Phương pháp lập và trình bày Bảng cân đối kế toán tổng hợp

Trong công tác quản lý kinh tế của các doanh nghiệp thì công tác kế toán là công tác quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với nhau, không chỉ các doanh nghiệp tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động mà còn phải quan tâm tới công tác quản lý tài sản và nguồn vốn của mình. Quản lý kinh tế của doanh nghiệp đảm bảo thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và điều quan trọng là phải tự bù đắp được toàn bộ chi phí của hoạt động sản xuất, kinh doanh và kết quả cuối cùng là phải có lãi. Muốn vậy, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để quản lý tốt tài sản và nguồn vốn của mình để từ đó tính toán các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả . Để làm được điều đó, các nhà quản lý doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt một lượng thông tin kinh tế cần thiết. Các thông tin về thị trường và các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, một trong những công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhất của doanh nghiệp là công tác kế toán. Công tác kế toán có nhiệm vụ cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác đầy đủ số liệu cho các nhà quản lý. Từ đó các nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị trong doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán ở các doanh nghiệp cũng như bảng cân đối kế toán tổng hợp ở các tổng công ty, tập đoàn là tài liệu quan trọng để nghiên cứu , đánh giá tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của bảng cân đối kế toán, nhóm em đã đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực này với đề tài được giao là: "Phương pháp lập và trình bày Bảng cân đối kế toán tổng hợp".

doc32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3822 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp lập và trình bày Bảng cân đối kế toán tổng hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM XƯƠNG RỒNG STT  HỌ VÀ TÊN THÀNH VIÊN  MSSV  GHI CHÚ        1.  Trần Thị Minh Ân  142321898    2.  Nguyễn Thị Thu Hà (NT)  142321925    3.  Trần Thị Châu Hiền  142321945    4.  Từ Thị Mai Hương  142321958    5.  Nguyễn Châu Ngân  142322004    6.  Nguyễn Thị Oanh  142322019    7.  Võ Thị Thảo  142322046    8.  Nguyễn Thị Thơm  142322051    9.  Đoàn Thị Thúy  142322064    10.  Hoàng Thị Thu Thủy  142322068    BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓM Tên đề tài: Phương pháp lập và trình bày Bảng Cân đối Kế toán tổng hợp. I. Nhiệm vụ được giao: STT  Họ và tên  Nhiệm vụ được giao  Ghi chú   1.  Trần Thị Minh Ân Võ Thị Thảo  Khái quát chung về Báo cáo tài chính Tổng hợp: mục đích, phạm vi áp dụng, trách nhiệm    2.  Nguyễn Châu Ngân  Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính Tổng hợp    3.  Trần Thị Châu Hiền  Trình tự lập Báo cáo tài chính Tổng hợp    4.  Nguyễn Thị Thơm Hoàng Thị Thu Thủy  Khái quát về Bảng cân đối kế toán Tổng hợp: mục đích, ý nghĩa, nội dung, kết cấu    5.  Nguyễn Thị Thu Hà Từ Thị Mai Hương  Cơ sở lý luận và phương pháp lập Bảng Cân đối kế toán Tổng hợp    6.  Nguyễn Thị Oanh Đoàn Thị Thúy  Giải ví dụ minh họa Các bút toán điều chỉnh cho ví dụ minh họa    II. Quá trình làm việc nhóm: (Có kèm theo Biên bản Làm việc nhóm ở trang 33) III. Tổng hợp kết quả: (Bài làm hoàn chỉnh: Từ trang 03 đến trang 32) Giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên Giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong nội dung của mỗi người Tổng hợp kết quả và báo cáo trước lớp. IV. Kiến nghị: Đối với nhóm: Cần nhiệt tình trong các buổi thảo luận, tức là mỗi bạn sẽ phải tìm hiểu rất nhiều sách, báo để làm rõ vấn đề cần giải quyết. Đối với giảng viên, thành viên nhóm khác: Hy vọng nhóm sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện bài làm của mình. Thư ký Nhóm trưởng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 04 Phần I - CỞ SỞ LÝ LUẬN 05 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP 05 1. Mục đích của Báo cáo tài chính tổng hợp 05 2. Phạm vi áp dụng 05 3. Hệ thống Báo cáo tài chính tổng hợp 06 4. Trách nhiêm & thời hạn lập, nộp Báo cáo tài chính tổng hợp 06 5. Nơi nhận Báo cáo tài chính tổng hợp 07 6. Nguyên tắc lập & trình bày Báo cáo tài chính tổng hợp 07 II. TRÌNH TỰ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP 08 III. KHÁI QUÁT VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 08 1. Mục đích & ý nghĩa của Bảng Cân đối Kế toán Tổng hợp 08 2. Nội dung của Bảng Cân đối Kế toán Tổng hợp 08 3. Kết cấu của Bảng Cân đối Kế toán Tổng hợp 09 4. Phương pháp lập Bảng Cân đối Kế toán Tổng hợp 09 IV. