Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển nền kinh tế đất nước. Kỷ nguyên đổi mới kinh tế đã hình thành nên nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Với sự đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ về chất càng làm nền kinh tế phát triển một cách sôi động.
Cùng với sự nghiệp đổi mới Đất nước, sự nghiệp đổi mới ngân hàng cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhất là từ sau khi Pháp lệnh Ngân hàng ra đời, hoạt động ngân hàng khá toàn diện và tiến bộ ở tầm pháp lý cao hơn trước, bao quát được vấn đề cốt lõi về tổ chức và hoạt động ngân hàng.
Xuất phát từ đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế thị trường trong điều kiện mở cửa, việc phát triển các loại hình dịch vụ trong hoạt động ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là yêu cầu không thể thiếu để hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Nhận thức được yêu cầu đó, đề tài lần này mà em chọn lựa cho tiểu luận bộ môn Lý thuyết tiền tệ là: "Quá trình đổi mới hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam".
38 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình đổi mới hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển nền kinh tế đất nước. Kỷ nguyên đổi mới kinh tế đã hình thành nên nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Với sự đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ về chất càng làm nền kinh tế phát triển một cách sôi động.
Cùng với sự nghiệp đổi mới Đất nước, sự nghiệp đổi mới ngân hàng cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhất là từ sau khi Pháp lệnh Ngân hàng ra đời, hoạt động ngân hàng khá toàn diện và tiến bộ ở tầm pháp lý cao hơn trước, bao quát được vấn đề cốt lõi về tổ chức và hoạt động ngân hàng.
Xuất phát từ đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế thị trường trong điều kiện mở cửa, việc phát triển các loại hình dịch vụ trong hoạt động ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là yêu cầu không thể thiếu để hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Nhận thức được yêu cầu đó, đề tài lần này mà em chọn lựa cho tiểu luận bộ môn Lý thuyết tiền tệ là: "Quá trình đổi mới hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam".
Chương I
Một số lý thuyết cơ bản về hoạt động
của Ngân hàng Thương mại.
1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển hoạt động của Ngân hàng thương mại:
Ngân hàng ra đời và phát triển là kết quả của sự phát triển sản xuất, trao đổi hàng hoá, là kết quả của sự phân công lao động xã hội và nó luôn gắn liền với sự vận động của tiền tệ. Tiền thân của nghề ngân hàng chính là nghề kim hoàn có từ thế kỷ XIV. Đó là khi lưu thông tiền đúc bắt đầu phát triển mạnh và nghề kim hoàn ra đời với nhiêm vụ chính là cân và thử tiền.
Cùng với sự phát triển của trao đổi lưu thông hàng hoá thì khối lượng tiền tệ trong lưu thông ngày một lớn, các thương gia, điền chủ tích luỹ được khối lượng tiền, vàng ngày một nhiều. Vậy là từ việc chỉ cân và thử tiền, người thợ kim hoàn bắt đầu đổi và bảo quản tiền tệ cũng như tài sản. Lúc này, họ có thêm một chức năng mới-cũng là nhiệm vụ đầu tiên của nghề ngân hàng - là "người thủ quỹ của xã hội". Thế nhưng, đối với họ, tất cả những dịch vụ đó chỉ đem một khoản phí rất thấp, cho nên, để tăng thêm thu nhập, họ kiêm luôn việc thanh toán hộ. Hoạt động này phát triển, nhà kim hoàn liên tục thực hiện thanh toán cho khách hàng, và trong quỹ của họ bao giờ cũng có một số dư nhất định vì ngoài những khoản xuất ra họ còn thu vào nữa, bởi vậy họ đã nghĩ đến việc đem số dư đó cho vay. Chính hành vi này đã đem đến cho nhà kim hoàn những khoản lợi nhuận rất lớn nên câu hỏi đầu tiên được đặt ra đối với họ lúc này là làm sao để mở rộng được dịch vụ cho vay? Dĩ nhiên là muốn có đầu ra phải có đầu vào mà đầu vào của hoạt động cho vay chính là nhận tiền gửi. Thế là từ việc thu phí cho hoạt động thanh toán hộ, họ đã đi từ miễn phí đến trả lãi cho các khoản tiền gửi. Nhờ vậy, những người thợ kim hoàn đã tập trung vào tay mình dược rất nhiều nguồn vốn trong xã hội. Và Ngân hàng thương mại bước đầu xuất hiện.
