm và kiến thức của người dạy
Việc tận dụng nguồn nhân lực sẵn có là sinh viên làm người truyền đạt lại nội dung kiến thức cho các sinh viên khác chính là yếu tố tạo nên sự mới mẻ, mang tính cách mạng của phương pháp, nhưng đồng thời việc đó cũng có những hạn chế. Do kiến thức và nghiệp vụ của sinh viên vẫn còn chưa hoàn thiện nên khó tránh khỏi những sai lệch trong nội dung kiến hay những bất cập trong phương pháp giảng dạy. Bởi thế, trong PPDH này, vai trò cả người giáo viên chuyên nghiệp càng cần thiết.
2.3.Cách thức thực hiện và ý nghĩa của phương pháp
a.Cách thức thực hiện của phương pháp học thông qua thực hành giảng dạy
Phương pháp học thông qua thực hành dạy được thực hiện theo tiến trình 3 bước sau:
Giai đoạn
Hoạt động của sinh viên
Hoạt động của giáo viên
Chuẩn bị
- Học sinh tự phân chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ hai đến ba học sinh
- Các nhóm được giao phải chuẩn bị tài liệu để giảng trên lớp
- Tài liệu phải bao gồm kiến thức cần truyền đạt và tài liệu dùng để luyện tập hoặc đánh giá.
- Giáo viên Phải làm chủ hoàn toàn nội dung của chương trình dạy và chia chương trình giảng dạy(syllabus) thành các phần nhỏ.
-Mỗi phần giáo viên giao cho các nhóm học sinh đã phân chia(từ hai đến ba học sinh) chuẩn bị để giảng trên lớp
Tiến trình trong giờ học
- Người học được sắp xếp ngồi thành vòng tròn để có thể dễ dàng tương tác với nhau
* Phần mở đầu (Introduction): Thông tin được tập hợp bởi từng nhóm( 2-3 người)
- Người phụ trách giảng dạy giới thiệu ngắn gọn về chủ để mới, những người học khác cứ hai người với nhau cùng thảo luận
*Tập trung thông tin trong lớp:
Người phụ trách giảng dạy khuấy động để những người học tương tác với nhau, từ đó suy nghĩ, ý tưởng được nảy sinh
*Trình bày nội dung mới trong lớp:
- Người giảng giới thiệu những kiến thức mới mà đã được chia nhỏ ra các nhánh, sau đó liên tiếp đặt ra những câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề.
- Các sinh viên còn lại lắng nghe, thảo luận đưa ra thắc mắc cho nhóm sinh viên giảng dạy trả lời.
- Giáo viên có dự theo dõi sự tương tác của học viên trong giờ học
- Giáo viên can thiệp vào bài giảng khi có sự nhầm lẫn hoặc khúc mắc
- Giáo viên đưa những nguồn tư tưởng mới và quan tâm tới hành động thành công được thực hiện bởi sinh viên
Đánh giá kiểm tra
- Người phụ trách giảng có nhiệm vụ kiểm tra mức độ nắm bắt nội dung bài học của những người khác
- Người nghe giảng đánh giá quá trình giảng dạy.
- Giáo viên đánh giá dựa trên mức độ thu hút sự quan tâm, chú ý của người nghe đối với bài giảng và hiệu quả của phương thức giảng dạy
- Giáo viên thu lại bài tập và chữa cho chính xác
b. Ý nghĩa của phương pháp
Ưu điểm:
* Phát huy khả năng tự học
* Gây hứng thú và chú ý cho học sinh, tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh, khích lệ học sinh phát huy tính năng động trong công việc , kích thích sự tìm tòi sâu sắc .
* Nâng cao kiến thức và hiểu biết về môn học:
3 lần học
Đối với sinh viên giữ vai trò giảng dạy
Đối với sinh viên được dạy
Llần 1
Học khi chuẩn bị bài giảng ở nhà.
Thông qua bài giảng của các bạn.
Llần 2
Thông qua việc tiến hành giảng dạy cho các bạn trong lớp.
Thông qua phân thảo luận thắc mắc về bài học.
Llần 3
Khi giáo viên chốt lại bài giảng trên lớp.
Khi giáo viên chốt lại bài giảng trên lớp.
* Hình thành và giúp cho người học hoàn thiện các kĩ năng:
- Kĩ năng làm việc theo nhóm: khả năng lên kế hoạch, phân chia nhiệm vụ.
- Kĩ năng tìm đọc và xử lý thông tin.
- Kĩ năng thuyết trình (Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tranh luận trình bày).
* Thông qua thực hành để tìm hiểu những sai sót của lý thuyết và tìm ra hướng đi đúng để khắc phục những sai sót đó.
* Giúp cho người học có động lực làm việc, đạt được hiệu quả, năng động và tập trung hơn nhờ có áp lực thúc đẩy và có mục đích rõ ràng.
