Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty

Với hơn 3 năm học tập tại lớp Quản trị kinh doanh thương mại 41 A Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo và nhà trường, tôi đã có được một số kiến thức cơ bản rất có ích cho bản thân.Đó là hành trang để tôi chuẩn bị bước vào thực tế. Nhưng do chưa có kinh nghiệm thực tế cùng với thời gian thực tập quá ngắn (hơn 1 tháng) nên trong thời gian thực tập tôi đã không được giao một công việc cụ thể. Vì vậy, trong bản báo cáo tổng hợp này với tư cách là một quan sát viên tôi xin trình bày những nội dung sau : Chương I : Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Chương II : Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Chương III : Phương hướng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà.

doc34 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7718 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Với hơn 3 năm học tập tại lớp Quản trị kinh doanh thương mại 41 A Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo và nhà trường, tôi đã có được một số kiến thức cơ bản rất có ích cho bản thân.Đó là hành trang để tôi chuẩn bị bước vào thực tế. Nhưng do chưa có kinh nghiệm thực tế cùng với thời gian thực tập quá ngắn (hơn 1 tháng) nên trong thời gian thực tập tôi đã không được giao một công việc cụ thể. Vì vậy, trong bản báo cáo tổng hợp này với tư cách là một quan sát viên tôi xin trình bày những nội dung sau : Chương I : Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Chương II : Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Chương III : Phương hướng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Chương I – Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bánh Kẹo Hải Hà 1/ Lịch sử hình thành của Công ty Bánh Kẹo Hải Hà Công ty Bánh Kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, tự điều chỉnh về kinh tế, có tư cách pháp nhân đầy đủ có tài khoản và con dấu riêng trực thuộc Bộ Công Nghiệp, chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo và thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân. Công ty được thành lập chính thức theo QĐ số 216/CN/TCLĐ ngày 24/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.Đăng ký kinh doanh số 106282 do trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp ngày 7/4/1993. Ngày 12/4/1997 Công ty đã được Bộ Thương Mại cấp giấy kinh doanh xuất nhập khẩu số 1011001. Trụ sở chính đặt tại : Số 25 Đường Trương Định - Hai Bà Trưng - Hà Nội Tên giao dịch : HaiHa Confectionery Company Viết tắt : HaiHaCo Sau đây là quá trình hình thành của Công ty. ũ Giai đoạn I : (1959 – 1991) Tháng 11 năm 1959, tổng Công ty nông thổ sản Miền Bắc đã xây dung một cơ sở thử nghiệm nghiên cứu hạt chân châu (Tapioca) với 9 cán bộ của Công ty gửi sang. Đến đầu năm 1960, thực hiện chủ trương của tổng Công ty cơ sở đã đi sâu nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng miến từ đậu xanh để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Trên cơ sở đó, ngày 25/12/1960, Xưởng Miến Hoàng Mai ra đời, đánh dấu bước đi đầu tiên cho sự phát triển của Công ty sau này. Đến năm 1962 Xí nghiệp Miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý.Thời kỳ này xí nghiệp đã thử nghiệm thành công đưa vào sản xuất các mặt hàng dầu và tinh bột ngô cung cấp cho nhà máy pin Văn Điển. Năm 1966, Viện thực vật đã lấy nơi đây làm cơ sở vừa sản xuất thử nghiệm các đề tài thực phẩm, vừa phổ biến cho các địa phương sản xuất nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ, tránh