Lúc đầu, các ngân hàng chỉ tổ chức lưu thông tiền đúc với số lượng có hạn nên không thể mở rộng dịch vụ cho vay. Vậy nên để làm dược việc này họ bắt đầu nghĩ ra tiền giấy. Buổi sơ khai, tiền giấy chỉ là những giấy chứng nhận mà khi cầm tờ giấy này, người sở hữu có thể đổi ra tiền đúc bất cứ lúc nào tại ngân hàng phát hành ra nó. Sau này, nó được gọi là tiền ngân hàng tư nhân vì mỗi ngân hàng phát hành một loại giấy chứng nhận khác nhau. Bởi vậy mà song song với hàng loạt các ngân hàng là hàng loạt các loại tiền giấy khác nhau. Điều này buộc người trao đổi tiến hành lựa chọn. Kết quả của sự chọn lựa đó là có một số loại tiền của một số ngân hàng tư nhân bị từ chối thanh toán bởi lẽ phạm vi lưu thông của mỗi đồng tiền được quy định bằng uy tín, tiềm lực kinh tế của ngân hàng phát hành ra nó. Điều này gây cản trở và khó khăn rất nhiều cho lĩnh vực lưu thông tiền tệ cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, do sự tác động mạnh mẽ của cạnh tranh, việc phát hành dần tập trung vào một số ngân hàng lớn và các ngân hàng này trở thành ngân hàng phát hành, được các đạo luật của Nhà nước hợp pháp hoá độc quyền phát hành tiền. Đến đây, hệ thống ngân hàng đã được chuyên môn hoá thành ngân hàng phát hành và ngân hàng chuyên doanh. Các ngân hàng chuyên doanh cũng được phân công lao động sâu sắc trong từng lĩnh vực như Ngân hàng Công nghiệp, Ngân hàng Thương nghiệp, v...v...
Từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay, các ngân hàng phát hành trở thành các Ngân hàng trung ương do có sự can thiệp của Nhà nước bằng biện pháp quốc hữu hoá hoặc hợp nhất, các ngân hàng chyên doanh trở thành Ngân hàng thương mại hoạt động theo hai xu hướng, hoặc chuyên doanh theo từng lĩnh vực hoặc hoạt động kinh doanh đa năng.
Cho đến ngày nay, hoạt động của các ngân hàng thương mại đã tiến một bước khá xa so với hoạt động của các ngân hàng cổ truyền ở những thế kỷ trước, nó mang đậm nét của thời đại bùng nổ thông tin và khoa học công nghệ. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra ngày càng khốc liệt, gay gắt. Để có thể tồn tại và đứng vững, các ngân hàng thương mại buộc phải ngày nâng cao chất lượng sản phẩm và chú trọng thoả mãn mọi nhu cầu tài chính của khách hàng. Sự tiến bộ ấy đã tạo nên một nền công nghiệp ngân hàng hoàn chỉnh.
Một số hoạt động phổ biến của hệ thống ngân hàng thương mại là:
Nhận tiền gửi và tiền tiết kiệm.
Cho vay đối với các tổ chức và các cá nhân.
Chuyển tiền và quản lý các công cụ thanh toán.
Dịch vụ đối ngoại.
Các dịch vụ khác.