* Rút ngắn khoảng cách giữa học sinh và giáo viên: Nhờ phương pháp này người học sẽ bớt bị động. Người học sẽ thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong khi trước đây những điều này lại được thực hiện một cách không cần thiết bởi người hướng dẫn.
Nhược điểm
- Sinh viên và giáo viên phải làm việc nhiều hơn: Đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
- Người dạy phải tự tìm hiểu trước về vấn đề giảng dạy và tự định hướng phương pháp dạy học nên khó tránh khỏi những sai sót trong khi dạy.
→ Khắc phục:
+ Người hướng dẫn phải luôn theo sát, kèm cặp, hướng dẫn người thực hành để giải đáp thắc mắc của lý thuyết cũng như thắc mắc phát sinh trong quá trình thực hành.
+ Người thực hành không được giấu dốt, không được ngại để đặt ra những câu hỏi.
- Nếu người hướng dẫn không có sự thúc đẩy định kỳ sẽ có sự sao chép, lặp đi lặp lại và đơn điệu.
→ Khắc phục: Sinh viên cần tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu để hiểu rõ vấn đề mà mình cần lên lớp; với sự hướng dẫn của giáo viên về phương pháp dạy của mình, sau đó tiến hành dạy trên lớp; tránh sự lặp lại nhàm chán.
- Những cái mới được tìm ra trong quá trình thực hành lại đòi hỏi có thời gian, môi trường và điều kiện khác để chứng minh nó là đúng.
→ Khắc phục:
Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo điều kiện để chứng minh cái đúng được tìm ra trong quá trình thực hành.
c. Sự khác biệt với các phương pháp khác
Dùng phương pháp LDL nghĩa là những kiến thức về chủ đề mới sẽ được phân chia cho các nhóm học sinh tự tìm hiểu trước khi đến lớp.
Thời gian học trên lớp, giáo viên sẽ không là người truyền đạt kiên thức mới mà kiến thức của bài học đó sẽ do các nhóm học sinh tự tìm hiểu và tự giảng dạy cho nhau. Lúc này trung tâm của việc giảng dạy là học sinh, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn và can thiệp kịp thời khi học sinh có những nhầm lẫn hoặc những khúc mắc không tự giải quyết được.
Những kiến thức trước từ mỗi học sinh sẽ trao đổi trong buổi thuyết trình và được bổ sung từ các nhóm học sinh khác và từ giáo viên.
III.Vận dụng vào bài giảng tiếng pháp
3.1. Mô hình của 1 lớp áp dụng PPDH thông qua thực hành dạy
Mô hình 1:
- Mô hình này được áp dụng nhiều vào giai đoạn đầu khi phương pháp DHTQTHD mới ra đời.
- Trong mô hình này, hoặc những sinh viên giỏi hơn sẽ dạy cho các sinh viên kém hơn như một hoạt động ngoài giờ để giúp những sinh viên đó nâng cao kết quả học tập, hoặc các sinh viên lớp trên dạy kèm cho sinh viên lớp dưới.
* Ưu điểm: Các sinh viên dạy là các sinh viên giỏi hơn có trình độ cao hơn so với những sinh viên được dạy. Ngoài ra, những vấn đề giảng dạy ở đây hầu hết là các kiến thức mà các sinh viên này đã được giáo viên giảng cho nên độ chính xác về nội dung thông tin và kinh nghiệm trong lựa chọn phương pháp dạy của sinh viên sẽ được đảm bảo cao.
* Nhược điểm: Các sinh viên được dạy do thấp hơn về trình độ và lứa tuổi nên có phần e dè và thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Bện cạnh đó, mô hình này không tạo cơ hội cho những sinh viên được dạy có cơ hội thực hành dạy.
Mô hình 2:
Trong mô hình này, các sinh viên trong một lớp hay một khóa học sẽ lần lượt đảm nhận vai trò là người dạy. Mô hình này ngày càng được áp dụng rộng rãi. Trong mô hình này, giáo viên sẽ chia sinh viên thành các nhóm nhỏ, hoặc để sinh viên làm việc độc lập. Mỗi nhóm hay cá nhân sẽ nhận chương trình học cho cả kỳ và sẽ lần lượt thay nhau đảm nhận trách nhiệm dạy các nội dung trong chương trình đó. Để thực hện nhiệm vụ này, sinh viên tự tìm tài liệu hoặc có thể tham khảo ý kiến giáo viên về nội dung và phương pháp dạy. Gồm 3 bước sau:
Bước 1: Nhóm hay cá nhân dạy sẽ thuyết trình trước lớp phầm nội dung kiến thức (có thể áp dụng nhiều PPDH khác nhau như đóng kịch, thuyết trình trên bảng- phấn, hoặc thuyết trình qua PowerPoint…).
Bước 2: Cho các bạn trong lớp tiến hành thảo luận. Nhóm sinh viên dạy còn có thể kiểm tra kiến thức của các bạn trong lớp thong qua bài tập thực hành hay 1 bài test nhỏ do mình tự thiết kế dựa trên những kiến thức trong bài giảng. Cũng như trong bước này, nhóm sinh viên, học sinh dạy có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi hay giải đáp các thắc mắc về bài giảng.