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH GIẢM TRỪ 11 1. Các chỉ tiêu liên quan đến Bảng Cân đối Kế toán Tổng hợp 11 2. Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng nội bộ Tập đoàn 11 3. Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán TSCĐ trong nội bộ Tập đoàn 13 4. Điều chỉnh và loại trừ ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho thành TSCĐ trong nội bộ Tập đoàn 18 5. Các khoản vay trong nội bộ 21 6. Các khoản phải thu, phải trả nội bộ 22 Phần II- VẬN DỤNG ĐỂ GIẢI VÍ DỤ 23 KẾT LUẬN 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 BIÊN BẢN HỌP NHÓM 33 LỜI MỞ ĐẦU Trong công tác quản lý kinh tế của các doanh nghiệp thì công tác kế toán là công tác quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với nhau, không chỉ các doanh nghiệp tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động mà còn phải quan tâm tới công tác quản lý tài sản và nguồn vốn của mình. Quản lý kinh tế của doanh nghiệp đảm bảo thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và điều quan trọng là phải tự bù đắp được toàn bộ chi phí của hoạt động sản xuất, kinh doanh và kết quả cuối cùng là phải có lãi. Muốn vậy, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để quản lý tốt tài sản và nguồn vốn của mình để từ đó tính toán các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả . Để làm được điều đó, các nhà quản lý doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt một lượng thông tin kinh tế cần thiết. Các thông tin về thị trường và các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, một trong những công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhất của doanh nghiệp là công tác kế toán. Công tác kế toán có nhiệm vụ cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác đầy đủ số liệu cho các nhà quản lý. Từ đó các nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị trong doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán ở các doanh nghiệp cũng như bảng cân đối kế toán tổng hợp ở các tổng công ty, tập đoàn là tài liệu quan trọng để nghiên cứu , đánh giá tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của bảng cân đối kế toán, nhóm em đã đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực này với đề tài được giao là: "Phương pháp lập và trình bày Bảng cân đối kế toán tổng hợp". Mặc dù đã để tâm nghiên cứu đề tài này nhưng do còn có những hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, về nguồn tài liệu... nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự phê bình và chỉ bảo của Thầy để bài viết có thể hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân thành cám ơn ! NỘI DUNG Phần I – CƠ SỞ LÝ LUẬN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải lập BCTC tổng hợp, để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập BCTC, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo của toàn đơn vị. Đối với công ty mẹ và tập đoàn vừa phải lập BCTC tổng hợp, vừa phải lập BCTC hợp nhất thì phải lập BCTC tổng hợp trước sau đó mới lập BCTC hợp nhất hoặc BCTC hợp nhất giữa các loại hình hoạt động. Các đơn vị vừa phải lập BCTC tổng hợp và BCTC hợp nhất thì phải tuân thủ các quy định về lập BCTC tổng hợp và các quy định lập BCTC hơp nhất. Mục đích của BCTC tổng hợp Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh năm tài chính của toàn đơn vị. Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính và tình hình kinh doanh năm tài chính của toàn đơn vị. Thông tin của BCTC tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của toàn đơn vị cấp trên, các nhà đầu tư, các chủ sở hữu hiện tại và tương lai và các cơ quan nhà nước quản lý có thẩm quyền… Phạm vi áp dụng Kết thúc năm tài chính các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình không có công ty con phải lập BCTC tổng hợp để phản ánh tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của: Toàn bộ các đơn vị trong phạm vi quản lý của đơn vị cấp trên bao gồm đơn vị cấp trên và các đơn vị cấp dưới độc lập hoặc hạch toán trực thuộc Tổng công ty Nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con Các đối tượng trên được gọi chung là đơn vị kế toán cấp trên. Hệ thống BCTC tổng hợp Hệ thống BCTC tổng hợp - Bảng cân đối kế toán tổng hợp Mẫu số B01-DN - Báo cáo KQHĐKD tổng hợp Mẫu số B02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp Mẫu số B03-DN - Bản thuyết minh BCTC tổng hợp Mẫu số B09-DN Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam được vận dụng chủ yếu - VAS 07: Kế toán khoản đầu tư vào Công ty liên kết - VAS 08: Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh - VAS 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái - VAS 21: Hợp nhất kinh doanh - VAS 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tê. - VAS 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào Công ty Con Trách nhiệm và thời hạn lập, nộp BCTC tổng hợp Trách nhiệm lập Các đơn vị sau đây phải thực hiện lập BCTC tổng hợp đơn vị kế toán cấp trên ngoài BCTC riêng của đơn vị kế toán cấp trên: Tổng công ty Nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con; Đơn vị kế toán cấp trên khác: là những đơn vị kế toán có các đơn vị trực thuộc có lập BCTC; Đơn vị cấp trên phải lập, nộp và công khai BCTC tổng hợp theo quy định của Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán. Thời hạn lập và nộp BCTC tổng hợp BCTC tổng hợp phải lập và nộp vào cuối kỳ kế toán năm tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. BCTC tổng hợp phải được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nơi nhận BCTC tổng hợp Đối tượng lập BCTC tổng hợp  Thời hạn lập báo cáo  Nơi nhận báo cáo     Cơ quan TC, cơ quan dăng ký KD  Cơ quan thuế  Cơ quan thống kê   1. Tổng công ty Nhà nước (thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con)  Năm, Quý  x  x  x   2. Đơn vị kế toán cấp trên khác có đơn vị kế toán trực thuộc  Năm  x  x  X   Nguyên tắc lập và trình bày BCTC tổng hợp Đơn vị kế toán cấp trên khi lập BCTC tổng hợp phải căn cứ vào các bảng BCTC của tất cả các đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị cấp trên quản lý. Từng chỉ tiêu của từng BCTC tổng hợp được tính toán bằng cách tổng cộng chỉ tiêu tương ứng của tất cả các BCTC của các đơn vị trực thuộc. Đơn vị kế toán cấp trên không được loại trừ ra khỏi BCTC tổng hợp BCTC của đơn vị trực thuộc có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của các đơn vị trực thuộc khác trong đơn vị. Đối với các chỉ tiêu đặc biệt chỉ có ở một hoặc một số đơn vị trực thuộc cũng phải được trình bày trên BCTC tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên. BCTC tổng hợp được lập và trình bày theo nguyên tắc kế toán và nguyên tắc đánh giá như BCTC hàng năm của doanh nghiệp độc lập trên cơ sở tuân thủ Chuẩn mực kế toán. BCTC tổng hợp được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán theo nguyên tắc nhất quán cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự trong toàn bộ đơn vị. BCTC của các đơn vị trực thuộc sử dụng để lập BCTC tổng hợp phải được lập cho cùng một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kế toán trưc thuộc được đưa vào BCTC tổng hợp kể từ ngày đơn vị là đơn vị thành viên trực thuộc của đơn vị kế toán cấp trên. TRÌNH TỰ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP Kiểm tra BCTC của từng đơn vị kế toán trực thuộc, đảm bảo các báo cáo được lập theo đúng quy định của Luật kế toán và Chuẩn mực kế toán như: phải có đầy đủ từng BCTC; các BCTC được lập cùng kỳ kế toán năm; chính sách kế toán để lập các BCTC là thống nhất… Nếu cần điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh trước khi sử dụng để lập BCTC tổng hợp. Phân loại kế toán trực thuộc theo từng hoạt động như: DN sản xuất kinh doanh; hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động sự nghiệp (nếu có). Từng loại hoạt động trên được lập BCTC tổng hợp riêng. Đối với các chỉ tiêu phải giảm trừ thì lập Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và thực hiện tính toán tổng hợp trên chỉ tiêu đó. Lập Bảng tổng hợp báo cáo