Với việc thực hiện các nhiệm vụ của mình, ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường hiện nay có thể coi là một doanh nghiệp bởi vì các ngân hàng thương mại cũng thực hiện kinh doanh để kiếm lời như các doanh nghiệp khác. Nhưng xét về bản chất các hoạt động dịch vụ ngân hàng thì thấy rằng ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt. Các "sản phẩm" mà ngân hàng thương mại cung ứng được chế biến từ "nguyên liệu chính" là tiền với công nghệ đặc biệt là tiền tạo ra tiền (T' > T). Chúng giống những sản phẩm thông thường ở chỗ không ngừng cải tiến về mẫu mã, quy cách, chất lượng để tạo ra sự đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu sử dụng và túi tiền của khách hàng.
Trên cơ sở đó, các dịch vụ chính của một ngân hàng thương mại là:
Dịch vụ cung cấp "nguyên liệu chính" cho công nghiệp ngân hàng-dịch vụ nhận tiền gửi.
Dịch vụ cung cấp phương tiện thanh toán làm tăng khả năng luân chuyển vốn.
Các dịch vụ hỗ trợ khác.
2. Hoạt động thực hiện các chức năng của ngân hàng thương mại và vai trò của các hoạt động đó:
2.1/ Đối với nền kinh tế:
Trong nền kinh tế hàng hoá, các doanh nghiệp, các nhà sản xuất là người bán đồng thời cũng là người mua. Họ mua nguyên vật liệu, sức lao động, nhà xưởng, máy móc, công nghệ... để tiến hành sản xuất kinh doanh và họ bán sản phẩm tạo ra sau quá trình sản xuất đó để thu lợi nhuận. Quy trình đó được lặp đi lặp lại và nguồn vốn dược quay vòng từ chủ thể này sang chủ thể khác. Vì vậy, trong quan hệ kinh doanh, tất yếu các doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán với nhau về các khoản mua bán hàng hoá-dịch vụ. Các cá nhân cũng vậy, mỗi người đều có những nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành..., họ cần phải thực hiện chi trả hay thanh toán cho các nhu cầu đó. Thế nhưng, không phải lúc nào việc thanh toán trực tiếp giữa các chủ thể cũng diễn ra dễ dàng và thuận lợi bởi lẽ việc mua bán không còn dừng lại ở mớ rau hay con cá nữa mà nó là những khoản thanh toán lớn hơn rất nhiều. Và người ta cũng không thể dự trữ một số tiền quá lớn như thế ở trong nhà để chờ đợi một cơ hội mua thích hợp. Vì vậy, ngân hàng ra đời với nhiệm vụ đầu tiên là cung cấp và quản lý vốn, đồng thời thực hiện thanh toán hộ các khoản giao dịch cho khách hàng.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì tần số giao dịch ngày càng tăng nhanh, khối lượng tiền tệ ngày một lớn, phạm vi kinh doanh ngày càng mở rộng. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp hay các cá nhân không thể tự thanh toán trực tiếp với nhau được mà cần có sự tham gia của các ngân hàng trong nước và quốc tế. Bởi vậy, Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán cho nền kinh tế.
Mặt khác, theo đặc điểm tuần hoàn vốn tiền tệ trong quá trình tuần hoàn vốn xã hội đã phát sinh hiện tượng cùng lúc có những chủ thể có vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi (như tiền bán hàng của các doanh nghiệp nhưng chưa mua nguyên vật liệu, tiền trích khấu hao chưa sử dụng, tiền lương chưa đến kỳ trả...) và có những chủ thể có nhu cầu cần bổ sung vốn trong một thời gian ngắn (như doanh nghiệp cần mua nguyên vật liệu nhưng chưa bán được sản phẩm, cần sửa chữa hoặc mua sắm tài sản cố định nhưng nguồn tích luỹ và khấu hao chưa đủ, cá nhân cần tiền cho nhu cầu mua sắm tài sản có giá trị nhưng tiền tích luỹ còn hạn chế...). Ngân hàng thương mại đã giải quyết mâu thuẫn này bằng cách đứng ra làm trung gian tín dụng để chuyển dịch vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Nhiệm vụ của ngân hàng là nhận tiền gửi và đem tiền gửi đó đáp ứng những nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Hoạt động này đã làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của toàn bộ nền kinh tế, cụ thể là trên cơ sở nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các cá nhân, ngân hàng có điều kiện thực hiện điều hoà vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, làm cho vốn được sử dụng hiệu quả và triệt để hơn, tận dụng tốt hơn những nguồn lực sẵn có về vốn. Đồng thời, việc sử dụng vốn triệt để sẽ làm giảm hao phí sản xuất và lưu thông tiền tệ, tiết kiệm chi phí xã hội. Hơn thế nữa, từ nhưng nguồn vốn nhỏ, lẻ tẻ, ngân hàng có thể tập trung thành những nguồn vốn lớn cung cấp cho các doanh nghiệp thưc hiện tái sản xuất mở rộng, thúc đẩy quá trình sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm việc làm, tăng sản lượng và giảm nhập khẩu hàng hoá.