Bước 3: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chỉnh lí. Nếu thấy cần, bước này có thể được lồng vào trong quá trình sinh viên đang điều khiển giờ học.
* Ưu điểm: Không có khoảng cách đáng kể về trình độ và lứa tuổi giữa người dạy và người học nên người học sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia thảo luận, nhân xét hay đóng góp cho bài giảng, từ đó phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập gây hứng thú học tập cho người học
* Nhược điểm: Người dạy phải tự tìm hiểu trước vấn đề về giảng dạy và tự định hướng phươg pháp giảng dạy nên khó tránh khỏi những sai sót trong khi giảng dạy.
So sánh 2 mô hình áp dụng:
Mô hình 1
Mô hình 2
HS, SV giỏi hơn dạy cho HS, SV yếu hơn→ chỉ những ai giỏi hơn được làm người dạy.
Các HS, SV trong lớp thay nhau đảm nhận vai trò người dạy→ mọi người đều có cơ hội thực hành dạy.
Dạy lại kiến thức, lấp chỗ hổng cho HS, SV dạy kèm.
Mở rộng và củng cố kiến thức cho HS, SV.
Sự lệ thuộc của HS, SV được dạy vào HS, SV dạy kèm.
Cả người dạy và người học đều tham gia tích cực vào bài giảng, mối quan hệ giữa HS, SV dạy và được dạy thường xuyên được duy trì.
HS, SV được dạy tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
Mọi HS, SV đều được thong qua thực hành dạy.
Chú trọng vào tiến bộ trong kết quả học tập của người được dạy hơn là tiến bộ của người dạy.
Chú trọng vào sự tiến bộ của cả người dạy và người được dạy (vì ai cũng có cơ hội vừa làm người dạy vừa làm người được dạy).
Chưa sử dụng triệt để và có hiệu quả nguồn năng lực của HS, SV.
Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tiềm tàng là HS, SV trong việc nâng cao chất lượng học tập của chính họ rất cao.
Chỉ mang tính chất như 1 hoạt động ngoại khóa.
Là 1 chiến lược giáo dục trọng tâm cơ bản.
Ít xảy ra nhầm lẫn trong kiến thức dạy
Những sai sót trong kiến thức dạy hay những bất cập trong phương pháp dạy của HS, SV là không thể tránh khỏi.
3.2. Áp dụng vào bài giảng ngoại ngữ cụ thể
Đây là phần áp dụng theo mô hình 2 của phương pháp dạy học thông qua thực hành dạy.
Áp dụng vào bài giảng ngữ pháp “ La phrase interrogative”
- Môn Grammaire
- Dành cho sinh viên năm I lớp 10F4
Phần 1: Chuẩn bị
- Giáo viên giao chủ đề bài học và phân chia thành các đơn vị nhỏ hơn.
- Lớp có 12 người, chương trình để thực hành dạy gồm có 3 lessons nên chia lớp thành 3 nhóm.
- Sinh viên chọn phương pháp dạy phù hợp và tìm tài liệu, chuẩn bị dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Phần 2: Giảng dạy
Bước 1: Nhóm sẽ cử hai thành viên lần lượt thuyết trình các nội dung học trước lớp, mỗi thành viên chịu trách nhiệm giảng dạy một phần.
Bài gồm bốn phần:
1. Définition et valeur de la phrase interrogative.
2. Les trois formes de l’interrogation totale. (3 dạng câu hỏi)
L’interrogation marquée par la seule intonation (thể hiện bằng ngữ điệu)
La phrase interrogative introduite par le terme: est-ce que…? ( dùng est-ce que… trong câu hỏi).
L’ invertion + d’autres forms de l’interrogation totale. (đảo ngữ và các dạng câu hỏi khác)
3. L’interrogation patielle. (câu hỏi thành phần)
4. Pratique par exercices (bài tập thực hành)
Bước 2:
- Trong quá trình giảng dạy, sinh viên dạy đặt ra các câu hỏi cho những sinh viên dưới trả lời và trả lời những thắc mắc do các sinh viên học đặt ra.
- Cho bài tập áp dụng.
Bước 3: giáo viên tổng kết lại kiến thức và đưa ra nhận xét về ưu nhược điểm.
+ Phần nội dung: nhận xét độ chính xác của kiến thức
+ Phần hình thức: nhận xét mức độ hiệu quả và phù hợp của phương pháp dạy, nhận xét về mức độ hợp lý của việc sử dụng công cụ hỗ trợ bài giảng
Kết luận: Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt trong việc đào tạo giáo viên thì phương pháp này lại càng hữu hiệu. Vì nó không chỉ giúp cho học sinh nắm chắc hơn vấn đề đã học mà còn tạo điều kiện hình thành, phát triển khả năng giảng dạy ngay khi học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bi t7893ng h7907p.doc
- LDL.ppt