theo từng BCTC (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo KQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và Bản thuyết minh BCTC) từng chỉ tiêu của từng báo cáo đó. Căn cứ kết quả tổng hợp trên Bảng cân đối tổng hợp báo cáo để lập BCTC tổng hợp theo từng báo cáo. KHÁI QUÁT VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP Mục đích, ý nghĩa của Bảng CĐKT tổng hợp Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) tổng hợp: là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của Doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên BCĐKT tổng hợp cho biết toàn bộ giá trị sản lượng hiện có của Doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của Doanh nghiệp đó. Nội dung của Bảng CĐKT tổng hợp BCĐKT tổng hợp là hình thức biểu hiện của phương pháp cân đối tổng hợp kế toán, đồng thời là báo cáo kế toán chủ yếu nhất, dùng tiền để biểu thị toàn bộ vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh (hai mặt thể hiện của tài sản trong đối tượng kế toán của Doanh nghiệp) tại thời điểm lập báo cáo. Kết cấu của Bảng CĐKT tổng hợp BCĐKT tổng hợp gồm hai phần là phần chính và phần phụ. Phần chính dùng để phản ánh tài sản của Doanh nghiệp theo hai cách biểu thị khác nhau là vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh; còn phần phụ là phần các chỉ tiêu ngoài bảng dùng phản ánh tài sản của đơn vị khác. BCĐKT tổng hợp có hai phần và có thể thiết kế mẫu theo hai cách như sau: Theo hình thức hai bên: “Bên trái – Bên phải”, phần bên trái của BCĐKT tổng hợp phản ánh kết cấu vốn kinh doanh (phần tài sản), phần bên phải phản anh nguồn vốn kinh doanh. Theo hình thức một bên: “Bên trên – Bên dưới”, tức là cả hai phần tài sản và nguồn vốn được xếp cùng một bên trên BCĐKT tổng hợp, trong đó phần tài sản được lập trước ở bên trên, phần nguồn vốn được lập sau ở bên dưới. Cụ thể về hai phần trong BCĐKT: Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phán ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức hình thành tồn tại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Tài sản được phân chia thành các mục sau: Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Loại B: Tài sản cố định và đàu tư dài hạn Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản hiện có tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của Doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở Doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành các mục như sau: Loại A: Nợ phải trả Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi phần của BCĐKT đều phản ánh theo ba cột: Mã số; Số đầu năm; Số cuối kỳ (năm, quý) Phương pháp lập bảng cân đối kế toán tổng hợp Nguyên tắc lập và trình bày Bảng CĐKT tổng hợp Đơn vị kế toán cấp trên khi lập Bảng CĐKT tổng hợp phải căn cứ vào các Bảng CĐKT của tất cả các đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị cấp trên quản lý. Từng chỉ tiêu của từng Bảng CĐKT tổng hợp được tính toán bằng cách tổng cộng chỉ tiêu tương ứng của tất cả các Bảng CĐKT tổng hợp của các đơn vị trực thuộc. Đơn vị kế toán cấp trên không được loại trừ ra khỏi Bảng CĐKT tổng hợp Bảng CĐKT của đơn vị trực thuộc có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của các đơn vị trực thuộc khác trong đơn vị. Bảng CĐKT tổng hợp được lập và trình bày theo nguyên tắc kế toán và nguyên tắc đánh giá như Bảng CĐKT hàng năm của doanh nghiệp độc lập trên cơ sở tuân thủ Chuẩn mực kế toán. Bảng CĐKT tổng hợp được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán theo nguyên tắc nhất quán cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự trong toàn bộ đơn vị. Bảng CĐKT của các đơn vị trực thuộc sử dụng để lập Bảng CĐKT tổng hợp phải được lập cho cùng một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kế toán trưc thuộc được đưa vào Bảng CĐKT tổng hợp kể từ ngày đơn vị là đơn vị thành viên trực thuộc của đơn vị kế toán cấp trên. Trình tự lập Bảng CĐKT tổng hợp Kiểm tra Bảng CĐKT của từng đơn vị kế toán trực thuộc, đảm bảo các Bảng CĐKT được lập theo đúng quy định của Luật kế toán và Chuẩn mực kế toán như: các Bảng CĐKT được lập cùng kỳ kế toán năm; chính sách kế toán để lập các Bảng CĐKT là thống nhất… Nếu cần điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh trước khi sử dụng để lập Bảng CĐKT tổng hợp Phân loại kế toán trực thuộc theo từng hoạt động như: DN sản xuất kinh doanh; hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động sự nghiệp (nếu có). Từng loại hoạt động trên được lập Bảng CĐKT tổng hợp riêng. Đối với các chỉ tiêu phải giảm trừ thì lập Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và thực hiện tính toán tổng hợp trên chỉ tiêu đó. Các bước cơ bản khi áp dụng phương pháp tổng hợp Bảng Cân đối kế toán Bước 1: Cộng các chỉ tiêu trong Bảng Cân đối kế toán của Tổng Công ty và các Công ty thành viên trong Tập đoàn. Bước 2: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong Tập đoàn, cụ thể như sau: Doanh thu, giá vốn của hàng hóa, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn, kinh phí quản lý nộp tổng công ty, kinh phí của Công ty thành viên, lãi đi vay và thu nhập từ cho vay giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn đang nằm trong giá trị tài sản (như hàng tồn kho, tài sản cố đinh,…) phải được loại trừ hoàn toàn. Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bô đang phản ảnh trong giá trị tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định phải được laoij bỏ trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được. Số dư các khoản mục phải thu, phải trả trên Bảng Cân đối kế toán giữa các đơn vị trong cùng Tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn. Bước 3: Lập các Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu Tổng hợp. Bước 4: Lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu tổng hợp sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH GIẢM TRỪ Các chỉ tiêu liên quan đến BCĐKT tổng hợp Các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn; Các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh. Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng trong nội bộ Tập Đoàn Nguyên tắc điều chỉnh Trong báo cáo tài chính tổng hợp, doanh thu và giá vốn của hàng tiêu thụ trong nội bộ Tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện từ các giao dịch bán hàng đang phản ánh trong giá trị của hàng tồn kho cũng phải được loại trừ hoàn toàn. Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như sau: Lãi hoặc lỗ chưa thực Giá trị hàng tồn kho Giá trị của hàng tồn kho hiện trong hàng tồn = cuối kỳ tính theo giá - cuối kỳ tính theo giá vốn kho cuối kỳ bán nội bộ của bên bán hàng Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phải được loại trừ ra khỏi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, đồng thời lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ cũng phải được loại trừ khỏi giá vốn hàng bán trong kỳ. Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tổng hợp đã loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát từ giao dịch nội bộ, tuy nhiên cơ sở tính thuế của hàng tồn kho được xác định trên cơ sở hóa đơn mua hàng đã có lãi hoặc lỗ từ các giao dịch bán hàng nội bộ. Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn sẽ làm cho giá trị ghi sổ của hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính tổng hợp nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó. Trường hợp này sẽ phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17- Thuế thu nhập daonh nghiệp. Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này sẽ làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại, đồng thời làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ của cả Tập đoàn. Do đó kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong Bảng cân đối kế toán kho cuối kỳ. Việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch nội bộ chỉ được thực hiện khi chắc chắn rằng giá vốn xét trên phương diện Tập đoàn đối với lô hàng này vẫn nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Trong trường hợp đó, việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn sẽ làm cho giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tổng hợp lớn hơn cơ sở tính thuế của nó. Trường hợp này sẽ tạo ra chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và làm phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_nhom_4283.doc
  • pdfbai_tap_nhom_4283.pdf
  • pdftcvn_5178_90_6_8069.pdf
Luận văn liên quan