Chức năng trung gian thanh toán cũng được thực hiện trên cơ sở chức năng trung gian tín dụng bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho khách hàng một tài khoản để theo dõi các khoản thu - chi và đó chính là tiền đề cho chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, với phương thức thanh toán trực tiếp, chủ thể sử dụng vốn phải chịu nhiều lãng phí như: vốn nhàn rỗi trước khi thanh toán không được sử dụng, phải chi phí nhiều khoản về kho quỹ, bảo quản, sổ sách kế toán, vận chuyển, đếm nhận... Nhưng nhờ có hoạt động của ngân hàng mà quy mô thanh toán trực tiếp ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho quá trình phát triển không giới hạn của các nghiệp vụ thanh toán gián tiếp qua ngân hàng. Khi thực hiện thanh toán qua ngân hàng, họ không còn phải giữ tiền trong túi hay chịu những khoản chi phí trên nữa. Ngược lại, họ còn được hưởng một khoản lợi, dù nhỏ bé, từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình, lại có thể thực hện thanh toán một cách an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm. Như vậy, chức năng này đã góp một phần công sức to lớn vào việc thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn do đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Sự kết hợp giữa hai chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán là cơ sở để ngân hàng thương mại thực hiện chức năng thứ ba - chức năng tạo tiền gửi thanh toán. Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả xã hội. Thông qua chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng vốn huy động được để cho vay, khoản vay đó được khách hàng sử dụng để mua hàng hoá dịch vụ. Và chỉ khi thực hiện cho vay, ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền. Tuy vậy, để tạo ra tiền gửi thanh toán, ngân hàng phải làm được chức năng trung gian thanh toán thì số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng mới là một bộ phận của lượng tiền giao dịch. Do vậy, khái niệm về "tiền", "tiền giao dịch" không chỉ là giấy bạc do ngân hàng trung ương của mỗi nước phát hành ra mà bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra.
Ngày nay, do thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, các ngân hàng đã và đang ứng dụng những kỹ thuật hiện đại, tiên tiến vào hoạt động nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất khách hàng của mình. Theo đó, các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt lần lượt ra đời từ những công cụ cổ truyền như séc thanh toán cho đến các công cụ hiện đại như thẻ thanh toán. Việc sử dụng các công cụ thanh toán này đã làm giảm chi phí lưu thông tiền mặt, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí xã hội. Với việc luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ cao trong thanh toán, các ngân hàng ngày càng có thể cho hàng triệu khách hàng các dịch vụ hiệu quả nhất với giá cả hợp lý nhất. Họ thực hiện môi giới, đại lý cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế trên thị trường chứng khoán, thực hiện các dịch vụ về thông tin tư vấn cho khách hàng và các dịch vụ khác, giúp cho các khách hàng của mình trong việc quản lý tài sản, tài chính một cách có lợi nhất. Hơn thế, với tư cách là một cơ quan chuyên trách, chuyên kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, các ngân hàng thương mại hoạt động như một "chất bôi trơn", dẫn vốn từ kênh tiết kiệm đến kênh đầu tư trên thị trường tài chính, giải quyết mọi mối quan hệ về cung-cầu tiền tệ, góp phần ổn định nền kinh tế, đảm bảo cho thị trường tài chính hoạt động nhịp nhàng, trôi chảy và hữu hiệu, giúp cải thiện đời sống kinh tế cho mỗi cá nhân trong xã hội.
