Triết học Mác-Lênin đã kếthừa quan niệm vềcon người trong lịch
sửtriết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sựthống nhất
giữa yếu tốsinh học và yếu tốxã hội.
Tiền đềvật chất đầu tiên quy sựtồn tại của con người là sản phẩm
của giới tựnhiên. Con người tựnhiên là con người mang tất cảbản tính
sinh học, tính loài. Yếu tốsinh học trong con người là điều kiện đầu tiên
quy định sựtồn tại của con người. Vì vậy, giới tựnhiên là “thân thểvô cơ
của con người”. Con người là một bộphận của tựnhiên.
Là động vật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn loài, con người là sản
phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thếgiới tựnhiên. Tuy
nhiên, cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải y ếu tố duy nhất
quyết định bản chất con người. Đặc trưng quy định sựkhác biệt giữa con
người với thếgiới loài vật là mặt xã hội. Trong lịch sử đã có những quan
niệm khác nhau phân biệt con người với loài vật, nhưcon người là động
vật sửdụng công cụlao động, là “một động vật có tính xã hội”, hay con
người là động vật có tưduy Những quan niệm này đều phiến diện chỉ
vì nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất con người mà chưa
nêu lên được nguồn gốc bản chất xã hội ấy.
Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn
đềcon người một cách toàn diện, cụthể, trong toàn bộtính hiện thực xã
hội của nó, mà trước hết là vấn đềlao động sản xuất ra của cải vật chất
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 16808 | Lượt tải: 10
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TIỂU LUẬN
đề tài “Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con
người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong
sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở nước ta”
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 2
NỘI DUNG ............................................................................................... 3
I QUAN ĐIỂM CỦA MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI ................ 3
1/ Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội. . 3
2/ Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những
quan hệ xã hội ............................................................................................. 5
II VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................. 7
1/ Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước ............................................................................................. 7
2/ Tính tất yếu khách quan phải phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có
hiệu quả ở nước ta hiện nay ........................................................................ 9
3/ Những giải pháp để phát triển và sử dụng nguồn nhân lực nước ta hiện
nay . .......................................................................................................... 12
KẾT LUẬN ............................................................................................. 15
Tài liệu tham khảo .................................................................................. 16
3
MỞ ĐẦU
Xã hội loài người tồn tại và phát triển dựa vào hai nguồn tài
nguyên là: thiên nhiên và con người. Cái quý nhất trong nguồn tài nguyên
con người là trí tuệ. Theo quan niệm cổ điển, mọi nguồn tài nguyên thiên
nhiên đều có hạn và đều có thể bị khai thác cạn kiệt. Song, sự hiểu biết
của con người đã, đang và sẽ không bao giờ chịu dừng lại, nghĩa là nguồn
tài nguyên trí tuệ không có giới hạn.
Bên cạnh đó, nguồn lực phát triển của xã hội, trước hết và quan trọng
hơn cả cũng chính là con người - nguồn tiềm năng sức lao động. Con
người đã làm nên lịch sử của chính mình bằng lao động được định hướng
bởi trí tuệ đó. Bộ óc điều khiển đôi bàn tay, nghĩa là bằng trí tuệ (bộ óc)
và lao động (đôi bàn tay) con người đã tiến hành hoạt động biến đổi tự
nhiên làm nên lịch sử xã hội, đồng thời trong quá trình đó đã biến đổi cả
bản thân mình. Cho đến khi lực lượng sản xuất phát triển, đánh dấu bởi
những phát minh khoa học, những công nghệ hiện đại thì trí tuệ con
người vẫn có sức mạnh áp đảo. Những tư duy máy móc, trí tuệ nhân tạo...
dù rộng lớn đến đâu, dù dưới hình thức hoàn hảo nhất cũng chỉ là một
mảng cực nhỏ, một sự phản ánh rất tinh tế thế giới nội tại của con người,
chỉ là kết quả của quá trình phát triển khoa học kinh tế, của hoạt động trí
tuệ của con người. Mọi máy móc dù hoàn thiện, dù thông minh đến đâu
cũng chỉ là kẻ trung gian cho hoạt động của con người.