được ảnh hưởng của chiến tranh gây ra. Từ đó nhà máy đổi tên thành Nhà máy thực nghiệm Hải Hà.Ngoài sản xuất bột ngô, nhà máy còn sản xuất viên đạm, cháo tương, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, dầu đạm tương, bánh mỳ, bột dinh dưỡng trẻ em và bước đầu nghiên cứu mạch nha. Tháng 6 năm 1970 thực hiện chủ trương của Bộ lương thực thực phẩm, nhà máy đã chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của nhà máy Hải Châu bàn giao sang với công suet 900 tấn / năm, với nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo nha, giấy tinh bột và lấy tên là Nhà máy Thực Phẩm Hải Hà, với số cán bộ công nhân viên là 555 người. Đến năm 1980, nhà máy chính thức có 2 tầng nhà với tổng diện tích sử dụng là 2500 m² với số cán bộ công nhân viên là 900 người. Năm 1988 do việc sát nhập các cán bộ nhà máy trực thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quản lý. Thời kỳ này, Nhà máy mở rộng và phát triển thêm nhiều dây chuyền sản xuất dần dần hoàn chỉnh luận chứng kinh tế. Sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Một lần nữa, nhà máy đổi tên thành Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà.Với tốc độ tăng sản lượng hàng năm từ 1% -> 15%, sản xuất từ chỗ thủ công đã dần dần tiến tới cơ giới hoá 70% -> 80% với số vốn Nhà nước giao từ ngày 1/1/1991 là 5454 triệu đồng. ũ Giai đoạn II (1992 - đến nay) Tháng 1 / 1992, nhà máy chuyển về Bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Trước tình hình biến động của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã phá sản hoặc cổ phần hoá, nhưng doanh nghiệp Hải Hà vẫn tiếp tục đứng vững và vươn lên. Theo Quyết định 397 của Bộ công nghiệp nhẹ ngày 15/4/1994 nhà máy được quyết định đổi tên thành Công ty Bánh Kẹo Hải Hà với tên giao dịch là HaiHaCo trực thuộc Bộ công nghiệp quản lý.Mặt hàng sản xuất chính của Công ty là bánh và kẹo các loại : kẹo sữa dừa, kẹo hoa quả, kẹo cà phê, kẹo cốm, bánh biscuit, bánh kem... chế biến thực phẩm do nhà nước đầu tư vốn và quản lý. Công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh độc lập, các xí nghiệp trực thuộc Công ty gồm có : + Xí nghiệp kẹo + Xí nghiệp bánh + Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì + Xí nghiệp phụ trợ + Xí nghiệp dinh dưỡng Nam Định 2/ Quá trình phát triển của Công ty Bánh Kẹo Hải Hà Trong quá trình phát triển Công ty đã liên doanh với các công ty nước ngoài : Năm 1993 Công ty liên doanh với công ty Kotobuki (Nhật Bản) thành lập liên doanh HaiHa – Kotobuki, với tỷ lệ vốn góp như sau : + Bên Việt nam 30% (12 tỷ) + Bên Nhật Bản 70% (28 tỷ) Năm 1995 thành lập liên doanh Hải Hà - MIWON (Đài Loan) tại Việt Trì, với tổng số vốn góp của Hải Hà là 1 tỷ đồng. Năm 1996 Công ty thành lập liên doanh HAIHA – Kameda tại Nam Định với số vốn góp của Hải Hà là 4,7 tỷ đồng (30%), đến năm 1998 do hoạt động không mang lại hiệu quả nên đã giải thể liên doanh vào tháng 12/ 1998. 3/ Mô hình tổ chức của công ty 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty (Sơ đồ 1) Nhà máy Nam Định Nhà máy Việt Trì Xí nghiệp phụ trợ Xí nghiệp kẹo Xí nghiệp bánh Bộ phận bốc vác Bộ phận vận tải Kho Bộ phận vật tư Bộ phận Marketing Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm P Kinh doanh P KCS P Kỹ thuật Phó TGĐ Kinh doanh Phó TGĐ Tài chính Tổng Giám Đốc Văn phòng P Kế toán P Hành chính P Tổ Chức Nhà ăn Y Tế P Tài chính 3.2. Cơ cấu quản lý Bộ máy quản lý của Công ty tổ chức theo mô hình đa bộ phận với cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng và thực hiện cơ chế quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Theo đó, Tổng Giám Đốc là người toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, tập thể người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó Tổng Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý và trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh có chức năng : + lập kế hoạch sản xuất kinh doanh + điều độ sản xuất và lập kế hoạch + cung ứng vật tư sản xuất, cân đối kế hoạch thu mua, ký hợp đồng thu mua thiết bị vật tư. + ký hợp đồng và theo dõi thực hiện tiêu thụ sản phẩm + tổ chức hoạt động Marketing từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ, thăm dò thị trường, quảng cáo, mở rộng thị trường lập ra các chiến lược tiếp thị. + lập kế hoạch phát triển cho các năm sau Phó Tổng Giám Đốc tài chính có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo phòng tài chính và phòng kế toán. Phòng tài chính và kế toán có chức năng : + huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh + kiểm soát các hoạt động tài chính của Công ty + tổ chức hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh (lãi, lỗ) + thực hiện các nghiệp vụ giao dịch thanh toán và phân phối lợi nhuận. Phòng KCS và phòng kỹ thuật có chức năng : + nghiên cứu kỹ thuật cơ điện, công nghệ. + theo dõi thực hiện quy trình công nghệ + nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới. + đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm + xây dựng định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm. Văn phòng có chức năng : + lập định mức thời gian cho các loại sản phẩm + tính lương thưởng cho cán bộ công nhân viên + tuyển dụng lao động + phụ trách về bảo hiểm, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp + phục vụ tiếp khách... Phòng y tế, nhà ăn, bảo vệ có chức năng : bảo vệ, kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty, tổ chức bữa ăn giữa ca và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra còn có một hệ thống các cửa hàng có chức năng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, hệ thống nhà kho có chức năng dự trữ nguyên vật liệu, bảo đảm nguyên vật liệu trang thiết bị phục vụ sản xuất đồng thời dự trự bảo quản sản phẩm làm ra. Có thể nói, bộ máy quản lý của Công ty càng ngày càng đơn giản gọn nhẹ, không cồng kềnh như trước đây nữa.Nó được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, được chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, tất cả đều theo sự chỉ đạo điều hành của Tổng Giám Đốc, có sự trợ giúp của hai phó tổng giám đốc kinh doanh và phó tổng giám tài chính cùng với hệ thống phòng ban độc lập với chức năng, nhiệm vụ riêng của từng phòng ban hoạt động theo một hệ thống thống nhất dưới sự giám sát,quản lý trực tiếp của cấp quản trị cấp cao mà người quyết định cuối cùng là Tổng Giám Đốc. Chương II – Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty Bánh Kẹo Hải Hà Đặc điểm kinh doanh của Công ty Đặc điểm nhân sự của công ty Bảng 1 : Cơ cấu lao động của công ty năm 2002 Chỉ tiêu XN kẹo XN bánh XN phụ trợ XN Việt Trì XN Nam Định Hành chính –kỹ thuật Tổng Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Tổng 467 26,4 310 17,5 42 2,4 735 41,5 66 3,7 151 8,5 1771 100 1.Giới tính - nam - nữ 135 332 29 71 84 226 27 73 34 8 81 19 235 500 32 68 26 40 39 61 68 83 45 55 582 1189 32,8 67,2 2.Trình độ - đại học - cao đẳng trung cấp 8 18 1,7 3,9 9 19 2,9 16,3 8 30 19 71 29 70 3,9 9,5 5 10 7,5 15 60 71 39,7 47 111 218 6,3 12,3 3.Hthức lđ - trực