2.2/ Đối với ngân hàng:
Nếu như đối với nền kinh tế, ngân hàng là người đi vay và cho vay, là người dảm bảo lợi ích của tất cả các chủ thể thì với chính bản thân mình, ngân hàng cũng tìm kiếm được những nguồn lợi không nhỏ. Nguồn lợi ở đây không chỉ dừng lại ở lợi nhuận mà nó còn ở rất nhiều khía cạnh khác nữa. Đó là việc mở rộng thị trường, phân tán rủi ro, khai thác tiềm năng v...v. Nhưng có lẽ khía cạnh đầu tiên cần nói đến không gì khác vẫn là lợi nhuận bởi lẽ ngân hàng chẳng qua cũng chỉ là một doanh nghiệp mà mục đích hàng đầu của mọi doanh nghiệp luôn là kinh doanh để kiếm lời.
Cũng giống như tất cả các tổ chức kinh doanh khác, một ngân hàng khi có số lượng khách ngày một nhiều nghĩa là doanh thu của họ ngày một tăng. Doanh thu tăng lên sẽ giúp ngân hàng tập trung được nguồn vốn to lớn thông qua tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán để ngân hàng có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng-là hoạt động trọng tâm của ngân hàng. Qua đó, lợi nhuận của ngân hàng tăng lên rõ rệt.
Hơn nữa, việc phát triển các loại hình dịch vụ ngày một đa dạng mà đặc biệt là những dịch vụ hỗ trợ như môi giới, đại lý chứng khoán, tư vấn, thông tin, bảo quản, ký gửi... sẽ tạo điều kiện cho khách hàng có những mối quan hệ khách hàng lâu dài, bền vững. Đây là điều mà một ngân hàng thương mại dặc biệt quan tâm bởi điều đó quyết địnhphần lớn sự thành công của hoạt động ngân hàng. Cho nên, mục tiêu của các ngân hàng thương mại luôn là làm sao để khai thác và mở rộng các khoảng trống trên thị trường, phát triển các mối quan hệ với những khách hàng đã, đang và sẽ có.
Thực hiện được tốt các chức năng của mình, một ngân hàng còn có khả năng để phân tán mọi rủi ro. Có thể nói, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là hoạt động gặp rủi ro nhiều nhất bởi mọi biến động trên các thị trường đều liên quan đến tiền tệ. Có một số loại rủi ro ngân hàng thường gặp như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hệ thống, rủi ro chính sách, rủi ro môi trường... Trong đó rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá là hiện tượng thường gặp nhất đối với ngân hàng bởi trong cơ chế thị trường, lãi suất và tỷ giá luôn biến động. Nhưng không chỉ có vậy, có nhiều loại rủi ro không phải do bản thân ngân hàng hay hệ thống ngân hàng tự gây nên. Rủi ro nhiều khi phát sinh từ những biến động trong đời sống kinh tế-xã hội của một quốc gia, một khu vực hoặc trên thế giới như sự thay đổi về chính sách thuế, ngoại thương v...v. Nhưng đáng lo ngại nhất là rủi ro hệ thống. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một hoặc một số tổ chức tài chính bị phá sản, lây lan đến toàn bộ hệ thống tài chính mà trong đó ngân hàng nằm ở vị trí trung tâm của phản ứng dây chuyền này. Vốn của khách hàng bị rút khỏi ngân hàng một cách ồ ạt trong khi các khoản nợ chưa thu hồi được làm hàng loạt ngân hàng bị mất khả năng thanh toán. Bởi vậy, việc mở rộng về phạm vi và loại hình hoạt động là "phương thuốc" hữu hiệu nhất mà "vị thuốc chính" là lợi nhuận. Lợi nhuận thu được từ các dịch vụ khác nhau, ở những khu vực khác nhau sẽ bổ sung cho nhau khi thị trường biến động. Nó có khả năng giúp hàn gắn những vết rạn và giữ vững sự ổn định cho ngân hàng.