Do đó em xin chọn đề tài “Quan điểm của triết học Mác-Lênin
về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự
nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở nước ta” để nghiên cứu. Dù
đã có nhiều cố gắng song do kiến thức còn hạn chế nên tiểu luận không
thể tránh khỏi những thiếu sót, do đó em rất mong nhận được sự giúp đỡ
của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.
4
NỘI DUNG
I QUAN ĐIỂM CỦA MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
1/ Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với
mặt xã hội.
Triết học Mác-Lênin đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch
sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất
giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là sản phẩm
của giới tự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính
sinh học, tính loài. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên
quy định sự tồn tại của con người. Vì vậy, giới tự nhiên là “thân thể vô cơ
của con người”. Con người là một bộ phận của tự nhiên.
Là động vật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn loài, con người là sản
phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới tự nhiên. Tuy
nhiên, cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải yếu tố duy nhất
quyết định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con
người với thế giới loài vật là mặt xã hội. Trong lịch sử đã có những quan
niệm khác nhau phân biệt con người với loài vật, như con người là động
vật sử dụng công cụ lao động, là “một động vật có tính xã hội”, hay con
người là động vật có tư duy… Những quan niệm này đều phiến diện chỉ
vì nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất con người mà chưa
nêu lên được nguồn gốc bản chất xã hội ấy.
Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn
đề con người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã
hội của nó, mà trước hết là vấn đề lao động sản xuất ra của cải vật chất.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu lên vai trò của lao động sản xuất ở
con người: “Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng
5
tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt
đầu bằng việc tự phân biệt với súc vật ngay từ khi con người bắt đầu sản
xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức
cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của
mình, như vậy, con người đã gián tiếp sản xuất ra đời sống vật chất của
mình”.
Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi,
cải biến toàn bộ giới tự nhiên: “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó,
còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”.
Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật
chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội
của con người. Thông qua hoạt động sản xuất, con người tạo ra của cải
vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển
ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố
quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình
thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và
phát triển của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật
khác nhau, nhưng thống nhất với nhau. Hệ thống các quy luật tự nhiên
như quy luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi
chất, về di truyền, biến dị, tiến hóa…quy định phương diện sinh học của
con người. Hệ thống các quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động
trên nền tảng sinh học của con người như hình thành tình cảm, khát vọng,
niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa
người với người.
Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động tạo nên thể thống nhất
trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối
quan hệ giữa sinh học và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu
cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong đời sống con người như nhu cầu ăn,
6
mặc, ở; nhu cầu tái sản xuất xã hội; nhu cầu tình cảm; nhu cầu thẩm mỹ
và hưởng các giá trị tinh thần.
Với phương pháp duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ
giữa mặt sinh học với mặt xã hội cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu
xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự
nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt
con người với loài vật. Nhu cầu sinh học phải được nhân hóa để mang giá
trị văn minh con người, và đến lượt nó, nhu cầu xã hội không thể thoát ly
khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với nhau, hòa
quyện vào nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên – xã
hội.
2/ Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
những quan hệ xã hội
Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con
người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan
hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con
người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong
đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất
cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan
đến con người.
Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã
nêu lên một mệnh đề nổi tiếng “Luận cương về Phơbách” “Bản chất con
người không phải một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối
quan hệ xã hội”.
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn
tại con người. Bởi vậy con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa
lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là, con người luôn
7
luôn là chủ thể của lịch sử – xã hội. C.Mác đã khẳng định: “Cái học
thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn
cảnh và của giáo dục… cái học thuyết ấy quên rằng chính bản thân nhà
giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Trong tác phẩm “Biện chứng của
tự nhiên” Ph.Ăngghen cũng cho rằng: “Thú vật cũng có một lịch sử phát
triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch
sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự
vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và
cũng không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách
xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại
càng tự mình làm ra lịch sử một cách có ý thức bấy nhiêu”.
Như vậy, với tư cách là một thực thể xã hội, con người hoạt động
thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc
đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào
những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con người thì trái lại, thông qua
hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên,
tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử
của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng
tạo ra lịch sử của chính bản thân con người, vừa là phương thức để làm
biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch
sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy
xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con
người đặt ra. Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại
quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội
loài người.
Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi
giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội. Do vậy, bản chất con
người, trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động
8
biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp. Bản chất con người không phải
là một hệ thống đóng kín, mà là một hệ thống mở, tương ứng với điều
kiện tồn tại của con người. Mặc dù là “tổng hòa các quan hệ xã hội”, con
người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể
sáng tạo. Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho
phù hợp. Có thể nói rằng mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy
định tương ứng (mặc dù không trùng khớp) với sự vận động và biến đổi
của bản chất con người.
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần
phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hoàn
cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con
người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục
đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó con người
tiếp cận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên
nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử , hành
vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các
quy luật nhận thức hướng con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn
nào của lịch sử xã hội loài người.
II VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
1/ Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước
a. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm suốt thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Theo quan điểm của Đảng ta xác định công nghiệp hóa là quá trình
chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
9
và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động cùng khoa học công nghệ tiên tiến
hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Công nghiệp hóa ở nước ta có đặc điểm phải gắn liền với hiện đại
hóa bởi vì cuộc cách mạng khoa học hiện đại đã và đang diễn ra một số
nước phát triển bắt đầu nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
Do đó chúng ta cần phải tranh thủ ứng dụng các thành tựu khoa học công
nghệ hiện đại, tiếp cận với nền kinh tế tri thức để hiện đại hóa những
ngành, những khâu những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt.
b. Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước.
Người ta đã tổng kết và kể ra rất nhiều con đường công nghiệp hóa
khác nhau: Công nghiệp hóa cổ điển và phi cổ điển.
- Công nghiệp hóa cổ điển đây là kiểu công nghiệp hóa mà các
nước Tây Âu và Mỹ đã thực hiện ở thế kỷ 18, 19.
- Công nghiệp phi cổ điển là của các nước đi sau tiến hành công
nghiệp hóa một cách chủ động theo định hướng của Chính phủ. Nước ta
đi theo con đường này, và con đường này có xu hướng rút ngắn thời gian
hoàn thành.
Nói tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa người ta đến vốn và công
nghệ hiện đại. Nhưng điều đó chỉ hoàn toàn đúng với con đường công
nghiệp hóa cổ điển, kinh nghiệm của các nước công nghiệp hóa con
đường thứ hai cho thấy hoàn toàn không phải như vậy mà nhân tố quan
trọng nhất chính là con người
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là con đường duy nhất để phát triển
nền kinh tế - xã hội đối với bất cứ quốc gia nào nhất là các nước chậm
phát triển và đang phát triển. Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, con người - nguồn nhân lực với tư cách là lực lượng sản xuất hàng
đầu của xã hội, là yếu tố quyết định nhất, động lực cơ bản nhất.
10
Đảng ta xác định nhân tố con người chính xác là vốn con người,
vốn nhân lực bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền
thống của dân tộc là vốn quý nhất, quyết định sự phát triển của đất nước
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước để xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Vì thế giải phóng tiềm năng con người, để phát
huy tối đa nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
là một trong những quan điểm đổi mới có tính đột phá trong đường lối
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới.