tiếp - gián tiếp 401 66 85,9 14,1 285 25 91,9 8,1 38 4 90,5 9,5 697 38 94,8 5,2 54 12 82 12 0 151 0 100 1436 335 21 19 4.T.hạn lđ - dài hạn -hợp đồng - thời vụ 280 97 90 60 21 19 64 53 193 21 17 62 37 5 0 88 12 0 370 148 217 50 20 30 54 0 0 82 12 0 107 41 3 71 27 2 912 356 503 51,5 20,1 28,4 Qua bảng trên ta nhận thấy : Về mặt số lượng : từ một xí nghiệp có 9 cán bộ công nhân viên thì đến năm 2002 Công ty đã có 1771 lao động. Về mặt chất lượng : toàn Công ty có 111 người có trình độ đại học chiếm 6,3 %, có 218 người có trình độ cao đẳng trung cấp chiếm 12,3% trong đó cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ đại học là 60 người chiếm 39,7%, trung cấp có 71 người chiếm 47%.Điều đó cho thấy nguồn lao động của công ty được nâng cao về chất, đã có nhiều người có trình độ cao nắm giữ những cương vị chủ chốt để phù hợp với sự thay đổi của cơ chế thị trường nhằm tạo những bước đi vững chắc cho sự phát triển của công ty. Về mặt cơ cấu : Cán bộ công nhân viên của Công ty chủ yếu là nữ chiếm 67,2 % tập trung chủ yếu trong khâu bao gói đóng hộp vì công việc này đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ, bền bỉ và nhẹ nhàng.Trong xí nghiệp phụ trợ đội bốc xếp, nam là chủ yếu chiếm 81% vì công việc này đòi hỏi phải có sức khoẻ, có tay nghề kỹ thuật mà nam giới là thích hợp hơn cả. Vì tính chất sản xuất của Công ty có tính thời vụ (mặt hàng chủ yếu là bánh kẹo – một mặt hàng được tiêu thụ mạnh vào những dịp lễ tết, hội hè, trung thu) nên ngoài lực lương lao động dài hạn chiếm 51,5 %, công ty còn sử dụng một lực lượng lao động hợp đồng (1- 3 năm) chiếm 20,1%, lao động thời vụ chiếm 28,4 % mục đích là nhằm giảm bớt chi phí về nhân công để tăng doanh thu và lợi nhuận. 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ 1.2.1. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật Công ty có 5 xí nghiệp thành viên trong đó có 4 xí nghiệp sản xuất chính và 1 xí nghiệp phụ trợ. Cấc xí nghiệp chính được xây dựng theo nguyên tắc đối tượng, mỗi xí nghiệp được phân công sản xuất những nhóm sản phẩm nhất định. + Xí nghiệp kẹo : chuyên sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo gôm, kẹo coffee... + Xí nghiệp bánh : sản xuất các loại bánh biscuit, bánh cracker, bánh kẹp kem...một đặc trưng của Công ty là chuyên dùng tên các loại hoa để đặt tên cho các sản phẩm bánh như : bánh Cẩm chướng, Hải Đường, Thuỷ Tiên, Lay ơn... + Xí nghiệp phụ trợ : phục vụ việc cung cấp mhiệt lượng cho các xí nghiệp sản xuất bánh kẹo, sữa chữa các máy móc thiết bị của toàn Công ty Ngoài ra xí nghiệp này còn thêm bộ phận sản xuất phụ với nhiệm vụ làm nhãn, gói kẹo,cắt giấy in bìa, in hộp... + Nhà máy thực phẩm Việt Trì : sản xuất bánh kẹo và một số sản phẩm khác như : mỳ ăn liền, nước giải khát và năm 1997 được đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất kẹo Jelly, đây là một sản phẩm rất được ưa chuộng đặc biệt là đối với trẻ con. + Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định : chuyên sản xuất bột dinh dưỡng, bột canh và bánh kem xốp các loại... Sơ đồ 2 : Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Công ty Bánh kẹo Hải Hà Hệ thống phòng ban Xí nghiệp bánh Xí nghiệp kẹo Xí nghiệp phụ trợ Nhà máy thực phẩm Việt trì Nhà máy dinh dưỡng Nam Định Phân xưởng kẹo Jelly Phân xưởng kẹo các loại Phân xưởng cơ khí Phân xưởng giấy bột Phân xưởng bánh kẹp kem Phân xưởng bánh bích quy Phân xưởng làm bột gạo Phân xưởng kẹo gôm Phân xưởng kẹo mềm Phân xưởng kẹo cứng Phân xưởng kem xốp các loại 