Chương II
Quá trình đổi mới của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam.
1. Vài nét về hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam:
Sau khi pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ra đời vào tháng 5/1990, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được hình thành với tư cách là các pháp nhân thực hiện kinh doanh tiền tệ, cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp và các thể nhân để thông qua đó tìm kiếm lợi nhuận.
Đến nay hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã bao gồm một mạng lưới rộng lớn như sau:
- 6 ngân hàng thương mại quốc doanh;
- 51 ngân hàng thương mại cổ phần ( gồm 31 ngân hàng cổ phần đô thị và 20 ngân hàng cổ phần nông thôn);
- 10 công ty tài chính;
- 4 ngân hàng liên doanh;
- 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Hệ thống quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng với 16 quỹ tín dụng khu vực và 966 quỹ tín dụng cơ sở.
Các ngân hàng thương mại quốc doanh (bao gồm Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng phát triển nông nghiệp và hai ngân hàng mới thành lập là Ngân hàng phục vụ người nghèo và Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long) chủ yếu được cải tổ từ các ngân hàng chuyên doanh cũ thực hiện chức năng kinh doanh với vai trò chủ đạo trong hệ thống. Sau gần 10 năm đổi mới thực sự hạch toán kinh tế và kinh doanh độc lập, các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh không ngừng, doanh số hoạt động chiếm 85% hoạt động ngân hàng trong cả nước và có đủ sức mạnh để cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài có mặt ở Việt Nam, nâng cao được uy tín với bạn hàng trong nước và quốc tế.
Quán triệt nguyên tắc đa dạng hoá và đa phương hoá hoạt động, các ngân hàng thương mại quốc doanh đã mở rộng tín dụng cho mọi thành phần kinh tế, tín dụng không chỉ dành riêng cho khu vực kinh tế quốc doanh mà còn được thực hiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và dân cư, các loại cho vay cũng được cơ cấu lại một cách hợp lí, các hình thức huy động vốn có nhiều thay đổi, từ đó mà khối lượng và chất lượng tín dụng tăng lên đáng kể, tỷ lệ nợ quá hạn giảm đi rõ rệt. Một số các dịch vụ mới đã bước đầu phát triển như thanh toán quốc tế, dịch vụ kiều hối, dịch vụ uỷ thác đầu tư, tài trợ xuất nhập khẩu... đóng góp một nguồn thu đáng kể trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Ngoài ra các ngân hàng còn chú trọng mở mang quan hệ với quốc tế bằng việc nhận làm đại lí cho các ngân hàng nưóc ngoài, đặc biệt, Ngân hàng ngoại thương còn mở một công ty tài chính tại Hồng Kông và một số văn phòng đại diện tại các nước trên thế giới.
Song song với việc đổi mới và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh có hiệu quả, các Ngân hàng thương mại quốc doanh đã dành vốn tích luỹ để đầu tư đáng kể cho cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm đổi mới bộ mặt của một ngân hàng thương mại. Các ngân hàng đã tích cực ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào các hoạt động mở đầu bằng việc đưa hàng ngàn máy tính vào ứng dụng để thu thập, khai thác, xử lí, truyền dẫn, lưu trữ thông tin, dữ liệu, các phần mềm ứng dụng do các ngân hàng tự thiết lập được chạy trên các hệ thống trong mạng vi tính của ngân hàng. Sự xuất hiện của các loại thẻ nhựa như Visa, Mastercard... đã tạo thêm công cụ thanh toán mới trong nền kinh tế. Việc ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động đã bước đầu phát huy được hiệu quả không những giúp được cho ngân hàng nhanh chóng hội nhập với các ngân hàng trên thế giới mà còn có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế.
Những hoạt động trên đã mang đến cho các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam một diện mạo mới, một sắc thái mới hết sức khả quan trong gi