2/ Tính tất yếu khách quan phải phát triển và sử dụng nguồn
nhân lực có hiệu quả ở nước ta hiện nay
a. Yêu cầu ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng
quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ điều kiện một nền kinh tế thấp
kém, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Dù miền Bắc đã có gần 60 năm và cả nước đã có trên 30 năm xây dựng
chủ nghĩa xã hội nhưng một phần lớn thời gian vẫn là tình trạng "một chủ
nghĩa xã hội thời chiến". Bên cạnh thành tựu to lớn phục vụ cho công
cuộc kháng chiến và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thì chúng
ta cũng mắc phải những khuyết điểm nghiêm trọng trong tổ chức quản lý,
những năm 80 lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Sau hơn
20 năm đổi mới nền kinh tế đã có những thay đổi quan trọng, đã tương
đối ổn định và phát triển tạo nên thế và lực mới của cách mạng nước ta,
nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trình độ lực lượng
sản xuất kém phát triển đang còn là cản trở chủ yếu của việc xây dựng
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà quan hệ sản xuất này vốn mang bản
chất xây dựng hoá nền sản xuất xã hội. Người lao động yếu tố động nhất,
quyết định nhất của lực lượng sản xuất vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng
được công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
11
Dân số nước ta thuộc loại dân số trẻ, tốc độ gia tăng dân số cao, số
người trong độ tuổi lao động lớn tạo nên sức ép trên thị trường lao động
thể hiện tỉ lệ thất nghiệp năm 2009 là 5,1%. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc
làm ở nông thôn lên tới 6,1%, còn khu vực thành thị là 2,3%. Do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế, đến cuối năm 2009, cả nước đã có
133.262 lao động bị mất việc làm, chiếm 18% lao động làm việc trong
các doanh nghiệp có báo cáo. Ngoài ra trên cả nước còn có 40.348 lao
động ở các làng nghề bị mất việc và khoảng 100.000 người khác phải
giảm giờ làm, nghỉ luân phiên.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của ta còn thấp chủ yếu vẫn là lao động
giản đơn. Thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề và lành nghề cao; chưa có
tác phong công nghiệp, cơ cấu cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao
động qua đào tạo còn bất hợp lý. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn
nhiều yếu kém, chương trình học không phù hợp với thực tế của thị
trường lao động. Sinh viên học thụ động, thiếu tính sáng tạo. Các trường
đào tạo nghề sử dụng các máy móc đã lỗi thời, lạc hậu mà thực tế đã
không còn sử dụng….
Thêm vào đó, việc phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực bất cập, thiếu
đồng bộ càng tăng thêm mâu thuẫn về cung cầu nguồn nhân lực cả về số
lượng và chất lượng ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa thừa lao
động giản đơn nhưng lại thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ, gây rất
nhiều khó khăn cho việc phát triển về nhiều mặt ở vùng này. Những nơi
cần thì không có, còn những nơi đã có nhiều rồi như ở các thành phố lớn
thì lại càng nhiều thêm gây ra một sự lãng phí rất lớn cho xã hội.
Trước thực trạng đó việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có
hiệu quả cao là một vấn đề bức thiết. Nguồn nhân lực chính là yếu tố
quyết định thành công của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhất
là trong thời đại của khoa học công nghệ hiện nay. Người lao động nước
ta có động lực học tập tốt, thông minh, tự tin cao, khéo léo, có thể thành
12
giỏi nếu được giáo dục, tự tin và cần có một môi trường thuận lợi để phát
huy.
b. Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực cũng là yêu cầu và xu thế
chung của thế giới.
Ngày nay khi loài người đã bước vào cuộc cách mạng khoa học
công nghệ lần thứ 3 thì nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh
tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Xu thế phát huy yếu tố, nguồn nhân
lực là xu thế chung toàn cầu. Nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ
và tay nghề ngày càng trở thành một lợi thế cạnh tranh cho mỗi quốc gia.
Nếu nguồn nhân lực chỉ hàm chứa lao động giản đơn thì sẽ là một sức ép
đối với quá trình tăng trưởng và phát triển ở các nước chậm phát triển.
Nguồn nhân lực có dồi dào hay không là do chính sách đào tạo.
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi trở thành quốc sách
hàng đầu với các quốc gia. Các nước phát triển lợi dụng ưu thế về vốn, kỹ
thuật, đẩy nhanh đào tạo nhân tài, tranh giành người tài với các nước
khác. Các nước đang phát triển tăng cường đầu tư kinh phí cho khoa học
công nghệ giáo dục đào tạo nhân tài, đồng thời ngăn ngừa chảy máu chất
xám bằng những chính sách ưu đãi thích hợp.
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa phát triển kinh tế
đất nước chúng ta cần hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nước ta tham gia
vào rất nhiều các tổ chức kinh tế như ASEAN, APEC và đặc biệt khi gia
nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO thì tính cạnh tranh của nền
kinh tế phải được nâng cao. Do đó việc nắm được khoa học kỹ thuật công
nghệ hiện đại để chủ động trong quá trình sản xu