1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty theo kiểu đơn giản, chế biến liên tục, khép kín, sản xuất với mẻ lớn trên dây chuyền bán tự động, thủ công nửa cơ khí. Đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty là không có sản phẩm dở dang, mỗi sản phẩm được hoàn thành ngay sau khi kết thúc dây chuyền sản xuất, sản phẩm hỏng được đem đi tái chế ngay trong ca làm việc.Trên một dây chuyền sản xuất có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng có sự tách biệt về thời gian. Mỗi chu kỳ sản xuất thường ngắn, nhanh nhất là từ 5 – 10 phút, còn dài nhất là 3-4 giờ.Dưới đây là các quy trình công nghệ sản xuất bánh kẹo. Sơ đồ 3 : Quy trình công nghệ sản xuất kẹo mềm Làm nguội Nấu Phôi chế nguyên liệu Hoà đường Lăn côn Lên máy cán Máy cuốn (vuốt) Lên máy cắt Sàng rung rung Máy gói tự động Gói thủ công Đóng túi to Đóng túi to Sơ đồ 4 : Quy trình công nghệ sản xuất bánh kem xốp Phết kem Máy cắt thanh Tạo vỏ bánh Nướng vỏ bánh Bao gói Tạo kem Sơ đồ 5 : Quy trình công nghệ sản xuất kẹo cứng Nấu Hoà đường Làm nguội Bơm nhân Máy lăn côn Máy gói Bơm nhân Vuốt kẹo Rung sàng Dập hình Gói tay Sơ đồ 6 : Quy trình công nghệ sản xuất bánh quy Nướng bánh Tạo hình Nhân trộn Nguyên liệu đóng gói thủ công Làm nguội đóng gói bằng máy Phủ sôcôla Làm bóng Làm nguội Đóng túi 1.3. Tình hình kinh doanh các mặt hàng Hiện nay, Công ty sản xuất gần 100 chủng loại bánh kẹo.Do đặc tính của sản phẩm không phải đầu tư theo chiều sâu mà chủ yếu bằng đa dạng hoá sản phẩm, nên Công ty luôn cố gắng, nghiên cứu, tìm kiếm các sản phẩm mới.Việc nhập thêm một số dây chuyền sản xuất kẹo Jelly, Caramen đã giúp cho Công ty có những sản phẩm đặc trưng.Tình hình tiêu thụ cấc nhóm mặt hàng trong một số năm gần đây được thể hiện qua bảng sau Bảng 2 : Cơ cấu kinh doanh các nhóm hàng chính của Công ty Đơn vị tính : tấn Năm Tên 1999 2000 2001 2002 00/ 99 (%) 01/ 00 (%) 02/ 01 (%) B á n h ngọt Kem xốp các loại, quy kem xốp dừa, cẩm chướng, bông hồng vàng.. 2100 1890 2137 2387 90 113,06 111,7 mặn Violét, dạ lan hương thuỷ tiên, pho mát... 1020 1090 1270 1109 106,83 116,5 87,32 K ẹ o Cứng Dứa, xoài, dâu sôcôla, hoa quả, tây du ký... 2900 2150 2820 2769 74,13 131,16 98,19 M ề m Cốm,sữa dừa cafê, bắp bắp, mơ... 3700 3520 3423 3600 95,13 97,24 105,17 dẻo Jelly chíp chíp, gôm, mè sừng... 980 1080 1200 1500 110,2 111,11 125 Tổng số 10700 9840 10850 11365 91,96 110,26 104,75 Qua bảng số liệu trên ta thấy sang năm 2002 sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng so với năm 2001 : từ 10850 tấn lên 11365 tấn, tức là tăng 515 tấn hay là tăng 4,75%, trong đó : + Về bánh ngọt : sản lượng tiêu thụ tăng từ 2137 tấn đến 2387 tấn, tức là tăng lên 250 tấn hay tăng 11,7 % là do Công ty đã cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. + Về kẹo mềm : sản lượng tiêu thụ tăng từ 3423 tấn đến 3600 tấn, tức là tăng lên 177 tấn hay tăng 5,17% do Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm có nhiều hương vị trái cây độc đáo, hấp dẫn mà giá thành vừa phải. + Về kẹo dẻo : sản lượng tăng từ 1200 tấn đến 1500 tấn, tức là tăng lên 300 tấn hay tăng 25%. Đây là nhân tố chính làm tăng sản lượng tiêu thụ của Công ty trong năm 2002, đặc biệt là các sản phẩm kẹo Jelly chíp chíp, kẹo Caramen rất được người tiêu dùng ưa chuộng đặc biệt là hấp dẫn đối với trẻ em bởi tên gọi độc đáo và hương vị chua chua ngọt ngọt. Một lý do nữa khiến sản lượng tiêu thụ bánh kẹo năm 2002 tăng lên do Công ty mở rộng hệ thống đại lý trên toàn quốc (đã có thêm nhiều đại lý ở miền Trung và miền Nam), các sản phẩm bánh kẹo của Công ty được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.Ngoài ra, trong năm 2002 Công ty đã tăng chi phí cho các hoạt động hỗ trợ bán hàng như dành : 4% doanh thu cho quảng cáo, khuyến mại, hàng quý thưởng cho 20 đại lý có sản phẩm tiêu thụ cao nhất. 1.4.Khả năng chiếm lĩnh thị trường Tình hình chiếm lĩnh thị trường từng tỉnh thành thể hiện ở thị phần của Công ty đó trong địa bàn tổng thể.Điều này được thể hiện ở bảng 3, tại bảng này sẽ có sự so sánh giữa Công ty bánh kẹo Hải Hà với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Việt Nam. Do có nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ là các công ty cùng sản xuất bánh kẹo trong nước mà đặc biệt là có một khối lượng hàng hoá (bánh kẹo) không nhỏ của nước ngoài đang xuất hiện ngày càng nhiều tại thị trường Việt Nam.Trước tình trạng cạnh tranh gay gắt đó, việc tiến triển của Công ty bánh kẹo Hải Hà được tiến hành theo 2 phương hướng : + Khai thác mở rộng thị trường ngay trên thị trường truyền thống (thị trường miền Bắc).Đây là hướng chủ yếu của Công ty. + Phát triển các thị trường mới vào các vùng sâu, vùng xa và các tỉnh phía Nam có khả năng phát triển. Bước đầu cho thấy tốc độ phát triển thị trường của Công ty rất mạnh và có chiều hướng tăng liên tục ở hầu hết các thị trường (thể hiện ở bảng 4) Hiện nay Công ty đang từng bước xây dựng cả thị trường trong nước và ngoài nước. Bảng 3 : So sánh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu Công ty Thị trường chủ yếu Sản phẩm cạnh tranh Thị phần điểm mạnh Điểm yếu Hải Hà Miền bắc Kẹo các loại bánh kem xốp biscuit. 7,5% Uy tín, hệ thống phân phối rộng, quy mô lớn, giá hạ Chưa có sản phẩm cao cấp hoạt động quảng cáo kém Hải châu Miền bắc Kẹo hoa quả sôcôla, bánh kem xốp 5,5% Uy tín, hệ thống phân phối rộng, giá hạ Chất lượng chưa cao mẫu mã chưa đẹp. Kinh đô Cả nước Snach, bánh tươi, biscuit,sôcôlabánh mặn 5% Chất lượng tốt bao bì đẹp,quảng cáo và hỗ trợ bán tốt,kênh phân phối rộng Giá còn cao Biên hoà Miền trung –miền nam Biscuit,kẹo cứng, kẹo mềm snach,sôcôla. 8% Mẫu mã đẹp chất lượng tốt, hệ thống phân phối rộng Hoạt động xúc tiến hỗn hợp còn kém,giá bán cao Tràng an Miền bắc –miền trung Kẹo hương cốm 3% Giá rẻ,chủng loại phong phú. Chủng loại bánh kẹo còn ít, quảng cáo kém. Quảng ngãi Miền trung – miền nam Kẹo cứng,snach, biscuit 5% Giá rẻ, hệ thống phân phối rộng chủng loại nhiều Chủng loại bánh kẹo còn ít, quảng cáo kém. Hữu nghị Miền bắc Bánh hộp,cookies kẹo cứng 2,5% Hình thức phong phú,giá bán trung bình,chất lượng trung bình Chất lượng bánh chủng loại còn hạn chế,uy tín chưa cao. Hải hà kotobuki Miền bắc Bánh tươi snach,cookies bim bim 3% Chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hệ thống phân phối rộng Giá cao,hoạt động xúc tiến bán kém. Nhập ngoại Cả nước Snach,kẹo cao su, bánh kem xốp cookies. 25% Mẫu mã đẹp, chất lượng cao Giá cao,hệ thống phân phối kém nhiều sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng Công ty khác Cả nước Các loại 30% Giá rẻ, hình thức phong phú, đa dạng An toàn thực phẩm không đảm bảo Xét riêng đối với Công ty bánh kẹo Hải Hà thì khả năng chiếm giữ thị trường của Công ty chủ yếu ở miền bắc – nơi tập trung phần lớn số đại lý của toàn Công ty, thị trường miền trung & miền nam còn chiếm tỷ lệ nhỏ.Điều này được thể hiện qua bảng 4 : Bảng 4 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường Đơn vị tính : tấn Năm Thị trường 1998 1999 2000 2001 2002 1/ Miề
Luận văn liên quan